YOMEDIA
ADSENSE
Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào tổ chức các hoạt động với vật liệu thiên nhiên cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
461
lượt xem 34
download
lượt xem 34
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu của nghiên cứu này là: Xây dựng một phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào tổ chức các hoạt động với vật liệu thiên nhiên (bột mì, lá cây, cành cây khô, hoa quả khô…) cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào tổ chức các hoạt động với vật liệu thiên nhiên cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non
- Năm học 2015 - 2016 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH REGGIO EMILIA VÀO TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG VỚI VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG MẦM NON Cao Thị Hiền Hòa, Phạm Thị Mỹ Dung, Lê Tú Quỳnh (SV năm 3, Khoa Giáo dục Mầm non) GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non hiện nay đang đổi mới theo phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, cho trẻ học qua trải nghiệm của chính mình, chú trọng đổi mới môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ khám phá [1]. Muốn cho trẻ được trải nghiệm thực tế, tích cực hoạt động, sáng tạo người giáo viên cần có phương pháp thích hợp để tổ chức các hoạt động kích thích, khơi gợi trẻ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại các trường mầm non, giáo viên chưa thực sự chú trọng tới việc tạo ra môi trường vật chất, sử dụng các vật liệu thiên nhiên (VLTN) hấp dẫn, làm phong phú, khai thác chưa hết tiềm năng khám phá và học hỏi từ nguồn tài nguyên này. Mặc dù, VLTN luôn có sẵn, dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, gần gũi với trẻ như là lá cành cây, hoa khô, sỏi đá, bột mì... Nếu có, các VLTN ở các góc bày trí chưa thu hút, khơi gợi trẻ, thiếu thẩm mỹ, ý nghĩa trọng tâm hoạt động chưa được sử dụng để làm cho trẻ chú ý hay hứng thú tham gia, khám phá; còn mang nặng tính trưng bày, đối phó, trẻ khó cơ hội tiếp cận. Vậy nên trẻ thờ ơ đi qua hay dừng lại chỉ nghịch với những VLTN đó không phát triển được ý tưởng hoạt động, nếu có được cơ hội sử dụng là do sự sắp đặt, gượng ép của cô lên trẻ nhưng vẫn chưa đủ để trẻ trải nghiệm, khám phá, chỉ dừng lại ở mức làm quen, ý tưởng nghèo nàn và chưa thể vận dụng. Cách tổ chức các hoạt động chưa kích thích trẻ hứng thú, chủ động khám phá, tìm hiểu, sáng tạo còn mang nặng tính áp đặt lên trẻ, ít quan tâm đến tính sáng tạo, tò mò của trẻ. Tìm hiểu kinh nghiệm từ các mô hình giáo dục mầm non nổi tiếng trên thế giới, chúng tôi thấy mô hình Reggio Emilia (xuất phát từ Ý) là một mô hình giáo dục lí tưởng, rất hiệu quả, trẻ học qua trải nghiệm, tương tác của chính mình với thế giới xung quanh. Đặc biệt, mô hình này chú trọng tới xây dựng môi trường học tập vật chất mời gọi, bày trí vật liệu có khả năng kích thích trẻ hứng thú. Trẻ tự khởi xướng hoạt động, tham gia tìm hiểu, tương tác, khám phá, trải nghiệm, phát triển nhiều ý tưởng một cách phong phú, sáng tạo. Giáo viên là người cộng sự cùng trẻ, hướng dẫn trẻ trong quá trình diễn ra hoạt động [2]. Qua đó, trẻ học được rất nhiều điều, học tích hợp bao gồm cả khám môi trường xung quanh, tạo hình, phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, làm 205
