intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng in 3D miếng bù mô trong xạ trị ung thư âm hộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày việc xây dựng quy trình tạo và kiểm chuẩn tấm bù mô in 3D dùng trong xạ trị. Phương pháp: Xây dựng quy trình tạo và kiểm chuẩn tấm bù mô in 3D dùng trong xạ trị với máy in 3D dân dụng. Lập kế hoạch điều trị bằng phần mềm Eclips nhiều trường hợp xạ trị có sử dụng tấm bù mô. Dữ liệu DICOM được chuyển đổi sang định dạng (STL) của phần mềm in 3D. In3D bằng vật liệu sinh học PLA. Đo đạc các thông số HU, sai biệt về liều trên thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng in 3D miếng bù mô trong xạ trị ung thư âm hộ

  1. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ ỨNG DỤNG IN 3D MIẾNG BÙ MÔ TRONG XẠ TRỊ UNG THƯ ÂM HỘ NGUYỄN THẾ HIỂN1, PHẠM THỊ HỒNG NGA2, TRẦN ĐẶNG NGỌC LINH3, ĐẶNG MINH TÂM4, PHAN THỊ PHƯƠNG MINH5 TÓM TẮT Mục tiêu: Xây dựng quy trình tạo và kiểm chuẩn tấm bù mô in 3D dùng trong xạ trị. Phương pháp: Chúng tôi xây dựng quy trình tạo và kiểm chuẩn tấm bù mô in 3D dùng trong xạ trị với máy in 3D dân dụng. Lập kế hoạch điều trị bằng phần mềm Eclips nhiều trường hợp xạ trị có sử dụng tấm bù mô. Dữ liệu DICOM được chuyển đổi sang định dạng (STL) của phần mềm in 3D. In3D bằng vật liệu sinh học PLA. Đo đạc các thông số HU, sai biệt về liều trên thực tế. Kết quả: Giá trị HU xác định từ 110 - 130HU. Độ hở từ 1 - 5mm. Không ghi nhận biến chứng trên da cấp độ 3 - 4. Kết luận: In 3D là giải pháp hiệu quả, thích hợp cho tạo tấm bù mô dùng trong xạ trị. Từ khóa: Tấm bù mô in 3D, xạ trị. Custom 3D printed bolus for radiation therapy in vulvar cancer ABSTRACT Background: To develop a clinical workflow and to commission the process of creating custom 3D printed boluses for radiation therapy. Methods: We designed a workflow to create custom boluses using a commercial 3D printer. Several test bolus’s contours were designed. Treatment plans were created on Eclipse planning system following our institutional planning guideline. The DICOM file of the bolus contours were then converted to stereoLithography (STL) file for the 3D printer. The boluses were printed on a commercial 3D printer using polylactic acid (PLA) material. Custom printing parameters were optimized in order to meet the requirement of bolus composition. Results: HU value is determined from 110 - 130HU. The distance (air gap) between the skin surface and 3D printing bolus is measured from 1 - 5mm. No complication was noted for grade 3 - 4 skin. Conclusions: 3D printing provides a cost effective and convenient solution for patient – specific boluses in radiation therapy. Keywords: 3D printing bolus, radiotherapy. ĐẶT VẤN ĐỀ đến mức độ lan truyền và hấp thụ của bức xạ. Ngày nay, phần lớn các máy xạ trị đều sử dụng Trong xạ trị lâm sàng, vai trò chính của kỹ vật lý chùm tia photon năng lượng cao (MV). Đặc tính vật là đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được đúng lượng lý của các chùm tia X năng lượng cao này cho phép bức xạ (tức là liều lượng) đến thể tích xạ trị theo quy phân bố liều điều trị vào sâu bên trong cơ thể trong định của bác sĩ xạ trị. Để thực hiện nhiệm vụ này, khi giảm liều tại sát bề mặt da. Tuy nhiên khi điều trị