intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bối cảnh mới của quá trình công nghiệp hóa và khi cuộc cách mạng khoa học- công nghệ tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy trên phạm vi toàn cầu, chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế- xã hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phải dành nhiều nỗ lực hơn nữa để đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, có hiệu quả hơn. Đó là con đường để đảm bảo sự phát triển bền vững của họ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

  1. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ NHẰM ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM Nguyễn Văn Ph c, Đại học Nguyễn Tất Thành Tóm tắt: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị tr rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh mới của quá trình công nghiệp hóa và khi cuộc cách mạng khoa học- công nghệ tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy trên phạm vi toàn cầu, chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế- xã hội, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phải dành nhiều nỗ lực hơn nữa để đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, có hiệu quả hơn. Đó là con đường để đảm bảo sự phát triển bền vững của họ. Trong quá trình này, Nhà nước cần hỗ trợ bằng cách tạo ra môi trường thân thiện cho các hoạt động đổi mới, sáng tạo, đồng thời có sự hỗ trợ trực tiếp nhất định cho những hoạt động này. Từ khóa: Tiến bộ khoa học- công nghệ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cách mạng công nghiệp. APPLICATION OF SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL ADVANCES TO ENSURE THE SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM Abstrac: Small and medium-sized businesses are very important in the Vietnamese economy. In the new context of the process of industrialization and when the science-technology revolution continues to take place at an unprecedented speed on a global scale, dominating the entire socio-economic development. Vietnamese small and medium enterprises must devote more efforts to accelerate the application of scientific and technological advances, enhancing technological capabilities to enhance their competitiveness and international integration at deep and wide dimension, bring higher efficiency. It is the way to ensure their sustainable development. In this process, the Government needs to support by creating a friendly environment for innovation and creativity activities, and at the same time there are certain direct support for these activities. Keywords: Scientific and technological progress, small and medium-sized enterprises, industrial revolution. 259
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tất cả các quốc gia, kể cả ở Việt Nam. Trong những năm qua, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể và có đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế. Từ năm 2000 tới 2019, bình quân hàng năm, số doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế tăng 16,14%, trong đó năm 2008 tăng cao nhất (32,07%), năm có tỷ lệ tăng cao thứ 2 là năm 2017, tăng 29,62% (xem hình 1). 35 30 25 20 15 10 5 0 Tốc độ tăng GDP (%) Tốc độ tăng số doanh nghiệp (%) Hình 1: Tăng trưởng GDP và tỷ lệ tăng số doanh nghiệp hoạt động hàng năm của Việt Nam12 Số liệu thống kê, năm 2017, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng số doanh nghiệp toàn quốc (theo phân loại của Việt Nam) là 98,2%. Hình 2 mô tả cơ cấu theo quy mô về lao động của các doanh nghiệp Việt Nam năm 2017. % 60.00 50.00 40.00 30.00 20.00 10.00 0.00 < 5 người Từ 5- 9 Từ 10- 49 Từ 50- 199 Từ 200- Từ 300- Từ 500- Từ 1000- Từ 5000 299 499 999 4999 trở lên Hình 2: Cơ cấu doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 theo quy mô lao động (% trong tổng số)13 12 Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2005, 2010, 2015, 2018; áo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam các năm 2016, 2017, 2018 và 9 tháng đầu năm 2019; Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam (2019). 13 Tổng cục Thống kê (2019), Niên giám thống kê 2018. NXB Thống kê. Hà Nội. 260
  3. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã có sự phát triển quan trọng, có những thành tựu to lớn, nhưng cũng có nhiều nhược điểm rất cơ bản, không chỉ hạn chế sự phát triển và việc phát huy tác động của nó, mà còn đe dọa sự phát triển của khu vực này trong những năm tới. Những hạn chế có ý nghĩa quan trọng nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện nay là: - Nội lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hạn chế và các hoạt động tăng cường nội lực của chúng chưa đem lại kết quả và hiệu quả mong muốn. Theo số liệu của VCCI, năm 2015, dù quy mô vốn bình quân của một doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tăng tới 9,9% so với năm trước liền kề (2014), nhưng cũng chỉ ở mức 6,3 tỷ đồng14. Số vốn này chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ so với vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp (xem hình 3). Trong khi số lượng doanh nghiệp tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, quy mô của các doanh nghiệp khó có thể tăng đáng kể là kết quả tất yếu. Hơn nữa, tình trạng tách đôi các doanh nghiệp vốn đã nhỏ thành nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn làm quá trình tích tụ từ các doanh nghiệp tiếp tục bị chậm lại. Hậu quả là các doanh nghiệp nhỏ và và Việt Nam ―chậm lớn‖ hơn so với khả năng và nhu cầu nâng cao năng lực của các doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho việc đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. 100 80 60 40 20 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số lao động/ 1 doanh nghiệp (người) Vốn kinh doanh/ doanh nghiệp (tỷ đồng) Hình 3: Biến động quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000- 201715 - Mức độ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như tỷ lệ đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu thấp và chậm được cải thiện. Nhìn tổng thể, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nằm ở khoảng giữa (―trung nguồn‖) của chuỗi giá trị toàn cầu nói chung, tức là đảm nhận các giai đoạn gia công chế biến là chính. Đặc điểm của các giai đoạn này là thâm dụng lao động và giá trị gia tăng thấp, hoạt động theo mô hình ―nhập khẩu để gia công rồi xuất khẩu‖ nhưng không chủ động được nguyên liệu/ thiết kế mà cũng không trực tiếp tiếp cận được với người tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mức độ hạn chế của việc các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (năm 2018)16: o Tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp của Việt Nam chỉ đạt khoảng 33%; 14 VCCI (2016), áo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2015. NXB Thông tin và truyền thông. 15 Tổng cục Thống kê (2019), Niên giám thống kê 2018 … Tài liệu đã dẫn. 16 Vũ Khuê (2019), Vì sao doanh nghiệp Việt khó tham gia chuỗi giá trị toàn cầu? http://vneconomy.vn/vi-sao- doanh-nghiep-viet-kho-tham-gia-chuoi-gia-tri-toan-cau-2019042321294334.htm 261
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 o Khu vực FDI phải nhập tới 47,1% đầu vào từ công ty mẹ; o Chỉ có khoảng 21% các doanh nghiệp nhỏ và vừa có liên kết sản xuất với chuỗi cung ứng nước ngoài; o Trong số các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, 64% cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong nước nhưng chỉ có 15% bán hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; 8,4% xuất khẩu sản phẩm trực tiếp và 7,4% xuất khẩu gián tiếp thông qua doanh nghiệp mua hàng bên thứ 3; o Phần lớn các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam chưa hài lòng về chất lượng và năng lực của các nhà cung cấp nội địa, trong đó gần 60% cho rằng khó hoặc rất khó đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá do gặp phải các vấn đề về chất lượng và năng lực của các doanh nghiệp trong nước. Việc tham gia không sâu và không nhiều vào các chuỗi cung ứng toàn cầu vừa làm mất cơ hội, vừa không bị ép (mất đi một động lực từ bên ngoài) đối với việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Nó cũng là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp và có xu hướng giảm sút trong 10 năm qua (xem bảng 1). Bảng 1: Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam17 Năm TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Doanh thu trên 1 vốn (%) 90,5 74,3 69,1 75,6 73,3 68,7 68,7 67,5 66,9 67,3 Lợi nhuận trên 2 doanh thu (%) 4,2 5,5 4,8 3,2 3,2 4,0 4,1 3,7 4,1 4,2 Lợi nhuận trên 3 vốn (%) 3,8 4,1 3,3 2,5 2,4 2,7 2,8 2,5 2,7 2,9 - Trình độ công nghệ thấp, việc đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ diễn ra một cách chậm chạp và hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ thấp hơn mong đợi. Một nghiên cứu của VCCI (thực hiện năm 2016 tại 10 ngành) cho thấy có tới hơn 60% số doanh nghiệp được khảo sát sử dụng các công nghệ có tuổi đời trên 6 năm; khoảng 65% doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiếp nhận từ các nước đang phát triển18. Trong giai đoạn doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, chỉ có 4,8% trong số các sản phẩm, 4,4% trong số các công nghệ được sử dụng được coi là mới, nhưng khikinh doanh đã đi vào hoạt động ổn định, các chỉ số này 17 Tổng cục Thống kê (2019), Niên giám thống kê năm 2018. NXB Thống kê. Hà Nội. 18 Xem: https://viettimes.vn/chu-tich-vcci-trinh-do-cong-nghe-doanh-nghiep-viet-lac-hau-gan-60-van-su-dung-giai- phap-tuoi-doi-tren-6-nam-302265.html 262
  5. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 lại giảm đi, lần lượt chỉ còn dao động từ 0,5- 2,8%19. Trong khi đó, nguồn lực của doanh nghiệp dành cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ rất thấp so với nhu cầu cũng như so với các nước trong khu vực. Theo số liệu của Bộ Khoa học và công nghệ, chi tiêu cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ tương đương với 0,2- 0,3% doanh thu của họ20. Về phía cung, năng lực của các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam hiện cũng khá hạn chế. Theo số liệu của Bộ Khoa học và công nghệ, tới 2019, ―cả nước có 386 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ, 43 tổ chức được cấp giấy chứng nhận hoạt động công nghệ cao và hơn 2000 doanh nghiệp đạt điều kiện doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin‖21. Theo số liệu khảo sát được thực hiện năm 2017, các doanh nghiệp khoa học- công nghệ tạo việc làm cho 22.738 người, nhưng chỉ tạo ra 10.349,6 tỷ đồng doanh thu từ các hoạt động khoa học- công nghệ; tức là tạo ra doanh thu hơn 455 triệu đồng/ người. năm22. Số tiền làm lợi từ các dịch vụ khoa học- công nghệ này không được thống kê. Tuy nhiên, chính việc các doanh nghiệp ít quan tâm tiếp nhận chuyển giao tiến bộ khoa học- công nghệ và kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học chỉ được đưa vào lưu trữ là một minh chứng rõ rệt và thuyết phục nhất về sự kém hiệu quả của các hoạt động này. Theo một số nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây, ở cấp độ quốc gia, chỉ có khoảng 10% số đề tài do Nhà nước cấp kinh phí chuyển giao được kết quả nghiên cứu của mình cho doanh nghiệp ứng dụng23. - Trình độ chuyên môn hóa của các doanh nghiệp thấp, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp còn hạn chế và tính khép kín trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp riêng lẻ khó có thể tận dụng nguồn lực từ ngoài và lợi dụng lợi thế từ việc hợp lý hóa tổ chức sản xuất để nhanh chóng nâng cao năng lực của mình. Cũng theo khảo sát của VCCI, có tới gần 85% doanh nghiệp tự triển khai các hoạt động nghiên cứu- phát triển để đổi mới sản phẩm, trong khi chỉ có gần 14% số doanh nghiệp tận dụng kết quả nghiên cứu từ các cơ sở bên ngoài, trong đó chỉ có khoảng gần 1% số doanh nghiệp trong mẫu khảo sát tiếp nhận kết quả nghiên cứu từ các đơn vị nghiên cứu- phát triển chuyên nghiệp. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chuyển hướng khá nhiều từ ngành này sang ngành khác khá thường xuyên và nhanh chóng, không chuyên chú đầu tư lâu dài vào một lĩnh vực cụ thể. Tình trạng này khiến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ gặp khó khăn cả về mặt kinh tế (hiệu quả thấp, thậm chí không kịp thu hồi vốn) lẫn tổ chức (khó có thể đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật- công nghệ, đào tạo, sử dụng và phát triển đội ngũ nhân lực có quy mô, trình độ và cơ cấu thích hợp, …) 19 Trần Thị Hồng Minh (2018), Phân tích các nguyên nhân các doanh nghiệp rời thị trường trong 10 tháng đầu năm 2018 và một số giải pháp. Xem https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/tin-tuc/597/4847/phan-tich-cac-nguyen-nhan- cac-doanh-nghiep-roi-thi-truong--trong-10-thang-dau-nam-2018-va-mot-so-giai-phap.aspx 20 Nhật Minh (2019), Cạnh tranh nhờ khoa học và công nghệ. https://nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/khoa- hoc/item/39594702-canh-tranh-nho-khoa-hoc-va-cong-nghe.html, 21 Nhật Minh (2019), tài liệu đã dẫn. 22 Nhật Minh (2019), tài liệu đã dẫn. 23 Nguyễn Quang Tuấn (2014), Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển vào sản xuất, kinh doanh. Tạp chí Tài chính. 263