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH quen toán, thể chất... Những điều này rất thích hợp với các quan điểm đổi mới cho trẻ học qua trải nghiệm chính mình, dạy học tích hợp của chương trình giáo dục mầm non nước ta hiện nay. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào tổ chức các hoạt động với VLTN cho trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng một phương án ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào tổ chức các hoạt động với VLTN (bột mì, lá cây, cành cây khô, hoa quả khô…) cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non. 1.3. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi xác định phải thực hiện các nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu sau: 1.3.1. Nghiên cứu lí luận Hệ thống hoá một số vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: cách tiếp cận dạy học của mô hình giáo dục Reggio Emilia, tầm quan trọng của môi trường vật chất đối với sự phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, tính tò mò ham hiểu biết của trẻ và nguyên tắc học, khám phá, trải nghiệm của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để hệ thống hóa một số vấn đề lí luận này. 1.3.2. Nghiên cứu thực trạng Khảo sát thực trạng về việc thiết kế, sử dụng môi trường vật chất và VLTN để kích thích trẻ hoạt động, khám phá trong lớp học độ tuổi 3-4 tại các trường mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Chúng tôi sử dụng các phương pháp tìm hiểu thực trạng để thu thập, xử lí thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu từ đó đưa ra thực trạng một cách khách quan nhất. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu hỏi cho các giáo viên đang dạy tại lớp mẫu giáo độ tuổi 3-4 tại trường mầm non tại TPHCM để thu thập thông tin, thực trạng về việc thiết kế môi trường vật chất nhằm tổ chức các hoạt động cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo tại trường mầm non. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn thành viên ban giám hiệu, giáo viên nhằm thu thập ý kiến, thông tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Phương pháp quan sát trẻ: Quan sát trẻ trong quá trình hoạt động với môi trường vật chất, sử dụng các nguyên vật liệu; cách thiết kế môi trường vật chất trong lớp học và quá trình tổ chức hoạt động của giáo viên. Phương pháp toán thống kê trong nghiên cứu khoa học giáo dục: Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu thu thập được. 206
- Năm học 2015 - 2016 1.4. Xây dựng và thử nghiệm phương án “Ứng dụng mô hình Reggio Emilia vào tổ chức các hoạt động vớiVLTN (bột mì, lá cây, cành cây khô, hoa quả khô…) cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non.” Dựa trên cơ sở lí luận và thực trạng chúng tôi tiến hành thử ngiệm phương án “Ứng dụng cách tiếp cận của mô hình Reggio Emilia vào tổ chức các hoạt động với VLTN (bột mì, lá cây, cành cây khô, hoa quả khô…) cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo tại trường mầm non”. Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của phương án này. Nhằm đánh giá kết quả thử nghiệm một cách khách quan, sinh động chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá portfolio kết hợp lấy ý kiến của giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường và phương pháp đánh giá định tính. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lí luận Môi trường vật chất có tầm quan trọng đối với sự học tập và phát triển của trẻ. Nhà tâm lí học nổi tiếng Piaget cho rằng trẻ em không thụ động mà tích cực trong việc khám phá thế giới. Trẻ em kiến tạo tri thức cho mình bằng cách xử lí những thông tin có được từ những trải nghiệm với thế giới xung quanh. Vì vậy, Piaget kêu gọi dạy học lấy trẻ làm trung tâm và cho trẻ được tự do khám phá thế giới xung quanh [3]. Theo Montessori1, môi trường vật chất là người thầy giáo thứ hai trong lớp học. Mô hình Reggio Emilia nhận định môi trường vật chất là người giáo viên thứ ba trong lớp học của trẻ, sau giáo viên và bạn bè của trẻ. Hiệu quả của hoạt động học tập phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của môi trường vật chất trong lớp học. Trẻ cần một môi trường vật chất thật hấp dẫn để lôi kéo trẻ khám phá và thật phong phú để trẻ có thể học hỏi thật nhiều điều. Tuy nhiên, trẻ khó có thể tìm hiểu môi trường xung quanh một mình mà thông qua giao tiếp với bạn bè nhiều kinh nghiệm hơn và đặc biệt là với người lớn, những người đang lưu giữ kho tàng tri thức và văn hóa. Vì vậy, giáo viên có tầm quan trọng rất lớn đối với sự học tập và phát triển của trẻ. Đặc biệt là vai trò “dạy học hướng tới vùng phát triển gần nhất của trẻ”. Vùng phát triển gần nhất chính là những kiến thức không quá dễ và quá khó đối với trẻ nhưng trẻ phải có một sự nỗ lực nhất định để giải quyết được vấn đề trong sự hỗ trợ, hướng dẫn của giáo viên. Dạy học phải đi trước sự phát triển của trẻ một bước đê kích thích, dẫn dắt và định hướng sự phát triển [3]. Tìm hiểu kinh nghiệm từ các mô hình giáo dục mầm non nổi tiếng trên thế giới hiện nay, chúng tôi nhận thấy mô hình giáo dục Reggio Emilia đã thực hiện, triển khai có hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của trẻ cũng như xu hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dạy học theo hướng tích hợp. Theo tập chí Newsweek, mô hình Reggio Emilia được đánh giá là mô hình giáo dục mầm non tốt nhất trên thế giới [4]. 1 Nhà giáo dục học người Ý. 207
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Cách tiếp cận Reggio Emilia nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường, được xem như là “giáo viên thứ ba” của trẻ. Theo Reggio Emilia, môi trường học tập phải cung cấp nguồn cảm hứng và kích thích, mời gọi, lôi kéo trẻ. Không gian học được lấp đầy với ánh sáng tự nhiên, có trật tự và thẩm mỹ [5]. Một không gian học tập chào đón khơi gợi tính tò mò, khám phá và giao tiếp sẵn có trong mỗi đứa trẻ. Môi trường được thiết kế chu đáo tập trung vào cấu trúc, đồ vật và cách bày trí khiến đứa trẻ có những sự lựa chọn cho riêng mình, chúng giải quyết vấn đề, tìm hiểu tỉ mỉ và khám phá với sự lựa chọn đó. Bầu không khí mời gọi làm tăng hứng thú tích cực trải nghiệm và học tập trong trẻ [6]. Trong môi trường đó, trẻ là nhân vật chính khởi xướng, xây dựng quá trình hoạt động học tập của chính mình. Chương trình giảng dạy được bắt nguồn, dẫn dắt từ chính nhu cầu, kinh nghiệm, khả năng, hứng thú của trẻ. Trẻ được phép làm việc theo suy nghĩ, hứng thú, kinh nghiệm, nhu cầu riêng của mình để kết quả có được là lợi ích thực sự của quá trình tư duy từ trẻ [7]. Và người giáo viên phải thấy mình như là cộng sự trong việc hợp tác xây dựng hệ thống kiến thức với các trẻ, giáo viên cùng với trẻ khám phá, phát hiện, và học tập với nhau, đánh thức tiềm năng, nuôi dưỡng và phát triển chúng. Điều này khuyến khích trẻ tích cực tham gia tìm hiểu, khám phá, đóng góp. Nhận thức được sự phù hợp, cấp thiết của việc ứng ứng dụng mô hình giáo dục Reggio Emilia vào việc tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non nói chung trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng. Chúng tôi quyết định sẽ áp dụng về cách tạo dựng môi trường vật chất mời gọi trẻ, cách bày trí các vật liệu và cách thức tổ chức để trẻ được tự do đề xuất ý tưởng, khám phá, trải nghiệm trong môi trường đó cùng với sự khuyến khích, hỗ trợ của giáo viên. Việc ứng dụng này có thể giúp khắc phục được những thiếu sót, yếu kém hiện nay, giáo viên biết cách xây dựng môi trường mời gọi trẻ khám phá, trải nghiệm, kích thích khả năng hứng thú, tò mò, tích cực của trẻ, dần dần tiếp cận quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. 