intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng mô hình cảnh báo sớm trong dự báo khả năng khủng hoảng tiền tệ cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu khủng hoảng tiền tệ và xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng tiền tệ cho Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2021 bằng cách sử dụng chỉ số áp lực thị trường ngoại hối (EMP) và kết hợp mô hình Logit.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng mô hình cảnh báo sớm trong dự báo khả năng khủng hoảng tiền tệ cho Việt Nam

  1. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM TRONG DỰ BÁO KHẢ NĂNG KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ CHO VIỆT NAM Phùng Thế Đông Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Trần Thị Minh Hồng Học viện Chính sách và Phát triển Email: pthedong@gmail.com, minhhongkts310@apd.edu.vn Tóm tắt: Bài viết nhiên cứu khủng hoảng tiền tệ và xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng tiền tệ cho Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2021 bằng cách sử dụng chỉ số áp lực thị trường ngoại hối (EMP) và kết hợp mô hình Logit. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các dấu hiệu cảnh báo khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam chủ yếu là khủng hoảng nợ, tín dụng tăng trưởng nóng, lạm phát tăng, lãi suất thực cao và giá dầu thế giới, suy giảm M2/dự trữ ngoại hối và xuất khẩu giảm. Ngoài ra, khả năng dự báo của mô hình là khá cao ở mức trên 95%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị trong điều hành kinh tế vĩ mô nhằm hạn chế các nguy cơ có thể xảy ra khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam trong tương lai. Từ khoá: khủng hoảng tài chính, khủng hoảng tiền tệ, rủi ro trong ngân hàng 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, sự biến động của thị trường tài chính - tiền tệ đã khiến nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bắt đầu nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự bất ổn của thị trường, từ đó đưa ra những cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ (KHTT). Từ đầu những năm 1970 đã chứng kiến sự xuất hiện của biến động đối với hệ thống tài chính quốc tế, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng của các xu hướng kinh tế tạo tiền đề cho các sự kiện khủng hoảng có quy mô và tần suất chưa từng có trong bối cảnh lịch sử (Kindleberger & Aliber, 2005). Do mức độ nghiêm trọng của chúng, các đợt KHTT sau đó gây ra tình trạng hoảng loạn trong thị trường tài chính, đặc biệt là trong những năm 1980 và 1990, làm dấy lên mối quan tâm mới trong lĩnh vực nghiên cứu này. Các phương pháp mới đã được phát triển và sửa đổi trong suốt nhiều thập kỷ qua với hy vọng tìm được rõ ràng, chính xác hơn nguồn gốc, nguyên nhân của khủng hoảng và phân tích được sâu hơn mối tương quan giữa các chỉ số kinh tế để đạt được xác suất cảnh báo sớm KHTT cao hơn. Nhằm mục đích đưa ra cái nhìn khách quan và rõ ràng nhất về KHTT, hệ thống cảnh báo sớm (Early Warning Score-EWS) được ra đời và phát triển. EWS kết hợp giải thích các lý thuyết về KHTT và đưa ra mô hình có khả năng phân tích các nhân tố phát ra tín hiệu KHTT, dự báo khả năng dễ tổn thương của thị trường, từ đó ước tính xác suất xảy ra KHTT. Cho đến nay, các nhà kinh tế đã và đang nghiên cứu phát triển và hoàn thiện EWS để đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, qua đó tạo tiền đề cho những phát triển tiếp theo trong tương lai. Mặc dù KHTT ở Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn xảy ra, nhưng thị trường tài chính - tiền tệ nước ta đã có những giai đoạn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến KHTT cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến khả năng xảy ra KHTT 53
  2. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 ở Việt Nam là hết sức cần thiết để giúp Việt Nam tránh được các cuộc KHTT trong tương lai. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là ứng dụng mô hình Logit dự báo KHTT Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2021. 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu 2.1. Khủng hoảng tiền tệ Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1998), định nghĩa KHTT là trạng thái mà ở đó một cuộc tấn công đầu cơ vào đồng nội tệ dẫn đến sự thâm hụt phần lớn dự trữ ngoại tệ và làm mất giá nhanh chóng đồng nội tệ. Theo Berg và cộng sự (1999), KHTT là sự thay đổi mức giá bình quân gia quyền của tỷ giá và dự trữ ngoại hối trong vòng một tháng lớn hơn 3 lần độ lệch chuẩn so với mức thay đổi bình quân của nước đó. Theo IMF (2000), cho rằng KHTT là tình trạng đồng nội tệ mất giá đột ngột, buộc Chính phủ phải bảo vệ đồng nội tệ bằng cách tăng lãi suất hoặc sử dụng lượng lớn dữ trữ ngoại hối. Garber và cộng sự (2000), cho rằng KHTT là khi tỷ giá danh nghĩa đồng nội tệ mất giá trên 10% và lãi suất tăng trên 25%. Như vậy, có thể hiểu KHTT là sự mất giá nhanh chóng của đồng tiền nội tệ, dự trữ ngoại tệ sụt giảm và lãi suất tăng cao. 2.2. Hệ thống cảnh báo sớm Các nghiên cứu trước đây trên thế giới cho thấy hệ thống cảnh báo sớm KHTT là mô hình được xây dựng dựa trên các chỉ số kinh tế vĩ mô theo một chuỗi thời gian nhất định có khả năng ước lượng xác suất xảy ra một cuộc KHTT. Từ đó nhận diện, cảnh báo sớm KHTT của một quốc gia trong tương lai. Bên cạnh đó, EWS giúp Chính phủ, các cơ quan chức năng và các cấp lãnh đạo đưa ra những chính sách kịp thời để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra KHTT. Các bước xây dựng EWS khủng hoảng tiền tệ gồm: (i) nghiên cứu thực trạng nền kinh tế của quốc gia; (ii) xác định loại mô hình, các biến và nguồn dữ liệu; (iii) ước lượng mô hình kinh tế lượng để tạo ra các cảnh báo sớm KHTT. Các phương pháp sử dụng để cảnh báo sớm KHTT: Hầu hết các nghiên cứu trước đều dựa vào chủ yếu 3 phương pháp cơ bản gồm: phương pháp tín hiệu (phương pháp phi tham số); phương pháp hồi quy (phương pháp tham số); phương pháp chỉ tiêu. (1) Phương pháp tín hiệu (phương pháp phi tham số). Phương pháp tín hiệu được xây dựng bởi Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1998), và sau đó được bổ sung thêm và phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu khác như Bruggemann và Linne (2000), Edison (2000). Phương pháp tín hiệu được dựa trên sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô. Khi các chỉ số này thay đổi bất thường hoặc vượt qua mức kiểm soát thì lập tức có tác động đến nền kinh tế và dấu hiệu của một cuộc KHTT sẽ xuất hiện. Theo đó, xác suất xảy ra KHTT được tính bằng bằng bình quân có trọng số của các tín hiệu khủng hoảng do tập hợp các biến số kinh tế vĩ mô phát ra. Trong phương pháp này, mô hình Signal Approach do Kaminsky, Reinhart và Lizondo (1998) đưa ra là mô hình được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng nhất. Ngoài ra, các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế vĩ mô thường được lựa chọn nhiều nhất như tài khoản vãng lai, tỷ giá thực, dự trữ ngoại hối, thâm hụt ngân sách, lạm phát, tăng trưởng tín dụng… Chỉ số cảnh báo KHTT được tính theo công thức: 54