các kỹ sư vật lý phải hiểu rõ nhiều yếu tố ảnh hưởng các bệnh lý bướu nằm sát hay xâm lấn bề mặt da thì 1 BSCKII. Phó Trưởng Khoa Xạ 2 – Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 TS. Chủ nhiệm Bộ môn Vật liệu, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM 3 TS.BS. Trưởng Khoa Xạ 2 – Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM, Trưởng Bộ môn Ung thư – Đại học Y Dược TP. HCM 4 KS. Khoa Kỹ thuật phóng xạ – Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 5 Bác sĩ Khoa Xạ 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 228 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  2. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ đây lại chính là nhược điểm. Do đó vật liệu bù mô của họ là sự gia tăng liều da trung bình 18% ở các (bolus) được sử dụng nhằm mục đích điều chỉnh kế hoạch được thực hiện với mặt nạ cố định so với đường phân bố liều tối ưu hoá sát mặt da. Để phù điều trị mà không có mặt nạ. Các tác giả cho rằng sự hợp cho ứng dụng lâm sàng, vật liệu bù mô cần có gia tăng liều này đối với một hiệu ứng bolus không các tính chất sau: lường trước được gây ra bởi sự hiện diện của mặt nạ, dẫn đến tăng liều ở da bệnh nhân, đặc biệt là ở  Tương đương mô sinh học. các vị trí nhựa nhiệt dẻo dày nhất. Nhiều nghiên cứu  Dễ tạo hình - cho phép bolus phù hợp với thực nghiệm đều đi đến đồng thuận chung về tác đường bao cơ thể của bệnh nhân. động của những khoảng trống trên da, tất cả báo cáo chỉ ra rằng liều bề mặt thấp hơn khi có khoảng  Ổn định tính chất vật lý qua các phân liều cách so với giá trị được ghi lại với trạng thái bolus xạ trị. tiếp xúc hoàn toàn với phantom.  Không độc hại. Năm 2000, Butson và cộng sự[1] đã công bố kết  Hiệu quả về mặt chi phí. quả thí nghiệm như sau: Trong thực tiễn lâm sàng, không phải lúc nào Khoảng cách không khí 4mm làm giảm liều tại tấm vật liệu bù mô có sẵn lúc nào cũng luôn luôn bề mặt khoảng 0 - 4% tùy thuộc vào kích thước phù hợp với bề mặt cơ thể bệnh nhân và hạn chế trường, góc tới và các thông số cụ thể khác của về chọn lựa độ dầy tối ưu. Với sự phát triển của bệnh nhân và có thể giảm tới 10% với khoảng cách công nghệ tạo mẫu nhanh trong công nghiệp, công không khí 10mm. nghệ in 3D đã sớm được ứng dụng trong tạo hình Đối với chùm photon năng lượng 6MV, trường tấm bù mô dùng trong lĩnh vực xạ trị. Vật liệu polyme 8x8cm2, PDD ở bề mặt thấp hơn 2% với sự hiện sinh học PLA (polylactic acid) ngày càng phổ biến diện của lớp không khí 4mm, so với khi bolus tiếp trong ứng dụng sản xuất tấm bù mô 3D khoảng 5 xúc hoàn toàn với phantom. PDD tăng lên 6% khi đó năm gần đây. kích thước khoảng cách được mở rộng đến 10mm. Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng quy Tuy nhiên, với một kích thước trường 10cm x trình in 3D tấm bù mô và đánh giá sai số vật liệu 20cm, sự thay đổi bề mặt PDD chỉ là 1% và 2% đối PLA được in với quy trình in 3D được xây dựng với 4mm và 10mm khoảng trống không khí. bằng máy in 3D dân dụng. Để làm điều này, chúng tôi xây dựng kế hoạch điều trị ung thư âm hộ có sử Butson tính toán ước lượng việc giảm PDD dụng tấm bù mô bằng kỹ thuật 3D-CRT, IMRT, gây ra bởi sự hiện diện của khe hở không khí đã VMAT. được ghi nhận tăng lên đến 10% ở góc chiếu 600, tương ứng khoảng trống 10 mm với