2.2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng vật liệu thiên nhiên trong lớp học mầm non độ tuổi 3 - 4 tại TPHCM Để đảm bảo tính trung thực, khách quan và chứng cứ thực tiễn trong nghiên cứu khoa học, chúng tôi tiến hành điều tra tại 12 trường mầm non thuộc các quận: 1, 3, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận trong nội thành TPHCM. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát 50 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi bằng phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp 12 người trong ban giám hiệu, 6 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và quan sát 12 lớp học độ tuổi 3 - 4 thuộc các trường mầm non, mẫu giáo trên. Sau khi tìm hiểu thực trạng chúng tôi nhận thấy, giáo viên chưa thực sự chú trọng, thực hiện tốt công việc đưa VLTN vào tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là do giáo viên chưa biết cách tổ chức các hoạt động nhằm khơi gợi, kích thích tính hứng thú của trẻ với VLTN, chưa biết cách bày trí để thu hút, mời gọi trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm với VLTN. Mặt khác, một số giáo viên đánh giá 208
- Năm học 2015 - 2016 chưa cao khả năng khám phá, học tập vui chơi của trẻ, theo giáo viên trẻ 3 - 4 tuổi chưa có đủ kinh nghiệm, kĩ năng để tham gia hoạt động với VLTN. Các tổ chức mang tính áp đặt của giáo viên lên trẻ, trẻ thiếu sự tự do, khám phá, trải nghiệm và sáng tạo. Giáo viên quá chú trọng tới kết quả tìm hiểu, sản phẩm, tức là “học cái gì? hơn là học như thế nào?”. Chương trình giáo dục mầm non mới đang nỗ lực chú ý đến quá trình học hỏi, khám phá của trẻ. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng phương án thử nghiệm về việc tổ chức các hoạt động với VLTN tại trường mầm non cho trẻ 3 – 4 tuổi. Điều cốt yếu không phải là cố gắng đưa vào bộ óc non nớt của trẻ càng nhiều kiến thức càng tốt, đốt cháy giai đoạn trong sự phát triển của trẻ mà là thông qua những hoạt động cụ thể chúng ta giúp trẻ có những hiểu biết sinh động, thú vị và đúng đắn tuy còn hết sức đơn giản. 2.3. Xây dựng và thực nghiệm phương án “Ứng dụng mô hình giáo dục Reggio Emilia vào tổ chức các hoạt động với VLTN (bột mì, lá cây, cành cây khô, hoa quả khô…) cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi” 2.3.1. Phương án thử nghiệm Cách bày trí: Bố trí ở nơi an toàn, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo đủ không gian cho một nhóm trẻ hoạt động cùng nhau. Lựa chọn VLTN, đồ dùng , đồ chơi an toàn cho trẻ khi hoạt động. Bày trí đơn giản, màu sắc hài hòa, không lòe loẹt, đối tượng chính cần nổi bật. Trưng bày một số hình ảnh trẻ đang chơi cùng với các VLTN. Thiết kế góc trưng bày sản phẩm của trẻ, sáng tạo nhiều hình thức trưng bày như đặt trên kệ, treo, dán trên tường hay treo rủ xuống trong không gian. Đề xuất cách chơi với bột và các VLTN Các vật liệu: Bột mì Muỗng gỗ (hoặc nhựa), dao nhựa, tô, chén, hũ nhựa, đồ rây, hay, bìa cứng chống dính, màu nước, màu thực phẩm. Các VLTN khác: hạt, sỏi đá, cành cây, lá cây, quả, hoa, vỏ sò, ốc... Trứng gà, gia vị, lò nướng. Các VL mở: hạt, nút, ống hút, kẽm lông… Chú ý: Không khuyến khích trẻ sử dụng các bộ đồ chơi đi kèm với một bộ chơi bột thường có ở tiệm. Bởi vì: các bộ đồ chơi sẵn thường hạn chế khả năng tìm hiểu của 209