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Trong giai đoạn tới, sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức rất quan trọng, đặc biệt là những thách thức bắt nguồn từ quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đang có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới nền kinh tế Việt Nam 24 cũng như từ cuộc cách mạng khoa học- công nghệ. Một trong những giải pháp mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cần triển khai thực hiện để khắc phục những nhược điểm, vượt qua những thách thức đối, đảm bảo sự phát triển bền vững của chúng là nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ nội tại để liên tục cải thiện năng lực cạnh tranh của mình ngay trên thị trường trong nước và rộng hơn, trên thị trường quốc tế. Cũng như đối với các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp nước ngoài khác, ba hướng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là: - Cải tiến và đổi mới công nghệ. - Hoàn thiện và đổi mới sản phẩm, dịch vụ. - Nâng cao trình độ toàn diện cho người lao động trong hệ thống kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như của các doanh nghiệp Việt Nam. Ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ không bao giờ là mục đích tự thân, mà phải phục vụ các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn của các chủ thể liên quan. Việc ứng dụng, chuyển giao một tiến bộ công nghệ liên quan, ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó, những lợi ích này có thể bị tác động theo những chiều hướng, ở những mức độ khác nhau. Tại từng thời điểm cụ thể, mục tiêu, điều kiện của từng doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó, những biện pháp cụ thể mà mỗi doanh nghiệp thực hiện cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, việc ứng dụng tiến bộ công nghệ trong mỗi doanh nghiệp chỉ có thể được thực hiện một cách bền vững và có hiệu quả khi các mục tiêu được xác định một cách rõ ràng, cụ thể, khả thi và có sự đồng thuận giữa các chủ thể liên quan và sau đó, mỗi chủ thể có những chương trình hành động được phối hợp tốt với nhau. Trong việc đảm bảo những yêu cầu này, việc xác định các mục tiêu là trách nhiệm của từng chủ thể liên quan, còn Nhà nước đóng vai trò điều tiết để đảm bảo cho các chủ thể liên quan có được sự đồng thuận về các mục tiêu này. Đây là điều cần thiết vì thực ra, các mục tiêu đều nhằm đảm bảo những lợi ích cụ thể của từng chủ thể mà trong nhiều trường hợp, không ít những mục tiêu như vậy là mâu thuẫn, thậm chí trái ngược nhau. Để có thể đẩy nhanh quá trình nâng cao năng lực công nghệ nhằm cải thiện năng lực và vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cần triển khai một số giải pháp sau đây: - Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và sự cần thiết, về khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ trong việc giải quyết các khó khăn, thách thức của doanh nghiệp và lợi ích từ việc ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Về thực chất, đây chính là việc nâng cao nhận thức để chuyển đổi từ triết lý kinh doanh ―ăn xổi‖ có tính tạm thời, ngắn hạn sang kinh doanh 24 Theo số liệu thống kê, năm 2018, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tương đương với 208,6% GDP. Ngoài ra, trong những năm tới, hàng loạt các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia bắt đầu phát huy tác dụng, khiến độ mở của nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng lên mạnh mẽ. Lúc đó, những biê n động trên thị trường quốc tế sẽ tác động nhanh hơn và mạnh mẽ hơn tới hệ thống sản xuất kinh doanh của Việt Nam. 264
  7. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 một cách bền vững, có định hướng phát triển dài hạn, có tổ chức và đầu tư một cách hệ thống, bài bản. Chỉ khi kinh doanh nghiêm túc một cách bền vững, các doanh nghiệp mới chú ý và thực sự nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh và lúc đó mới tổ chức kinh doanh một cách có hệ thống và đầu tư để chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ vào hệ thống kinh doanh của mình. Tất nhiên, không thể kỳ vọng toàn bộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có định hướng kinh doanh và phát triển dài hạn, bền vững, nhưng cần nỗ lực để tỷ lệ các doanh nghiệp thuộc nhóm này được liên tục nâng lên. - Nhận dạng rõ bối cảnh, điều kiện kinh doanh của mình, từ đó định vị rõ được vị thế của mình trong chuỗi giá trị và xây dựng, lựa chọn được định hướng, mục tiêu và chiến lược phát triển của mình. Nhiệm vụ này đã được nói tới trên nhiều diễn