intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng Lean trong quản lý chất lượng TAT xét nghiệm

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

40
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những thách thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hiện nay đang có xu hướng gia tăng, bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế luôn phải đối mặt với những nhu cầu ngày cao. Bài viết trình bày xác định thời gian TAT (Turnaround time) trong quy trình xét nghiệm ngoại trú và cấp cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng Lean trong quản lý chất lượng TAT xét nghiệm

  1. 214 ỨNG DỤNG LEAN TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TAT XÉT NGHIỆM Phạm Ngọc Dũng, Nguyễn Thị Minh Hiếu và CS Khoa xét nghiệm Tóm tắt Mục tiêu nghiên cứu: Xác định thời gian TAT (Turnaround time) trong qui trình xét nghiệm ngoại trú và cấp cứu. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Khoa Khám bệnh trước Lean: TAT là 154 phút và sau Lean 97 phút hiệu suất 95%, cấp Sigma 3.14, mức cạnh tranh loại trung bình, cải thiện có ý nghĩa với p < 0.005. Khoa Cấp cứu trước lean: TAT là 160 phút và sau Lean 99 phút hiệu suất 95%, cấp Sigma 3.14, mức cạnh tranh loại trung bình, cải thiện có ý nghĩa với p < 0.005. An toàn người bệnh thật sự cải thiện cảm giác và xuất huyết sau chích tĩnh mạch không còn độ 3 và độ 4; tỉ lệ mẫu tiêu huyết giảm còn 4% Khoa cấp cứu và 0,5% Khoa khám bệnh. Kết luận: TAT của Khoa khám bệnh 97 phút, khoa cấp cứu 99 phút giảm đáng kể thời gian chờ, chích máu đau, xuất huyết giảm, bệnh nhân thấy hài lòng, yên tâm, tin tưởng hơn khi đến bệnh viện. ABSTRACTS: LEAN APPLICATION IN MANAGEMENT QUALITY TAT LABORATORY Objeective: Determine turnaround time (TAT) in outpatient and emergency procedures. Methods: Pre- Post intervention. Results: Medical examination, Pre-Lean: TAT was 154 minutes and after Lean 97% efficiency, Sigma 3.14 level, moderate competition, significant improvement with p
  2. 215 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Những thách thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hiện nay đang có xu hướng gia tăng, bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế luôn phải đối mặt với những nhu cầu ngày cao. Tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế và áp lực lớn trong việc giảm chi phí, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của bệnh nhân về quá trình phục vụ, an toàn và hiệu quả điều trị. Cải thiện tình hình dịch vụ y tế tại các Bệnh viện đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý [1]. Từ đó nhiều nhà cung cấp dịch vụ y tế trên thế giới đã bắt đầu chuyển sang hướng tư duy tinh gọn (Lean) để tạo những lợi thế trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động [1,2,3,4]. Ở Việt Nam đang có nhiều tổ chức tập huấn hướng dẫn ứng dụng Lean vào hoạt động nâng cao chất lượng tại các bệnh viện, nhưng còn trong quá trình thử nghiệm. Ngày 6 và 7 tháng 03 năm 2018 Bệnh viện đa khoa TT An Giang phối hợp bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức tập huấn ứng dụng Lean trong Quản lý chất lượng xét nghiệm theo chương trình của WHO cho CBVC Khoa xét nghiệm [3,4]. II. TỔNG QUAN LEAN Sự kết hợp giữa tư duy Lean và cách tiếp cận Sig sixma[1,2, 4, 5,6,8]: o LEAN Cải tiến công việc trong dòng giá trị và loại bỏ lãng phí. o Sig sixma: Loại bỏ các lổi và giảm biến đổi trong các quá trình xử lý dưa trên DMAIC bao gồm 5 giai đoạn theo trình tự: Define (Xác định), Measure (Đo lường), Analysis (Phân tích), Improve (Cải tiến) và cuối cùng là Control (Kiểm soát)[3]. o Các cấp độ hiệu suất Sigma[3] Cấp Sigma % Sản lượng Số lổi/ 1 triệu sản phẩm Cấp độ cạnh tranh 1 31 691.462 Không cạnh tranh 2 69 308,538 3 93,3 66,807 Trung bình 4 99,38 6,210 5 99,97 233 Đẳng cấp thế giới 6 99,99 3,4 Cách tính (Exell) tính điểm Sigma dựa năng suất % :
  3. 216 ➢ Nếu sản lượng > 50%: Sigma level: 1.5 + ABS (Normsinv(1-Yied%) ➢ Nếu sản lượng < 50%: Sigma level: 1.5 – ABS (Normsinv(1-Yied%) Từ cấp độ Sigma nếu sai sót 1% thì ước tính trên thế giới sẽ thiệt hại, ví dụ tại Pháp tỷ lệ sai sót 1% có nghĩa là mỗi ngày có: ▪ 14 phút không có nước hoặc điện ▪ 50,000 kiện hàng bị thất lạc do dịch vụ bưu điện ▪ 22 trẻ sơ sinh bị rơi từ tay nữ hộ sinh (bà đỡ) ▪ 600,000 bữa trưa nhiễm khuẩn ▪ 03 chuyển máy bay hạ cánh không tốt tại sân bay Orly Paris Trong xét nghiệm thì những sai sót thường xãy ra ở các giai đoạn sau đây: − Quy trình trước xét nghiệm: bao gồm công tác thực hiện chỉ định xét nghiệm không rỏ ràng, lấy mẫu xét nghiệm sai bệnh nhân, sai thời điểm, vận chuyển bảo quản không đúng, mẫu tiêu huyết... − Quy trình xét nghiệm: Máy không kiểm định, nội kiểm, ngoại kiểm, thực hiện thiếu test, thừa test (Bs không chỉ định), thuốc thử kém chất lượng (hết hạn sử dụng..), con người (Không nắm vững quy trình kỹ thuật …), nguồn nước, nguồn điện, nhiệt độ phòng… − Quy trình sau xét nghiệm: Ghi chép kết quả sai, trả kết quả không đúng bệnh nhân, không kịp thời (Trường hợp cấp cứu ảnh hưởng sống còn bệnh nhân), quản lý các chất thải sau xét nghiệm (hóa chất, bệnh phẩm…). Trong tổng thể to lớn của bệnh viện chúng tôi thử áp dụng Lean vào 1 phần nhỏ trong Bệnh viện giảm thời gian chờ xét nghiệm (TAT) tại khoa Xét nghiệm bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. III. MUC TIÊU ĐỀ TÀI: 1. Mục tiêu tổng quát:
  4. 217 Nghiên cứu phương pháp Lean-Six Sigma áp dụng phương pháp này để tìm giá trị gây lãng phí, sai xót thường xảy ra trong qui trình xét nghiệm tại Khoa Xét nghiệm Bệnh viện ĐKTT An Giang. 2. Mục tiêu chuyên biệt. - Xác định thời gian TAT (Turnaround time) trong qui trình xét nghiệm ngoại trú và cấp cứu. - Xác định những sai xót thường xảy ra trong quá trình xét nghiệm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang (quan sát thực tế, thu thập số liệu, phân tích, can thiệp, so sánh trước và sau can thiệp, xử lý số liệu thống kê SPSS V.22). 2. Cỡ mẫu: 300, lấy mẫu buổi sáng, mỗi ngày 30 mẫu, liên tục 10 ngày, trước và sau can thiệp 3. Đối tượng nghiên cứu: mẫu Khoa cấp cứu và ngoại trú 4. Đo lường các biến: (Định nghĩa) - TAT (Turnaround time) là thời gian quay vòng trở lại: Từ khi nhận phiếu chỉ định và mẫu đến khi in kết quả xét nghiệm. - Tiền phân tích: là thời gian từ khi nhận phiếu chỉ định và mẫu bệnh phẩm đến khi chuẩn bị cho vào máy thực hiện phân tích. - Phân tích là thời gian từ khi cho vào máy đến khi có kết quả. - Hậu phân tích là từ khi có kết quả đến khi in kết quả. - Theo cam kết của chính sách chất lượng Khoa xét nghiệm: TAT: Huyết học 60 phút, hóa sinh 90 phút, miễn dịch 120 phút. - Định nghĩa cảm giác đau khi chích máu tỉnh mạch: chia 4 mức độ: 1: rất ít đau (thích được KTV này chích máu); Độ 2: đau vừa; Độ 3 đau nhiều mà chịu được, Độ 4: Đau rất nhiều (lần sau không muốn người KTV này tiêm nữa). - Định nghĩa tai biến xuất huyết sau chích máu tỉnh mạch: Độ 1: không xuất huyết; Độ 2: vết bầm chổ lấy máu #1cm; Độ 3: vết bầm chổ lấy máu # 2cm; Độ 4: chảy máu.
  5. 218 V. KẾT QUẢ 1. Khoa Khám bệnh: Nhận xét: Theo cam kết TAT Khoa xét nghiệm là 120 phút, nếu tính trung bình 72 phút thì đạt cam kết, nhưng còn một số bệnh nhân chờ lâu hơn 2 giờ mới có kết quả xét nghiệm, nếu lấy ở phút 97 thì hiệu suất chỉ đạt 95%, cấp Sigma 3.14, mức cạnh tranh loại trung bình. 2. Khoa cấp cứu Nhận xét: Theo cam kết TAT Khoa xét nghiệm là 2 giờ, nếu tính trung bình 74 phút thì đạt cam kết, nhưng còn một số bệnh nhân chờ lâu hơn 2 giờ mới có kết quả xét nghiệm, vì ở phút 99 thì hiệu suất chỉ đạt 95%, cấp Sigma 3.14, mức cạnh tranh loại trung bình. 3. An toàn bệnh nhân
  6. 219 − Khảo sát đau do chích lấy máu sau tập huấn: Tồng số 270 bệnh nhân: đau nhẹ 257; đau vừa 13; đau nhiều 0. − Xuất huyết do lấy máu sau tập huấn: Tồng số 270 bệnh nhân: Không xuất huyết 225; Xuất huyết 1cm: 33; xuất huyết 2cm: 2; chảy máu: 0. − Tiêu huyết: Khoa cấp cứu 4% và Khoa xét nghiệm 0,5%. 4. Cấp độ Six-sigma:
  7. 220 VI. BÀN LUẬN: 1. Cải tiến sơ đồ tiếp đón bệnh nhân: − Trước can thiệp bệnh nhân và nhân viên mất nhiều thời gian hướng dẫn. − Sau can thiệp thời gian di chuyển, hướng dẫn theo sơ đồ đơn giản hơn, bệnh nhân dễ nhớ, dễ tìm, dễ thực hiện. rút ngắn TAT. 2. Nhận xét TAT: a. Khoa Khám bệnh: Trước can thiệp TAT là 154 phút sau can thiệp 97 phút, hiệu suất 95%, cấp Sigma 3.14, mức cạnh tranh loại trung bình; cải thiện có ý nghĩa với p < 0.005. 2. Khoa Cấp cứu: Trước can thiệp: TAT là 160 phút sau can thiệp 99 phút, hiệu suất 95%, cấp Sigma 3.14, mức cạnh tranh loại trung bình; cải thiện có ý nghĩa với p < 0.005. Khi ứng dụng Lean thì TAT chúng tôi giảm 38%, ở khoa Cấp cứu và 37% ở khoa Khám bệnh thời gian chờ xét nghiệm (Bệnh viện Chợ Rẩy 30% thời gian chờ kết quả xét nghiệm), cấp Six-Sigma chúng tôi nếu lấy hiệu suất 95%, cấp Sigma 3.14, chỉ ở mức cạnh tranh trung bình, cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa trong tương lai. 3. An toàn cho bệnh nhân: Từ chích máu xuất huyết trước khảo sát xuất huyết Độ 3: 10 cas, Độ 4:1 cas, thì sau khi tập huấn không còn mức độ này. Từ chích máu đau trước khảo sát đau vừa Độ 2: 88 cas, Độ 3: 41 cas và Độ 4: 16 cas, thì sau khi tập huấn Độ 2: 13 cas, không còn Độ 3 và Độ 4. 4. Máu tiêu huyết: Khoa Cấp cứu từ trước can thiệp 14% thì sau can thiệp còn 4%. Khoa Khám bệnh từ trước can thiệp 2% thì sau can thiệp còn 0.5%.
  8. 221 VII. KẾT LUẬN Thời gian TAT ( Turnaround time) trong qui trình xét nghiệm ngoại trú và cấp cứu 97 phút và 99 phút, hiệu suất 95%, cấp Sigma 3.14, mức cạnh tranh loại trung bình so với chính sách chất lượng là 120 phút là một cải thiện đáng kể. Những sai xót thường ngày chích máu đau, xuất huyết không còn độ 3 và độ 4 đã làm hài lòng bệnh nhân khi đến lấy máu tại Khoa xét nghiệm. Kết quả này còn khiêm tốn, hướng tới chúng tôi sẽ tiếp tục phấn đấu hiệu suất TAT phải đạt 98%, 99% đó là mục tiêu chúng tôi sẽ tiếp tục ứng dụng Lean nghiên cứu trong thời gian tới. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Hướng cho bệnh viện Việt Nam - Tư tinh gọn (LEAN) TS Nguyễn Danh Nguyên - Viện trưởng, Viện Kinh tế & Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội. 2. Bệnh viện Mắt Phú Yên tiên phong xây dựng bệnh viện hướng đến tư duy Lean năm 2018. 3. Tài liệu tập huấn ứng dụng Lean trong Quản lý chất lượng xét nghiệm theo chương trình của WHO. 4. Mekong Capital, “Giới thiệu về Lean Manufacturing cho các doanh nghiệp tại Việt Nam”, 2004. 5. James Womack, Daniel Jones và Danile Roos, ”The Machine that Changed the World”, Rawson Associates, New York, 1990. 6. Ohno, Taiichi, Toyota Production System: Beyond Large-Scale Production, Productivity Press, 1988. 7. Phan Chí Anh, “Thực hành 5S - Nền tảng cái tiến năng suất”, NXB. Lao động, Hà Nội, 2008. 8. Nguyễn Thị Đức Nguyên, Bùi Nguyên Hùng, “Áp dụng lean manufacturing tại Việt Nam thông qua một số tình huống”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 8 (2010).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2