Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
VAÁN ÑEÀ TRAO ÑOÅI<br />
<br />
ỨNG DỤNG RẠN NHÂN TẠO TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN<br />
NGUỒN LỢI THỦY SẢN<br />
THE APPLICATION OF ARTIFICIAL REEFS TO MARINE RESOURCES PROTECTION<br />
Nguyễn Trọng Lương1<br />
Ngày nhận bài: 27/10/2012; Ngày phản biện thông qua: 07/5/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Công nghệ rạn nhân tạo là một trong những giải pháp kỹ thuật được các nước có biển trên thế giới áp dụng để bảo vệ<br />
và phát triển nguồn lợi thủy sản, phục vụ phát triển nghề cá theo hướng ổn định và bền vững. Ngày nay, công nghệ này đang<br />
được áp dụng rộng rãi trên các Châu lục cả về quy mô và kỹ thuật, mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển nghề cá.<br />
Với mục đích chia sẽ thông tin, nâng cao nhận thức và hình thành ý thức về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản<br />
của bạn đọc, bài viết đã cung cấp một số thông tin cơ bản về tình hình nghiên cứu, ứng dụng và đánh giá rạn nhân tạo<br />
trên thế giới.<br />
Từ khóa: Rạn nhân tạo, nguồn lợi thủy sản<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Artificial reef technology is applied in developed countries to protect and regenerate the marine resources for<br />
sustainable fisheries development.<br />
Nowadays, this technology is applying in almost continents and achieved high effect in fisheries development. In<br />
order to share the information and improving aware of fisheries, aquatic resources protection, the paper provides some<br />
information about research, apply and evaluate the artificial reef in the world.<br />
Keywords: Artificial reef, fisheries resources<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
Qua quá trình phát triển, thực tiễn nghề khai thác<br />
thủy sản ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã hoàn<br />
toàn bác bỏ quan niệm từ lâu cho rằng “nguồn lợi<br />
thủy sản là vô tận và đại dương là rất hào phóng” [1].<br />
Khi cường lực khai thác phát triển mạnh và trình độ<br />
công nghệ đạt tới mức khá hiện đại thì hầu hết các<br />
loài thủy sản trên các đại dương dù sống ở gần bờ<br />
hay xa bờ, tầng mặt, tầng giữa hay tầng đáy và thậm<br />
chí là sống trong bùn, hang đã và đang bị con người<br />
đánh bắt khá triệt để. Hơn nữa, khai thác hải sản quá<br />
mức bằng những phương pháp đánh bắt mang tính<br />
hủy diệt không những phá vỡ cân bằng sinh thái mà<br />
còn hủy hoại nơi cư trú của các loài thủy sản, làm<br />
giảm khả năng bổ sung nguồn lợi tự nhiên và hậu<br />
quả của nó là giảm trữ lượng cá khai thác.<br />
<br />
1<br />
<br />
Để hạn chế sự tác động của con người lên<br />
nguồn lợi sinh vật biển nói chung và nguồn lợi thủy<br />
sản nói riêng, các nước trên thế giới đã áp dụng<br />
đồng thời nhiều giải pháp khác nhau. Trong đó, rạn<br />
nhân tạo là giải pháp kỹ thuật được các nhà khoa<br />
học và quản lý đánh giá rất cao trong việc bảo vệ, tái<br />
tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.<br />
Trên thế giới, thuật ngữ rạn nhân tạo (Artificial<br />
Reef) đã được sử dụng khá phổ biến. Khái niệm này<br />
được sử dụng khác nhau theo từng quốc gia, vùng<br />
lãnh thổ và mục đích tạo rạn. Trong lĩnh vực bảo vệ<br />
và phát triển nguồn lợi, rạn nhân tạo được hiểu là<br />
việc xây dựng “ngôi nhà” cho cá bằng những vật thể<br />
tự nhiên hoặc do con người tạo ra và thả xuống đáy<br />
biển nhằm thay đổi điều kiện vật lý, hải dương, tạo<br />
nơi dinh dưỡng cư, tập trung cá và tạo giá thể để<br />
<br />
ThS. Nguyễn Trọng Lương: Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
190 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
khôi phục san hô nhằm nâng cao hiệu quả khai thác<br />
ở vùng nước xa bờ và hạn chế cường lực khai thác<br />
ở vùng nước ven bờ.<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Lịch sử phát triển<br />
Việc thả rạn nhân tạo trên thế giới được tiến<br />
hành từ rất sớm với nhiều mục đích khác nhau. Từ<br />
hàng ngàn năm trước, loài người đã biết sử dụng<br />
rạn nhân tạo trong việc trị thủy và chống giặc ngoại<br />
xâm. Xây dựng rạn nhân tạo nhằm phát triển nguồn<br />
lợi thủy sản được bắt đầu từ những năm 1600 tại<br />
Nhật Bản. Vào thời gian đó, người Nhật Bản đã xây<br />
dựng rạn san hô nhân tạo bằng cao su và đá tảng<br />
để trồng tảo bẹ. Người ta nhận thấy rằng, bên cạnh<br />
tảo bẹ phát triển thì mật độ cá ở vùng thả rạn tăng<br />
lên theo thời gian và đây cũng là nền tảng cho việc<br />
phát triện rạn nhân tạo để tập trung, bảo vệ và phát<br />
triển nguồn lợi thủy sản. Việc nghiên cứu, ứng dụng<br />
rạn nhân tạo được phát triển mạnh mẽ từ những<br />
năm 1970, đến nay đã có gần 50 quốc gia và vùng<br />
lãnh thổ trên thế giới ứng dụng công nghệ này để<br />
bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và hạn<br />
chế khai thác thủy sản bất hợp pháp.<br />
Đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã<br />
tổ chức được 9 lần Hội nghị quốc tế về rạn nhân<br />
tạo và môi trường sống của các loại thủy sinh<br />
(International Conference on Artificial Reefs and<br />
Related Aquatic Habitats - viết tắt là CARAH). Tại<br />
Hội nghị lần thứ Nhất (1974) tổ chức tại Houston Texas - Hoa Kỳ chỉ có 35 bài tham luận và đến Hội<br />
nghị lần thứ Chín (2011) tại Curitiba - PR - Brazil có<br />
tới 160 bài tham luận. Ở Hội nghị quốc tế lần thứ<br />
Bảy (1999) các nhà khoa học đã tổng kết: Hiện tại,<br />
trên thế giới chưa có một công trình nào tổng hợp<br />
hay ghi chép lại đầy đủ lịch sử nghiên cứu và ứng<br />
dụng công nghệ rạn nhân tạo trong việc khôi phục<br />
môi trường và nguồn lợi thủy sinh. Tại Hội nghị này,<br />
có 19 quốc gia với 116 bài tham luận. Trong đó, có<br />
25% số bài báo cáo về nghiên cứu và thử nghiệm<br />
rạn nhân tạo; 37% số bài báo cáo về vấn đề sử<br />
dụng rạn nhân tạo; 30% báo cáo viết về kế hoạch,<br />
chính sách và chương trình sử dụng rạn nhân tạo<br />