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH trẻ, trẻ dễ dàng làm ra sản phẩm theo mẫu và đồ chơi mua tại các cửa tiệm thường có hướng dẫn sử dụng, hình sản phẩm mẫu và điều này chắc chắn sẽ kiềm chế sự khám phá, thử nghiệm, sáng tạo của trẻ. Mục đích: Xác định hứng thú, nhu cầu của trẻ và định hướng trẻ Khuyến khích trẻ tương tác, trao đổi với bạn bè về những gì trẻ đang làm. Tạo cơ hội để trẻ sáng tạo trong cách chơi – biết cách sử dụng và phối hợp các VLTN khác nhau. Hướng dẫn cách hoạt động cùng trẻ Các bước thực hiện Bước 1: Chuẩn bị 1) Cô chuẩn bị môi trường (có thể cùng trẻ): đồ dùng, vật liệu, thời gian và địa điểm tổ chức cho trẻ. 2) Sắp xếp, bày trí các nguyên vật liệu trên bàn, trên kệ mời gọi, kích thích trẻ khám phá, vui chơi với mỗi hoạt động. Bước 2: Xác định hứng thú, nhu cầu của trẻ và định hướng trẻ [8]. 1) Cô và trẻ cùng khám phá bằng cách của mình, cô không hướng dẫn cặn kẽ các bước kĩ năng mà chỉ âm thầm thao tác một cách chậm rãi bên cạnh trẻ để trẻ có cơ hội quan sát nếu cần. Ưu tiên hoạt động tự khám phá và đề xuất trước tiên: cho phép trẻ làm hoặc đề xuất điều gì đó. Chờ đợi và không vội nhận xét. Tránh thể hiện rằng trẻ nên làm gì. 2) Khuyến khích trẻ nêu cảm nhận của mình khi tiếp xúc với bột. Cô quan sát, lắng nghe và đánh giá hứng thú, hiểu biết đã có và mong muốn khám phá của trẻ (có thể có sự tham gia của giáo viên trong các hoạt động này). Quan sát: trẻ và hành động của trẻ. Quan sát, xem xét cách trẻ khám phá bột mì, các VLTN khác nhau. Chấp nhận các cách trẻ hoạt động. Cần cho trẻ có thời gian để đến với những ý tưởng của riêng mình, giáo viên chỉ quan sát chính xác những gì mà trẻ quan tâm mà không vội ngắt lời, gợi ý hoặc hướng dẫn. Lắng nghe: những gì trẻ nói giáo viên không ngắt lời, không gián đoạn khi trẻ nói. Nếu trẻ nói về một điều gì đó, hãy trả lời và thể hiện sự quan tâm, nhưng tránh nói với trẻ phải làm gì hoặc đặt câu hỏi kiểm tra trẻ, chẳng hạn như "Đó là gì?" hay "Con đang làm gì vậy?" vì nhiều lúc trẻ chưa biết, chưa định hướng sẽ làm gì, trẻ đang cố gắng thực nghiệm. Bước 3: Tham gia vào trò chơi 1) Cô nhìn nhận những gì trẻ đang làm và thể hiện sự quan tâm của mình đối với những có gắng của trẻ. 210
- Năm học 2015 - 2016 2) Cô chơi theo cách mà trẻ đang chơi. Bắt chước trẻ và thể hiện sự vui thích. 3) Cô mô tả những gì trẻ đang làm. Ví dụ: "Oh! Con đang chọc những lỗ trên bột nặn với cây gậy của con. Hãy để cô thử làm nhé ". Nhận xét ngắn gọn và sau đó chờ đợi (không nói) để trẻ nói hoặc làm điều gì đó một lần nữa. 4) Thỉnh thoảng cô có thể thêm một câu bình luận thú vị. Ví dụ: "Cô cắt được một mẩu khổng lồ. Nhìn xem nó to như thế nào!". Các bình luận của giáo viên phải liên quan đến những gì mà trẻ quan tâm. Điều quan trọng là không thay đổi hoạt động của trẻ hoặc nói với trẻ về những gì phải làm. 5) Trẻ thể hiện sự sáng tạo bằng việc thêm những hạt, lá, cành… hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khác như cây cán, dao, để tạo nên một đối tượng hình có nghĩa với trẻ. 6) Khuyến khích trẻ tích cực trao đổi với bạn bè, cô giáo thường xuyên về cách thao tác, sản phẩm, ý nghĩa của nó. Bước 4: Kết thúc 1) Cô quan sát xem xét và đánh giá trong suốt quá trình trẻ hoạt động với bột mì và các VLTN khác. 2) Đánh giá bằng cách cho phép trẻ chia sẻ kinh nghiệm cùng các bạn khác, kể lại, hướng dẫn trẻ yếu hoặc các bạn chưa được tham gia hoạt động này. Cô và trẻ cùng lên kế hoạch cho việc trưng bày, và dự kiến mở rộng và hoạt động cho lần tiếp theo. Đề xuất một số hoạt động với bột mì và các VLTN khác: Hoạt động khám phá, vui chơi cùng bột mì nguyên chất. Hoạt động làm bột nặn Vui chơi, tìm hiểu về bột nặn Hoạt động làm bánh nướng từ bột mì Dự định những trường hợp ngoài ý muốn: Vì những lí do khác nhau trong lúc trẻ vui chơi với bột mì hoặc khi trẻ làm bột nặn như trẻ đổ quá nhiều nước vào bột làm bột quá lỏng hay trẻ đổ một ít nước vào bột và quyết định sẽ khám phá, vui chơi với những thứ đó. Giáo viên linh động trò chuyện, kích thích trẻ suy nghĩ, liên tưởng, sáng tạo như “Tại sao bột lại ra được như thế này?” hay “Ta sẽ chơi, làm gì với chúng đây?”, “Nhìn xem, sờ vào chúng trông giống với thứ gì vậy nhỉ?” Trẻ nhào bột nặn quá lỏng: vẽ tranh sáng tạo bằng màu bột nước trên nền xi măng, giấy, trên bề mặt bột nặn. Sau đó đem phơi khô. Bột nặn quá khô: chơi giả bộ bột mì đó là tuyết, bề mặt trên mặt trăng. 211
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 2.4. Tổ chức thử nghiệm: Mẫu thử nghiệm: 6 trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở Trường Mẫu giáo Thiên Thần, quận Bình Thạnh, TPHCM. Thời gian thử nghiệm: Thời gian: Từ ngày 5/4/2016- 15/4/2016. 2.5. Đánh giá thử nghiệm: 2.5.1. Đánh giá kết quả bằng Portfolio Chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá kết quả bằng Porfolio để mô tả và đánh giá thử nghiệm. Chúng tôi thử nghiệm với nhiều trẻ nhưng do điều kiện khách quan cũng như chủ quan, chúng tôi chỉ trình bày đánh giá Portfolio của 1 trẻ. Portfolio của bé Nguyễn Ngọc Uyên Hình ảnh Giải thích tình huống Nhận xét – Đánh giá 12/04/2016 Cô không giới thiệu ngay 1. Hoạt động khám phá đây là bột mì mà cô chỉ với bột mì là một hoạt động gợi ý: Con nghĩ đây là cái mới mẻ với Uyên. Qua hoạt gì? động này, Uyên đã học và Uyên: Con thấy giống phát triển được về các mặt chơi cát quá à. như sau: Long: Hình như nó giống Về nhận thức: Trẻ đã sử bột mì á! dụng các giác quan để tìm Uyên: Bột mì hả? Hihi. hiểu bột mì: nhìn, sờ. Từ đó Bé Uyên thích thú khi bột nhận ra các đặc điểm nổi bật mì dính trên tay. Bé vừa của bột mì: màu trắng, mềm, vỗ tay vừa nói: Bột gì sao mịn. mà ôi dính cả vào tay Phát triển khả năng quan sát, mình! kĩ năng khám phá hiện Một lát sau Uyên có suy tượng, sự vật xung quanh nghĩ khác: Giống xi măng trẻ. quá! Xi măng nó bụi. Xi Về thể chất: rèn luyện các kĩ măng nó xây nhà được á! năng vận động tinh như nắm bột, rây bột… Về ngôn ngữ: Trẻ gọi tên được một số đồ vật như: bột Uyên vỗ tay cho bột rơi mì, cái rây, cái phễu. Trẻ trò xuống 212
- Năm học 2015 - 2016 Cô: Cô rây bột với các chuyện với cô và bạn khác hạt chỉ có bột xuống sao về bột mì, trẻ đặt câu hỏi kì quá nhỉ? cùng cô, trả lời các câu hỏi. Uyên: Ai kêu nó bự quá! Về tình cảm: Lúc đầu Uyên Cô: Còn bột sao lại xuống còn ngại ngùng e dè không vậy ta? dám chơi, dần dần cởi mở và Uyên: Tại nó nhỏ. thích thú hoạt động khám phá, vui chơi với bột mì và các VLTN khác. Uyên rây bột với hạt sen 13/04/2016 Uyên hứng thú dùng tay 2. Hoạt động với bột nặn, để nhào bột nặn, vẻ mặt đây là hoạt động hoàn toàn đầy hào hứng: "Bạn nắm mới mẻ đối với trẻ: giống mình nè". Về nhận thức: Uyên biết được bột nặn mềm, rất giống với đất sét, muốn làm ra bột nặn cần có những VL nào. Có thể dùng đất sét để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Kích thích phát triển trí tưởng tượng. Uyên đã dùng bột nặn kết hợp với các VL Uyên nhào bột nặn khác tạo ra được rất nhiều sản phẩm như là bánh kem, Uyên lấy một cành hoa làm đất để trồng hoa, vo tròn Uyên dồn bột vào cành cắm vào ống hút tạo thành hoa, bao quanh cành hoa: cây kẹo mút, làm dẹp bột Mình trồng hoa nè bạn! nặn rồi cuốn lại tạo bánh Uyên khoe cô: Cô ơi, hoa cuốn, lăn dài tạo con rắn… con trồng nè cô! Trẻ có cơ hội rèn luyện kĩ năng đếm, đong đo các vật liệu bằng thìa. Rèn luyện vận động của bàn tay, ngón tay như nhào nặn bột, sử dụng cái cán để cán Uyên trồng hoa 213
- Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Uyên thấy cô làm bánh bột nặn. kem. Uyên cũng làm Uyên rất tích cực tham gia, theo. Lúc đầu, Uyên cán thể hiện sự hứng thú trong bột quá mỏng, cắm ống suốt quá trình hoạt động hút cứ đổ hoài. khám phá, vui chơi với bột Uyên: "Cô ơi, ống hút nặn. của con không đứng yên gì cả". Cô gợi ý: "Cô thử cắm trên bột nặn dày hơn xem sao." Uyên: "Nó đứng rồi cô ơi." Làm bánh kem 2.5.2. Đánh giá bằng ý kiến của giáo viên và ban giám hiệu nhà trường Sau khi quan sát thử nghiệm phương án này trên nhóm trẻ lớp mình, giáo viên P.T.N.S đã có những nhận xét, đánh giá rằng “Tôi thấy trẻ rất thích thú khi được thỏa sức khám phá, sáng tạo với bột mì, bột nặn và VLTN khác, trẻ thường xuyên kể lại với tôi những hoạt động trẻ đã được tham gia. Hi vọng cách tiếp cận dạy học của mô hình này sẽ sớm được áp dụng ở tất cả trường mầm non” Về phía Ban Giám hiệu Trường Mẫu giáo Thiên Thần, cô H.T.K.D - Hiệu phó chuyên môn ghi nhận, đánh giá: “Đây là một hoạt động mới, hay, lạ, hấp dẫn. Trẻ được trải nghiệm với các VLTN, tự tay làm bột nặn, kết hợp với các VL khác vui chơi sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo. Hoạt động này đảm bảo tính an toàn cao, kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo của trẻ, tích hợp được nhiều hoạt động khác nhau. Đây là một mô hình dạy học có hiệu quả cao rất cần được áp dụng và nhân rộng ra trong trường mầm non, gia đình”. Một phụ huynh của trẻ trong nhóm thử nghiệm khi đến đón nhưng trẻ đang hứng thú chơi với bột nặn, không muốn dừng chơi và lôi kéo cả phụ huynh cùng tham gia. Khi phụ huynh chơi cùng trẻ, quan sát cách bố trí, thiết kế các VL, phụ huynh đã nhận xét: “Cám ơn các cô đã tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động này, tôi thấy các cháu tham gia rất vui, học được nhiều điều mới. Rất mong sẽ có thêm nhiều hoạt động như vậy để các cháu có thêm nhiều niềm vui khi đến trường”. Qua việc thử nghiệm phương án này, chúng tôi nhận thấy trẻ tích cực, hứng thú khám phá, sáng tạo trong quá trình trải nghiệm. Cách xây dựng, tổ chức hoạt động giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu khám phá, tính tò mò, ham hiểu biết của chúng, trẻ hoạt động thoải mái, không gò bó, áp đặt, trẻ học qua chính trải nghiệm của mình. 214
- Năm học 2015 - 2016 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Hòa (2013), Giáo trình giáo dục học mầm non, TP Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Sư phạm. 2. Gardner, H. (2001). Introductions. In C. Giudici, M. Krechevsky, R. Rinaldi, (Eds.). Making learning visible: Children as individual and group learner, Reggio Emilia, Italy: Reggio Children srl 3. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (1998), Tâm lí học trẻ em, Hà Nội: Nxb Giáo dục. 4. Newsweek. (1991, December 2). The best schools in the world. Pp. 60-64. 5. Deb Curtis (2004) Creating Invitations for Learning [pdf] Available at: http://www.childcareexchange.com/library/5015738.pdf. 6. The Saskachewan Ministry of Education [pdf] Available at: . 7. Marianne Valentine (2006), The Reggio Emilia Approach to Early Years Education. Scotland: Learning and Teaching Scotland. 8. Pepper and Weitzman (2004), It takes two to talk, Canada: The hanen centre. 215
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn