Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU SẢN PHẨM<br />
THỊT VÀ CÁ VÀO VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH<br />
ELASTICITY OF DEMAND ON MEAT AND FISH PRODUCTS ANALYSIS:<br />
APPLICATION FOR FOOD POLICY PLANNING<br />
Vũ Thị Hoa1<br />
Ngày nhận bài: 28/01/2013; Ngày phản biện thông qua: 25/4/2013; Ngày duyệt đăng: 15/5/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo này ước lượng độ co giãn của cầu theo giá và chi tiêu cho 4 loại thực phẩm chính ở Việt Nam bằng việc áp<br />
dụng mô hình QUAIDS với bộ dữ liệu khảo sát về mức sống hộ gia đình năm 2008 (VHLSS2008). Kết quả cho thấy thịt<br />
lợn là hàng hóa thiết yếu, trong khi đó thịt bò, thịt gà và cá là hàng hóa xa xỉ. Nghiên cứu cũng chỉ ra cá co giãn nhiều<br />
theo chi tiêu và co giãn ít theo giá riêng. Cầu hai mặt hàng thịt lợn và cá là ít co giãn theo giá riêng. Ngược lại, cầu cho<br />
hai mặt hàng thịt bò và thịt gà lại nhạy cảm hơn về giá. Trên cơ sở các kết quả ước tính độ co giãn, các gợi ý chính sách<br />
được đề xuất: (1) chính sách định hướng theo thu nhập sẽ có hiệu quả lớn hơn vào việc thúc đẩy tiêu thụ cá so với chính<br />
sách giá có liên quan, trong khi một sự phối hợp cả hai chính sách giá cả và thu nhập có thể đem lại hiệu quả hơn trong<br />
việc tác động đến kiểu hình tiêu dùng thịt lợn, thịt gà và thịt bò hơn là chỉ sử dụng một trong hai chính sách đó. (2) Một sự<br />
giảm giá đáng kể liên quan với việc tăng sản lượng thịt lợn cà cá sẽ vừa mang lại lợi ích cho người dân, vừa góp phần phát<br />
triển kinh tế đất nước. Và (3) chính sách hỗ trợ, khuyến khích người sản xuất cũng cần được quan tâm nhằm tăng lượng<br />
cung hàng hóa thực phẩm.<br />
Từ khóa: Mô hình QUAIDS, độ co giãn, thịt, cá, Việt Nam<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This paper estimates price and income elasticities of demand on four kind of food in Vietnam base on the survey data<br />
on household living standards in 2008 (VHLSS2008) by applying QUAIDS model. The results showed that pork is essential<br />
goods, while beef, chicken and fish are luxury goods. The research also indicates fish have income elasticity and ownprice<br />
inelasticity. The demand of pork and fish is own price inelastic. In contrast, the demand on both beef and chicken items are<br />
more sensitive to the price. Main policy implications of the result include inter alia (1) income oriented policies will have a<br />
greater effect on promoting fish consumption than price related policies, while a concerted of both price and income policy<br />
can be more effective in influencing consumption pork, chicken and beef pattern than just using one of the two policies. (2)<br />
A significant price decline associated with increased production of pork and fish will be both beneficial to the people, and<br />
contribute to economic development of the country since the two commodities have low own-price elasticities of demand.<br />
And (3) policies to support, encourage producers also should be established to increase the supply of food commodities.<br />
Keywords: QUAIDS model, elasticity, meat, fish, Vietnam.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Việc phân tích cầu tiêu dùng của hộ gia đình<br />