  3. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 𝑛 1 𝑆𝑡 = ∑ ∗ 𝑆 𝑡,𝑖 𝑤𝑖 𝑖=1 Trong đó, n là số biến; 𝑤 𝑖 là tỷ lệ nhiễu của biến thứ i; 𝑆 𝑡,𝑖 là tín hiệu phát ra của biến thứ i tại thời điểm t. Nếu biến i tại thời điểm t vượt qua ngưỡng khả thi thì có khủng hoảng 𝑆 𝑡,𝑖 = 1 và ngược lại không có khủng hoảng 𝑆 𝑡,𝑖 = 0. Bảng 1. Ma trận các dấu hiệu cảnh báo rủi ro1 Khủng hoảng Không có khủng hoảng (Trong vòng 24 tháng) (Trong vòng 24 tháng) Tín hiệu cảnh báo A B Không có tín hiệu cảnh báo C D Nguồn: Kaminsky, Reinhart và Lizondo (1998) 𝐵/(𝐴+𝐵) Tỷ lệ nhiễu được tính bằng công thức: 𝑤 𝑖 = 𝐶/(𝐶+𝐷) Phương pháp phi tham số có ưu điểm là đơn giản, có thể áp dụng trong điều kiện nguồn dữ liệu bị hạn chế và các biến không phải tuân theo một giả định về phân phối xác suất nhất định. Ngoài ra, phương pháp này sử dụng nhiều chỉ số cảnh báo cùng một lúc qua đó vừa có thể đánh giá nguy cơ KHTT vừa có thể theo dõi, đánh giá riêng từng khu vực trong nền kinh tế có nguy cơ bị tổn thương. Mặc dù vậy, phương pháp cũng có một số nhược điểm như không xác định được mức độ tác động của từng chỉ số kinh tế đối với xác suất xảy ra KHTT, không ước lượng được mức độ tương quan giữa các biến và không kiểm tra được mức độ dự báo đúng của mô hình. (2) Phương pháp hồi quy (phương pháp tham số). Phương pháp tham số là việc ước lượng xác suất xảy ra KHTT bằng cách sử dụng các phương pháp kinh tế lượng trên cơ sở các biến lựa chọn rời rạc. Phương pháp này được xây dựng bởi Eichengreen, Rose và Wyplosz (1995 - 1996) và sau đó được hoàn thiện bởi nhiều nhà kinh tế khác như Frankel và Rose (1996), Berg và Patillo (1999). Trong phương pháp này, hai mô hình chủ yếu được sử dụng để dự báo khủng hoảng là mô hình Logit và Probit. Trong đó, biến phụ thuộc là biến định tính, nhận một trong hai giá trị là 0 và 1, cụ thể 0 là không xảy ra khủng hoảng, 1 là có xảy ra khủng hoảng. Phương pháp tham số có các ưu điểm nổi bật như: có thể ước lượng hệ số, từ đó đánh giá mức độ quan trọng của các biến giải thích trong việc cảnh báo KHTT, xác định mối tương quan giữa các biến trong mô hình, có thể kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình và tỷ lệ dự báo đúng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại những nhược điểm như: mô hình đòi hỏi bộ dữ liệu và cỡ mẫu lớn để việc cảnh báo đạt hiệu quả cao, mô hình phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ hoặc yếu tố sốc. (3) Phương pháp chỉ tiêu. Phương pháp chỉ tiêu là phương pháp theo dõi với tần suất cao (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) một số chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến sự ổn định về kinh tế vĩ mô, tiền tệ và ngân hàng, qua đó đưa ra những phân tích, cảnh báo 55
  4. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 mang tính định tính về những rủi ro tiềm ẩn, những khu vực của nền kinh tế hoặc hệ thống tài chính đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng. Phương pháp chỉ tiêu có ưu điểm như cho phép cập nhật tình hình diễn biến một cách nhanh nhất và thực hiện khá đơn giản và không đòi hỏi chuỗi dữ liệu quá khứ dài. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm như mang tính chủ quan, định tính và thiếu thước đo định lượng. Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp này không ước lượng được xác suất xảy ra khủng hoảng và khó đánh giá mức độ nghiêm trọng. 2.3. Các lý thuyết về cảnh báo khủng hoảng tiền tệ (1) Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất. Mô hình KHTT thế hệ thứ nhất được xây dựng và phát triển bởi nghiên cứu của Paul Krugman (1979) và sau đó được Flood & Garber (1984) cải biến. Mô hình này dựa trên cuộc KHTT ở các nước Mỹ Latinh trong giai đoạn 1960 - 1970. Đặc trưng của những cuộc khủng hoảng này là xảy ra ở các quốc gia có nền kinh tế vĩ mô yếu kém. Cụ thể, thâm hụt ngân sách quá cao buộc Chính phủ phải tăng cung tiền quá mức để bù đắp thâm hụt này, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với lạm phát gia tăng và đồng tiền trong nước bị mất giá, khi đó các nhà đầu tư có xu hướng thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư: giảm tỷ lệ vốn bằng đồng nội tệ và tăng tỷ lệ bằng đồng ngoại tệ. Do đó, để duy trì tỷ giá hối đoái cố định buộc Ngân hàng Trung ương phải bán nhiều ngoại tệ hơn ra thị trường. Tuy nhiên, khi quá trình này diễn ra lâu dài, nguồn dự trữ ngoại hối bị cạn kiệt thì Ngân hàng trung ương buộc phải thả nổi tỷ giá, làm cho đồng tiền nội tệ bị mất giá liên tục và KHTT xảy ra. Mô hình này chỉ ra rằng sự mất cân đối kinh tế vĩ mô là nguyên nhân của KHTT. Cụ thể, sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ hoặc được mở rộng thông qua số nhân tiền tệ của hệ thống ngân hàng sẽ làm cho đồng nội tệ mất giá, thâm hụt tài khoản vãng lai với quy mô lớn và giảm hiệu quả đầu dự án. Sự yếu kém trong công tác quản lý vĩ mô về tài chính, ngân hàng cũng làm suy giảm độ tin cậy của công chúng vào công tác điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ. Tất cả các yếu tố trên có thể gây ra một cuộc KHTT. (2) Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai. Mô hình KHTT thế hệ thứ hai được Obstfeld (1986, 1994, 1996) xây dựng và phát triển. Theo Obstfeld, cuộc khủng hoảng này là tự phát sinh, xuất phát và lây lan từ yếu tố kỳ vọng của các nhà đầu cơ và hành vi đám đông trong bối cảnh các quốc gia có mức độ yếu kém về tài chính và vĩ mô vừa phải. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, khi một quốc gia phá giá đồng tiền sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh ngoại thương của các nước khác trong khu vực, buộc các nước này cũng phải phá giá đồng tiền, từ đó tạo nên một sự lan truyền mạnh mẽ của khủng hoảng. (3) Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba được xây dựng sau khi nghiên cứu các các khủng hoảng của các nước châu Mỹ Latinh giữa thập kỷ 80, cuộc khủng hoảng của các nước Bắc Âu năm 1992 và đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Âu 1997 - 1998. Theo Kaminsky và Reinhart (1999), mô hình cảnh báo thế hệ thứ ba là mô hình cảnh báo về khủng hoảng kép, gắn kết giữa KHTT và khủng hoảng ngân hàng. Cụ thể, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng ngân hàng thường diễn ra trước KHTT. Khi KHTT xảy ra thì nhanh chóng tác động làm trầm trọng thêm khủng hoảng ngân hàng và kết quả là nền kinh tế rơi vào khủng hoảng kép. (4) Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ tư. Trên cơ sở đánh giá các nghiên cứu trước về 56