trường 8 x CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CỦA VẬT 8cm2. Tuyên bố của Butson thời điểm đó gây ra rất LIỆU BÙ MÔ (BOLUS)? nhiều tranh cãi. Nền tảng vật lý Trong nghiên cứu năm 2010 của Sroka[9], Trong lịch sử ngành xạ trị, việc sử dụng vật liệu tác giả đã cố gắng nhìn xa hơn vấn đề đơn giản về bù mô đã xuất hiện từ rất sớm. Trong nghiên cứu liều lượng bề mặt mà thay vào đó đã khảo sát các của Vyas và cộng sự, tác giả đã trích dẫn một báo hiệu ứng khoảng trống không khí trên da bằng cách cáo liên quan đến việc sử dụng vật liệu bù mô có xây dựng đường cong PDD cho chùm tia photon niên đại từ 1920. Mặc dù nhiều loại vật liệu khác 6MV và 15MV. Để thực hiện thí nghiệm này, họ đã nhau đã được thử nghiệm trong y văn như từ gạo, sử dụng một bể nước chứ không phải phantom sáp, gạc tẩm nước cho đến các sản phẩm đặc biệt nước cứng nhằm mục đích cho phép đo liều với ion như Superflab thì các nguyên tắc vật lý thiết yếu của hóa tấm song song; tự động quét, từng bước, dọc việc điều chỉnh phân bố liều bề mặt da hầu như ít theo trục của trung tâm chùm tia và đo trực tiếp các thay đổi. Mãi đến khi kỹ thuật xạ trị IMRT phát triển đường cong liều ở độ phân giải 1mm. mạnh mẽ, giới khoa học mới bắt đầu quan tâm lại Với biến thiên bề dày lớp không khí, giá trị PDD vấn đề vật lý của bolus. Năm 2002, trong một báo quan sát thấy là tăng theo độ sâu và đạt 100% cáo lâm sàng xạ trị IMRT đầu cổ có sử dụng mặt nạ tại một giá trị mới của zm. Dữ liệu của họ cho thấy nhựa nhiệt dẻo cố định bệnh nhân, Lee và các đồng giá trị zm này tăng lên khi khoảng cách không khí nghiệp của Cô đã quan sát thấy sự gia tăng các của thử nghiệm mở rộng cho đến khi khoảng cách phản ứng bất lợi trên da ở những bệnh nhân của họ. bolus - skin rất lớn, giá trị của zm được khôi phục Để lý giải cho hiện tượng này Lee đã đo liều trong bằng giá trị của chùm tia mở. quá trình điều trị IMRT ở vùng cổ bằng cách sử dụng một phantom hình người. Trong số những phát hiện TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 229
  3. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Trong thí nghiệm của mình tác giả Sroka nhận ra ngoài các chùm tia mở trường chiếu đơn giản. thấy đối với chùm photon 6MV và trường chiếu Tương tự với kết quả nghiên cứu của Butson, dữ 10cm x 10cm, giá trị của zm đạt được 1,5cm cho liệu Khan cho thấy mức độ giảm liều đã được chứng kích thước khoảng cách lớn hơn 10cm. Đối với minh phụ thuộc vào kích thước trường, với các chùm photon 15MV (cùng kích thước trường), giá trị trường nhỏ hơn thể hiện sự thay đổi lớn nhất và các tới hạn tăng lên 25cm. Cần lưu ý rằng những hiệu ứng trở thành không đáng kể đối với các khoảng trống không khí này lớn hơn đáng kể so với trường lớn hơn 15cm x 15cm. bất kỳ tình huống sẽ được gặp trong bất kỳ tình Do đó hiện nay thế giới đã cải tiến thuật toán xạ huống xạ trị nào trong thực tế. trị dựa trên những hiểu biết mới về PDD đã nêu trên, các thuật toán phổ biến hiện nay là AAA, Acuros hoặc các thuật toán dựa trên phương pháp mô phỏng Monte Carlo[6,7]. Công nghệ tạo mẫu và vật liệu sinh học Tạo mẫu nhanh 3D Là một thuật ngữ về công nghệ tạo mẫu. Nó bao gồm nhiều các kỹ thuật khác nhau, được sử dụng để chế tạo mẫu mới một cách nhanh chóng theo tỉ lệ 1:1 hay bất kỳ. Với việc sử dụng mô hình CAD, thông qua quá trình lập trình để đưa ra dữ liệu G code (hoặc ngôn ngữ lập trình khác tương đương). G code phù hợp với các bộ xử lý của máy in 3D – theo phương pháp gia công bồi đắp hoặc máy gia công CNC (tùy loại – tùy máy) hoặc theo phương pháp gia công cắt gọt. Hình 1. Đường cong PDD Công nghệ in 3D FDM (Fused Deposition Modeling) được phát triển bởi S. Scott Crump vào cuối những năm 1980. Máy in 3D dùng công nghệ FDM xây dựng mẫu bằng cách đùn nhựa nóng chảy rồi hoá rắn từng lớp tạo nên cấu trúc chi tiết dạng khối. Phương pháp này được thương mại hóa bởi công ty Stratasys vào năm 1989. Vật liệu sử dụng trong FDM là các loại nhựa nhiệt dẻo: ABS, polyamid, nylon, sáp. Công nghệ tạo in 3D bằng phương pháp FDM có thể tạo ra những sản phẩm phức tạp mà các công nghệ tạo hình truyền thống không làm được. Công nghệ in 3D FDM còn có khả năng tạo ra mẫu vật, bộ phận thay thế cho xương người, hộp sọ trong ngành y học, những bộ phận hỗ trợ con người như tay giả, chân giả, để giúp con người phục hồi chức năng. Từ các dữ liệu CT hoặc MRI, dữ liệu sẽ được xử lí sau đó đưa vào máy tạo mẫu nhanh FDM sẽ tạo ra các phần thay thế cho con người hoặc những mô hình phục vụ cho việc học tập. Đối với kỹ thuật xạ trị, công nghệ in 3D tạo ra các tấm bù mô, dụng cụ cố định cá nhân hóa để Hình 2. Mô phỏng liều với bolus phục vụ cho việc điều trị, với thời gian sàn xuất Năm 2013, Yousaf Khan[4,5] đã công bố kết quả nhanh đảm bảo đạt mục đích chức năng mà không nghiên cứu lần đầu tiên xác định ảnh hưởng của làm người sử dụng khó chịu. khoảng cách bề mặt bolus đối với liều xạ trên bề mặt Polylactide (PLA) là nhựa polyester nhiệt dẻo phân bằng cách đo ảnh hưởng của các khe hở không khí hủy sinh học có nguồn gốc từ các nguồn tài nguyên đến liều xạ thực hiện bằng kỹ thuật IMRT. Nghiên tái tạo, như tinh bột bắp, sắn, khoai tây… Do có khả cứu này là lần đầu tiên và tại thời gian công bố, năng phân hủy thành axit lactic vô hại, PLA được sử đây là nghiên cứu đã mở rộng tầm nhìn của nó vượt dụng như vật cấy ghép y tế dưới dạng neo, đinh vít, 230 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  4. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ lưới. Tùy thuộc vào từng loại cụ thể, nó tự hủy bên trung tâm xạ trị chọn sử dụng vì giá thành rẻ, dễ in, trong cơ thể trong vòng 6 tháng đến 2 năm. So với thân thiện môi trường[3]. các loại vật liệu khác, PLA ngày nay đa số được các So sánh các loại vật liệu in bolus[3] Vật liệu Ứng dụng Ưu điểm Nhược điểm PLA - polylatic acid bolus Giá thành thấp Mật độ electron cao ABS - Acrylonitrin butadien styren bolus Mật độ electron tương đương nước Tách lớp khi in PVA - Polyvinyl acetate Dụng cụ cố định Tan trong nước Tan trong nước Giá cao PLA dẻo bolus dẻo Dễ sử dụng Khó in 3D Mật độ electron cao TPU - Thermoplastic polyurethanes bolus dẻo Dễ sử dụng Khó in 3D QUY TRÌNH IN 3D TẤM BÙ MÔ ↓ Phác đồ In 3d tấm bù mô Tại khoa Xạ 2 Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM ↓ từ tháng 12/2018 đến tháng 8/2019 chúng tôi đã Đánh giá độ khít trên CBCT khảo sát cho 10 trường hợp lập kế hoạch điều trị xạ trị ung thư âm hộ hậu phẫu với phương pháp sử ↓ dụng tấm bù mô in 3D kiểm soát liều bề mặt da. Lập kế hoạch xạ trị Kỹ thuật ↓ QUY