cho các loại thực phẩm khác nhau là một vấn đề<br />
rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt<br />
cho mục đích hoạch định chính sách (Sadoulet và<br />
Janvry, 1995). Trọng tâm của phân tích cầu tiêu<br />
dùng là ước lượng các độ co giãn của cầu theo<br />
1<br />
<br />
giá, theo chi tiêu, hoặc theo các nhân tố khác có<br />
ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng thực phẩm của hộ<br />
gia đình, từ đó sẽ hỗ trợ việc xác định cơ cấu và<br />
phát triển các chính sách nông nghiệp và thực phẩm<br />
khác nhau. Tuy nhiên, Việt Nam có rất ít các nghiên<br />
cứu thực nghiệm được thực hiện để ước lượng các<br />
độ co giãn của cầu cho thực phẩm nhằm phục vụ<br />
<br />
ThS. Vũ Thị Hoa: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
cho mục đích hoạch định chính sách. Vì vậy, các<br />
nhà xây dựng mô hình và các nhà phân tích chính<br />
sách phải dựa trên những đánh giá mang tính chủ<br />
quan hoặc các ước lượng độ co giãn không được<br />
công bố. Do vậy, các phân tích chính sách đó phần<br />
nào không phản ánh đúng thực tế và không đáng tin<br />
cậy. Mục tiêu của nghiên cứu này là để ước lượng<br />
các độ co giãn của cầu theo giá và theo chi tiêu cho<br />
các mặt hàng thịt và cá, một cách đáng tin cậy để<br />
có những thông số quan trọng trên cơ sở đó đề ra<br />
một số các gợi ý về hoạch định chính sách, để dự<br />
báo cầu tiêu dùng thịt và cá trong thời gian tới, và<br />
cũng có thể được sử dụng trong bối cảnh đảm bảo<br />
an ninh lương thực quốc gia. Nghiên cứu này được<br />
thực hiện dựa trên một khung phân tích và lý thuyết<br />
có cấu trúc tốt với bộ dữ liệu khảo sát mức sống của<br />
hộ gia đình ở Việt Nam năm 2008 (VHLSS2008). Do<br />
vậy, các kết quả đã được phân tích và thảo luận là<br />
đáng tin cậy và có thể được sử dụng để hoạch định<br />
chính sách liên quan đến tiêu dùng các mặt hàng<br />
thịt và cá ở Việt Nam.<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Cơ sở lý thuyết<br />
Về độ co giãn: Độ co giãn của cầu đo lường<br />
mức độ phản ứng trong lượng cầu đối với sự thay<br />
đổi của một trong những nhân tố ảnh hưởng đến<br />
nó, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Các<br />
nhà kinh tế học thường đề cập đến độ co giãn của<br />
cầu theo giá, theo thu nhập và theo giá chéo. Cho<br />
phương trình hàm cầu Marshallian của người tiêu<br />
dùng Di(p, x), để xác định các độ co giãn này chúng<br />
ta định nghĩa như sau:<br />
Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường<br />
mức độ nhạy cảm về lượng cầu của một mặt hàng<br />
khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi với điều<br />
kiện các yếu tố khác không đổi. Nó cho biết khi thu<br />
nhập thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu<br />
%. Độ co giãn của cầu theo thu nhập được tính<br />
như sau:<br />
Theo kinh tế học: Nếu Ai < 0: hàng hóa đang<br />
xét là hàng hóa thứ cấp. Nếu Ai > 0: hàng hóa bình<br />
thường, trong đó 0 < Ai < 1 thì hàng hóa đang xét là<br />
hàng hóa thiết yếu; nếu Ai > 1 thì hàng hóa đang xét<br />
là hàng hóa xa xỉ;<br />
Độ co giãn của cầu theo giá riêng đo lường<br />
mức độ nhạy cảm trong thay đổi lượng cầu của một<br />
hàng hóa khi giá cả của chính nó thay đổi với điều<br />
kiện các yếu tố khác không đổi. Nó cho biết khi giá<br />
<br />
68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2013<br />
thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó thay<br />
đổi bao nhiêu %. Độ co giãn của cầu theo giá riêng<br />
được xác định như sau:<br />
<br />
Đối với hầu hết các loại hàng hóa thì Eii < 0<br />
(ngoại trừ hàng hóa Giffen thì Eii > 0). Nếu:<br />
cầu co giãn nhiều; nếu:<br />
cầu co giãn ít;<br />
nếu<br />
thì cầu co giãn đơn vị; nếu<br />
thì<br />
cầu hoàn toàn không co giãn; và nếu<br />
thì<br />
cầu co giãn hoàn toàn.<br />
Độ co giãn của cầu theo giá chéo Marshallian<br />
(độ co giãn không bù đắp) đo lường mức độ nhạy<br />
cảm trong thay đổi lượng cầu của một hàng hóa khi<br />
giá cả các hàng hóa khác thay đổi, với điều kiện<br />
các yếu tố khác không thay đổi. Nó cho biết khi giá<br />
của mặt hàng liên quan thay đổi 1% thì lượng cầu<br />
của hàng hóa thay đổi bao nhiêu %. Độ co giãn của<br />
cầu sản phẩm i theo giá chéo sản phẩm j được tính<br />
như sau:<br />
<br />
Nếu Eij > 0 thì i và j là hai hàng hóa thay thế<br />
gộp; nếu Eij < 0 thì i và j là hai hàng hóa bổ sung<br />
gộp; và nếu Eij = 0 thì i và j là hai hàng hóa độc lập.<br />
Các nhà kinh tế học thường xét đến độ co giãn<br />
của cầu theo giá, theo thu nhập và theo giá chéo.<br />
Các độ co giãn này cung cấp các thông tin quan<br />
trọng cho các doanh nghiệp trong việc hoạch định<br />
các chính sách liên quan nhằm đạt được hiệu quả<br />
cao nhất. Ví dụ, độ co giãn được sử dụng rộng rãi<br />
để nghiên cứu các tác động của sự thay đổi về giá<br />
hàng hoá lên tổng doanh thu của các hãng sản xuất.<br />
Xét tổng doanh thu (Total revenue - TR): Tổng doanh thu bằng tích số của giá bán (P) với số lượng<br />
hàng hoá (Q): TR=P*Q. “Luật cầu” cho ta biết khi<br />
giá bán hàng hóa tăng lên thì lượng cầu sẽ giảm,<br />
nhưng không cho ta biết lượng cầu sẽ giảm bao<br />
nhiêu. Độ co giãn của cầu theo giá là một đo lường<br />
cung cấp về thông tin đó. Với cầu co giãn, tổng<br />
doanh thu sẽ giảm nếu giá được nâng lên. Tuy<br />
nhiên, với nhu cầu ít co giãn, tổng doanh thu sẽ tăng<br />
nếu giá được nâng lên. Khả năng tăng giá và tăng<br />
doanh số bán hàng cùng một lúc là rất hấp dẫn đối<br />
với các nhà quản lý. Điều này chỉ xảy ra nếu đường<br />
cầu ít co giãn.<br />
Về mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu này<br />
được thực hiện dựa trên khung phân tích mô hình<br />
QUAIDS (Quadratic Almost Ideal Demand System)<br />
của Banks và cộng sự (1997). Dạng ước lượng của<br />
mô hình QUAIDS như sau:<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
Trong đó: wi là tỷ phần chi tiêu cho mặt hàng i, pj là giá của mặt hàng j, x là tổng chi tiêu của các mặt hàng<br />
có trong hệ thống, γ là hệ số của biến giá, β là hệ số của biến chi tiêu (thu nhập) và η là hệ số của biến chi tiêu<br />
bình phương.<br />
Theo Matsuda (2006), độ co giãn theo chi tiêu được tính như sau:<br />
, i = 1, 2, …, n.<br />
Và độ co giãn theo giá riêng (i = j) và theo giá chéo (i ≠ j):<br />
, i, j = 1, 2, …, n.<br />
thứ cấp, thuộc loại dữ liệu chéo được thu thập từ<br />
cuộc điều tra về mức sống của hộ gia đình ở Việt<br />
Nam năm 2008 (VHLSS2008). Trong nghiên cứu<br />
này, tác giả sử dụng mẫu “thu nhập và chi tiêu” gồm<br />
9.189 hộ gia đình trong cuộc khảo sát để phân tích<br />
vì ở mẫu này có đầy đủ dữ liệu về tất cả các biến<br />
cần thiết cho yêu cầu của nghiên cứu này.<br />
<br />
Để tính độ co giãn trong mô hình hàm cầu<br />
Hicksian chúng ta sử dụng phương trình Slutsky<br />
(Barten, 1964) như sau:<br />
(Eij*: độ co<br />
giãn Hicksian; Eij: độ co giãn Marshallian).<br />
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp kinh tế lượng để ước lượng hàm<br />
cầu cho các sản phẩm thịt và cá; ước lượng các độ<br />
co giãn của cầu cho các mặt hàng thịt và cá theo<br />
các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến nó. Các kết<br />
quả kinh tế lượng có thể được sử dụng cho các<br />
đánh giá mang tính định lượng và là cơ sở để kiểm<br />
định bản chất các mối quan hệ lý thuyết trong thực<br />
tiễn thị trường.<br />
Dữ liệu cho nghiên cứu này là nguồn dữ liệu<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Kết quả nghiên cứu<br />
Tác giả đã tiến hành ước lượng các độ co<br />
giãn của cầu (Marshallian và Hicksian) theo giá<br />
và theo thu nhập cho các mặt hàng thịt và cá nói<br />
trên dựa trên các tham số ước lượng của mô hình<br />
LA/QUAIDS thể hiện trong bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Độ co giãn của cầu theo giá riêng (Eii) và theo chi tiêu (Ai) các mặt hàng thịt và cá<br />
Mặt hàng<br />
<br />
Độ co giãn theo giá riêng<br />
<br />
Độ co giãn theo chi tiêu<br />
<br />
Eii<br />
<br />
Eii*<br />
<br />
Ai<br />
<br />
Thịt lợn<br />
<br />
-0,8219<br />
<br />
-0,3434<br />
<br />
0,8939<br />
<br />
Thịt bò<br />
<br />
-1,2076<br />
<br />
-1,1429<br />
<br />
1,0091<br />
<br />
Thịt gà<br />
<br />
-1,3564<br />
<br />
-1,2954<br />
<br />
1,0238<br />
<br />
Cá<br />
<br />
-0,9170<br />
<br />
-0,5214<br />
<br />
1,1607<br />
<br />
Ghi chú: Eii: Độ co giãn Marshallian; Eii*: Độ co giãn Hicksian.<br />
<br />
Kết quả ở bảng 1 chỉ ra rằng độ co giãn theo chi<br />
tiêu lần lượt là 0,8939, 1,0091, 1,0238, và 1,1607<br />
cho thịt lợn, thịt bò, thịt gà và cá. Kết quả này ngụ<br />
ý rằng cầu cho mặt hàng cá là nhạy cảm nhất đối<br />
với sự thay đổi trong tổng chi tiêu, tiếp theo là thịt<br />
gà, thịt bò và thịt lợn, nghĩa là mặt hàng cá sẽ được<br />
chi tiêu nhiều nhất hoặc ít nhất trong ba mặt hàng<br />
cạnh tranh còn lại khi người tiêu dùng tăng hoặc<br />
giảm chi tiêu lên các mặt hàng thịt và cá. Các độ co<br />
giãn theo chi tiêu cho các mặt hàng thịt và cá này<br />
chỉ ra rằng nếu thu nhập của hộ gia đình tăng lên thì<br />
lượng cầu cho các mặt hàng này cũng tăng. Thêm<br />
vào đó, mặt hàng cá đã giành được một vị trí quan<br />
<br />
trọng trong chế độ ăn uống của người dân Việt Nam<br />
như được chỉ ra bởi độ co giãn theo chi tiêu cao và<br />
độ co giãn theo giá riêng thấp. Bên cạnh đó, độ co<br />
giãn không bù đắp và bù đắp theo giá riêng của mặt<br />
hàng thịt lợn và cá là nhỏ hơn 1, có nghĩa là cầu thịt<br />
lợn và cá là ít nhạy cảm với giá. Ngược lại, độ co<br />
giãn không bù đắp và bù đắp theo giá riêng của thịt<br />
bò và thịt gà là lớn hơn 1, chỉ ra rằng cầu thịt bò và<br />
thịt gà lại rất nhạy cảm với sự thay đổi của giá cả.<br />
Độ co giãn không bù đắp theo giá riêng bao gồm<br />
hai ảnh hưởng thành phần, tức là ảnh hưởng thay<br />
thế hay ảnh hưởng của giá và ảnh hưởng thu nhập.<br />
Độ co giãn không bù đắp của cầu theo giá riêng<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2013<br />
<br />
cho thịt lợn, thịt bò, thịt gà và cá lần lượt là -0,8219,<br />
-1,2076, -1,3564 và -0,9170 chỉ ra rằng nếu giá<br />
giảm 10% (với điều kiện các yếu tố khác không đổi)<br />
khi đó lượng cầu cho thịt lợn, thịt bò, thịt gà và cá<br />
sẽ tăng lên lần lượt là 8,219%, 12,076%, 13,564%,<br />
và 9,170%. Trong tổng số tăng lên trong lượng cầu<br />
đó thì phần tăng lên do ảnh hưởng thay thế lần lượt<br />
là 3,434%, 11,429%, 12,954% và 5,214% cho thịt<br />
lợn, thịt bò, thịt gà và cá, nghĩa là phần tăng lên do<br />
ảnh hưởng thay thế này chính là độ co giãn bù đắp<br />
Hicksian. Ảnh hưởng thu nhập của việc giá giảm<br />
giải thích cho phần còn lại lần lượt là 4,785% (tức<br />
là 8,219% - 3,434% = 4,785%), 0,647%, 0,61% và<br />
3,956% cho thịt lợn, thịt bò, thịt gà và cá tăng lên do<br />
tăng trong thu nhập thực tế, mặc dù thu nhập danh<br />
nghĩa vẫn không thay đổi.<br />
2. Hoạch định chính sách<br />
(1) Dự báo lượng cầu tiêu dùng các mặt hàng<br />
thịt và cá:<br />
Nếu cho trước phần trăm thay đổi trong giá của<br />
các hàng hóa khác nhau và phần trăm thay đổi trong<br />
thu nhập, chúng ta có thể tính được phần trăm thay<br />
đổi trong lượng cầu cho hàng hóa i. Giả sử, nếu giá<br />
thay đổi một lượng là<br />
và thu nhập thay đổi<br />
một lượng là<br />
thì khi đó lượng cầu sẽ thay đổi<br />
một lượng là:<br />
(1)<br />
: là độ co giãn theo giá riêng (i = j) và giá<br />
chéo (i ≠ j) cho hàng hóa i.<br />
- Ai<br />
: là độ co giãn theo chi tiêu (thu nhập) cho<br />
hàng hóa i.<br />
: là phần trăm thay đổi trong lượng cầu<br />
hàng hóa i.<br />
: là phần trăm thay đổi trong giá của hàng<br />
hóa i.<br />
: là phần trăm thay đổi trong thu nhập của<br />
hộ gia đình.<br />
Dựa vào kết quả ước lượng độ co giãn của cầu<br />
theo giá trong bảng 1 có thể thấy rằng chi tiêu cá,<br />
thịt gà và thịt bò trong tương lai sẽ tăng lên nhanh<br />
chóng nếu như nền kinh tế của Việt Nam vẫn duy<br />
trì được tốc độ tăng trưởng cao. Giả thuyết rằng<br />
đường cung của các mặt hàng này được cố định,<br />
sự dịch chuyển đường cầu đi lên (qua phải) sẽ ngụ<br />
ý rằng giá cân bằng của thị trường sẽ tăng lên. Vì<br />
độ co giãn theo giá riêng của thịt lợn và cá là nhỏ<br />
- Eij<br />
<br />
hơn 1, nó được dự đoán rằng sự gia tăng giá do<br />
sự dịch chuyển của đường cầu sẽ dẫn đến một sự<br />
giảm trong lượng cầu với một tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ tăng<br />
của giá. Vì vậy, bất cứ chính sách nào nhằm để gia<br />
tăng thu nhập của người dân là có khả năng để tăng<br />
cường các cơ hội có được một chế độ ăn uống chất<br />
lượng cao. Bên cạnh đó, nếu thu nhập cũng tăng lên<br />
10% đồng thời giảm 10% trong giá của các mặt hàng<br />
thịt và cá (với điều kiện các yếu tố khác không đổi) thì<br />
lượng cầu thịt lợn, thịt bò, thịt gà và cá sẽ tăng lên lần<br />
lượt là 17,158% (tức 8,219% + 8,939% = 17,158%),<br />
22,167%, 23,802%, và 20,777%. Tuy nhiên, khi thu<br />
nhập tăng lên sẽ làm dịch chuyển đường cầu của các<br />
mặt hàng này đi lên (dịch chuyển qua phải), kết quả<br />
là làm tăng giá các mặt hàng này. Đây là điều không<br />
mong muốn trong một đất nước như Việt Nam, nơi<br />
mà phần lớn người dân thuộc nhóm có thu nhập thấp<br />
và phải phụ thuộc nhiều vào thị trường.<br />
Bên cạnh đó, dựa trên số liệu thống kê về chỉ<br />
số giá bán sản phẩm của người sản xuất các mặt<br />
hàng nông, lâm, thủy sản do Tổng cục Thống kê thu<br />
thập2. Áp dụng công thức số nhân bình quân ta tính<br />
được chỉ số giá bình quân cho các mặt hàng nông,<br />
lâm, thủy sản từ năm 2000 đến 2011 ở Việt Nam.<br />
Kết quả cho thấy, giai đoạn từ năm 2000 - 2011<br />
trung bình mỗi năm giá bán sản phẩm chăn nuôi gia<br />
súc tăng khoảng 11%, gia cầm tăng khoảng 8% và<br />
sản phẩm thủy sản tăng khoảng 9%. Trong nghiên<br />
cứu này chỉ số giá bán sản phẩm của người sản<br />
xuất đối với sản phẩm chăn nuôi gia súc được dùng<br />
để đại diện cho biến giá của mặt hàng thịt bò và thịt<br />
lợn; chỉ số giá chăn nuôi gia cầm đại diện cho biến<br />
giá của thị gà; và chỉ số giá bán sản phẩm thủy sản<br />
đại diện cho biến giá của cá để làm công tác dự báo.<br />
Dựa vào số liệu thống kê được thu thập bởi<br />
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về GDP bình quân<br />
đầu người ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 20113, ta<br />
ước lượng được mô hình tăng trưởng như sau:<br />
. Kết quả từ mô hình<br />
này cho ta biết được giai đoạn từ năm 2000 đến<br />
năm 2011 GDP bình quân đầu người ở Việt Nam<br />
tăng trưởng với tốc độ khoảng 12% mỗi năm. Do<br />
vậy, ta có thể sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng<br />
thu nhập bình quân đầu người làm biến đại diện cho<br />
biến thu nhập (chi tiêu) để dự báo. Ứng dụng công<br />
thức (1) để dự đoán thay đổi trong tiêu dùng các<br />
sản phẩm thịt và cá trước những thay đổi về giá của<br />
chúng và thu nhập của người tiêu dùng.<br />
<br />
2<br />
Các số liệu này có sẵn trên trang web của Tổng cục Thống kê Việt Nam, có thể tham khảo tại địa chỉ http://www.gso.gov.vn/<br />
default.aspx?tabid=433&idmid=3.<br />
3<br />
Số liệu có sẵn tại địa chỉ http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2011/02/weodata/weoselco.aspx?<br />
<br />
70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Kịch bản 1: Kịch bản này nghiên cứu ảnh hưởng<br />
của sự thay đổi trong giá của các mặt hàng thịt và cá<br />
cùng với sự thay đổi trong thu nhập (chi tiêu) của<br />
người tiêu dùng lên lượng cầu các mặt hàng này.<br />
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, nếu giá các mặt<br />
<br />
Số 2/2013<br />
hàng thịt lợn, thịt bò tăng 11%, thịt gà tăng 8% và<br />
giá cá tăng lên 9%, đồng thời thu nhập cũng tăng<br />
12% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Khi đó<br />
lượng cầu các mặt hàng thịt lợn, thịt bò, thịt gà và cá<br />
tăng lên lần lượt là 0,99%, 0,22%, 5,02% và 2,98%.<br />
<br />
Bảng 2. Dự báo sự thay đổi trong lượng cầu các mặt hàng thịt và cá<br />
Mặt hàng<br />
<br />
Thịt lợn<br />
Thịt bò<br />
Thịt gà<br />
Cá<br />
<br />
Phần trăm (%) thay đổi trong…<br />
Giá thịt lợn và<br />
thịt bò<br />
<br />
Giá thịt gà<br />
<br />
Giá cá<br />
<br />
Thu nhập<br />
<br />
% thay đổi trong<br />
lượng cầu<br />
<br />
11<br />
11<br />
11<br />
11<br />
<br />
8<br />
8<br />
8<br />
8<br />
<br />
9<br />
9<br />
9<br />
9<br />
<br />
12<br />
12<br />
12<br />
12<br />
<br />
0,99<br />
0,22<br />
5,02<br />
2,98<br />
<br />
(Nguồn: Tính toán của tác giả)<br />
<br />
Kịch bản 2: Một cú sốc ngắn hạn đối với giá các mặt hàng thịt và cá.<br />
Kịch bản chính sách này giả sử giá các mặt hàng thịt lợn, thịt bò, thịt gà và cá tăng lên đột biến khi có một<br />
biến cố về kinh tế, chính tri, xã hội nào đó xảy ra. Ví dụ, năm 2008 chỉ số giá bán sản phẩm chăn nuôi gia súc,<br />
gia cầm và sản phẩm thủy sản tăng lên đột biến lần lượt là 70,4%, 38,0% và 20,1% so với năm 2007 4. Đây là<br />
năm mà kinh tế thế giới và Việt Nam rơi vào giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng. Trong trường hợp này thì<br />
lượng cầu các mặt hàng thịt và cá sẽ thay đổi như thế nào? Chúng ta cũng giả định là thu nhập bình quân đầu<br />
người tăng 12% mỗi năm. Kết quả ở bảng 3 cho thấy, với một cú sốc về giá xảy ra trong ngắn hạn, ví dụ như<br />
năm 2008 thì khi đó lượng cầu cho các mặt hàng thịt lợn, thịt bò, thịt gà và cá giảm mạnh lần lượt là 48,59%,<br />
71,59%, 17,83% và 21,62%.<br />
Bảng 3. Dự báo sự thay đổi trong lượng cầu các mặt hàng thịt và cá khi có một cú sốc<br />
trong ngắn hạn đối với giá<br />
Mặt hàng<br />
<br />
Phần trăm (%) thay đổi trong…<br />
<br />
% thay đổi trong<br />
lượng cầu<br />
<br />
Giá thịt lợn và<br />
thịt bò<br />
<br />
Giá thịt gà<br />
<br />
Giá cá<br />
<br />
Thu nhập<br />
<br />
Thịt lợn<br />
Thịt bò<br />
<br />
70<br />
70<br />
<br />
38<br />
38<br />
<br />
20<br />
20<br />
<br />
12<br />
12<br />
<br />
-48,59<br />
-71,59<br />
<br />
Thịt gà<br />
Cá<br />
<br />
70<br />
70<br />
<br />
38<br />
38<br />
<br />
20<br />
20<br />
<br />
12<br />
12<br />
<br />
-17,83<br />
-21,62<br />
<br />
(Nguồn: Tính toán của tác giả)<br />
<br />
Kịch bản 3: Một sự trợ cấp khoảng 10% cho các mặt hàng thịt và cá.<br />
Kịch bản chính sách này đưa ra với giả định rằng Nhà nước thực hiện trợ cấp cho các mặt hàng thịt và cá<br />
khoảng 10%, điều này ngụ ý rằng giá của các mặt hàng này sẽ giảm xuống, khi đó lượng cầu các mặt hàng này<br />
cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Giả sử thu nhập bình quân đầu người tăng 12%.<br />
Bảng 4. Dự báo sự thay đổi trong lượng cầu các mặt hàng thịt và cá khi có trợ cấp<br />
Mặt hàng<br />
<br />
Thịt lợn<br />
Thịt bò<br />
Thịt gà<br />
Cá<br />
<br />
Phần trăm (%) thay đổi trong…<br />
Giá thịt lợn và<br />
thịt bò<br />
<br />
Giá thịt gà<br />
<br />
Giá cá<br />
<br />
Thu nhập<br />
<br />
-10<br />
-10<br />
-10<br />
-10<br />
<br />
-10<br />
-10<br />
-10<br />
-10<br />
<br />
-10<br />
-10<br />
-10<br />
-10<br />
<br />
12<br />
12<br />
12<br />
12<br />
<br />
% thay đổi trong lượng<br />
cầu<br />
<br />
19,67<br />
22,18<br />
22,52<br />
25,53<br />
<br />
(Nguồn: Tính toán của tác giả)<br />
4<br />
Các số liệu này có sẵn trên trang web của Tổng cục Thống kê Việt Nam, có thể tham khảo tại địa chỉ http://www.gso.gov.vn/<br />
default.aspx?tabid=433&idmid=3.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71<br />
<br />