intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng nghệ thuật cắt giấy ánh sáng vào thiết kế tác phẩm Đại Thủ Đăng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua quá trình nghiên cứu, bài báo giới thiệu khái quát về sự phát triển của nghệ thuật cắt giấy ánh sáng với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của loại hình nghệ thuật hấp dẫn này. Bài báo cũng giới thiệu đôi nét về trường Đại học Thủ Dầu Một cũng như quy trình tạo ra tác phẩm “Đại Thủ Đăng” ứng dụng từ nghệ thuật cắt giấy ánh sáng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng nghệ thuật cắt giấy ánh sáng vào thiết kế tác phẩm Đại Thủ Đăng

  1. ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT CẮT GIẤY ÁNH SÁNG VÀO THIẾT KẾ TÁC PHẨM ĐẠI THỦ ĐĂNG Vũ Thảo Trang1, Hồ Đoàn Hoàng Minh1, Đinh Tường Vi1 Lớp: D20TKDH02. Khoa: Công nghiệp Văn hóa. Email: trangthaotrang1511@gmail.com TÓM TẮT “Đại Thủ Đăng” là tác phẩm được thể hiện thông qua kỹ nghệ cắt giấy ánh sáng, một loại hình nghệ thuật đã và đang được rất nhiều nghệ nhân trong và ngoài nước theo đuổi bởi những giá trị mà nó mang lại. Tác phẩm được thể hiện một cách trực quan và sinh động với các lớp giấy cắt thủ công cùng hiệu ứng đèn tạo nên kết cấu hài hòa, đẹp mắt. Thông qua quá trình nghiên cứu, bài báo giới thiệu khái quát về sự phát triển của nghệ thuật cắt giấy ánh sáng với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của loại hình nghệ thuật hấp dẫn này. Bài báo cũng giới thiệu đôi nét về trường Đại học Thủ Dầu Một cũng như quy trình tạo ra tác phẩm “Đại Thủ Đăng” ứng dụng từ nghệ thuật cắt giấy ánh sáng. Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng nhằm quảng bá hình ảnh của ngôi trường công lập đa ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực cao của tỉnh Bình Dương. Đề tài kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên ngành Thiết kế đồ họa trong quá trình tìm hiểu và ứng dụng những lĩnh vực nghệ thuật mới. Từ khóa: Cắt giấy ánh sáng; Đại Thủ Đăng; Nghệ thuật; Kirigami 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trường Đại học Thủ Dầu Một là một ngôi trường đa ngành tại Bình Dương. Ngôi trường có nhiều thành tựu và được công nhận là thành viên của tổ chức CDIO thế giới. Hiện tại, có rất nhiều tác phẩm để lưu giữ hình ảnh của trường Đại học Thủ Dầu Một. Đó là biểu tượng Trái Dầu đặt trước sảnh B, các bức ảnh được đăng tải trên website của trường, ảnh đóng khung treo trong các phòng truyền thống.... Tuy nhiên, trường chưa có một tác phẩm bằng “cắt giấy ánh sáng” để lưu giữ hình ảnh, kí ức, kỷ niệm, vẻ đẹp của sinh viên đại học Thủ Dầu Một. Nhóm nghiên cứu là sinh viên thiết kế đồ họa. Điểm tương đồng của cả nhóm là sở thích khám phá, tìm tòi học hỏi các kiến thức mới đặc biệt là những kiến thức liên quan đến ngành nghề mà bản thân nhóm đang theo đuổi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về nghệ thuật cắt giấy ánh sáng và tạo ra một tác phẩm về trường Đại học Thủ Dầu Một chính là niềm đam mê của cả nhóm. Do đó, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Ứng dụng nghệ thuật cắt giấy ánh sáng vào thiết kế tác phẩm “Đại Thủ Đăng” như một món quà tri ân đối với ngôi trường đã đào tạo cho mình trở thành người hiểu biết và có ích. Thông qua quá trình nghiên cứu, bài báo giới thiệu khái quát về sự phát triển của nghệ thuật cắt giấy ánh sáng với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của loại hình nghệ thuật hấp dẫn này. Bài báo cũng giới thiệu đôi nét về trường Đại học Thủ Dầu Một cũng như quy trình tạo ra tác phẩm “Đại Thủ Đăng” ứng dụng từ nghệ thuật cắt giấy ánh sáng. Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng nhằm quảng bá hình ảnh của ngôi trường công lập đa ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực cao của tỉnh Bình Dương. Đề tài kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên ngành Thiết kế đồ họa trong quá trình tìm hiểu và ứng dụng những lĩnh vực nghệ thuật mới. 32
  2. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập, thống kê, phân tích và tổng hợp dữ liệu: Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập các dữ liệu (hình ảnh, âm thanh, văn bản, …) liên quan đến nghệ thuật cắt giấy ánh sáng. Sau đó, thống kê, phân tích và tổng hợp dữ liệu để có nguồn thông tin ngắn gọn, xúc tích nhất. Phương pháp phân tích, so sánh tác phẩm: Thông qua việc phân tích và so sánh tác phẩm để vận dụng vào quá trình thực hiện thì việc sáng tạo nên tác phẩm sẽ dễ dàng hơn. Phương pháp Nghệ thuật học: Bằng các kiến thức liên quan đến Nghệ thuật học thì nhóm nghiên cứu có thể tìm ra đặc trưng loại hình nghệ thuật của sản phẩm và các kiến thức về nghệ thuật. Từ đó, có thể truyền đạt được tốt nhất ý nghĩa của tác phẩm. Phương pháp thiết kế: Nhóm nghiên cứu vận dụng các kiến thức, kỹ năng cần thiết tiến hành thiết kế tác phẩm Đại Thủ Đăng. Phương pháp tham vấn: Nhóm thực hiện tham vấn những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực của đề tài. Đồng thời, cũng tham vấn các cách làm của các nghệ nhân khác nhau. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về nghệ thuật cắt giấy ánh sáng và Đại học Thủ Dầu Một 3.1.1. Các khái niệm về nghệ thuật cắt giấy ánh sáng Nghệ thuật Kirigami: Kirigami là nghệ thuật cắt giấy truyền thống của Nhật Bản, với tên gọi được ghép từ hai chữ “kiru” (có nghĩa là cắt) và “kami” (là giấy). Từ cuối thế kỷ XX, Kirigami lan rộng ra thế giới và thay đổi khá nhiều. Kirigami khác hẳn với Origami. “Ori” nghĩa là gấp lại và ít sử dụng kỹ thuật cắt. Còn Kirigami là cắt và xếp theo các mẫu (các đường in đứt hoặc liền với các ký hiệu khác nhau). Có 4 nhóm chính trong nghệ thuật này gồm Kirigami 0 độ (cắt trên giấy phẳng), 90 độ, 180 độ và 360 độ (các dạng thiệp nổi khi mở ra ở các góc độ khác nhau sẽ thể hiện rõ hình dáng tác phẩm). Nghệ thuật cắt giấy ánh sáng: Nghệ thuật cắt giấy ánh sáng hay còn gọi là nghệ thuật đèn giấy (hay Kirigami Lightbox) là sự kết hợp giữa nghệ thuật cắt giấy Kirigami và ánh sáng tạo nên những hộp đèn độc đáo và sáng tạo. Trong các tác phẩm là sự hòa quyện của hai yếu tố: ánh sáng và nghệ thuật, sử dụng nghệ thuật Kirigami để hoàn thành tác phẩm còn nội dung thể hiện là những câu chuyện , hình ảnh mà những nghệ nhân muốn truyền tải đến người thưởng thức. Ánh sáng từ tâm đèn soi rọi xuyên qua các lớp giấy được thiết kế tạo hình tỉ mỉ kể nên những câu chuyện thú vị đầy bất ngờ. Với đôi bàn tay khéo léo người nghệ nhân đã tạo ra những câu chuyện đầy cảm xúc và những phong cảnh nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. 3.1.2. Lịch sử phát triển của nghệ thuật cắt giấy ánh sáng Cắt giấy là một loại hình thủ công đã có niên đại hàng trăm năm, nhưng nó vẫn còn rất phổ biến hiện nay.Trước khi nói đến lịch sử ra đời của nghệ thuật cắt giấy phải kể đến sự ra đời của giấy. Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta dùng da, bản mộc để lưu trữ các văn kiện. Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12 qua các 33
  3. giao lưu văn hóa giữa phương Tây Thiên Chúa giáo, và phương Đông Ả Rập cũng như qua Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo. “Từ khi có sự ra đời của giấy thì nghệ thuật cắt giấy đã xuất hiện gần như cùng lúc. Trong khoảng thời gian ngắn, nó đã trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là vào triều đại nhà Tống (960-1279) ” [5]. Các mô hình cho giấy cắt của Trung Quốc đa số được lấy từ thần thoại Trung Quốc. Các nghệ sĩ đầu tiên có thể là các thành viên phục vụ triều đình, nghệ thuật cắt giấy đã nhanh chóng lan rộng và trở thành nghệ thuật dân gian. Ở Ba Lan (wycinanki) cắt giấy đạt đỉnh cao giữa năm 1840 và đầu Thế chiến I. Các tác phẩm đầy màu sắc được thực hiện với kéo cắt lông cừu. “Thậm chí ngày nay cắt giấy Ba Lan vẫn còn được thực hiện với kéo cắt lông cừu thô và chủ yếu cho trang trí tường nhà” [6]. Một số nghệ sĩ thường sử dụng màu sắc trong các thiết kế của họ bằng cách sử dụng nhiều tờ giấy dán lên nhau. Trong tiếng Đức, cắt giấy được gọi là Scherenschnitte, xuất hiện tại Đức vào khoảng thế kỉ XVI và đến nay vẫn còn là một hình thức nghệ thuật trong văn hóa người Đức, các tác phẩm thường được lấy ý tưởng từ kinh thánh, các bài thơ, những câu chuyện tình lãng mạn,.. Nghệ thuật cắt giấy (papercutting) tại Hoa Kỳ khởi đầu bởi những người nhập cư Đức tại Pennsylvania, bên cạnh đó cũng có một bộ phận khác đã đưa nghề của họ từ châu Âu đến nước Mỹ. Mặc dù chưa bao giờ được một số lượng lớn các nghệ sĩ tham gia nghệ thuật này trong quá khứ, thế nhưng gần đây nó đã được phục hưng bởi những người đam mê cắt giấy và các nhà sưu tập muốn tìm kiếm những tác phẩm cắt giấy cổ. Papercutting tại Mexico được gọi là Papel- Picado (giấy đục lỗ) và có nguồn gốc từ thời Mexico cổ đại. Khi hoàn thành, tác phẩm được treo trên dây để làm biểu ngữ dài sử dụng cho đám cưới, lễ hội tôn giáo, và các sự kiện đặc biệt khác. Nghệ thuật cắt giấy đã trở thành một phần của nhiều nền văn hóa khác nhau bao gồm cả người Do Thái. Cắt giấy truyền thống của người Do Thái đã được sử dụng để trang trí hợp đồng thỏa thuận tiền hôn nhân (Ketubahs) và những ngày lễ (như Shabbat Mitzvah, và lễ Vượt Qua,…). Và được trân trọng treo như tác phẩm nghệ thuật trong nhà của người Do Thái. Nhật Bản là một trong những quốc gia cũng chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật cắt giấy Trung Quốc. Thế nhưng người Nhật đã phát triển nó trở thành một trong những nghệ thuật độc đáo và trở thành một nét văn hóa đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Nghệ thuật Kirigami được cho là lần đầu tiên xuất hiện trong các đền chùa Nhật Bản như một các thể hiện lòng thành kính trước các vị thần. Khoảng thế kỷ XVII, Kirigami được biết đến rộng rãi khắp châu Á như một hình thức nghệ thuật