YOMEDIA

ADSENSE
Ứng dụng kĩ thuật “các mảng ghép” trong dạy học Vật lý đại cương cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
4
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download

Hiện nay, việc phần đông sinh viên vẫn còn học tập thụ động, thiếu tính tích cực và chưa có thói quen tự học tự nghiên cứu, việc phát huy năng lực của các em bị hạn chế. Bài viết nêu một số vấn đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực; khái niệm, cách thức tiến hành kĩ thuật “các mảng ghép” và ứng dụng trong dạy học Vật lý.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng kĩ thuật “các mảng ghép” trong dạy học Vật lý đại cương cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC ỨNG DỤNG KĨ THUẬT “CÁC MẢNG GHÉP” TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH Lê Thị Ngọc Linh – Trường Đại học sư phạm Kỹ Thuật Vinh Email: ngoclinhlektv@gmail.com Tóm tắt: Hiện nay, việc phần đông sinh viên vẫn còn học tập thụ động, thiếu tính tích cực và chưa có thói quen tự học tự nghiên cứu, việc phát huy năng lực của các em bị hạn chế. Thay đổi và kết hợp các phương pháp dạy sẽ giúp người học tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, sáng tạo, tránh sự thụ động và ỷ lại từ đó mới phát huy được năng lực bản thân người học. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu các kĩ thuật và các phương pháp dạy học, tác giả nhận thấy, kĩ thuật dạy học “các mảng ghép” là một trong những PPDH tích cực nhằm hướng tới mục tiêu trên. Bài viết nêu một số vấn đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực; khái niệm, cách thức tiến hành kĩ thuật “các mảng ghép” và ứng dụng trong dạy học Vật lý. Từ khóa: giảng viên; sinh viên; kĩ thuật mảnh ghép; vật lý; dạy học APPLICATION OF THE TECHNICAL "PLACES" IN TEACHING GENERAL PHYSICS FOR STUDENTS OF VINH UNIVERSITY OF TECHNICAL PEDAGOGY Le Thi Ngoc Linh - Vinh University of Technical Education Email: ngoclinhlektv@gmail.com Abstract: Currently, the majority of students are still learning passively, not actively and do not have the habit of self- study and self-research, the promotion of their capacity is limited. Therefore, changing and combining teaching methods will help students (learners) participate in activities actively and creatively, avoid passivity and dependence, thereby promoting their own abilities. learner body. Through the process of researching and researching teaching techniques and methods, the author found that the teaching technique "Matches" is one of the active teaching methods towards the above goal. The article will raise some issues about oriented teaching and capacity development; concepts, how to conduct the technique of "composites" and its application in teaching Physics. Keywords: Lecturers; student; graft technique; physics; teaching Nhận bài: 5/6/2024 Phản biện: 9/7/2024 Duyệt đăng: 12/7/2024 I. GIỚI THIỆU Trong quá trình dạy học (QTDH), người học tập rất khác nhau. Do vậy mỗi SV cần có cơ hội không thể học được nhiều nếu chỉ ngồi trong lớp để thể hiện tài năng riêng của họ và được học theo nghe giảng, làm bài tập cho và trả lời câu hỏi. Phải cách hữu hiệu nhất với mỗi người. Vì vậy, dạy để cho họ được nói về những gì đang học, viết về học không chỉ lấy việc thuyết giảng nhằm trang bị nó, liên hệ với kinh nghiệm thực tiễn và ứng dụng kiến thức làm nhiệm vụ cơ bản mà phải tạo cơ hội vào cuộc sống hàng ngày. cho người học chủ động tích cực trong việc tìm Nhiều kỹ thuật rất đơn giản nhưng nó có thể kiếm kiến thức theo những cách thức nhất định tạo ra sự khác biệt rất lớn trong quá trình học tập (phương pháp học) và vận dụng những kiến thức của người học. Để tập trung chú ý của người học đã học được để tiếp tục học. Thông qua quá trình vào nội dung bài giảng, GV phải biết cách làm học tập chủ động, tích cực, người học sẽ phát huy cho người học tham gia tích cực vào quá trình học được năng lực của bản thân. tập của bản thân họ. Người học phải biến những Thực tế giảng dạy cho thấy, phần đông SV vẫn gì học được thành một phần của chính bản thân còn học tập thụ động, thiếu tính tích cực và chưa mình. Có nhiều cách thức học tập khác nhau, SV có thói quen tự học, tự nghiên cứu. Các SV hầu hết mang đến trường với những năng lực và kiểu học thiếu sự trao đổi qua lại với giảng viên(GV), cũng TÂM LÝ - GIÁO DỤC 11
- TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC như giữa các SV với nhau. Vì vậy, thay đổi và kết động nhất định. Tuy nhiên có tri thức, kĩ năng hợp các phương pháp dạy học(PPDH) trong nhà chưa thể khẳng định cá nhân có NL hay không, trường có vai trò hết sức quan trọng, giúp người bởi tri thức kĩ năng ấy chưa chắc đã được hiện học tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, thực hóa trong hoạt động. Vậy NL được thể hiện sáng tạo, tránh sự thụ động và ỷ lại từ đó mới phát ở kết quả hoạt động của cá nhân, khả năng vận huy được năng lực bản thân người học. dụng tri thức, kĩ năng để tham gia có hiệu quả Để đổi mới PPDH theo định hướng phát triển trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. Hiện năng lực (người dạy chủ yếu là người tổ chức, hỗ nay, việc phát triển năng lực thông qua dạy học trợ người học tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức); được hiểu đồng nghĩa với phát triển năng lực cần chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết hành động. vấn đề, khả năng giao tiếp,…; trong quá trình dạy Về đặc trưng của NL, cũng theo Hoàng Hòa học, giảng viên cần sử dụng nhiều PPDH tích Bình: “NL có hai đặc trưng cơ bản: cực khác nhau; chú trọng sử dụng các quan điểm, 1) Được bộc lộ, thể hiện qua hoạt động phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; các 2) Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đạt kết phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành,... quả mong muốn.” [1] Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu các kĩ thuật và Về cấu trúc của NL, Lương Việt Thái phương pháp dạy học, tác giả nhận thấy, kĩ thuật khẳng định: “NL được cấu trúc từ những bộ dạy học “các mảng ghép” là một trong những kĩ phận cơ bản: thuật của PPDH tích cực nhằm hướng tới mục tiêu 1) Tri thức về một lĩnh vực hoạt động hay trên. Phương pháp dạy học tích cực này sẽ phát quan hệ nào đó. triển tối đa năng lực của người học; người học tự 2) Kĩ năng tiến hành hoạt động hay xúc tiến, mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ ứng xử với(trong) quan hệ nào đó. chức, hướng dẫn của người dạy. 3) Những điều kiện tâm lí để tổ chức và thực II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU hiện tri thức, kĩ năng đó trong một cơ cấu thống nhất và theo một định hướng rõ ràng, chẳng hạn 2.1. Dạy học theo định hướng phát triển như ý chí – động cơ, tình cảm – thái độ đối năng lực với nhiệm vụ hoặc nói chung là tính tích cực a) Khái niệm năng lực trí tuệ, tính tích cực giao tiếp, tính tích cực học Có rất nhiều quan niệm, khái niệm khác nhau tập,..”[2, tr 21-22]. về NL. Trong bài viết này tác giả trích dẫn Một số quan niệm năng lực như trên giúp một số khái niệm về NL nhìn theo góc độ giáo các nhà quản lí GD và các GV hình dung để dục học. xây dựng một chương trình, kịch bản lên lớp Theo F. E. Weinert: “NL là tổng hợp các cho người học sao cho chú trọng được tổ chức khả năng, kĩ năng sẵn có hoặc học được cũng hoạt động cho người học. Qua hoạt động và như sự sẵn sàng của người học nhằm giải quyết bằng hoạt động, họ bộc lộ được tiềm năng, hình những vấn đề nảy sinh và hành động một cách thành và phát triển năng lực, tăng sự tự tin của có trách nhiệm có sự phê phán để đi đến giải bản thân. quyết” [3, tr25] b) Dạy học theo định hướng phát triển năng lực: Theo Hoàng Hòa Bình, “NL là thuộc tính Phát triển NL của người học trong QTDH là cá nhân được hình thành và phát triển nhờ tố sự tiến bộ không ngừng về nhân cách của người chất cá nhân có sẵn và quá trình học tập, rèn học đáp ứng với sự vận động liên tục của thực luyện, cho phép con người thực hiện thành công tiễn nghề nghiệp nói riêng và trong thời đại công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong nghiệp 4.0 nói chung. Sự phát triển NL được muốn trong những điều kiện cụ thể”. [1] diễn ra trong chính bản thân người học; được Như vậy, dưới góc độ giáo dục học, chúng ta biểu hiện thông qua các hoạt động và kết quả có thể xem xét NL là kết quả của quá trình giáo của các hoạt động đó. Phát triển NL người học dục, rèn luyện của cá nhân, thể hiện ở những không chỉ là kết quả của việc tác động tích cực, kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp để cá nhân đồng bộ của các nhân tố trong QTDH mà còn là có thể tham gia hiệu quả vào một lĩnh vực hoạt kết quả của những quá trình hoạt động tích cực, 12 Tập 30, số 07 (tháng 07/2024)
- TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC tự giác và đầy sáng tạo của bản thân người học. mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự Do cấu trúc NL người học bao gồm kiến thức, tổ chức, hướng dẫn của GV”. Việc sử dụng kĩ kĩ năng và thái độ, nên phát triển NL người học thuật dạy học hay PPDH thường gắn chặt với trước hết là phát triển tất cả những yếu tố này. các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục Tuy nhiên, việc chuyển hóa thành NL phải thông tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể qua hoạt động của chủ thể trong việc kết nối, liên mà có những hình thức tổ chức thích hợp như hệ và vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ thực học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở tiễn. Do đó, phát triển NL người học còn bao hàm ngoài lớp... cả phát triển khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng Việc chuyển quá trình dạy học theo định hướng thái độ vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn đặt phát triển năng lực thành xu thế chủ đạo sẽ đòi hỏi ra theo mục tiêu đào tạo đã xác định. một sự thay đổi “căn bản và toàn diện” cách tiếp “Phát triển NL người học là phát triển hệ thống cận về giáo dục của chúng ta từ trước đến nay. Để các NL (NL chuyên môn, NL phương pháp, NL thực hiện tốt việc dạy học theo định hướng phát xã hội và NL cá nhân) của người học, xét về bản triển năng lực, một chương trình dạy học cần xây chất và nguồn gốc đó là quá trình tác động làm dựng trên cơ sở những đặc điểm cơ bản của các tăng trưởng không ngừng các yếu tố kiến thức, kĩ yếu tố sau: năng, thái độ và những phẩm chất cá nhân cũng Về mục tiêu: Cần chú trọng hình thành phẩm như khả năng vận dụng các yếu tố đó vào thực chất và năng lực thông qua việc hình thành tiễn cuộc sống và hoạt động quân sự, đáp ứng kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô kịp thời sự vận động, biến đổi không ngừng của tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. thực tiễn.” [6] Khi xác định mục tiêu năng lực, GV phải Dạy học theo định hướng phát triển năng lực chỉ ra quá trình SV tìm kiếm, phát hiện, chiếm “là phát triển năng lực hành động tức là khả năng lĩnh, phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ. thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành Điều đó cũng chính là chỉ ra con đường người động, giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề trong học tư duy như thế nào để đạt được những kết những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, quả đó. Như vậy, GV phải đưa ra tình huống có kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành vấn đề cho người học giải quyết nhờ vận dụng động. Như vậy năng lực người học cần đạt là cơ kinh nghiệm cuộc sống và từ một trường hợp sở để xác định các mục tiêu, nội dung, hoạt động, cụ thể đó mà khái quát hóa thành nội dung của phương pháp … dạy học mà người dạy cần phải bài học.Người học phải tư duy ít nhất 2 lần: căn cứ vào đó để tiến hành các hoạt động giảng giải quyết vấn đề và khái quát hóa thành bài dạy và giáo dục”. [7] học. Ngoài ra, họ còn hình thành các năng lực Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người khác như: tự chủ học tập, giao tiếp với nhau, học được xem như một nội dung giáo dục, một tư duy phản biện,... phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học Về nội dung: Nội dung được lựa chọn nhằm đạt nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính được kết quả đầu ra đã quy định; chương trình chỉ tích cực của người học. Những định hướng dạy quy định những nội dung chính. Chú trọng các kỹ học theo định hướng phát triển năng lực là: phát năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, Nội dung chương trình không quá chi tiết, có tính hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng mở; nên tạo điều kiện để GV chuẩn bị đề cương giáo trình, tài liệu, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông bài giảng một cách hệ thống có phân nhánh và tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh xen kẽ kiến thức với hoạt động và dễ cập nhật tri hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy, kĩ năng trình bày thức mới. một vấn đề trước đám đông và kĩ năng giao tiếp Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển xã hội. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ phương pháp chung và phương pháp đặc thù năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung của môn học để thực hiện và dù sử dụng bất kỳ nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực: Học nội phương pháp nào, kĩ thuật dạy học nào cũng dung chuyên môn, phương pháp-chiến lược, giao phải đảm bảo được nguyên tắc “Người học tự tiếp xã hội và tự trải nghiệm. Từ đó, ngoài việc TÂM LÝ - GIÁO DỤC 13
- TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC phát triển năng lực chuyên môn, người học sẽ tự do, tự chủ, có tư duy độc lập sáng tạo; Giàu tri phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội thức khoa học và thực tiễn, có năng lực tư duy và và năng lực cá nhân. hành động, phát triển toàn diện và tối đa theo thế Về phương pháp: Người dạy chủ yếu là người mạnh riêng của mỗi người. Tri thức người học có tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng được là khả năng áp dụng vào thực tiễn. Phát huy phát triển khả năng giải quyết vấn đề của trò. sự tìm tòi nên người học không phụ thuộc vào Coi trọng các tổ chức hoạt động, trò chủ động Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa. Phát huy khả tham gia các hoạt động. Coi trọng hướng dẫn năng ứng dụng nên sản phẩm GD là những con trò tự tìm tòi. Giáo án được thiết kế phân người năng động, tự tin. nhánh, có sự phân hóa theo trình độ và năng 2.2. Kĩ thuật dạy học “Các mảnh ghép” lực. Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá kiến, tham gia phản biện. GV sử dụng nhiều nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm: PPDH tích cực (giải quyết vấn đề, tự phát - Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều hiện, trải nghiệm…) kết hợp PP truyền thống. chủ đề) Tùy vào đặc điểm của mỗi môn học, mỗi đơn - Kích thích sự tham gia tích cực của vị kiến thức để thay đổi, kết hợp PP, kĩ thuật người học. dạy học phù hợp và hiệu quả. - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình Phương pháp dạy học theo quan điểm phát hợp tác. triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá 2.3. Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”. người học về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn Vòng 1: Nhóm chuyên gia. với những tình huống của cuộc sống và nghề • Hoạt động theo nhóm 3 đến 8 người: nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với Số nhóm được chia = số chủ đề x n, (n = hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường 1,2,…). việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- • Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ SV theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng Ví dụ : nhóm 1: nhiệm vụ A; nhóm 2: nhiệm vụ nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc B, nhóm 3: nhiệm vụ C, … (có thể có nhóm cùng học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của nhiệm vụ). các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ • Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại giải quyết các vấn đề phức hợp. những ý kiến của mình. Về môi trường học tập: Có tính linh hoạt, • Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi người dạy không luôn luôn ở vị trí trung tâm. thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất Hoạt động trung tâm chủ yếu tập trung vào cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở người học. Ngoài ra, cần chú trọng các hoạt thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm trải nghiệm sáng tạo. ở vòng 2. Về đánh giá: Tiêu chí đánh giá dựa vào kết Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép. quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người • Hình thành nhóm 3 đến 6 người mới (1 đến 2 học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã người từ nhóm 1, 1 đến 2 người từ nhóm 2, 1 đến học vào thực tiễn. Cần tạo điều kiện để người học 2 người từ nhóm 3…). được tham gia vào đánh giá lẫn nhau. Theo quan • Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện với nhau. kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. • Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết. ứng dụng khác nhau. • Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày Về sản phẩm giáo dục: Đó là những con người và chia sẻ kết quả. 14 Tập 30, số 07 (tháng 07/2024)
- TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC Chia nhóm giao NV Hoạt động cá nhân vòng 1 Thảo luận nhóm vòng 1 Chia nhóm giao NV Thảo luận nhóm vòng 2 vòng 2 SV GV Giao NV mới Tiếp tục thảo luận vòng 2 Tổng kết, đánh giá, Trình bày, chia sẻ nhận xét kết quả Lưu ý khi sử dụng kĩ thuật “Các mảnh ghép”: năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. - Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với - Trong quá trình sử dụng các mảnh ghép, GV nhiều chủ đề nhỏ trong tiết học, người học được dành thời gian theo dõi sinh viên thảo luận nhóm chia nhóm ở vòng 1 cùng nghiên cứu một chủ đề. và trình bày kết quả, người học có điều kiện trao - Không thể sử dụng kĩ thuật “các mảng ghép” đổi trực tiếp với GV và mỗi SV có ý thức làm việc cho các nội dung có mối quan hệ ràng buộc nhân một cách nghiêm túc, và có hiệu quả. quả với nhau. - Các thành viên trong cùng một nhóm có thể - Trước khi lên lớp, GV phải giới thiệu trước có trình độ khác nhau, GV cần xác định yếu tố hỗ cho SV một số tài liệu có liên quan đến học phần trợ kịp thời để tất cả mọi thành viên có thể hoàn mình giảng dạy để SV có thời gian tìm kiếm và tự thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2. nghiên cứu. - Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để - Sau khi các nhóm ở vòng 1 hoàn tất công đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến việc, GV hình thành nhóm mới (mảnh ghép) theo thức cho nhau một cách hiệu quả nhất. số đã đánh, có thể có nhiều số trong 1 nhóm mới. - Nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ Bước này phải tiến hành một cách cẩn thận tránh phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở làm cho SV ghép nhầm nhóm. nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó, - Trong qua trình thảo luận nhóm các mảnh GV cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến ghép, GV phải đảm bảo tránh gây mất trật tự. thức, kĩ năng, thông tin, …cũng như các yếu tố hỗ - Khi sử dụng kĩ thuật “các mảng ghép”, phải trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này. đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với - Khi SV đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của liệu và nội dung bài học thì việc sử dụng kỹ thuật một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ các mảnh ghép là khâu cuối cùng để các SV có cơ phức hợp ở vòng 2. hội nêu ý kiến, bộc lộ được khả năng của mình và - Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành ai cũng được tham gia vào nội dung của bài học viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các hay một vấn đề mà GV nêu ra. câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành Với kĩ thuật “các mảng ghép”, trong khoảng “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả thời gian trên lớp, khi GV chia nhóm và giao TÂM LÝ - GIÁO DỤC 15
- TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC nhiệm vụ, mỗi nhóm SV sẽ tìm tòi, nghiên cứu, 2.4. Một số ví dụ minh họa việc vận dụng thảo luận nội dung kiến thức của bài học theo Quy trình ứng dụng các mảnh ghép vào dạy yêu cầu của GV và mỗi thành viên chia sẻ thông học Vật lý phát triển năng lực cho sinh viên tin mình đã nghiên cứu, tìm hiểu với các thành ngành kĩ thuật. viên trong nhóm. Ngoài việc phát huy tính tự chủ, 2.4.1. Sử dụng kỹ thuật “các mảnh ghép” trong tích cực nắm vững kiến thức, quá trình này sẽ rèn dạy học bài “Động lực học chất điểm”: luyện và phát triển cho SV phương pháp tự học, Bước 1: Bước chuẩn bị: tự nghiên cứu và tự tin khi trình bày một vấn đề Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật nào đó trước đám đông; và cũng qua đây, các em mảnh ghép phần kiến thức: Động lực học chất. (2 sẽ phát triển được kĩ năng giao tiếp xã hội. giờ học tín chỉ, thuộc học phần Vật lý đại cương 2.3. Quy trình ứng dụng các mảnh ghép vào 1, dành cho SV năm nhất chuyên ngành kĩ thuật, dạy học Vật lý phát triển năng lực cho sinh trường Đại học sư phạm kĩ thuật Vinh) viên ngành kĩ thuật. Bài học trước: Động học chất điểm *Bước 1: Bước chuẩn bị: Bao gồm Mục tiêu của bài học: - Xác định các nội dung kiến thức Vật lý có thể - SV có khả năng trình bày nội dung các định sử dụng kỹ thuật các “mảnh ghép”. luật và sử dụng các định luật đó thành thạo để giải - Xác định các nội dung của nhóm “chuyên gia”: các bài tập vật lý - Xác định và chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, - Phát huy năng lực tự chủ và trách nhiệm, phương tiện trực quan cần thiết để hỗ trợ cho việc SV có khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức, tự thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. định hướng, thích nghi với môi các môi trường - Thiết kế nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”. làm việc khác nhau; có sáng kiến trong quá trình - Thiết kế nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép”. thực nhiệm vụ được giao, tự tin khi trình bày một * Bước 2: Bước tổ chức thực hiện: vấn đề trước tập thể. - Chia nhóm vòng 1 và giao nhiệm vụ cho các Tài liệu học tập: nhóm “chuyên gia”; GV tổ chức, hướng dẫn cho 1) Bùi Danh Hào(chủ biên), Giáo trình Vật lý nhóm “chuyên gia” thảo luận. đại cương, trường ĐHSPKT Vinh, NXB Đại học - GV chia nhóm vòng 2 và giao nhiệm vụ cho Vinh, 2021 nhóm “mảnh ghép”; tổ chức, hướng dẫn cho nhóm 2) Lương Duyên Bình(chủ biên), Vật lý đại các “mảnh ghép” thảo luận để hoàn thiện nội dung cương tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 2008. các chủ đề của buổi học. • GV chia nhóm và giao nhiệm vụ (cuối buổi - Giao nhiệm vụ mới cho các nhóm “mảnh ghép”. học trước): * Bước 3: Kiểm tra, đánh giá, kết luận: Lớp học được chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm có - Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhóm 6 hoặc 7 SV. Giao nhiệm vụ: nhóm 1,2 nhận chủ “chuyên gia”: thể hiện trên các phiếu học tập vòng 1. đề A, nhóm 3,4 nhận chủ đề B, nhóm 5,6 nhận chủ - Quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhóm các đề C, nhóm 7,8 nhận chủ đề D. Trên phiếu học tập “mảng ghép”: thể hiện trên phiếu học tập ở vòng có đánh số từ 1 đến 15. 2 và quá trình trình bày, báo cáo của các chuyên Chủ đề A: Định luật thứ nhất. Nêu ví dụ minh họa. gia về ý kiến của mình đã thu nạp được ở vòng Chủ đề B: Định luật thứ hai. Nêu ví dụ minh họa. 1(phải đáp ứng được cả yêu cầu về thời gian lẫn Chủ đề C: Định luât thứ 3. Nêu ví dụ minh họa. sự đầy đủ, chính xác của nội dung kiến thức và Chủ đề D: Các định lí tương đương. Nêu ví dụ cách trình bày). minh họa. - Kết quả thực hiện nhiệm vụ mới: thể hiện • Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện năng lực áp dụng kiến thức để giải quyết thành trực quan: Giấy A0, bút lông, máy chiếu thạo các bài toán liên quan và vận dụng những Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1,2 kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề đặt – PHT số 1A , nhóm 3,4– PHT số 1B, nhóm 5,6 – ra trong quá trình học chuyên ngành và trong hoạt PHT số 1C, nhóm 7,8 – PHT số 1D. động thực tiễn. Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: các nhóm - Các nhóm có thể đánh giá chéo lẫn nhau và PHT 2 chứa nội dung của “nhiệm vụ mới”. GV là người tổng hợp, kết luận cuối cùng. • Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm 16 Tập 30, số 07 (tháng 07/2024)
- TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC “chuyên gia”: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ (cuối buổi học trước): PHT 1A: Định luật thứ nhất. Nêu ví dụ minh họa. PHT 1B: Định luật thứ hai. Nêu ví dụ minh họa. Lớp học được chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 6 hoặc 7 SV. Giao nhiệm vụ: nhóm 1,2 nhận chủ PHT 1C: Định luât thứ 3. Nêu ví dụ minh họa. PHT 1D: Các định lí tương đương. Nêu ví dụ đề A, nhóm 3,4 nhận chủ đề B, nhóm 5,6 nhận chủ minh họa. đề C, nhóm 7,8 nhận chủ đề D. Phát phiếu học tập • Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “các cho SV. mảng ghép”: Chủ đề A: Định luật thứ nhất. Nêu ví dụ GV chia thành 12 nhóm mới: mỗi nhóm có từ minh họa. 4 đến 5 SV. Chủ đề B: Định luật thứ hai. Nêu ví dụ minh họa. Thiết kế nội dung của nhiệm vụ mới cho nhóm các mảng ghép. Chủ đề C: Định luât thứ 3. Nêu ví dụ minh họa. Giải các bài tập sau: Chủ đề D: Các định lí tương đương. Nêu ví dụ B1. Một toa tàu có khối lượng 16.320 kg đangminh họa. lăn bánh với vận tốc 5m/s. Xác định cường độ SV bắt đầu thảo luận nhóm vòng 1 với thời lực trung bình tác dụng lên toa tàu trong ba gian 15 phút vào đầu buổi học tiếp theo. trường hợp: Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1,2 – PHT số 1A , nhóm 3,4– PHT số 1B, nhóm 5,6 – a. Toa tàu dừng lại do tác dụng của lực ma sát trong thời gian 1 phút. PHT số 1C, nhóm 7,8 – PHT số 1D. b. Toa tàu dừng lại do bị hãm trong thời gian Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: các nhóm 15 giây. PHT 2: với nội dung yêu cầu thứ nhất là nêu đầy B2. Một vật khối lượng m = 10 kg được kéo đủ nội dung các chủ đề A, B, C, D và nội dung thứ trượt trên mặt sàn nằm ngang bởi lực kéo song hai là thực hiện “nhiệm vụ mới”. song với sàn độ lớn lực kéo F = 20N, hệ số ma - Giao nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”: 2 sát trượt giữa vật và sàn , lấy g = 10 m/s . Hãy Nhóm 1,2 có PHT 1A: Định luật thứ nhất. Nêu ví dụ minh họa biểu diễn các lực tác dụng lên vật và tính gia tốc của vật. Nhóm 3,4 có PHT 1B: Định luật thứ hai. Nêu B3. Một thùng gỗ có khối lượng m = 360kg ví dụ minh họa.. nằm trên một sàn xe tải. Xe chạy với tốc độ vo = Nhóm 5,6 có PHT 1C: Định luât thứ 3. Nêu ví 120km/h. Người lái xe dận phanh cho xe giảm tốc dụ minh họa.. độ xuống 62km/h trong 17s. Hỏi: Trong thời gian Nhóm 7,8 có PHT 1D: Các định lí tương này thùng gỗ chịu tác dụng một lực (coi là khôngđương. Nêu ví dụ minh họa. đổi) bằng bao nhiêu? Giả thiết thùng gỗ không - Giao nhiệm vụ cho các nhóm “các trượt trên sàn xe. mảng ghép”: B4. Một người đẩy chiếc xe trượt có khối GV chia thành 12 nhóm mới: mỗi nhóm có từ 4 lượng m = 240kg qua đoạn đường d = 2,3m trên đến 5 SV. GV thông báo thời gian làm việc nhóm mộ mặt phẳng nằm ngang bỏ qua ma sát. Người mới. Các chuyên gia sẽ trình bày ý kiến của của đó tác dụng một lực F theo phương ngang không nhóm mình ở vòng 1, thời gian trình bày cho mỗi đổi có độ lớn 130N. chủ đề là 7 phút. a. Nếu xe xuất phát từ trạng thái nghỉ thì vận Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được tốc thì vận tốc cuối cùng của nó là bao nhiêu? các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ b. Nếu muốn đổi chiều vận tốc của xe trượt với nhau. trong 45s. Hỏi người đó phải đẩy xe với một lực Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu không đổi là bao nhiêu? được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới Bước 2: Tổ chức thực hiện sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết. Giao nhiệm vụ mới: Áp dụng kĩ thuật dạy học “các mảng ghép” vào Giải các bài tập sau: bài giảng, giảng dạy tại lớp DHCN ÔTÔK18A2 B1. Cho cơ hệ như hình vẽ (Hình 1). Các vật trong học kì I năm học 2023 – 2024. Lớp có 49 m1 = 2kg, m2 = 3kg được nối với nhau bằng một sinh viên, có 24 bàn học. TÂM LÝ - GIÁO DỤC 17
- TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC sợi dây không giãn, khối lượng không đáng kể. Ròng Sau khi giao nhiệm vụ mới ở vòng 2, GV rọc có khối lượng m = 1kg phân bố đều trên vành yêu cầu các nhóm thảo luận trong thời gian 10 tròn. Bỏ qua ma sát ở trục của ròng rọc. Cho cơ hệ phút, hết thời gian GV thu phiếu học tập gọi chuyển động tự do. Lấy g = 10m/s2. Xác định: mỗi đại diện bất kì của 4 nhóm bất kì lên trình a. Gia tốc của mỗi vật? b. Lực căng của sợi dây? bày bài giải của một câu tương ứng nêu trên. Bước 3: Kết luận, kiểm tra, đánh giá. - Các nhóm đã trình bày đầy đủ, chính xác yêu cầu nội dung chủ đề nêu trên phiếu học tập vòng 1, điều này thể hiện rằng mỗi cá nhân các em SV đã phát huy năng lực tự chủ và trách nhiệm và có khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức; các em thực sự làm việc và thể hiện mình B2. Một dây mảnh, nhẹ, không giãn quấn quanh một cách nghiêm túc, có trách nhiệm. một trụ đặc đồng chất - Ở vòng 2, với thời gian 7 phút cho việc (Hình 2) khối lượng m0 = 2kg. Đầu kia nối với vật trình bày một chủ đề trước tập thể nhóm, các m = 1kg như hình vẽ. Bỏ qua ma sát ở trục quay. Lấy em rất hứng thú và đã có cơ hội bộc lộ, phát huy g = 10m/s2. Tính: khả năng của mình thông qua việc trình bày nội a. Gia tốc của mỗi vật? b. Lực căng của sợi dây? dung GV yêu cầu trước tập thể nhóm. Vòng 2 cũng đã thể hiện sự thay đổi của những SV trước đây ở các tiết học khác rất ỉ lại, thụ động; họ đã thể hiện sự năng động và tích cực của bản thân. Có 01 SV ở nhóm 2 và 02 SV ở nhóm 5 trình bày trước tập thể nhóm chưa thực sự trôi chảy, lưu loát nhưng cũng qua đây các em có B3. Cho cơ hệ như hình vẽ (Hình 3). Biết m1 = thêm trải nghiệm và rút ra được kinh nghiệm 3 kg, m2 = 2kg, α = 300. Bỏ qua: mọi ma sát, khối và được rèn luyện thêm khả năng trình bày một lượng ròng rọc. Dây không giãn, khối lượng không vấn đề trước tập thể; và một mặt quan trọng nữa đáng kể. Lấy g = 10m/s2. Xác định: là SV được phát huy năng lực làm việc nhóm. a. Gia tốc của mỗi vật? b. Lực căng của sợi dây? - Năng lực áp dụng kiến thức vào giải bài tập liên quan thể hiện rõ qua “Phần thực hiện nhiệm vụ mới”, về cơ bản các nhóm đã hoàn thành tương đối tốt khi GV yêu cầu bất kì một SV trong một nhóm lên trình bày yêu cầu của mình. Một SV của nhóm 7, khi trình bày vẫn còn lúng túng, chưa đầy đủ lời giải, song B4. Một vật có khối lượng m1 = 1,6kg nằm trên nhìn chung các em đã thể hiện tốt mục tiêu mặt phẳng nằm ngang (Hình 4). Vật m¬1 được nối của bài học. với một vật khác có khối lượng m = 400g nhờ một III. KẾT LUẬN sợi dây mảnh, không giãn vắt qua một ròng rọc (như Học tập theo nhóm một cách nghiêm túc hình vẽ). Bỏ qua ma sát và khối lượng của ròng rọc, và có tổ chức, hướng dẫn, kết quả thường tốt lấy g = 10m/s2. Hãy tính quảng đường mà vật đi hơn là học một mình. Làm việc cùng với những được trong 0,5s? người khác sẽ hứng thú hơn và tăng thêm cơ hội học tập được lẫn nhau. Chia sẽ ý tưởng của nhau và phản ứng trước hành động của người khác sẽ làm cho suy nghĩ sắc bén hơn và hiểu biết được sâu sắc hơn. Qua đó, cùng với việc trang bị kiến thức là sự phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học trên nguyên lý: Học đi đôi với hành; Lý luận gắn với thực tiễn; Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 18 Tập 30, số 07 (tháng 07/2024)
- TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC Tuy nhiên, không có phương pháp dạy học nào cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của là “phương pháp vạn năng”. Rõ ràng là còn tùy cá nhân. thuộc vào đặc thù môn học, đặc thù của mỗi đơn vị Về phía nhà quản lí giáo dục, cần tạo điều kiện kiến thức và đối tượng dạy học để có thể áp dụng cho GV được tham gia các lớp tập huấn, các buổi thích hợp và hiệu quả nhất. Việc đổi mới phương hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về học và khuyến khích GV sử dụng nhiều phương phương tiện, cơ sở vật chất, kỹ thuật và hình thức pháp dạy học tích cực; quan tâm đến số lượng tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý lớp sinh viên trên một lớp, thời lượng kiến thức cho học. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang một học phần, cách đánh giá, thi cử cho phù hợp tính chủ quan. Mỗi GV với kinh nghiệm riêng của thì việc đổi mới phương pháp sẽ đem lại hiệu quả mình cần xác định những phương hướng riêng để cao trong dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Hòa Bình (2015), Năng lực và đánh giá theo năng lực, số 6, Tạp chí Khoa học Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, tr 21-31. Lương Duyên Bình(chủ biên), Vật lý đại cương tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 2008 Bùi Danh Hào(chủ biên), Giáo trình Vật lý đại cương, trường ĐHSPKT Vinh, NXB ĐH Vinh, 2021 Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) - Hà Thị Đức (2017). Lí luận dạy học đại học. NXB Đại học sư phạm. Lương Việt Thái (chủ nhiệm đề tài) (2011), Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học, Đề tài NCKH, Mã số B2008- 37-52TD, Hà Nội. Weinert. F. E (2001), Vergleichende Leistungsmessung in Schulen - eineumstrittene Selbstverstondlichkeit, In F. E. Weinert (eds), Leistungsmessung in Schulen, Weinheim und Basejl: Beltz Verlag. TÂM LÝ - GIÁO DỤC 19

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