  5. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 khủng hoảng, Breuer (2004) cho rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản như xuất khẩu, lạm phát, tín dụng nội địa, cung tiền, thâm hụt ngân sách… và các yếu tố phi kinh tế như yếu tố tâm lý, hành vi đám đông, tính lan truyền… thì các yếu tố thể chế cũng là những yếu tố góp phần hay ngăn ngừa khủng hoảng. Cụ thể, các yếu tố như chính trị (bầu cử, cân bằng quyền lực…); trật tự xã hội bao gồm luật pháp, lòng tin, mâu thuẫn sắc tộc, văn hóa, chuẩn mực xã hội; quyền sở hữu… 2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTHH cũng như xây dựng mô hình cảnh báo sớm KHTT đã được sự quan tâm của rất nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước, cụ thể như nghiên cứu của Kaminsky và cộng sự (1999), các tác giả đã nghiên cứu 76 cuộc khủng hoảng tiền tệ - ngân hàng ở 20 quốc gia bằng cách tiếp cận phương pháp tín hiệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số được xem là có khả năng cảnh báo sớm khủng hoảng gồm biến động tỷ giá thực, xuất khẩu, sản lượng, M2/Dự trữ ngoại hối và chỉ số giá chứng khoán. Budsayaplakorn và cộng sự (2010) đã tiếp cận phương pháp tín hiệu và phương pháp tham số để nghiên cứu khả năng xảy ra KHTT tại 5 quốc gia bao gồm Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia và Philippines. Bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng, từ tháng 01/1975 đến tháng 04/1997, kết quả cho thấy tiếp cận theo phương pháp tín hiệu mang lại hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng dư thừa cung tiền thực M1 và tỷ lệ tín dụng trong nước/GDP có tác động đáng kể và tích cực đến khả năng xảy ra KHTT. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và chỉ số giá chứng khoán lại có mối quan hệ ngược chiều với khả năng xảy ra khủng hoảng. Nguyễn Phi Lân (2011) đã sử dụng dữ liệu hàng tháng từ tháng 01/1996 đến tháng 12/2009 để xây dựng mô hình cảnh báo sớm rủi ro KHTT tại Việt Nam. Bằng cách sử dụng mô hình Logit với thời gian dự báo trong vòng 12 tháng đến 24 tháng, kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến được lựa chọn trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê cao và là những nhân tố chính dẫn đến nguy cơ KHTT tại Việt Nam. Trong đó, tỷ giá thực, tăng trưởng tín dụng, thâm hụt vãng lai/GDP, nợ nước ngoài ngắn hạn/Dự trữ ngoại hối, giá dầu thế giới tác động cùng chiều đến khả năng xảy ra KHTT. Ngược lại, dự trữ ngoại hối, tăng trưởng kinh tế trong nước, M2/Dự trữ ngoại hối, tăng trưởng kinh tế Mỹ tác động ngược chiều đến khả năng xảy ra KHTT. Comelli (2014) đã sử dụng phương pháp tham số để xây dựng mô hình dự báo KHTT của 29 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1995 - 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai mô hình Logit và Probit đều cho kết quả tương tự nhau. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, tăng trưởng tín dụng tư nhân/GDP và tài sản ròng nước ngoài ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xảy ra KHTT. Võ Thị Thúy Anh và cộng sự (2016) đã xây dựng mô hình cảnh báo sớm KHTT tại Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2014 theo cách tiếp cận phương pháp tín hiệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 lần mô hình cảnh báo Việt Nam xảy ra KHTT trong giai đoạn nghiên cứu. Các chỉ số đạt hiệu quả cảnh báo khủng hoảng chủ yếu là xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, dư thừa cung tiền thực M1, tín dụng tăng trưởng nóng, suy giảm dự trữ ngoại hối, tăng trưởng tiền gửi huy động thấp, lãi suất cho vay cao hơn so với lãi suất huy động, lãi suất thực cao, lãi suất thực cao hơn so với lãi suất thực nước ngoài và suy giảm sản lượng đầu ra. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường cảnh báo sớm KHTT tại Việt Nam trong tương lai. Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2016) đã nghiên cứu mô hình cảnh báo sớm KHTT tại Việt 57
  6. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Nam giai đoạn từ tháng 01/2002 đến tháng 12/2014 theo cách tiếp cận phi tham số và tham số. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp tham số đạt hiệu quả cao hơn so với phương pháp phi tham số. Bên cạnh đó, mô hình tham số Probit cho thấy 9 chỉ số có khả năng cảnh báo sớm KHTT tại Việt Nam gồm tỷ giá thực, xuất khẩu, M2/Dự trữ ngoại hối, dự trữ ngoại hối, số nhân cung tiền M2, khủng hoảng ngân hàng, tiền gửi ngân hàng, chênh lệch lãi suất trong nước so với nước ngoài và chỉ số giá chứng khoán. Trong khi đó, mô hình phi tham số cho thấy 5 chỉ số đạt hiệu quả cảnh báo KHTT gồm xuất khẩu, M2/Dự trữ ngoại hối, dự trữ ngoại hối, số nhân cung tiền M2 và chỉ số giá chứng khoán. Dựa trên các bằng chứng thực nghiệm ở trên, đa số các nghiên cứu chỉ ra rằng xuất khẩu, dự trữ ngoại hối, tăng trưởng tín dụng, M2/Dự trữ ngoại hối, chỉ số giá chứng khoán… đều tác động đến khả năng xảy ra KHTT. Ngoài ra, các nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như phương pháp tham số, phương pháp phi tham số để đánh giá mối quan hệ giữa các biến cũng như xây dựng mô hình cảnh báo sớm KHTT. 3. Thực trạng kinh tế-tài chính Việt Nam 3.1. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) Chỉ số giá tiêu dùng (%) Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2010 - 2021 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trong giai đoạn 2010 - 2021, GDP của Việt Nam tăng qua các năm và năm 2021 có giá trị đạt mức cao nhất trong giai đoạn này là 5,1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng của GDP trong giai đoạn này không đồng đều. Cụ thể: Giai đoạn 2010 - 2012: Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ vào những tháng cuối năm 2008, đầu năm 2009, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đối mặt với những tác động tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam khi nhu cầu đối với hàng hóa toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về thương mại và các chỉ số khác của nền kinh tế Việt Nam, tạo ra nguy cơ suy thoái. Các biện pháp kích thích kinh tế trong giai đoạn này không đi kèm với sự cải thiện đáng kể về kinh tế vĩ mô. Mặc dù một lượng tiền khổng lồ đã được bơm vào nền kinh tế nhưng khu vực sản xuất chỉ nhận được một phần nhỏ của sự gia tăng này, thay vào đó, dòng tiền chảy vào TTCK và bất động sản. Sự bùng nổ của TTCK và bất động sản khiến Việt Nam đối mặt 58
  7. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 với bong bóng tài sản. Khi bong bóng tài sản vỡ, dòng tiền ngoại tệ rút mạnh khỏi Việt Nam. Trong giai đoạn này hệ thống ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ do tỷ lệ nợ xấu tăng và dự trữ ngoại hối quốc gia sụt giảm nghiêm trọng. Doanh nghiệp ngừng sản xuất trong bối cảnh lạm phát, chi phí vốn vay cao dẫn đến hơn 77.000 doanh nghiệp phá sản trong năm 2011. Hệ quả là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam năm 2012 giảm xuống còn 5,2%, mức thấp nhất kể từ năm 1999 tính đến thời điểm đó. Giai đoạn 2012 - 2015: Giai đoạn này là giai đoạn ổn định và Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng kinh tế. Sau năm 2012, nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu ổn định hơn. Nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên là kiểm soát lạm phát và áp dụng đồng bộ các biện pháp nên chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm đã giảm từ 18,58% năm 2011 xuống còn 9,21% năm 2012 và còn 6,6% năm 2013. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế duy trì trong khoảng 5,2% - 6,2%. Giai đoạn 2016 - 2019: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 đạt 6,21% trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp, và mức tăng trưởng này thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015. Tuy nhiên, các năm sau đó, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, ghi nhận diễn biến tích cực, toàn diện, ổn định với tốc độ tăng dần và dao động trong khoảng 6,8% - 7%. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 xuất siêu khoảng 10 tỷ USD - mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu giai đoạn 2016 - 2019; thị trường tiền tệ, tín dụng tương đối ổn định, tăng trưởng tín dụng đáp ứng được yêu cầu về vốn của nền kinh tế. Giai đoạn 2020 - 2021: Trong 2 năm này, dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid - 19. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, do đó không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của những biến động từ bên ngoài, cụ thể, ở trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao, xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, năng suất lao động vẫn ở mức thấp. Chính vì vậy, tăng trưởng trong 2 năm này đạt thấp nhất trong giai đoạn 2010 - 2021. 3.2. Tình hình tài chính - tiền tệ giai đoạn 2010 - 2021 3.2.1. Thị trường tài chính Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực góp phần vào việc ngày càng hoàn thiện cấu trúc thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ đó, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy hội nhập quốc tế, trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước. Năm 2010 đánh dấu chặng đường 10 năm của TTCK Việt Nam. Thị trường đã có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạch ban đầu về quy mô vốn hóa, số lượng công ty niêm yết tăng gấp 10 lần. Bên cạnh đó, TTCK cũng đã trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với hàng trăm ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2011 được coi là một năm đầy sóng gió đối với TTCK Việt Nam. Các chỉ số chính trên thị trường liên tiếp giảm điểm mạnh, đặc biệt, vào phiên giao dịch ngày 25/05/2011, VN-Index lao dốc xuống mốc 386,36 điểm và đây cũng là mức thấp nhất kể từ 59
  8. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 năm 2009. Sự sụt giảm của thị trường bị ảnh hưởng do những bất ổn vĩ mô như lạm phát tăng cao, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản và phần lớn doanh nghiệp không đạt được kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đã đặt ra. Do đó, thị trường lao dốc nhanh dẫn đến thanh khoản thị trường sụt giảm, và không ít cổ phiếu đã mất tới 80% - 90% giá trị so với đầu năm 2011. Đặc biệt, năm 2014 là năm TTCK Việt Nam chịu nhiều tác động từ những yếu bên ngoài, mà tiêu biểu nhất là sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Đông của Việt Nam vào đầu tháng 5/2014. Cùng với đó là tâm lý e ngại về việc giá dầu thế giới giảm mạnh cũng như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thể hiện quan điểm thắt chặt hơn dòng vốn cho vay đối với việc đầu tư cổ phiếu. Đến năm 2016 - 2019, TTCK Việt Nam lại chịu tác động nhiều từ chính sách bên ngoài như giá dầu thế giới biến động mạnh, sự kiện Brexit, kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ, thương mại Mỹ - Trung … tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các nhà đầu tư. Mặc dù vậy, nhờ vào sự phục hồi của kinh tế trong và ngoài nước cũng như các quyết sách đúng đắn trong công tác điều hành thị trường của cơ quan quản lý đã giúp TTCK Việt Nam có sự tăng trưởng ngoạn mục. Vào năm 2017, VN-Index đã có tăng trưởng vượt bậc, kết phiên ngày 29/12/2017, VN-Index chạm mức đỉnh cao nhất trong 10 năm qua với 984,24 điểm, tăng hơn 48% so với đầu năm. Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của VN-Index đã vượt xa tốc độ tăng trưởng của các thị trường mới nổi và phát triển khác, đưa VN-Index trở thành mức tăng trưởng thứ 3 trên thế giới sau thị trường Argentina (+59,25%) và Mông Cổ (+110,1%). Tới năm 2019, TTCK Việt Nam ghi nhận mức tăng điểm cao nhất khu vực Đông Nam Á với sự tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng. Những tháng đầu năm 2020, TTCK Việt Nam đã chứng kiến những đợt giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Vì vậy, VN-Index sụt giảm 33,51% so với cuối năm 2019 dẫn đến việc các nhà đầu tư trong và ngoài nước liên tục bán ròng, và đây cũng là mức giảm lớn thứ 2 trong lịch sử TTCK Việt Nam chỉ sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2008. Tuy nhiên, nhờ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong việc vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, thị trường đã được hồi phục bền vững, tăng trưởng ngoạn mục và kéo dài tới những tháng còn lại của năm 2020. Cùng với đó lãi suất duy trì ở mức thấp kỷ lục khiến dòng tiền chạy mạnh vào kênh đầu tư chứng khoán và giúp cho các nhà đầu tư quay trở lại với số lượng lớn. Không chỉ vậy, bước sang năm 2021, mặc dù vẫn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng TTCK Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ với nhiều cột mốc lịch sử mới như: (1) Thanh khoản lập kỷ lục mới, tăng 258% so với năm 2020; (2) Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới lập kỷ lục với hơn 1,5 triệu tài khoản, cao kỷ lục trong lịch sử 21 năm thị trường; (3) Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng mạnh, đạt 7,77 triệu tỷ đồng trên 3 sàn và đạt kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây; (4) Quy mô tăng vốn của doanh nghiệp niêm yết cao kỷ lục. Đặc biệt, VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11/2021 khi VN-Index chạm mốc lịch sử 1.500,81 điểm, cao nhất trong 21 năm hoạt động. 3.2.2. Thị trường tiền tệ - ngân hàng Giai đoạn 2011 - 2016. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009, nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016 chịu tác động của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, những bất cập trong nội tại nền kinh tế cũng khiến Việt Nam đứng trước nhiều thách thức lớn. Năm 2011, lạm phát tăng mạnh từ mức 9,19% năm 2010 lên mức 18,58%. Thị trường 60
  9. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 tiền tệ, ngoại hối và thị trường vàng cũng có nhiều biến động với mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao, lên đến 20% - 25%/năm, dự trữ ngoại hối sụt giảm mạnh khiến thanh khoản của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng căng thẳng. Đến năm 2012, nhờ sự đổi mới mạnh mẽ trong việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thị trường của NHNN, lạm phát được kiểm soát và giảm dần. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh từ mức 18,58% năm 2011 xuống còn 0,63% năm 2015, mức thấp nhất kể từ năm 2000. Bên cạnh đó, hàng loạt các chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi được triển khai, các nhóm giải pháp tín dụng được tập trung thực hiện theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Kết quả đạt được là thanh khoản hệ thống ngân hàng từ chỗ thiếu hụt, tiềm ẩn nguy cơ đổ vỡ hệ thống đã cải thiện hơn theo hướng ổn định bền vững; tín dụng tăng trưởng ở mức hợp lý; thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng mạnh dự trữ ngoại hối. Giai đoạn 2016 - 2021: Trong giai đoạn này, do kinh tế thế giới diễn biến bất thường, kinh tế Việt Nam liên tục chịu tác động tiêu cực cả về cung và cầu. Ở giai đoạn này, với sự điều hành linh hoạt, chủ động của NHNN, thị trường tiền tệ-ngân hàng được đảm bảo ổn định, thông suốt, góp phần thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định kinh tế. Ngay trước khi xảy ra đại dịch, giai đoạn 2016 - 2019, kinh tế Việt Nam đã chứng tỏ được sự năng động với việc lạm phát được kiểm soát dưới 4%, môi trường vĩ mô ổn định, thu hút FDI, xuất khẩu được thúc đẩy mạnh mẽ. Giai đoạn này, tăng trưởng tín dụng chậm lại từ mức 17,40% năm 2016 xuống mức 13,15% năm 2020. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế được đẩy mạnh tương ứng từ 6,21% năm 2016 lên 7,02% năm 2019. Các chương trình, chính sách tín dụng được áp dụng hiệu quả, tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát phù hợp, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế. Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát và tàn phá ở hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã thành công trong việc đối phó với đại dịch, không để dịch bệnh lây lan phức tạp trong cộng đồng và duy trì được tốc độ tăng trưởng dương. NHNN đã khẩn trương triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khắc phục tác động của đại dịch. Với việc kịp thời ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020 tạo hành lang pháp lý, cơ chế để tổ chức tín dụng tháo gỡ khó khăn. Tính đến cuối năm 2020, tăng trưởng tín dụng đạt 10,78%, dư nợ tín dụng duy trì được tốc độ tăng trưởng tích cực. Năm 2021, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 nhưng tín dụng vẫn tăng ngay từ đầu năm và cao hơn so với cùng kỳ năm 2020. Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế năm 2021 đạt 14,35%. Các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đồng thời miễn, giảm, hạ lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch… Định hướng năm 2022, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng an toàn, hiệu quả, kiểm soát và xử lý nợ xấu. 61
  10. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 14000000 30 12000000 25 10000000 20 8000000 15 6000000 10 4000000 2000000 5 0 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Cung tiền M2 (Tỷ đồng) Tăng trưởng M2 (%) Hình 2. Giá trị cung tiền M2 và tăng trưởng M2 giai đoạn 2010 - 2021 Nguồn: Vietstock Trong giai đoạn 2010 - 2021, giá trị trung bình cung tiền M2 tăng dần qua các năm, đồng thời, tốc độ tăng trưởng M2 biến động ổn định qua các năm. Xét về giá trị của cung tiền M2, năm 2021 đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn này với khoảng 12 triệu tỷ đồng. Mặc dù năm 2011, tăng trưởng M2 giảm từ 24,63% xuống còn 15,97% vào năm 2012, tuy nhiên, các năm sau đó, biến động của cung tiền giảm nhẹ, và dao động ổn định trong khoảng 13% - 18%. 120000 50 40 100000 30 80000 20 10 60000 0 40000 -10 -20 20000 -30 0 -40 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Dự trữ ngoại hối (Triệu USD) Tăng trưởng dự trữ ngoại hối (%) Hình 3. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2021 Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế Nhận xét chung về giá trị dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2021 có sự biến động không đồng nhất trong giai đoạn này. Tổng dự trữ trung bình tháng tăng lên từ 2010 từ năm 2010 đến 2014, sau đó chững lại từ 2014 đến 2016 và cuối cùng tăng dần trong giai đoạn 2017 - 2021. 62
  11. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Cụ thể, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cùng các bất ổn kinh tế trong nước khiến cho thị trường ngoại hối biến động mạnh. NHNN sau đó đã sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường khiến mức dự trữ ngoại hối giảm xuống mức đáy là 11.543 triệu USD vào tháng 02/2011. Năm 2011 - 2012, NHNN kết hợp thực thi hàng loạt các biện pháp nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, chống tình trạng đô la hóa, bình ổn thị trường ngoại hối. Nhờ đó, dự trữ ngoại hối dần tăng trở lại, đạt 25.161 triệu USD vào tháng 12/2012. Nguồn dự trữ ngoại hối tăng lên giúp đảm bảo giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động của tỷ giá hối đoái và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Bên cạnh đó, giai đoạn này là tiền đề để duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nợ nước ngoài, khả năng đảm bảo tài chính quốc gia, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Thực tế, dự trữ ngoại hối tăng khi NHNN tích cực mua vào ngoại tệ. Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô của Ngân hàng HSBC quý III/2016 dẫn dữ liệu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, đến cuối 2015, dự trữ ngoại hối của Việt Nam duy trì trong khoảng 27,9 tỷ USD. Với việc tỷ giá được ổn định hơn và lạm phát được giữ vững, sau đó 2 năm, dự trữ ngoại hối tháng 07/2018 đã tăng lên mức 57.442 triệu USD. Quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam ngày càng tăng, tình hình cung - cầu trên thị trường ngoại hối được cải thiện đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế và góp phần cải thiện thặng dư cán cân thanh toán quốc tế. Năm 2020, dự trữ ngoại hối đạt 85.675 triệu USD, đánh dấu chuỗi gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2016. Đến cuối năm 2021, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng lên mức 107.437 triệu USD, gấp 7 lần quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước năm 2010. Đây là tiền đề giúp NHNN có nhiều dư địa và giải pháp trong việc điều hành chính sách tiền tệ, điều hành linh hoạt và ổn định thị trường tiền tệ - ngân hàng. Xét về mức độ tăng trưởng của dự trữ ngoại hối cũng có sự khác biệt rõ rệt. Xét chung trong cả giai đoạn 2010 - 2021, dự trữ giảm sâu nhất vào năm 2010 với tỷ lệ giảm trung bình là 30,77%, tuy nhiên, đến năm 2012, tỷ lệ này lại tăng lên mức cao nhất là 44,55% so với năm 2011. Mặc dù năm 2012 ghi nhận tốc độ tăng cao nhất của dự trữ ngoại hối, tuy nhiên, tiếp đến giai đoạn 2013 - 2015, mức độ tăng trưởng dự trữ trung bình giảm từ mức 30,83% của năm 2013 xuống còn -1,7% vào năm 2015. Đến năm 2018, tốc độ này tăng nhanh trở lại khoảng 38,9%, tuy nhiên, từ năm 2019 - 2021, dự trữ tăng trưởng chậm lại, dao động quanh ngưỡng 18,5% - 29,5%. Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh như hiện nay, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ sụt giảm. Mặc dù việc nới rộng biên độ tỷ giá sẽ làm giảm sự cần thiết phải tăng lãi suất trong ngắn hạn, ngăn chặn áp lực tỷ giá và giảm bớt sức ép lên dự trữ ngoại hối, tuy nhiên, với nguy cơ khi FED vẫn tỏ ra mạnh tay và kiên quyết với chính sách tiền tệ thắt chặt trong bối cảnh lạm phát Mỹ liên tục ở mức cao, động thái điều chỉnh nới rộng biên độ tỷ giá của NHNN trong hai tháng cuối năm là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh khi nguồn cung ngoại tệ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quý IV/2022 do xuất khẩu yếu đi và lượng kiều hối chững lại. Mặt khác, trong trường hợp khi dự trữ ngoại hối không còn quá dồi dào và nếu tăng lãi suất quá mạnh cũng sẽ tác động lớn đến trạng thái ổn định của nền kinh tế. 4. Số liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Số liệu Trong nghiên cứu này, dữ liệu hàng tháng được sử dụng thay vì dữ liệu hàng quý hoặc năm, bởi dữ liệu hàng tháng với tần suất cao, có thể theo dõi sát sao bản chất 63
  12. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 không lường trước của khủng hoảng tốt hơn so các dữ liệu có tần suất thấp như quý hoặc năm. Đối với các dữ liệu không được thống kê theo tháng, nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyển đổi tần số trên phần mềm Eviews 10 nhằm nội suy từ số liệu quý. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng tháng giai đoạn 2010 - 2021. Bảng 2. Mô tả nguồn số liệu Biến Đơn vị Nguồn GDP danh nghĩa Tỷ VND Tổng cục Thống kê Xuất khẩu Triệu USD Quỹ Tiền tệ Quốc tế Tỷ giá danh nghĩa VND/USD Quỹ Tiền tệ Quốc tế Dự trữ ngoại hối Triệu USD Quỹ Tiền tệ Quốc tế Nợ nước ngoài quốc gia Tỷ VND Ngân hàng Nhà nước Tín dụng Tỷ VND Vietstock Cung tiền M2 Tỷ VND Vietstock CPI Việt Nam Tổng cục Thống kê Chỉ số giá chứng khoán Điểm Vietstock Lãi suất danh nghĩa % Quỹ Tiền tệ Quốc tế Giá dầu thế giới USD/thùng Ngân hàng Thế giới Nguồn: Tổng hợp của tác giả 4.2. Mô hình nghiên cứu 4.2.1. Xác định các giai đoạn khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới xác định các giai đoạn KHTT qua chỉ số áp lực thị trường ngoại hối (EMP). EMP được giới thiệu lần đầu qua nghiên cứu của Girton và Roper (1977) và sau đó được phát triển và hoàn thiện bởi Eichengreen, Rose và Wyplosz (1996). Theo Eichengreen, Rose và Wyplosz (1996), chỉ số EMP là bình quân gia quyền của sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NER), lãi suất thực (r) và dự trữ ngoại hối (RES). Theo đó, chỉ số EMP được tính theo công thức sau: 1 1 1 𝐸𝑀𝑃 = ∗ ∆𝑁𝐸𝑅 + ∗ ∆𝑟 − ∗ ∆𝑅𝐸𝑆 𝛿 𝑁𝐸𝑅 𝛿𝑟 𝛿 𝑅𝐸𝑆 Trong đó: 𝛿 𝑖 là độ lệch chuẩn của các biến i ∆𝑖 là sự thay đổi của các biến i ở thời điểm t so với thời điểm (t - 1) 64
  13. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 i lần lượt là NER, r, RES Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát Để xác định các giai đoạn KHTT tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng chỉ số EMP trong giai đoạn từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2021, với 144 quan sát. Theo đó, các giai đoạn KHTT tại Việt Nam như sau: CC = 1 nếu 𝐸𝑀𝑃 > 𝜇 𝐸𝑀𝑃 + 2𝛿 𝐸𝑀𝑃 CC = 0 nếu ngược lại Trong đó, 𝜇 𝐸𝑀𝑃 và 𝛿 𝐸𝑀𝑃 lần lượt là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của chỉ số áp lực thị trường ngoại hối. Bảng 3. Các tháng có EMP vượt ngưỡng Biến Biến NER Biến Thời gian r RES động động EMP động r NER RES 01/2010 17.941 4,40 15.318 5,70 11,80 -32,90 4,7895 02/2010 18.243 3,50 15.081 7,46 8,89 -33,42 3,6111 06/2012 20.828 5,70 19.703 1,00 8,45 33,08 3,4245 07/2012 20.828 7,15 20.032 1,06 11,22 20,58 4,5495 08/2012 20.828 7,45 20.774 1,02 12,38 33,51 5,0175 09/2012 20.828 6,01 21.259 0,97 10,88 42,41 4,4120 10/2012 20.828 5,37 21.374 0,58 10,26. 48,60 4,1577 11/2012 20.828 5,29 23.154 0,12 9,61 69,10 3,8931 Nguồn: Tính toán của tác giả 4.2.2. Xác định các chỉ số cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam Dấu kì vọng của các biến trong mô hình được trình bày tại bảng 4 sau đây: 65
  14. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 Bảng 4. Các chỉ số cảnh báo sớm KHTT tại Việt Nam Kỳ Đơn Biến Ký hiệu vọng Nguồn tham khảo vị dấu Nợ nước ngoài quốc Hà Quỳnh Hoa và cộng sự DEBT_RES + gia/Dự trữ ngoại hối (2019) Budsayaplakorn và cộng sự Xuất khẩu EX % - (2010); Võ Thị Thúy Anh và cộng sự (2016) Kamin và cộng sự (2001); M2/Dự trữ ngoại hối M2_RES +/- Edison (2003); Nguyễn Phi Lân (2011) Võ Thị Thúy Anh và cộng sự Lãi suất thực r % + (2016) Lanoie và Lemarbre (1996); Lạm phát CPI % +/- Marchesi (2003); Lê Thùy Linh và cộng sự (2021) Budsayaplakorn và cộng sự Tín dụng/GDP GCRED_GDP + (2010); Võ Thị Thúy Anh và cộng sự (2016) Berg và Patillo (1999); Chỉ số giá chứng Budsayaplakorn và cộng sự VNI % - khoán (2010); Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2016) Edison (2003); Nguyễn Phi Giá dầu thế giới OP % + Lân (2011) Nguồn: Tổng hợp của tác giả (1) Các biến tác động dương Tín dụng/GDP danh nghĩa: Khi tăng trưởng tín dụng tăng lên thì xác suất xảy ra KHTT sẽ tăng với các yếu tố khác không đổi. Tăng trưởng tín dụng là cần thiết để phát triển kinh tế vì khi nguồn vốn đổ vào tín dụng, các thành phần kinh tế sử dụng vốn đó để sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, bất cứ khi nào tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động vốn thì đều coi là có dấu hiệu tăng trưởng nóng. Với nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào vốn vay ngân hàng như hiện nay, do đó, khi tín dụng của các ngân hàng tăng trưởng nóng, điều này sẽ khiến các ngân hàng có thể đẩy tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như bất động sản và chứng khoán, tạo ra bong bóng, gây nợ xấu và tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Nợ nước ngoài quốc gia/Dự trữ ngoại hối: tỷ lệ Nợ nước ngoài quốc gia/Dự trữ ngoại 66
  15. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 hối tăng thì xác suất xảy ra KHTT sẽ tăng với các yếu tố khác không đổi. KHTT có thể bắt nguồn từ khủng hoảng nợ do các khoản đầu tư quá mức và thiếu cẩn trọng được tài trợ chủ yếu từ các khoản vay nước ngoài, trong khi lượng dự trữ ngoại hối không đủ để giải quyết khoản nợ quốc gia. Ngoài ra, các khoản vay phân bổ sai, không sử dụng tài chính vay nợ với sự cân nhắc kỹ lưỡng về rủi ro hối đoái hay phòng ngừa rủi ro bất ổn tiền tệ là những nguyên nhân khác dẫn đến khủng hoảng. Lãi suất thực: Theo World Bank, lãi suất thực là lãi suất cho vay được điều chỉnh theo lạm phát. Lãi suất thực là chỉ số đo lường tự do hóa tài chính, theo đó quá trình tự do hóa có xu hướng sẽ dẫn đến một mức lãi suất thực cao. Lãi suất thực cao chính là một chỉ số cảnh báo về khủng hoảng thanh khoản hoặc là để chống đỡ việc tấn công tiền tệ. Đối với các cú sốc gây ra từ cuộc tấn công tiền tệ, đồng tiền có nguy cơ mất giá và dòng vốn tháo chạy thì giải pháp không rõ ràng và thường có tác động 2 mặt nếu xét những cú sốc từ phía cầu. Tăng lãi suất nhằm khuyến khích giữ lại các dòng quỹ đầu tư nhưng nguy cơ kéo theo suy thoái do cầu đầu tư giảm. Ngược lại, duy trì lãi suất và cho phép nội tệ mất giá thì lại bị tác động của hiệu ứng bảng cân đối tài sản. Mặt khác, tăng thuế và cắt giảm chi tiêu Chính phủ là một khả năng lựa chọn khác nhưng phải đối mặt với sự sụt giảm tăng trưởng kéo theo suy thoái. Tiếp tục duy trì thành tích kinh tế bằng cách mở rộng tài khoá kích cầu thì có thể gây nên tình trạng nghi ngờ khả năng thanh toán nợ nần của chính phủ và làm trầm trọng thêm khả năng bị tấn công đầu cơ. Do đó, tác động của việc lãi suất thực thường làm tăng khả năng suy thoái kinh tế. Lạm phát: Lạm phát tác động cùng chiều với khả năng xảy ra KHTT với các yếu tố khác không đổi. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của những tài sản không có lãi mà nó còn làm hao mòn giá trị của những tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức. Lạm phát tăng cao làm tăng giá cả, ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền, góp phần tăng khả năng KHTT, gây bất ổn nền kinh tế. Giá dầu thế giới: Giá dầu thế giới có tác động cùng chiều với xác suất xảy ra KHTT ở Việt Nam với các yếu tố các không đổi. Dầu là nguồn nhiên liệu quan trọng, là đầu vào vận chuyển thiết yếu không thay đổi trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, dầu còn là hàng hóa kinh doanh phổ biến trên thế giới. Do đó, sự biến động của giá dầu tăng ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, chính sách tiền tệ, thu nhập quốc dân, chi phí sản xuất, lợi nhuận của doanh nghiệp… ảnh hưởng đến giá trị tài sản và thị trường tài chính nói chung. Trong thời gian qua, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga - nước xuất khẩu năng lượng lớn thứ hai thế giới, đã ảnh hưởng đến nguồn cung năng lượng toàn cầu khiến giá dầu thế giới liên tục biến động mạnh. Mặt khác, kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, do đó, việc giá dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu và từ đó tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ngoài ra, giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo giá hàng hóa tăng lên, tạo áp lực lên lạm phát và làm ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người dân. Vì vậy, giá dầu thế giới có tác động cùng chiều đến khả năng xảy ra KHTT. (2) Các biến tác động âm Tăng trưởng xuất khẩu: Trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF, xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu 67
  16. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, đồng thời là nguồn cung ngoại tệ lớn nhất của một quốc gia. Nếu một nước xuất siêu lớn và thường xuyên thì chứng tỏ nước đó có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào và phục vụ tốt cho nhu cầu điều tiết tỷ giá của Chính phủ. Tăng trưởng xuất khẩu cũng là chỉ số đo lường việc mất đi khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặt khác, nếu đồng nội tệ mất giá, làm tăng giá tương đối của hàng hóa đó ở thị trường nước ngoài, lượng doanh thu có được từ hoạt động xuất khẩu giảm xuống, doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm sản lượng xuất khẩu, từ đó dẫn tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm sút. Ngược lại, khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ giảm giá thì các hoạt động xuất khẩu sẽ được khuyến khích. Lúc này, doanh thu có được từ xuất khẩu sẽ lớn hơn. M2/Dự trữ ngoại hối: Tỷ lệ tăng trưởng cung tiền trên dự trữ ngoại hối có tác động âm tới xác suất xảy ra KHTT. Điều này có thể giải thích đơn giản hơn rằng khi tỷ lệ M2/Dự trữ tăng lên với các yếu tố khác không đổi, thì sẽ giảm khả năng xảy ra KHTT. Nguyên nhân được giải thích rằng, lượng cung tiền lớn, đáp ứng tối đa nhu cầu chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ của các cá nhân, làm giảm tình trạng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ, góp phần tích cực vào bình ổn nền kinh tế. Kết quả ước lượng cũng hàm ý về mặt dài hạn sự gia tăng của dự trữ ngoại tệ sẽ giúp Việt Nam gia tăng sự ổn định vĩ mô. Dự trữ ngoại tệ tăng vừa là yếu tố góp phần làm giảm bất ổn kinh tế, vừa là yếu tố đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. 4.2.3. Mô hình nghiên cứu Để thực hiện cảnh báo sớm KHTT tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng mô hình Logit. Theo đó, mô hình nghiên cứu có dạng như sau: 1 𝐶𝑟𝑖𝑠𝑖𝑠 𝑖,𝑡 = 1+ 𝑒 −(𝛼0 + 𝛼1 𝑋1𝑖,𝑡+𝛼2 𝑋2𝑖,𝑡+⋯+ 𝛼 𝑘 𝑋 𝑘𝑖,𝑡) Biến phụ thuộc: Biến xác suất xảy ra KHTT được chọn làm biến phụ thuộc với khung thời gian cảnh báo trong vòng 12 - 24 tháng. Biến độc lập: Các biến độc lập là 8 chỉ số có khả năng cảnh báo sớm KHTT được trình bày tại Bảng 4. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Kết quả ước lượng mô hình Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình EWS Biến EWS (1) EWS (2) -0,1020676** -0,132593* Xuất khẩu (0,0288) (0,0574) 0,832866** Nợ nước ngoài quốc gia/Dự trữ ngoại hối (0,0278) 0,1221865* Tín dụng/GDP danh nghĩa (0,0877) -0,0192386 -0,127421** M2/Dự trữ ngoại hối (0,2447) (0,0283) 68
  17. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 3,605057*** 3,721250** Lãi suất thực (0,0062) (0,0186) 1,195775*** 0,508165* Lạm phát (0,0014) (0,0718) -0,083252 Chỉ số giá chứng khoán (0,2066) 0,0320293* 0,091455* Giá dầu thế giới (0,0814) (0,0889) -27,04396**** -36,59317** C (0,0027) (0,0115) R2 0,5869 0,6680 Chú ý: ***, **, * lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%. Nguồn: Tính toán của tác giả trên Eviews Mô hình EWS (1): gồm 6 biến bao gồm: xuất khẩu, tín dụng/GDP danh nghĩa, M2/Dự trữ ngoại hối, lạm phát thực, lạm phát, và giá dầu thế giới. Kết quả ước lượng cho thấy, R2 = 0,5869, tức là các biến sử dụng trong mô hình giải thích được 58,69% khả năng xảy ra KHTT tại Việt Nam. Cụ thể, trong 6 biến được lựa chọn có 5 biến có ý nghĩa thống kê trừ M2/Dự trữ ngoại hối. Trong đó: - Khi xuất khẩu tăng lên 1% và các yếu tố khác không đổi thì khả năng xảy ra KHTT giảm 0,9% so với khả năng không xảy ra KHTT; - Khi Tín dụng/GDP danh nghĩa tăng lên 1% và các yếu tố khác không đổi thì khả năng xảy ra KHTT tăng 1,13% so với khả năng không xảy ra KHTT; - Khi lãi suất thực tăng lên 1% và các yếu tố khác không đổi thì khả năng xảy ra KHTT tăng 36,78% so với khả năng không xảy ra KHTT; - Khi lạm phát tăng lên 1% và các yếu tố khác không đổi thì khả năng xảy ra KHTT tăng 3,31% so với khả năng không xảy ra KHTT; - Khi giá dầu thế giới tăng lên 1% và các yếu tố khác không đổi thì khả năng xảy ra KHTT tăng 1,03% so với khả năng không xảy ra KHTT. Mô hình EWS (2): gồm 7 biến, trong đó có 6 biến có ý nghĩa thống kê, giải thích được 66,80% khả năng xảy ra KHTT tại Việt Nam bao gồm: xuất khẩu, nợ nước ngoài quốc gia/Dự trữ ngoại hối, M2/Dự trữ ngoại ngoại hối, lãi suất thực, lạm phát và giá dầu thế giới. Trong đó: - Khi xuất khẩu tăng lên 1% và các yếu tố khác không đổi thì khả năng xảy ra KHTT giảm 0,88% so với khả năng không xảy ra KHTT; - Khi Nợ nước ngoài quốc gia/Dự trữ ngoại hối tăng lên 1% và các yếu tố khác không đổi thì khả năng xảy ra KHTT tăng 2,3% so với khả năng không xảy ra KHTT; - Khi M2/Dự trữ ngoại hối tăng lên 1% và các yếu tố khác không đổi thì khả năng xảy ra KHTT giảm 0,88% so với khả năng không xảy ra KHTT; - Khi lãi suất thực tăng lên 1% và các yếu tố khác không đổi thì khả năng xảy ra KHTT tăng 41,32% so với khả năng không xảy ra KHTT; - Khi lạm phát tăng lên 1% và các yếu tố khác không đổi thì khả năng xảy ra KHTT tăng 1,66% so với khả năng không xảy ra KHTT; 69
  18. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 - Khi giá dầu thế giới tăng lên 1% và các yếu tố khác không đổi thì khả năng xảy ra KHTT tăng 1,1% so với khả năng không xảy ra KHTT. 5.2. Khả năng dự báo của mô hình Bảng 6. Tỷ lệ dự báo đúng EWS (1) EWS (2) Tỷ lệ dự báo đúng 95,77% 96,48% Nguồn: Tính toán của tác giả trên Eviews Từ bảng 5 cho thấy, tỷ lệ dự báo đúng KHTT của cả 2 mô hình là khá cao ở mức trên 95%. 5.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình Bảng 7. Kiểm định LR - Test EWS (1) EWS (2) LR statistic 36,13 41,12 Prob 0,000 0,000 Nguồn: Tính toán của tác giả trên Eviews Ta có, Prob = 0,000 < 0,05. Vậy với mức ý nghĩa 5% thì 2 mô hình hồi quy là phù hợp. 6. Kết luận và khuyến nghị Thứ nhất, kiểm soát lạm phát tốt. Các nhà hoạch định chính sách cần phải chủ động và linh hoạt trong việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý một cách hợp lý, tránh gây cú sốc đến tâm lý người tiêu dùng. Ngoài ra, biến động của giá xăng dầu là khá nhạy cảm với lạm phát do Việt Nam có độ mở nền kinh tế lớn và xăng dầu là hàng hóa đầu vào quan trọng của nền kinh tế. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách cần phải theo dõi sát diễn biến giá dầu thế giới, đồng thời sử dụng hợp lý Quỹ bình ổn xăng dầu hoặc xem xét các đề xuất liên quan đến việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng này để giảm áp lực lên lạm phát. Thứ hai, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bền vững về cả số lượng và chất lượng. Có thể thấy, hoạt động xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả ấn tượng. Song, xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là xuất thô có giá trị thấp trong khi phải nhập khẩu các yếu tố đầu vào. Do đó, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp cần phải chủ động, linh hoạt triển khai các giải pháp để tận dụng hiệu quả các lợi thế do các FTA mang lại để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Chính phủ cần theo dõi các biến động giá nguyên, nhiên liệu đầu vào thế giới và đưa ra những giải pháp, chính sách hỗ trợ bình ổn giá giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng chi phí đầu vào. Thứ ba, chính sách kiểm soát cung tiền M2. Cung tiền M2 là một chỉ tiêu chịu sự ảnh hưởng của nhiều chỉ tiêu kinh tế khác như: lạm phát, lãi suất huy động, lãi suất cho vay, chính 70
  19. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 sách tiền tệ của NHNN… Tổng phương tiện thanh toán M2 có xu hướng gia tăng theo các năm và phải phù hợp với tăng trưởng GDP, nếu có sự biến động tăng bất thường nào đều là nguy cơ thừa tiền trong lưu thông và dẫn đến KHTT. Do đó, việc Ngân hàng nhà nước cần có những chính sách kiểm soát lượng cung tiền lưu thông trong nền kinh tế bằng cách sử dụng những công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tác động đến hệ số nhân tiền M2, giảm bớt lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế và kiềm chế lạm phát ở mức ổn định, đồng thời, chủ động điều hành linh hoạt tiền cung ứng và các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường, đảm bảo thanh khoản, hạn chế rủi ro khủng hoảng. Thứ tư, đảm bảo dự trữ ngoại hối. Suy giảm dự trữ ngoại hối là nguyên nhân xảy ra KHTT cao. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam có sự biến động không đồng đều, mặc dù có sự gia tăng liên tục về mặt giá trị. Mặt khác, sự đánh giá quy mô dự trữ ngoại hối không chỉ được xem xét ở khía cạnh số lượng, mà còn ở khía cạnh khả năng đảm bảo được bao nhiêu tuần nhập khẩu. Theo đánh giá của IMF, dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia đó sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối. Năm 2021, nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 332 tỷ USD, như vậy với mức hơn 100 tỷ USD, dự trữ ngoại hối hiện tương ứng khoảng 17 tuần nhập khẩu, vẫn rất thấp so với các nước khác trong khu vực ASEAN. Điều này cho thấy khả năng giảm sốc của Việt Nam trước những biến động từ bên ngoài là khá thấp so với các nước trong khu vực. Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các biến pháp nhằm thúc đẩy tập trung các nguồn ngoại hối (đặc biệt là ngoại tệ), từ đó sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thông qua việc thực hiện các chính chính tiền tệ, mua bán ngoại hối trên thị trường để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng. Thứ năm, NHNN cần đẩy mạnh giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô. Để giảm xác suất xảy ra KHTT cũng như hạn chế tối đa tác động tiêu cực của KHTT, Chính Phủ và NHNN cần có chính sách hợp lý để kiểm soát cung tiền, lạm phát, lãi suất và tỷ giá; đảm bảo tăng trưởng huy động hợp lý; từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, NHNN cần sử dụng kết hợp linh hoạt chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm bám sát mục tiêu điều tiết chung của Chính phủ, ứng phó với những bất ổn kinh tế vĩ mô, hỗ trợ giảm thiểu những tổn thương phát sinh sau đó đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với nhiều biến động phức tạp trên thị trường tài chính quốc tế. Chú thích 1. A: thời gian mà chỉ số dự báo tốt (tính bằng tháng), B: thời gian mà chỉ số dự báo nhiễu/kém (tính bằng tháng), C: thời gian mà chỉ số dự báo sai (tính bằng tháng), D; thời gian mà chỉ số không dự báo khủng hoảng (tính bằng tháng) 71
  20. PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO Võ Thị Thúy Anh, Trần Nguyễn Trâm Anh, Hà Xuân Thùy (2016). Mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, 27(6): 2-22. Berg, A. and C. Pattillo (1999). Predicting currency crises: the indicators approach and an alternative. Journal of International Money and Finance, 18(4): 561–586. Budsayaplakorn, S., Dibooglu, S., Mathur, I. (2010). Can macroeconomic indicators predict a currency crisis? Evidence from selected Southeast Asian countries. Emerging Markets Finance and Trade, 46(6): 5-21. Breuer, J.B. (2004). An exegesis on currency and banking crises. Journal of Economic Surveys, 18(3), 293-320. Comelli, M.F. (2014). Comparing the performance of logit and probit Early Warning Systems for currency crises in emerging market economies. International Monetary Fund. Flood, R.P., and Garber, P.M. (1984). Collapsing exchange-rate regimes: some linear examples. Journal of international Economics, 17(1-2), 1-13. Girton, L., and Roper, D. (1977). A monetary model of exchange market pressure applied to the postwar Canadian experience. The American economic review, 67(4): 537-548. Kaminsky, G., Lizondo, S., and Reinhart, C. M. (1998). Leading indicators of currency crises. Staff Papers, 45(1): 1-48. Kaminsky, G. L., & Reinhart, C. M. (1999). The twin crises: the causes of banking and balance-of-payments problems. American economic review, 89(3), 473-500. Krugman, P. (1979). A model of balance-of-payments crises. Journal of money, credit and banking, 11(3), 311-325. Kamin, S. B., Schindler, J. W., & Samuel, S.L. (2001). The contribution of domestic and external factors to emerging market devaluation crisis: An early warning systems approach. Available at SSRN 286279. Edison, H.J. (2003). Do indicators of financial crises work? An evaluation of an early warning system. International Journal of Finance & Economics, 8(1), 11-53. Nguyễn Phi Lân (2011). Mô hình cảnh báo sớm và chính sách hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô. Tạp chí Ngân hàng, 27-37. Nguyễn Thị Mỹ Phượng (2016). So sánh hệ thống cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam theo cách tiếp cận tham số và phi tham số. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Tập 19. Obstfeld, M. (1984). Rational and self-fulfilling balance-of-payments crises, National Bureau of Economic Research, No. w1486. Obstfeld, M. (1996). Models of currency crises with self-fulfilling features. European economic review, 40(3-5): 1037-1047. Borensztein, E, A Berg, G-M Millesi-Ferretti and C Pattillo (1999). Anticipating Balance of Payments Crises – The Role of Early Warning Systems. IMF Occasional Paper, forthcoming. Tô Ngọc Hưng (2011). Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam 72
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2