đích thực. Không chỉ riêng ở Nhật mà cả ở Trung Quốc, người ta tạo nên các thiết kế kirigami để biểu trưng cho những điều tốt đẹp và quan trọng như: Thịnh vượng, Hoàn hảo, Quý phái, Trang nhã hay thậm chí là mối liên kết giữa con người và vũ trụ. khoảng thế kỷ XVII, Kirigami được biết đến rộng rãi khắp châu Á như một hình thức nghệ thuật đích thực. Trong thuở sơ khai của kirigami khi sản xuất giấy còn thủ công và chất liệu chính cho kirigami còn là một sản phẩm đắt đỏ, nghệ thuật cắt giấy chỉ giới hạn trong tầng lớp trên khá giả của xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, kirigami đã trở thành một thú chơi độc đáo thú vị và dễ dàng tiếp cận với tất cả mọi người. Kirigami hiện nay đã có rất nhiều thay đổi. Các sản phẩm Kirigami hiện đại được gọi là Origamic Architecture. Về cơ bản, đây là môn nghệ thuật đặc sắc từ giấy, có liên quan tới tính ba chiều của không gian, kiến trúc được đưa vào thể hiện trên giấy. “Các tác phẩm Kirigami hiện đại được chia thành bốn nhóm chính: 0 độ, 90 độ, 180 độ, 360 độ” [13]. Kirigami 0 độ là các tác phẩm sẽ được cắt trực tiếp trên một tờ giấy phẳng, có thể là: khung cảnh thiên nhiên, 34
  4. tĩnh vật, chân dung (còn gọi là stencil),… Các tác phẩm Kirigami 90 độ (còn gọi là thiệp nổi). Tác phẩm 180 độ, 360 độ là các tác phẩm cắt ghép, bình thường các tác phẩm có thể gập phẳng lại, khi mở ra lần lượt 90 độ, 180 độ, hoặc 360 độ, hình dáng của các tác phẩm mới hiện rõ. Các tác phẩm Kirigami hiện đại ra đời được ứng dụng rất nhiều vào đời sống. Ứng dụng trong trang trí, múa rối, thời trang, kiến trúc, công nghệ,… Trong đó, không thể không kể đến làm nghệ thuật cắt giấy ánh sáng (Kirigami Lightbox – Đèn giấy nghệ thuật). 3.1.3. Một số tác phẩm và nghệ nhân tiêu biểu Deepti Nair và Harikrishnan Panicker, cả hai những họa sĩ minh họa đang làm việc cùng với nhau tại một studio ở Colorado. Họ đã cùng nhau tạo nên những tác phẩm minh họa đầy mê hoặc của thế giới cổ tích. Hình 2: Hari và Deepti, The Seekers, Hình 1: Hari và Deepti, Kitsune, 2018, Giấy, 8inch 2019, giấy, 11.25inch ×11.31inch, × 10inch, nguồn: nguồn: https://bitly.com.vn/kbt8r9. http://www.harianddeepti.com/. Nguyễn Duy Linh đã tìm con đường đi cho riêng mình nhờ óc sáng tạo, đôi bàn tay khéo léo và trên hết là tình yêu với quê hương. Trong mỗi hộp đèn giấy có hiệu ứng 3D do Duy tạo ra là thế giới hình ảnh, sắc màu lung linh, thi vị khiến người xem không khỏi trầm trồ, thán phục. Hình 3: Nguyễn Duy Linh, Thuận Hình 4: Nguyễn Duy Linh, áo dài ngũ thân, Bộ buồm xuôi gió, giấy, sưu tập "Việt Nam đất nước con người", 2021, nguồn: https://bitly.com.vn/u534r3 giấy, nguồn:https://bitly.com.vn/p6h0en 3.1.4. Đôi nét về Đại học Thủ Dầu Một Tiền thân của Trường là Cao đẳng Sư phạm Bình Dương - một cơ sở đào tạo sư phạm uy tín của tỉnh Bình Dương. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sứ mệnh của Trường là đào tạo 35
  5. nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trở thành trung tâm tư vấn nghiên cứu trong khu vực. Trường Đại học Thủ Dầu Một vinh dự là thành viên của tổ chức CDIO thế giới (từ năm 2015); Là thành viên liên kết của Hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á – AUN (từ năm 2017). Tháng 11/2017, trường đạt Chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia. Tháng 12/2019, trường đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA, kết quả đạt chuẩn 4 ngành. Tháng 8/2020, trường đạt chuẩn 4 sao UPM (University Performance Metrics). Xác định mục tiêu rõ ràng về tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục “Nghiên cứu khoa học - Học tập trải nghiệm - Phục vụ cộng đồng”, nhà trường tạo ra môi trường, văn hoá học tập và nuôi dưỡng khát vọng phục vụ cộng đồng của sinh viên. Nhà trường tin rằng sinh viên sẽ trở thành người hữu ích của xã hội, có ý thức phục vụ cộng đồng và thể hiện trách nhiệm của người trí thức thông qua việc học tập trải nghiệm để hình thành năng lực nghề nghiệp, khả năng NCKH, lòng đam mê sáng tạo và sự tôn trọng đạo đức nghề nghiệp. 3.2. Quy trình tạo ra tác phẩm “Đại Thủ Đăng” 3.2.1. Ý tưởng thiết kế Tác phẩm được thiết kế dựa trên ý tưởng về khuôn viên trường Đại hoc Thủ Dầu Một. Phần hình được lấy ý tưởng thiết kế dựa trên các hình ảnh về trường gồm : dãy B, giàn hoa giấy, đài phun nước, sân khấu và biểu tượng của trường là hình ảnh trái dầu. Sử dụng phương pháp cách điệu, những hình ảnh được bố trí một cách hợp lí bên trong tác phẩm để tạo được ấn tượng tốt nhất với người xem. Ánh sáng được lấy ý tưởng từ màu sắc chủ đạo của trường là màu xanh dương. Bên cạnh đó, tác phẩm còn được kết hợp thêm màu vàng, xanh lá, tím để tạo hiệu ứng hình ảnh mở ảo, bắt mắt. 3.2.2. Tiến hành phác thảo trên máy Tác phẩm “Đại Thủ Đăng” được thể hiện qua 9 lớp Lớp 1,2: được lấy ý tưởng dựa trên hình ảnh giàn hoa giấy, từ đó cách điệu hóa để tạo sự cân đối, hài hòa trong tác phẩm, phần hình được thể hiện là hình ảnh dàn hoa bao quanh hai bên và phía trên tác phẩm. Hình 5: Lớp 1 Hình 6: Lớp 2 36
  6. Lớp 3: Hình ảnh sân khấu ngoài trời được thể hiện qua lớp thứ 3 của tác phẩm. Sân khấu ngoài trời được trang trí với hình ảnh trái dầu biểu tượng của trường- là nơi tổ chức các lễ hội thường niên; giao lưu văn hóa và văn nghệ của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một. Hình 7: Lớp 3 Lớp 4: Lấy cảm hứng từ đài phun nước hình trái dầu, đây cũng là một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên khóa trên. Nó thể hiện tinh thần sáng tạo, khả năng áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn công việc của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một. Bên cạnh đó, hình ảnh của sinh viên và giảng viên cũng được lồng ghép vào để không gian thêm phần sinh động, hài hòa. Hình 8: Lớp 4 Lớp 5, 6, 7: Để khái quát lối kiến trúc và không gian của trường, nhóm đã chọn dãy B, đây cũng là khu có đặt một số văn phòng hành chính, hướng nhìn thẳng ra trục đường Trần Văn Ơn. Dãy B đại diện cho lối kiến trúc tối giản và tinh tế này của trường thông qua các lớp giấy 5,6 và 7. Hình 9: Lớp 5 Hình 10: Lớp 6 Hình 11: Lớp 7 37
  7. Lớp 8, 9: Lấy ý tưởng từ những tia nắng của mặt trời tỏa sáng cùng biểu tượng trái dầu, thể hiện cho nguồn sáng tri thức của sinh viên cùng giảng viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một. Đây cũng là ngụ ý mà nhóm tác giả muốn gửi gắm thông qua tác phẩm “Đại Thủ Đăng”, mỗi tia sáng đại diện cho mỗi cá nhân dù nhỏ bé nhưng khi đứng cạnh nhau, cùng nhau chinh phục và kiến tạo tri thức thì sẽ có thể tạo ra nguồn năng lượng tích cực vượt lên trên mọi khó khăn, thách thức trên chặng đường đi đến thành công. Hình 12: Lớp 8 Hình 13: Lớp 9 3.2.3. Hoàn thành tác phẩm “Đại Thủ Đăng” Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu Nhóm sẽ phân công từng thành viên chuẩn bị những nguyên liệu đã liệt kê ở trên và tiến hành làm sản phẩm. Bước 2: Đóng khung và trang trí khung đèn ngoài Phần khung có kích thước là 64×84×23cm (chiều cao x chiều dài x chiều ngang), được làm bằng giấy form dày 1cm, được nối với nhau bằng đinh sắt kích thước 3 phân và được dán thêm một lớp keo dán sắt để tạo độ chắc chắn. Phía trước khung đèn sẽ được đặt một lớp mica trong suốt kích thước 62×82cm, được đặt sau khung giấy form kích thước 64×84cm được cắt bỏ phần trong có kích thước 61,5×81,5cm và được cố định với phận giữa bằng đinh sắt. Phía sau là lớp giấy form kích thước 64×84cm được cố định lại với phần giữa bằng đinh sắt. Sau khi đóng xong thì khung đèn sẽ được trang trí bằng màu acrylic với hoa văn giả gỗ. Bước 3: Làm khung hình bên trong Phần hình bao gồm 9 khung hình với cụ thể kích thước từng khung bên trong là 62×82×2cm. Mỗi khung hình được tạo nên bằng cách cắt giấy canson theo thừng lớp đã thiết kế sẵn, sau đó dán phần hình đã được cắt xong vào bìa kính để trong quá trình sử dụng các lớp sẽ được chắc chắn hơn và không bị hư hại, lớp cuối cùng có sử dụng thêm giấy can dầu dán lên toàn bộ phí sau để đạt hiệu quả chiếu sáng tốt nhất. chuẩn bị những khung bằng giấy forn 1cm có kích thước 62×82×2cm. Cuối cùng là cố định phần đã dán lên bìa kính vào từng khung bằng đinh sắt 2 phân để hoàn phần khung. Từng khung sẽ được đặt vào khung đèn ngoài theo thứ tự các lớp sao cho từng lớp khít lại với nhau. Bước 4: Gắn đèn led và hoàn thành tác phẩm Đèn led gồm 4 màu được bố trí hai bên cạnh là màu xanh lá, phần còn lại sẽ chuyển màu theo thứ tự từ dưới lên là màu vàng, màu trắng và màu xanh. Tất cả đèn led sẽ được nối với 38
  8. nhau chung một công tắc và được nối với nguồn điện bằng phích cắm. Đèn sẽ được cố định với lớp giấy form sau khung đèn ngoài sau đó mới cố định với lớp giữa khung ngoài. Hình 14: Tác phẩm Đại Thủ Đăng 3.3. Ứng dụng và nhận định tác phẩm “Đại Thủ Đăng” 3.3.1. Ứng dụng Mô hình tác phẩm “Đại Thủ Đăng” sẽ được đưa vào trưng bày cũng như quảng bá hình ảnh của trường Đại học Thủ Dầu Một. Sử dụng làm tham khảo, học tập và dạy học về cách điệu, kỹ thuật cắt giấy, vẽ minh họa trên các phần mềm chuyên dụng thiết kế (Adobe Illustrator, Adobe Photoshop). Khơi dậy cảm hứng, khơi nguồn động lực cho những nhà thiết kế áp dụng cho những tác phẩm sau này. 3.3.2. Nhận định nghệ thuật về tác phẩm “Đại Thủ Đăng” “Đại Thủ Đăng” là tác phẩm được thể hiện thông qua kỹ nghệ cắt giấy ánh sáng, một loại hình nghệ thuật đã và đang được rất nhiều nghệ nhân trong và ngoài nước theo đuổi bởi những giá trị mà nó mang lại. Tác phẩm được thể hiện một cách trực quan và sinh động thông qua các lớp giấy cắt thủ công tỉ mỉ cùng hiệu ứng đèn tạo nên kết cấu hài hòa, đẹp mắt. Để có thể tạo ra một sản phẩm cắt giấy ánh sáng hoàn thiện cần phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố và công đoạn. Từ khâu lên ý tưởng, phác thảo trên máy tính sau đó là in, cắt và lắp ghép để tạo nên thành phẩm “Đại Thủ Đăng”. Đây cũng là tác phẩm đòi hỏi nhiều yếu tố trong quy trình thực hiện như trình độ tư duy nghệ thuật, kỹ năng thiết kế cũng như tính thủ công tỉ mỉ. 4. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhóm sinh viên đã hoàn thành tác phẩm “Đại Thủ Đăng” đáp ứng đúng tiến độ, kỹ thuật và đảm bảo khả năng ứng dụng khi đưa vào thực tế. “Đại Thủ Đăng” không những là tác phẩm trưng bày mang đến giá trị thẩm mỹ cao mà còn là hình ảnh đại diện cho thế hệ sinh viên đầy nhiệt huyết và sáng tạo của ngành Thiết kế đồ họa nói riêng và Trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung. Tuy tác phẩm được phát triển dựa trên kinh nghiệm và kỹ thuật cắt giấy ánh sáng của các nghệ nhân đi trước nhưng “ Đại Thủ 39
  9. Đăng” mang trong mình hơi thở rất khác biệt và mới mẻ. Kết quả nghiên cứu có tính mới, ứng dụng trong thực tiễn quảng bá hình ảnh trường Đại học Thủ Dầu Một. “Đại Thủ Đăng”- Ngọn đèn Đất Thủ, sẽ thực hiện sứ mệnh truyền đi thông điệp và nguồn năng lượng tích cực cho người thưởng lãm, đó cũng là những gì mà nhóm sinh viên thực hiện đề tài muốn gửi gắm vào tác phẩm. Nhóm sinh viên thực hiện đề tài hy vọng “Đại Thủ Đăng” sẽ là cầu nối gắn kết tác phẩm nghệ thuật và tâm hồn người xem hay ở góc nhìn khác là giữa nhà trường với các thế hệ sinh viên đã, đang và sẽ theo học tại đây. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anilezah (2019), Sự kết hợp hoàn hảo của nghệ thuật cắt giấy, nhiếp ảnh và phong cách anime, truy cập ngày 19/03/2022 từ https://bitly.com.vn/che38i 2. Ghylenn Descamps (2020), Beginner's Guide to Kirigami: 24 Skill-Building Projects for the Absolute Beginner, Fox Chapel Publishing 3. Hari - Deepti, Official site of papercut artist Hari and Deepti (Paper and light sculptures and dioramas), truy cập ngày 22/01/2022 từ https://bitly.com.vn/wbxb6t 4. Huỳnh Nhi (2014), Ánh sáng lung linh từ nghệ thuật tạo hộp giấy, truy cập ngày 20/03/2022 từ https://bitly.com.vn/h6y7ce 5. Hứa Quan On, Nghệ thuật cắt giấy Kirigami- Lịch sử nghệ thuật cắt giấy Nhật Bản, truy cập ngày 27/02/2022 từ https://bitly.com.vn/psthbq 6. Khang Anh, Nghệ thuật cắt giấy Kirigami, truy cập ngày 27/02/2022 từ https://vndoc.com/nghe- thuat-cat-giay-kirigami-87331 7. Lê Thị Hương (2021), Chàng trai kể chuyện bằng ánh sáng và giấy, Website Nhịp sống Hà Nội, truy cập ngày 03/03/2022 từ https://bitly.com.vn/14xwgv 8. Linh Lan (2018), Nghệ thuật cắt giấy Kirigami, thổi hồn vào những tờ giấy mỏng manh, truy cập ngày 08/03/2022 từ https://bitly.com.vn/ym5owx 9. Minh Anh - Phương Anh (2021), Bạn trẻ 9X làm đèn nghệ thuật tôn vinh cổ phục và cảnh đẹp Việt Nam, truy cập ngày 16/02/2022 từ https://bitly.com.vn/xaf5fh 10. 10.Monika Cilmi (2020), Kirigami: Fold and cut to create beautiful paper art, Arcturus 11. Tạ Thư (2019), 22 loại hình nổi tiếng ở Nhật Bản, truy cập ngày 19/02/2022 từ https://bitly.com.vn/avnto8 12. Thu Thủy (2011), Nghệ thuật cắt giấy Trung Quốc thu hút bạn trẻ nước ngoài, truy cập ngày 22/03/2022 từ https://bitly.com.vn/9hujuk 13. Vân (2021), Kirigami cùng sự đổ bộ của trào lưu Kirigami Lightbox, truy cập ngày 22/03/2022 từ https://bitly.com.vn/t1ywwn. 40
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2