đàn, ở nhiều mức độ, dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn chưa được nhận thức đầy đủ và vẫn chưa được thực hiện một cách thực sự nghiêm túc. Với nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được ý nghĩa của việc này và đã có những bước triển khai thì chiến lược lại thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn, chưa được điều chỉnh kịp thời. Đối với nhiều doanh nghiệp, đây là việc khó và cần có sự giúp đỡ, hỗ trợ của cả các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân khác. Nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp có thể đảm nhận hỗ trợ ở một mức độ và dưới những hình thức nhất định (chứ không làm thay), nhưng sự hỗ trợ này chỉ thực sự có hiệu quả nếu bản thân các doanh nghiệp tự mình nỗ lực nâng cao nhận thức và tăng cường tri thức của mình trước (và sau đó, chỉ kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ để giải quyết một số khó khăn cụ thể). - n định và tích cực mở rộng thị trường, đẩy mạnh chuyên môn hóa, tích cực tham gia các chuỗi gia công- chế biến toàn cầu. Giải pháp này một mặt giúp nâng cao tương đối quy mô của doanh nghiệp (tạo ra sản lượng hợp lý để doanh nghiệp có thể thu hồi vốn đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ trong một khoảng thời gian hợp lý), vừa để doanh nghiệp chịu ―sức ép‖, ―lực đẩy‖ từ phía đối tác buộc phải đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ để có thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Quan hệ với các đối tác trong chuỗi còn giúp doanh nghiệp có thêm nguồn cung cấp kinh nghiệm (thậm chí cả những hình thức hỗ trợ khác, đặc biệt là hỗ trợ về tổ chức- quản lý, về nhân sự và cả tài chính) tổ chức, quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan tới ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ (tìm kiếm, đánh giá, khai thác thông tin về công nghệ, đánh giá và lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết hợp đồng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kiểm định công nghệ, thích ứng hóa/ cải tiến và hoàn thiện, khai thác công nghệ sau chuyển giao, …). Đây là biện pháp có tầm quan trọng hàng đầu, sau việc nâng cao nhận thức, bởi suy cho cùng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ chỉ là biện pháp nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho thị trường; một khi không tìm kiếm được thị trường thì ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ để có sản phẩm/ dịch vụ mới, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ chỉ là vô ích. - Tích cực tham gia thị trường tiến bộ khoa học- công nghệ, đặc biệt là thiết lập các quan hệ chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học- công nghệ. Xây dựng năng lực khoa học- công nghệ nội bộ, tự nghiên cứu, thiết kế hoặc cải tiến, thích ứng hóa công nghệ mà mình cần đến đương nhiên là quan trọng, nhưng doanh nghiệp cần nhiều công nghệ, tự mình không thể đảm bảo ―tự cung cấp‖ đầy đủ được. Hơn nữa, hiệu quả của việc tự nghiên cứu, thiết 265
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 kế, tự chế tạo sẽ thấp hơn nhiều so với việc mua công nghệ từ các nguồn cung cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra, cần kể tới cả yếu tố thời gian: các cơ sở nghiên cứu, thiết kế và chuyển giao công nghệ chuyên nghiệp có thể đưa ra và chuyển giao những giải pháp công nghệ trong thời gian ngắn hơn rất nhiều so với việc tự nghiên cứu, đặc biệt là khi việc tự nghiên cứu lại được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nơi mà năng lực nội tại chỉ có hạn. Tuy nhiên, lợi thế về mặt thời gian và chất lượng cũng như bổ sung năng lực như nêu trên chỉ trở thành hiện thực nếu doanh nghiệp có am hiểu cần thiết về thị trường tiến bộ khoa học- công nghệ, có hoặc biết tìm và tìm được những đối tác thực sự có năng lực và thái độ nghiêm túc, trung thực trong các hoạt động chuyển giao công nghệ để xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với họ. Để làm việc này, doanh nghiệp cần xây dựng cơ sở dữ liệu riêng của mình về thị trường tiến bộ khoa học- công nghệ, đặc biệt là cho những tiến bộ kỹ thuật- công nghệ mà mình sử dụng (hoặc sẽ sử dụng), có những tiếp xúc định kỳ với một số đối tác quan trọng, xây dựng quan hệ tin cậy đối với một số cơ quan, tổ chức có thông tin phong phú về tiến bộ khoa học- công nghệ, có năng lực cần thiết trong việc thẩm định, đánh giá và tổ chức chuyển giao công nghệ trên những lĩnh vực mà mình quan tâm. Cơ sở dữ liệu này có thể được trích từ cơ sở dữ liệu quốc gia, bổ sung thêm những thông tin đặc thù mà doanh nghiệp quan tâm, đồng thời cần có liên kết với cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu về tiến bộ khoa học- công nghệ của các ngành mà doanh nghiệp có liên quan. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là yêu cầu đương nhiên cần thực hiện bởi bất kỳ công nghệ nào cũng cần được thích ứng hóa với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong suốt quá trình từ khi tiếp nhận, và sau đó, cần được khai thác và bảo trì bởi những nhân lực có năng lực, có nhận thức và thái độ, hành vi thích hợp. Khác với trường hợp các doanh nghiệp lớn, nhân sự của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mức độ luân chuyển cao, do đó nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng cũng lớn hơn. Tuy nhiên, đây lại là khoản chi phí khá tốn kém và là khoản mục thường bị các chủ doanh nghiệp ưu tiên cắt bỏ do chúng không đem lại những lợi ích ―dễ nhìn thấy được‖25. Để thực hiện giải pháp này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tiếp cận từ 3 hướng: 1) tuyển dụng những nhân sự có năng lực thích hợp ngay từ đầu (với điều kiện làm việc và thù lao tương ứng), 2) tổ chức các chương trình đào tạo/ tự đào tạo cho nhân viên theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, và 3) duy trì đội ngũ nhân sự ổn định, đặc biệt là đội ngũ nhân viên kỹ thuật (và các nhóm nhân sự chủ chốt khác)26. 25 ―Chỉ có 6-10% nhân viên trong tổng số nhân viên làm việc có liên quan đến đổi mới sáng tạo. …, 56% doanh nghiệp đánh giá khả năng sáng tạo của nhân viên là yếu. … Theo nghiên cứu của VERP, số lượng doanh nghiệp đầu tư dưới 100 triệu đồng cho việc đào tạo nhân lực chiếm đa số 47% tổng số doanh nghiệp. Với mức từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng thì có 34%, mức 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng chỉ có 7% còn mức trên 1 tỷ đồng là 12% chỉ dành cho các doanh nghiệp quy mô rất lớn‖. Xem: Trần Thùy Linh, Nguyễn Thị Thanh Hoa (2019), Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Công thương 6/ 2019. http://tapchicongthuong.vn/bai- viet/nang-cao-nang-luc-doi-moi-sang-tao-cua-doanh-nghiep-viet-nam-63529.htm. 26 Tổn thất và thiệt hại của các doanh nghiệp do nhân sự luân chuyển lớn và thường xuyên cũng là phạm trù ―không dễ nhìn thấy được‖ và cũng chưa được nghiên cứu, đánh giá rõ. Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cho thấy đây là vấn đề có xu hướng gia tăng trong những năm vừa qua. Tác hại của tình trạng này chỉ được ghi nhận trong những trường hợp các doanh nghiệp phải thực hiện các đơn hàng gấp hoặc ở những doanh nghiệp có sử dụng công nghệ cao, đòi hỏi nhân viên vận hành phải được đào tạo và hoạt động chuyên nghiệp. 266
  9. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp, Nhà nước cần có những định hướng và biện pháp thiết thực để thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ và nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều chính sách đã được Nhà nước triển khai qua các văn bản có tính pháp lý như Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 06 tháng 06 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp và Luật hỗ trợ DNNVV. Vấn đề ở đây không chỉ là những biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, mà còn nhằm nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Một số giải pháp cần được đặc biệt chú trọng triển khai một cách nhất quán và có hiệu quả trong những năm tới là: - Thực hiện nhất quán chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có triển khai các chương trình hỗ trợ có trọng điểm cho một số ngành hàng chọn lọc để chúng có thể hội nhập có hiệu quả và bền vững vào thị trường thế giới. Hiện đang có khá nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, được tổ chức và quản lý bởi những cơ quan, tổ chức khác nhau với những mục tiêu theo những phương thức khác nhau, theo những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự triển khai và quản lý các chương trình một cách phân tán khiến các nguồn lực bị phân tán, đầu tư dàn trải không đi đến kết quả cuối cùng và làm các chủ thể được hỗ trợ không tha thiết tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ một cách hiệu quả. Do đó, các nguồn hỗ trợ cần được quản lý một cách tập trung, tốt nhất là định hướng theo các chủ thể tiếp nhận hỗ trợ và lấy các tiêu chí xét chọn dự án/ hoạt động được tài trợ là hiệu quả cuối cùng và các tiêu chí được cụ thể hóa từ các mục tiêu cụ thể của chương trình hỗ trợ. - Đẩy mạnh công tác thông tin về tiến bộ khoa học- công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ. Mục đích của giải pháp này không phải là tạo ra một hệ thống thông tin về tiến bộ khoa học- công nghệ và các vấn đề liên quan tới công dụng, hiệu quả, quá trình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ, mà là tạo ra, cập nhật hóa một cách thường xuyên và chuyển tải những thông tin như thế tới các chủ thể có nhu cầu sử dụng. Hệ thống này cũng cần được tổ chức sao cho các doanh nghiệp cũng như các chủ thể liên quan có thể tiếp cận một cách dễ dàng khi có nhu cầu. Muốn vậy, bên cạnh việc tạo lập hệ thống thông tin về công nghệ và ứng dụng công nghệ, cần thiết lập nhiều kênh chuyển tải thông tin sao cho các yêu cầu về tính chính xác, tính kịp thời, khả năng kiểm tra chéo, khả năng so sánh, đối chiếu thông tin, … được đảm bảo một cách chặt chẽ. - Hoàn thiện cơ chế hoạt động, nâng cao hiệu quả và tác động của các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các chương trình/ nhánh chương trình hỗ trợ ứng dụng tiến bộ công nghệ và đổi mới công nghệ. Hiện Nhà nước đã xây dựng và thực hiện khá nhiều các chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp để họ đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ để nâng cao năng lực của họ, góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia. Tuy nhiên, hiệu quả và tác động của những hỗ trợ này còn khiêm tốn, nhiều quỹ hỗ trợ chưa được 267
  10. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 khai thác tốt27. Trong thời gian tới, các chương trình hỗ trợ nên được đẩy mạnh theo hướng tạo môi trường thuận lợi tối đa cho các hoạt động sáng tạo, bảo vệ có hiệu quả quyền tác giả và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, các hoạt động hỗ trợ nên hướng chủ yếu vào việ c củng cố và phát triển cầu về tiến bộ khoa học- công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ. Những hoạt động hỗ trợ cũng cần chú trọng nhiều hơn tới tác dụng và hiệu ứng lan tỏa thực sự của các dự án nghiên cứu, phát triển và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật- công nghệ. Các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học- công nghệ và doanh nghiệp cần có những đánh giá một cách chính xác và rõ ràng hiệu quả thực sự của các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ trong doanh nghiệp và nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để triển khai những giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả, tăng cường tác động của các hỗ trợ mà nhà nước dành cho doanh nghiệp. - Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm, đúng mức độ để khắc phục tối đa tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, sản phẩm và quy trình sản xuất không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng. Đây là loại hoạt động chỉ có các cơ quan quản lý nhà nước mới có thể thực hiện được nhưng cũng là loại hoạt động bị chi phối bởi nhiều lợi ích và quan điểm khác nhau. Thực tế phát triển ở Việt Nam vừa qua cho thấy những hoạt động trên mà thực hiện kém hiệu quả, không nhất quán, không liên tục và xử lý các vi phạm không thích đáng thì điều kiện để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ một cách hiệu quả và bền vững không được đảm bảo, động lực để tiến hành ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ sẽ bị triệt tiêu. Hơn thế nữa, việc này còn làm lợi ích cộng đồng bị xâm hại, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế và toàn xã hội. Nhiều ý kiến đã được đề xuất cần xử lý ―mạnh tay‖ hơn với các vi phạm. Trong khi chờ đợi các kết quả phân tích, đánh giá tác động của những mức độ xử lý mạnh mẽ hơn, cần áp dụng đúng mức các chế tài hiện có, không nương nhẹ, nể nang các trường hợp vi phạm như thế. Cũng có những cán bộ quản lý cho rằng hiện các quy định pháp lý chưa đủ để xử lý các vi phạm, cần nhanh chóng hoàn thiện và bổ sung hệ thống luật pháp. Đánh giá này thực ra cũng có cơ sở nhất định, nhưng mặc dù còn có những khiếm khuyết, bản thân khung pháp lý hiện nay cũng đã có thể được sử dụng và vận dụng để xử lý khá nghiêm túc và đầy đủ các vi phạm cơ bản, giúp tạo ra những tác động tích cực đối với toàn hệ thống. Vấn đề chỉ là các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm có ý thức và quyết tâm vận dụng các quy định hiện hành để tạo ra tác động tích cực hay không mà thôi. - Hoàn thiện môi trường kinh doanh/ môi trường hoạt động của các tổ chức nghiên cứu, phát triển, chuyển giao và hỗ trợ chuyển giao, đổi mới và cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng lực khoa học- công nghệ của quốc gia. Trước hết, cần tổ chức đánh giá một cách hệ thống các chính sách phát triển kinh tế- xã hội, sau đó, cần rà soát hệ thống và toàn diện các quy định liên quan tới toàn bộ chuỗi hoạt động từ nghiên cứu- phát triển, thích ứng hóa, chuyển giao công 27 Theo một số nghiên cứu, ―tỷ lệ doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ phía Nhà nước về đổi mới sáng tạo và nâng cấp công nghệ còn thấp với lượng các doanh nghiệp được hưởng các chính sách về tín dụng hay chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ chỉ từ 10% đến 17%. …Tỷ lệ các doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật hay thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chỉ 3% đến 6%‖. Xem: Trần Thùy Linh, Nguyễn Thị Thanh Hoa (2019), Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Công thương, tài liệu đã dẫn. 268
  11. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 nghệ, khai thác- sử dụng công nghệ, … cho tới thay thế, thải loại công nghệ nói chung cũng như trong các doanh nghiệp nói chung. Bởi việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật- công nghệ, đổi mới công nghệ thường có rủi ro cao hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh đã ổn định nên cần triển khai thêm các biện pháp hạn chế hoặc ngăn ngừa, khắc phục hậu quả của những rủi ro này nếu chúng xảy ra. Trong việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp thông qua ứng dụng tiến bộ công nghệ và chuyển giao công nghệ, hệ thống dịch vụ và hỗ trợ chuyển giao công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thời gian tới, đây chính là khâu có vai trò then chốt, có thể phát huy vai trò thúc đẩy các hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp mà Nhà nước cần trực tiếp tác động (chứ không phải là ―kích cầu‖ hay ―kích cung‖ về tiến bộ công nghệ. Tài liệu tham khảo 1. Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 06 tháng 06 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 theo tinh thần Ch nh phủ đồng hành cùng doanh nghiệp. 2. Vũ Khuê (2019), Vì sao doanh nghiệp Việt khó tham gia chuỗi giá trị toàn cầu? http://vneconomy.vn/vi-sao-doanh-nghiep-viet-kho-tham-gia-chuoi-gia-tri-toan-cau- 2019042321294334.htm 3. Trần Thùy Linh, Nguyễn Thị Thanh Hoa (2019), Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Công thương 6/ 2019. http://tapchicongthuong.vn/bai- viet/nang-cao-nang-luc-doi-moi-sang-tao-cua-doanh-nghiep-viet-nam-63529.htm 4. Luật hỗ trợ DNNVV (Luật số 04/2017/QH14) do Quốc hội ban hành ngày 12/ 6/ 2017. 5. Anh Minh (2019), Số doanh nghiệp lập mới đạt kỷ lục trong 9 tháng 2019. http://baochinhphu.vn/Doanh-nghiep/So-doanh-nghiep-lap-moi-dat-ky-luc-trong-9-thang- 2019/376273.vgp 6. Trần Thị Hồng Minh (2018), Phân tích các nguyên nhân các doanh nghiệp rời thị trường trong 10 tháng đầu năm 2018 và một số giải pháp. Xem https://dangkykinhdoanh. gov.vn/vn/tin-tuc/597/4847/phan-tich-cac-nguyen-nhan-cac-doanh-nghiep-roi-thi-truong-- trong-10-thang-dau-nam-2018-va-mot-so-giai-phap.aspx 7. Nhật Minh (2019), Cạnh tranh nhờ khoa học và công nghệ. Xem: https://nhandan. com.vn/khoahoc-congnghe/khoa-hoc/item/39594702-canh-tranh-nho-khoa-hoc-va-cong- nghe.html. 8. Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, 269
  12. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 9. Tổng cục Thống kê, áo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam các năm 2016, 2017 và 9 tháng đầu năm 2019 10. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2005, 2010, 2015, 2017, 2018. NXB Thống kê. Hà Nội. 11. Tổng cục Thống kê (2019), Thông cáo báo chí Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019. https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19273 12. Nguyễn Quang Tuấn (2014), Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển vào sản xuất, kinh doanh. Tạp chí Tài chính. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi- binh-luan/thuc-day-chuyen-giao-ket-qua-nghien-cuu-va-phat-trien-vao-san-xuat-kinh- doanh-89704.html 13. VCCI (2016), áo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2015. NXB Thông tin và truyền thông 270
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2