TRÌNH THỰC HIỆN Đánh giá tác dụng phụ trên da Chọn lựa vật liệu PLA Chọn lựa vật liệu PLA và QA máy in 3D ↓ - Chọn 3 loại PLA của 3 hãng khác nhau với QA máy in 3D mục tiêu tìm được loại PLA giá thành rẻ nhất đảm bảo chất lượng sau khi in, độ đồng nhất đảm bảo. ↓ - Thiết lập nhiều thông số chạy máy in để so QA mẫu in thử bằng thuật toán AAA sánh sai số cơ khí: Tốc độ, nhiệt độ, gia tốc, kỹ thuật ↓ bám bàn… Xác định chỉ số HU và so sánh density - Sau khi in các hình khối lập phương mẫu 3 x 3cm thì đem chụp Ctscan đánh giá chất lượng in, ↓ độ đồng nhất, biến thiên HU. Xác thông số cài đặt máy in chuẩn và thông số vật liệu tối ưu ↓ Mô phỏng CTscan ↓ Vẽ tấm bù mô trên vùng xạ bằng phần mềm Eclipse ↓ Chuyển đổi dữ liệu từ Dicome sang STL Hoặc xuất trực tiếp từ Eclipse ↓ Hình 3. Xác định HU và mật độ Hiệu chỉnh ma trận lưới của bolus TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 231
  5. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ QA mẫu in thử, đo kiểm thực tế mẫu in - Sử dụng phantom Catphan để so sánh giá trị HU đo được với các vật liệu mẫu có trong phantom. Đánh giá độ khít trên CBCT Hình 4. Kiểm chuẩn Chuyển đổi dữ liệu Dicome Hình 6. Đánh giá trên CBCT KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT Giá trị HU của bolus PLA Chúng tôi xác định được dải giá trị HU của PLA trong khoảng 110 - 130HU với kỹ thuật in sau đã được tối ưu hoá. Khi kiểm chứng giả lập trên Eclipse và đo thực tế trên máy xạ Truebeam. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về số MU trên cùng 1 kế hoạch giữa hai giá trị 110HU và 130HU. Tấm bù mô 3D muốn đạt được độ đồng nhất cao nhất để tránh việc chụp CTscan mô phỏng 2 lần cần thiết phải được in với kỹ thuật in được chuẩn Hình 5. Tái tạo và sửa lỗi mô hình lưới hoá cho từng loại máy in sử dụng, tối ưu hóa về tốc độ in, kích thước đầu in, nhiệt độ hòa dẻo, chọn lựa In tấm bù mô bẳng vật liệu PLA với máy in dân ma trận in trong thuật toán lấp đầy… [3]. dụng hệ Prusa Để đạt được như vậy đội ngũ kỹ thuật cần được Chúng tôi cải tiến đầu đùn nhựa sang hệ trực đào tạo đặc biệt, đội ngũ kỹ sư vật lý đo đạc kiểm tiếp nhằm đảm bảo độ ổn định khi in so với máy chuẩn và có một quy trình chặt chẽ. nguyên bản[3]. 232 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
  6. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ Sai số giữa kế hoạch và kiểm chuẩn thực tế trên tấm bù mô 3D Hình 7. So sánh không bolus, có bolus 3 và 5mm trên phần mềm Eclipse Hình 8. Khoảng hở 3mm trên da đầu Kết quả đo đạc trên phần mềm lập kế hoạch và thực tế của bolus 3mm, 5mm, không bolus lần lượt là 1,39%, 0,75% và 2,35%. Sai biệt này nằm trong khoảng cho phép +/- 3% theo tiêu chuẩn của ICRU. Kết quả này phản ánh thực tế chất lượng in 3D và vật liệu đạt yêu cầu. Độ khít Khi đánh giá trên CBCT giữa các lần xạ chúng tôi nhận thấy khoảng hở trên da thường xuất hiện tại những vị trí lặp đi lặp lại kích thước từ 1 - 6mm. Các khoảng hở này là không đáng kể, không gây ảnh hưởng đến liều thực tế. Chúng tôi ghi nhận một trường hợp có sự tăng đột biến khoảng hở da lên đến 1,5cm do bệnh nhân không tuân thủ quy trình uống nước trước khi xạ trị dẫn tới thay đổi về mặt Hình 9. Khoảng hở do lỗi lập kế hoạch hình học cơ thể quá lớn. Sau khi bệnh nhân được hướng dẫn lại quy trình thì khoảng hở da giảm Phản ứng da xuống trong giới hạn cho phép (< 6mm). Sự xuất Tất cả các trường hợp xạ trị có sử dụng tấm bù hiện các khoảng hở bế mặt da có nhiều nguyên mô chùng tôi ghi nhận phản ứng da do xạ trị chỉ ở nhân: Sai sót trong dựng hình cơ thể, sai sót trong mức độ 1 với liều 50Gy, 2 trường hợp liều xạ 60Gy quá trình in, sai sót trong tư thế xạ trị giữa các lần xạ có phản ứng da độ 2. Phản ứng nám da, loét da do trị… Mặt khác tấm bù mô được tạo ra từ hình ảnh xạ chúng tôi không ghi nhận thấy. Về mặt lý thuyết của cơ thể thông qua CTscan nên luôn luôn sẽ có với cùng một liều xạ phản ứng trên da sẽ càng tăng sự khác biệt nhỏ từ 1 - 2mm so với bề mặt cơ thể nếu khoàng hở da càng lớn. Phản ứng trên da của thực tế. Xét trên phương diện độ chính xác thì công các bệnh nhân sử dụng thuật toán AAA (Analytical nghệ quét bề mặt quang học bằng chùm tia laser Anisotropic Algorithm) ít hơn rất nhiều so với nhóm cho độ sai số < 1mm với thực tế, tuy nhiên công bệnh nhân sử dụng thuật toán Pencil beam. nghệ này đòi hỏi thiết bị đắt tiền và quy trình tái tạo trong phần mềm lập kế hoạch xạ trị phức tạp hơn rất KẾT LUẬN nhiều. Do đó ngày nay các Trung tâm Xạ trị vẫn sử dụng công nghệ dựa trên Ctscan. Công nghệ in 3D là giải pháp hiệu quả, thuận tiện trong sản xuất tấm bù mô nhằm nâng cao chất lượng xạ trị. Chúng tôi xây dựng được quy trình thực hiện, quy trình kiểm chuẩn hoàn toàn có thể triển khai được trong điều kiện thực tế tại Việt Nam với giá thành chấp nhận được. TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 233
  7. XẠ TRỊ - KỸ THUẬT PHÓNG XẠ TÀI LIỆU THAM KHẢO 6. Panettieri, V., Barsoum, P., Westermark, M., Brualla, L., and Lax, I. (2009). AAA and PBC 1. Butson, M. J., Cheung, T., Yu, P., and Metcalfe, calculation accuracy in the surface build-up P. (2000). Effects on skin dose from unwanted region in tangential beam treatments. Phantom air gaps under bolus in photon beam and breast case study with the Monte Carlo code radiotherapy. Radiation Measurements, 32 (3), PENELOPE. Radiotherapy and Oncology, 93(1), 201 – 204. 94 – 101. 2. Butson, M. J., Yu, P. K., Metcalfe, P. E., et al. 7. Popescu, I., Shaw, C., Zavgorodni, S., and (1999). Extrapolated surface dose Beckham, W. (2005). Absolute dose calculations measurements with radiochromic film. Medical for Monte Carlo simulations of radiotherapy Physics, 26, 485 – 488. beams. Physics in medicine and biology, 50(14), 3. Jameson Baker PhD: Principles, Pitfalls and 3375. Techniques of 3D Printing for Bolus and 8. Recommendations, I. (1990). ICRP publication Compensators. 2015 AAPM Annual Meeting - 60. Annals of ICPR, 21 (1-3). Session: Clinical Applications of 3D Printing. 9. Sroka, M., Reguła, J., and Łobodziec, W. (2010). 4. Khan: Khan's The Physics of Radiation Therapy The influence of the bolus-surface distance on – April 9, 2014. the dose distribution in the build-up region. 5. Khan, Y., Villarreal-Barajas, J. E., Udowicz, Reports of Practical Oncology & Radiotherapy, (2013). Clinical and dosimetric implications of air 15 (6), 161 – 164. gaps between bolus and skin surface during radiation therapy. Journal of Cancer Therapy, 4 (7), 1251. 234 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2