và số còn lại chỉ thảo luận về mục đích, ý nghĩa<br />
của rạn nhân tạo. Tuy nhiên, đến Hội nghị lần thứ<br />
Chín đã có nhiều quốc gia báo cáo về chương trình,<br />
chính sách và kế hoạch ứng dụng rạn nhân tạo. Bên<br />
cạnh đó, các nhà khoa học cũng đã xuất bản các tài<br />
liệu hướng dẫn kỹ thuật xây dựng rạn tạo phù hợp<br />
với các vùng biển khác nhau, hướng dẫn lựa chọn<br />
vật liệu tạo rạn, cấu trúc rạn, địa điểm lắp đặt,...<br />
<br />
Số 3/2013<br />
Ở nước ta, các nhà khoa học chỉ mới nghiên<br />
cứu ứng dụng giá thể rạn nhân tạo (bê tông cốt thép<br />
và nhựa PVC) để khôi phục rạn san hô tự nhiên<br />
mà chưa quan tâm đến việc việc bảo vệ, tái tạo,<br />
phát triển nguồn lợi thủy sản và chống đánh bắt bất<br />
hợp pháp. Để phát triển nghề khai thác thủy sản<br />
theo hướng bền vững, ngoài các biện pháp đã và<br />
đang thực hiện như hiện nay, ngành thủy sản cần<br />
triển khai nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng công<br />
nghệ rạn nhân tạo vào lĩnh vực bảo vệ và phát triển<br />
nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là ở vùng biển ven bờ.<br />
2. Ứng dụng công nghệ rạn nhân tạo ở một số<br />
nước điển hình<br />
2.1. Ở Nhật Bản<br />
Nhật Bản là một trong những cường quốc trên<br />
thế giới về công nghệ rạn nhân tạo. Để nâng cao vị<br />
thế của nghề cá thương mại, nước này đã nghiên<br />
cứu và ứng dụng rạn tạo từ thế kỷ thứ 18. Rạn nhân<br />
tạo được xây dựng cho cả vùng ven bờ và vùng<br />
biển khơi.<br />
Ở vùng biển ven bờ, rạn nhân tạo được sử<br />
dụng để phát triển nguồn lợi hải sản nhỏ, cá chưa<br />
trưởng thành thông qua cải thiện chất lượng môi<br />
trường nước và hạn chế các nghề đánh bắt mang<br />
tính hủy diệt cao như nghề te, lưới kéo, lưới vây.<br />
Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã đầu<br />
tư hàng chục tỷ Yên cho việc nghiên cứu, thiết kế<br />
và ứng dụng công nghệ rạn nhân tạo phục vụ phát<br />
triển nghề cá. Từ năm 1976 đến 2000, Nhật Bản đã<br />
đầu từ 11.860 tỷ Yên để xây dựng và lắp đặt 644 rạn<br />
nhân tạo với quy mô khoảng 5 triệu m3, bao phủ trên<br />
12% diện tích đáy biển ở vùng nước ven bờ.<br />
Ngoài việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải<br />
sản ven bờ, họ còn tập trung các đàn cá đại dương<br />
vào vùng nước ven bờ nhằm nâng cao hiệu quả<br />
đánh bắt cho các tàu thuyền nhỏ.<br />
2.2. Ở Thổ Nhĩ Kỳ<br />
Theo ghi nhận của Khoa Thủy sản (Trường<br />
Đại học Aegean, Thổ Nhĩ Kỳ) chương trình nghiên<br />
cứu ứng dụng rạn nhân tạo đầu tiên của nước này<br />
được bắt đầu từ năm 1989. Do sự phát triển nhanh<br />
chóng của nghề khai thác thủy sản, đặc biệt là nghề<br />
lưới kéo đáy đã làm cho các hệ sinh thái biển bị tàn<br />
phá nghiêm trọng và nguồn lợi bị giảm sút nhanh<br />
chóng nên đã đe dọa đến sự phát triển bền vững<br />
của nghề cá nước này. Chính vì thế, Chính phủ<br />
nước này đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ<br />
thuật nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của<br />
nghề khai thác thủy sản. Với chương trình phát triển<br />
nghề cá ven bờ, cải thiện chất lượng môi trường<br />
sống cho các loài thủy sinh, ngăn cản nghề lưới kéo<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 191<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
hoạt động bất hợp pháp, bảo vệ bãi đẻ của cá, phát<br />
triển du lịch lặn biển và bảo vệ nghề khai thác quy<br />
mô nhỏ ven bờ họ đã xây dựng 08 vùng rạn nhân<br />
tạo với diện tích khoảng 1.500m3. Sau 8 năm thực<br />
hiện, kết quả đạt được là thành phần loài cá ở vùng<br />
rạn nhân tạo tăng lên khoảng trên 40%, môi trường<br />
sống được cải thiện và sinh kế của ngư dân nghèo<br />
ven biển được ổn định [5].<br />
2.3. Ở Anh<br />
Quốc gia này đã xây dựng rạn nhân tạo từ năm<br />
1984, đến nay đã lắp đặt khoảng 35.000 đơn vị rạn,<br />
chia thành 6 vùng rạn ở vùng biển ven bờ. Mục tiêu<br />
của dự án xây dựng rạn nhân tạo tập trung vào 5<br />
lĩnh vực chính: (1) Tạo điều kiện để phát triển du lịch<br />
<br />
Số 3/2013<br />
lặn biển; (2) Khôi phục lại môi trường sống của các<br />
loài thủy sản; (3) Phát triển kinh tế - xã hội của cộng<br />
đồng ngư dân ven biển; (4) Giảm xung đột các hoạt<br />
động liên quan đến biển và (5) phát triển nguồn lợi<br />
thủy sản cho nghề cá thương mại.<br />
Việc xây dựng rạn nhân tạo không những làm<br />
tăng đáng kể nguồn lợi cá Tuyết, tôm Hùm, cá Hồng,<br />
cá Mú và các loài nhuyễn thể ở Vịnh Poole, Torness<br />
và Loch Linne mà còn tái sử dụng và giải tỏa sức ép<br />
các loại phế liệu trên bờ như lốp xe cũ, xỉ than từ nhà<br />
máy nhiệt điện. Đối với quốc gia này, các chương<br />
trình, dự án xây dựng rạn nhân tạo phục vụ nghề cá<br />
chủ yếu được tài trợ bởi các tổ chức phi chính phủ,<br />
chính quyền địa phương ven biển và ngư dân.<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc rạn nhân tạo ở Anh<br />
<br />
2.4. Ở Mỹ<br />
Quốc gia này có nhiều chương trình xây dựng<br />
rạn nhân tạo, thiết lập trên nhiều vùng biển ở các<br />
Bang. Mục đích của họ là thu hút cá nhằm phát<br />
triển nghề cá giải trí, nghề cá thương mại, bảo tồn<br />
và phát triển đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, các<br />
chương trình này cũng nhằm mục đích xử lý chất<br />
thải trên đất liền. Chính vì thế, vật liệu sử dụng để<br />
làm rạn nhân tạo là các dạng rác thải lớn như bê<br />
tông, đá, gạch xây dựng, lốp xe, các loại ô tô, ca bin<br />
tàu lửa, các loại tàu biển. Các khu rạn nhận tạo đầu<br />
tiên được xây dựng ở Nam Carolina vào những năm<br />
1980 bằng việc sử dụng các ngôi nhà cũ nát trên<br />
bờ. Vào thời điểm đó, có trên 80% các bãi rạn nhân<br />
tạo ở Mỹ sử dụng các vật liệu cũ. Hầu hết các bãi<br />
rạn này được xây dựng bởi các nhà từ thiện quan<br />
<br />
tâm đến sự phát triển của nghề cá nước nhà. Chính<br />
vì thế, các bãi rạn được xây dựng và bảo vệ rất<br />
thành công trên cơ sở quản lý dựa vào cộng đồng.<br />
Cụ thể, các điểm du lịch câu cá giải trí và lặn biển<br />
đã thu hút hơn 65% lượng khách so với các năm<br />
trước khi xây dựng rạn, lợi nhuận của nghề cá ven<br />
bờ tăng từ 5% lên 40% và nghề cá thương mại tăng<br />
từ 10% lên 15%.<br />
Đến những năm 1970, các nhà khoa học ở Mỹ<br />
bắt đầu thiết kế và thử nghiệm các loại rạn với các<br />
loại vật liệu khác nhau nhằm tạo nơi sinh cư tốt nhất<br />
cho các loài sinh vật biển. Kết quả cho thấy, các<br />
bãi rạn được chế tạo bằng bê tông cho hiệu quả<br />
cao nhất. Cụ thể, độ ổn định và tuổi thọ cao, không<br />
ảnh hưởng xấu đến môi trường, tạo môi trường cho<br />
thực vật, sinh vật bám trú và phát triển [1].<br />
<br />
Hình 2. Sử dụng vật liệu cũ tạo rạn nhân tạo ở Florida<br />
(1: xác máy bay, 2: xác xe bọc thép)<br />
<br />
192 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
2.5. Ở Ấn Độ<br />
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, với sự phát<br />
triển không có kiểm soát của nghề lưới kéo đáy đã<br />
làm cho năng suất đánh bắt ở các ngư trường sụt<br />
giảm nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến các cộng<br />
đồng ngư dân sống phụ thuộc vào nghề đánh bắt<br />
thủy sản. Để trả lại môi trường sống cho các loài hải<br />
sản, Chính phủ, các tổ chức chính phủ và phi chính<br />
phủ đã lên kế hoạch, đầu tư phát triển hệ thống rạn<br />
nhân tạo dọc theo bờ biển ở Trivandrum. Sau 4 năm<br />
hoạt động, các nhà khoa học đã kết luận rằng: Tại<br />
những khu vực thả rạn nhân tạo có mức đa dạng sinh<br />
học cao hơn 90,8% so với các vùng lân cận không<br />
có rạn; năng suất đánh bắt cao hơn 70% đối với các<br />
loài cá, 60% cho động vật thân mềm, 87% cho các<br />
loại động vật không xương sống [9, 11]. Ở bờ biển<br />
Karaikal, Chính phủ đã có chương trình xây dựng<br />
rạn nhân tạo nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản và<br />
tạo sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển. Thông<br />
qua dự án này, môi trường sống của các loài sinh vật<br />
biển được phục hồi, tạo mắt xích đầu tiên trong chuỗi<br />
thức ăn của cá. Chính vì thế, mật độ cá tập trung dày<br />
hơn, phục vụ đánh bắt tốt hơn, giảm chi phí nhiên liệu<br />
nhiều hơn. Dự án cũng đã hỗ trợ cho 500 hộ ngư dân<br />
sống ở 4 làng cá trong khu vực vay vốn và chuyển<br />
đổi nghề nghiệp. Sau 2 năm thực hiện dự án, sản<br />
lượng cá đánh bắt tăng lên 30 lần [10].<br />
2.6. Ở Malaysia<br />
Khu rạn nhân tạo đầu tiên được xây dựng ở<br />
Sabah vào năm 1975 nhằm tăng năng suất sinh<br />
học, tập trung nguồn lợi thủy sản để phục vụ nghề<br />
cá giải trí và ngăn chặn nghề khai thác hải sản bằng<br />
<br />
Số 3/2013<br />
lưới kéo. Tổng diện tích rạn san hô nhân tạo mà<br />
quốc gia xây dựng cho đến nay ước tính khoảng 30<br />
km2 được chia thành 8 vùng rạn, độ sâu lắp đặt từ<br />
5-30 mét. Vật liệu sử dụng để làm rạn nhân tạo bao<br />
gồm tàu thuyền cũ, lốp xe, máy móc hỏng, đá tảng,<br />
kim loại và sau này là bê tông cốt thép.<br />
Với chương trình xây dựng rạn nhân tạo này đã<br />
giúp cho khoảng 300 hộ ngư dân xung quanh khai<br />
thác có hiệu quả cao. Bên cạnh, đó ngành du lịch và<br />
dịch vụ cũng đạt được nhiều kết quả. Chính vì thế,<br />
họ đang tiếp tục thực hiện nhiều dự án tương tự để<br />
phục vụ phát triển kinh tế thủy sản và du lịch, giảm<br />
mức chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và vùng<br />
sâu, vùng xa [12].<br />
2.7. Ở Philippin<br />
Philippine là một quốc gia đầu tư khá mạnh vào<br />
việc xây dựng rạn nhân tạo, khởi đầu là dự án ở<br />
Dumaguete vào năm 1977. Đến nay, quốc đảo này<br />
đã xây dựng và lắp đặt được gần 100.000 đơn vị rạn,<br />
chia thành 11 vùng và đạt diện tích khoảng 40.000<br />
km2. Sau khi dự án kết thúc, người ta đã đánh giá và<br />
có kết luận rất khả quan về việc sử dụng rạn nhân tạo<br />
trong phát triển nghề cá, du lịch và kinh tế xã hội của<br />
vùng ven biển. Cụ thể là lợi ích từ nghề cá thương<br />
mại tăng lên 30%, từ nghề cá giải trí tăng lên 31,5%.<br />
Qua 9 lần theo dõi (khoảng 25% diện tích) vùng rạn<br />
nhân tạo, kết quả đạt được là sản lượng đánh bắt ở<br />
rạn nhân tạo cao hơn 150 lần so với sản lượng ở các<br />
vùng rạn tự nhiên. Bên cạnh đó, sức sản xuất sinh<br />
học cũng được phục hồi đáng kể, chất lượng môi<br />
trường sống cho các loại sinh vật biển được cải thiện<br />
và đó là giá trị rất to lớn nhất mà dự án mang lại.<br />
<br />
Hình 3. Cấu trúc rạn nhân tạo ở Philippin<br />
<br />
2.8. Ở Đài Loan<br />
Từ năm 1951 với chương trình cắt giảm số<br />
lượng tàu thuyền đánh cá để giảm cường lực khai<br />
thác, bảo vệ, khôi phục nguồn lợi hải sản và phát<br />
triển đa dạng sinh học của chính phủ. Số lượng<br />
tàu thuyền dư thừa đã được chính phủ mua lại gần<br />
1.000 chiếc, số tàu này khi cắt giảm được đánh đắm<br />
tạo thành các bãi rạn nhân tạo cung cấp môi trường<br />
sống của các loài hải sản [2].<br />
Năm 1974, Đài Loan tiến hành xây dựng các<br />
khu rận nhân tạo tại miền Bắc. Sau 1 năm thiết lập,<br />
kết quả thu được là rất khả quan, có 24 loài thủy sản<br />
đến sinh sản so với trước khi thả rạn.<br />
<br />
Năm 1990, các nhà khoa học bắt đầu nghiên<br />
cứu và xây dựng khu rạn nhân tạo ở miền Nam Đài<br />
Loan. Sau 1 năm khi thành lập, người ta đã ghi nhận<br />
là sản lượng đánh bắt tăng 1,6 - 2,7 lần so với trước<br />
khi xây dựng, năng suất đánh bắt của 1 tấm lưới rê<br />
trong bán kính 50m so với vùng rạn đạt 1,24 - 3,56 kg<br />
và ngoài bán kính đó chỉ đạt 0,45 - 0,95kg. Ở<br />
Hsinkang Pier, sau 6 tháng lắp đặt, họ đã khai thác<br />
được 20 tấn hải sản các loại, sản lượng trung bình<br />
trước khi làm rạn chỉ đạt 180 kg/tàu/ngày, nhưng sau<br />
đó đã tăng lên 400 kg/tàu/ngày. Bên cạnh sản lượng<br />
khai thác tăng lên, chi phí nhiên liệu còn được giảm<br />
xuống khoảng 15% so với trước khi xây dựng rạn.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 193<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2013<br />
<br />
Hình 4. Sử dụng lốp xe kết hợp bê tông làm rạn nhân tạo<br />
(1: Đài Loan, 2: Hồng Kông)<br />
<br />
3. Vật liệu và cấu trúc rạn nhân tạo<br />
Các nhà khoa học đã tổng kết có 02 nhóm vật<br />
liệu chính được sử dụng để xây dựng rạn nhân tạo,<br />
tùy thuộc vào mục đích tạo rạn và vùng biển lắp đặt.<br />
Đối với nhóm vật liệu tự nhiên, bao gồm: Tre cây,<br />
cành cây, lá dừa, đá rạn, đá tảng, dây thừng, gỗ,...<br />
Được lắp đặt ở đại dương và vùng cửa sông phục<br />
vụ cho nghề cá thủ công, nghề cá thương mại và<br />
một số ít là nghề cá giải trí. Đối với nhóm vật liệu<br />
nhân tạo, bao gồm: Bê tông, cao su, nhựa PVC,<br />
thép, bồn chứa nhiên liệu, tàu thuyền cũ và các khối<br />
bê tông cốt thép được chế tạo chuyên biệt lắp ở đại<br />
dương và biển khơi phục vụ cho nghề cá thương<br />
mại, khôi phục môi trường sống và tập trung các<br />
đàn cá đại dương phục vụ khai thác.<br />
Cũng giống như các lĩnh vực khác, mô hình<br />
và cấu trúc rạn nhân tạo trên thế giới cũng được<br />
phát triển theo lộ trình phát triển của khoa học công<br />
nghệ. Vào thời kỳ đầu, hầu hết các loại rạn trên thế<br />
giới được chế tạo đơn giản hoặc chỉ đơn thuần là<br />
vật thể cũ (đồ dùng gia đình, cấu kiện bê tông từ<br />
nhà, cầu đường), đá tảng hay một số kết cấu bằng<br />
tre, gỗ, lốp xe, tàu thuyền cũ... [7, 8]. Tuy nhiên, các<br />
cấu kiện rạn nhân tạo tự nhiên và tái sử dụng ít<br />
hấp dẫn các loài sinh vật biển. Hơn nữa, một số<br />
<br />
vật liệu cũ sử dụng làm rạn nhân tạo có tác động<br />
không tốt đến môi trường nước và nguồn lợi sinh<br />
vật như lốp xe, xác máy và cấu kiện khác sắt [10].<br />
Như vậy, trong quá trình xây dựng rạn nhân tạo phát<br />
triển nghề cá cần chú ý đến loại vật liệu nhằm đảm<br />
bảo độ bền cao, không gây tác động môi trường và<br />
nguồn lợi thủy sản.<br />
Cùng với lịch sử ra đời rạn nhân tạo, Nhật Bản<br />
là quốc gia khởi đầu cho việc nghiên cứu, thiết kế<br />
và thử nghiệm các cấu trúc rạn hiện đại phục vụ<br />
phát triển nghề cá. Đây là cơ sở làm nền tảng cho<br />
các nước và các nhà khoa học trên thế giới tiếp tục<br />
triển khai các nghiên cứu, ứng dụng vào từng khu<br />
vực với mục tiêu và cấu trúc rạn khác nhau. Qua<br />
quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận<br />
rằng sử dụng rạn nhân tạo bằng bê tông đạt kết<br />
quả cao nhất, đó là: (1) Không tác động tiêu cực<br />
lên môi trường sống; (2) Độ bền lớn, dễ chế tạo<br />
và lắp đặt; (3) Kiến tạo được nhiều dạng hình thể,<br />
kích thước và khối lượng theo mong muốn và (4)<br />
có khả năng thu hút các các loài thủy sinh cao. Tuy<br />
nhiên, xây dựng rạn nhân tạo bằng bê tông cũng<br />
khá tốn kém và tùy thuộc vào điều kiện của từng<br />
quốc gia, vùng miền mà lựa chọn phương án cho<br />
phù hợp [6].<br />
<br />
Hình 5. Cấu trúc và kích thước một số rạn nhân tạo trên thế giới<br />
(1, 2: Pháp; 3, 4: Nhật Bản và 5: Hồng Kông)<br />
<br />
194 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />