intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ứng dụng viễn thám ở Việt Nam

Chia sẻ: Lam Quang An | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

288
lượt xem
106
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dự án do Trung tâm Viễn thám (Tổng cục Địa chính cũ) thực hiện từ tháng 02 năm 2000 đến tháng 06 năm 2002. Nguồn vốn của dự án bao gồm vốn viện trợ không hoàn lại của Vụ các vấn đề kinh tế- xã hội của Liên hợp quốc (UNDESA) và vốn đối ứng thuộc ngân sách của nhà nước Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ứng dụng viễn thám ở Việt Nam

  1. ứng dụng viễn thám ở Việt Nam Dự án do Trung tâm Viễn thám (Tổng cục Địa chính cũ) thực hiện từ tháng 02 năm 2000 đến tháng 06 năm 2002. Nguồn vốn của dự án bao gồm vốn viện trợ không hoàn lại của Vụ các vấn đề kinh tế- xã hội của Liên hợp quốc (UNDESA) và vốn đối ứng thuộc ngân sách của nhà nước Việt Nam. Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường năng lực cho Trung tâm Viễn thám trong việc ứng dụng công nghệ viễn thám để thành lập bản đồ phục vụ công tác quản lý dải ven biển, nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam trong công tác quản lý và phát triển bền vững dải ven biển. Nội dung của dự án là phủ ảnh vệ tinh cho 3 vùng thuộc dải ven biển đặc trưng; cung cấp phần mềm xử lý ảnh vệ tinh radar; hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cán bộ Việt Nam về viễn thám, trong đó có việc xử lý ảnh vệ tinh radar; thành lập bộ bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý tổng hợp dải ven biển trên 3 vùng thử nghiệm. Kết quả thực hiện dự án là đã cung cấp tư liệu và phần mềm xử lý ảnh vệ tinh. Đã nhận 67 cảnh ảnh vệ tinh radar của Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ERS) và 19 cảnh ảnh vệ tinh Landsat 7 (ETM). Đã tiếp nhận 3 phần mềm ENVI xử lý ảnh vệ tinh radar và ảnh quang học. Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cán bộ. Đã tiến hành đào tạo 20 cán bộ Việt Nam thời hạn 5 tuần tại Hà Nội và 8 cán bộ Việt Nam thời hạn 2 tuần tại Trường Đại học Công nghệ Châu Á (AIT) ở Băng Cốc (Thái Lan). Thành lập bộ bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý dải ven biển tại 3 vùng: Vùng 1 (vùng miền Bắc) bao gồm dải ven biển Quảng Ninh- Hải Phòng- Thái Bình- Nam Định- Ninh Bình. Vùng 2 (vùng miền Trung) bao gồm dải ven biển tỉnh Quảng Trị- Thừa Thiên-Huế- Đà Nẵng. Vùng 3 (vùng miền Nam) bao gồm dải ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu- TP.Hồ Chí Minh- Tiền Giang và Trà Vinh- Sóc Trăng- Bạc Liêu. Bản đồ được thành lập ở tỷ lệ 1: 100 000 trong hệ quy chiếu HN-72, với 9 chủ đề là địa lý chung, hiện trạng sử dụng đất, đô thị hoá và cơ sở hạ tầng, đất ngập nước, rừng ngập mặn và rừng tràm, bồi tụ- xói lở dải ven biển, ngập lụt, sinh thái dải ven bờ và nhạy cảm môi trường. Ngoài ra còn có báo cáo thuyết minh cho bản đồ, trong đó được trình bày đầy đủ về cơ sở lý thuyết, phương pháp thành lập, nội dung của từng loại bản đồ và các mẫu thu nhỏ của bản đồ. Kết quả thực hiện dự án được đánh giá cao trong việc tăng cường năng lực cho Trung tâm Viễn thám và đặc biệt là lần đầu tiên ở Việt Nam đã xây dựng được bộ bản đồ chuyên đề ở dải ven biển có nhiều nội dung phong phú và đã khẳng định được khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ công tác quản lý dải ven biển ở Việt Nam.[ http://rsc.gov.vn/modules.php?name=News&file=article&sid=18 bộ tài nguyên và môi trường .] 2. ứng dụng công nghệ Viễn thám ở Việt Nam 2.1 Sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát tài nguyên đất Nói đến tài nguyên đất cần đề cập đến hai khía cạnh: Lớp phủ thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất. Để điều tra, giám sát hai khía cạnh này, ở những mức độ khác nhau, đều có thể ứng dụng công nghệ viễn thám. Cho đến nay, ảnh vệ tinh đã được nhiều cơ quan ở nước ta sử dụng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Những bản đồ này phủ trùm các vùng lãnh thổ khác nhau, từ khu
  2. vực hẹp đến tỉnh, vùng và toàn quốc. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc năm 1990 tỉ lệ 1: 1 000 000 được thành lập bằng nhiều nguồn tài liệu, trong đó ảnh vệ tinh Landsat - TM. Bản đồ này do Tổng cục Quản lý Ruộng đất (nay thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường), cùng một số các cơ quan khác thực hiện. Bên cạnh đó, năm 1993 Tổng cục Quản lý Ruộng đất, Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước (nay thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường), Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Viện Thiết kế và Quy hoạch Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc tỉ lệ 1: 250 000 bằng ảnh Landsat - TM. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các vùng như Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng,… được thành lập trong khuôn khổ các chương trình điều tra tổng hợp, đều đã sử dụng ảnh vệ tinh như một nguồn tài liệu chính. Những bản đồ này được thành lập trong những năm 1989, 1990 của thế kỉ trước và do các cơ quan nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản thực hiện. Bản đồ được thành lập chủ yếu ở tỉ lệ 1: 250 000. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh và các khu vực hẹp hơn của một số địa phương cũng được thành lập bằng ảnh vệ tinh. Những bản đồ này thường được thành lập ở các tỉ lệ 1:100 000 (cấp tỉnh) đến 1: 25 000 (khu vực cụ thể) và do các Viện thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Trung tâm Viễn thám thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số Trường Đại học thực hiện trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu và các dự án. Nhằm đưa công nghệ viễn thám về các Sở Tài nguyên và Môi trường, phục vụ công tác quản lý tài nguyên đất vào dịp tổng kiểm kê đất năm 2000 Trung tâm Viễn thám đã có những cố gắng ban đầu để một số Sở tiếp cận với công nghệ viễn thám, đã xây dựng quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng ảnh vệ tinh và tiến hành thử nghiệm ở một số địa phương. Trung tâm Viễn thám đã thành lập bình đồ ảnh vũ trụ tỷ lệ 1: 10 000 phục vụ kiểm kê đất đai của 13 tỉnh trong đợt kiểm kê đất năm 2005. Như vậy, cho đến nay nhiều cơ quan ở nước ta đã sử dụng ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nhằm phục vụ các mục đích khác nhau. Kế hoạch sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất một cách hệ thống theo quy định của tổng kiểm kê đất thuộc ngành địa chính cũng như để giám sát và cập nhật biến động về sử dụng đất đai một cách liên tục theo các chu kì ngắn hạn, đang được Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đưa vào thực hiện trong thời gian tới. Về mặt thổ nhưỡng, ảnh vệ tinh có thể được sử dụng trong công tác điều tra, thành lập bản đồ thổ nhưỡng, nghiên cứu, giám sát quá trình suy thoái đất do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như xói mòn, nhiễm mặn, cát lấn,… ở nước ta, ảnh vệ tinh mới được sử dụng như tài liệu hỗ trợ để thành lập một số bản đồ thổ nhưỡng như bản đồ thổ nhưỡng Tây Nguyên tỉ lệ 1: 250 000, bản đồ thổ nhưỡng đồng bằng sông Cửu Long tỉ lệ 1: 250 000 thuộc các chương trình điều tra tổng hợp các vùng này. Bên cạnh đó, một số thử nghiệm sử dụng ảnh vệ tinh và GIS để thành lập bản đồ xói mòn đất ở tỉ lệ nhỏ cũng đã được thực hiện. Như vậy, kết quả sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta đã được áp dụng tuy vậy còn ít. 2.2 Sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát tài nguyên nước
  3. Từ góc độ chức năng và nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khái niệm tài nguyên nước bao hàm nước mặt và nước ngầm. Để phục vụ các mục đích quản lí và khai thác tài nguyên nước phải điều tra và giám sát sự phân bố các đối tượng thủy văn và các nguồn nước ngầm, khối lượng và chất lượng cũng như diễn biến theo mùa, theo thời gian của chúng, các hiện tượng thuỷ văn có liên quan như lũ lụt, nhiễm mặn, biến động lòng sông, lòng hồ,… Ngày nay, ảnh vệ tinh có thể đem lại nhiều thông tin trực tiếp và gián tiếp về các nguồn nước mặt cũng như nước ngầm. Các thông tin về chất lượng nước và về nước ngầm cũng cần được nghiên cứu áp dụng, khai thác từ ảnh vệ tinh. Khả năng sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát tài nguyên nước là một phương pháp cho kết quả nhanh và kịp thời nhất. Ảnh vệ tinh được sử dụng chuyên cho mục đích kiểm kê các nguồn nước mặt, qua công tác hiện chỉnh bản đồ địa hình, ảnh vệ tinh là tài liệu chính dùng để cập nhật mạng lưới thủy văn bao gồm sông, suối, kênh mương, các hồ chứa nước và hồ, đầm, ao. ảnh vệ tinh đã được một số cơ quan sử dụng để khảo sát, thành lập bản đồ biến động lòng sông ở các tỉ lệ khác nhau, từ 1: 100 000 đến 1: 25 000 cho hệ thống sông Cửu Long, một số sông ở miền Trung và sông Hồng. Phần lớn những bản đồ này do Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường lập. Ngoài ra, ảnh vệ tinh đã được một số đơn vị thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng để thành lập bản đồ ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Trung. ảnh vệ tinh hiện nay có khả năng sử dụng để điều tra giám sát chất lượng nước như độ mặn, mức độ ô nhiễm do chất thải công nghiệp và để điều tra, quản lí tổng hợp các lưu vực sông. Về mặt nước ngầm, các nhà địa chất - thuỷ văn đã tiến hành một số thử nghiệm sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp với các phương pháp truyền thống để điều tra, thành lập bản đồ nước ngầm. Một trong những công trình đầu tiên về mặt này ở nước ta là bản đồ nước ngầm Tây Nguyên tỉ lệ 1: 250 000 được thành lập trong khuôn khổ chương trình điều tra tổng hợp vùng Tây Nguyên. 2.3 Sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, giám sát môi trường Điều tra, giám sát môi trường là một lĩnh vực rất lớn, rất khó khăn, trong đó có những vấn đề có thể sử dụng ảnh vệ tinh như một công cụ hữu hiệu. Xét về góc độ công nghệ viễn thám, việc phân tích, suy giải phổ cho phép phát hiện những thay đổi của môi trường ở mức độ tổng thể, việc nghiên cứu môi trường ở mức độ chi tiết cần có các nghiên cứu, đo đạc của nhiều bộ môn khác. Điều tra, giám sát môi trường là nhiệm vụ liên quan đến nhiều ngành. Vì vậy, trong những năm qua, ngoài cơ quan quản lý môi trường, nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản của nhiều ngành cũng như một số Trường Đại học ở nước ta đã quan tâm đến ứng dụng công nghệ viễn thám để thực hiện nhiệm vụ này như các Viện Địa lý, Địa chất, Vật lý, Nghiên cứu biển thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Trung tâm Viễn thám, Liên đoàn Bản đồ Địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Điều tra và Quy hoạch rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội),… Các cơ quan này đã tiến hành nhiều thử nghiệm, dưới dạng các đề tài nghiên cứu, các dự án về sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra khảo sát các đối tượng, hiện tượng liên quan đến môi trường (hoặc từ góc độ môi trường) và đã thu được những kết quả ban đầu quan
  4. trọng. Ảnh vệ tinh đã được sử dụng để điều tra và thành lập bản đồ các hệ sinh thái nhạy cảm như: Rừng ngập mặn, đất ngập nước (phạm vi cả nước), rạn san hô (Quảng Ninh, miền Trung), các loại habitat (đảo Bạch Long Vĩ),… Các bản đồ rừng ngập mặn được thành lập ở tỉ lệ 1: 100 000, phủ trùm toàn dải ven biển và ở tỉ lệ lớn hơn cho từng vùng. Bản đồ đất ngập nước toàn quốc được thành lập ở tỉ lệ 1: 250 000. Những bản đồ này do Trung tâm Viễn thám - Bộ Tài nguyên và Môi trưòng và một số cơ quan khác thực hiện theo chương trình của Cục Bảo vệ Môi trường. ảnh vệ tinh đa thời gian đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất để khảo sát biến động của nhiều hợp phần môi trường thiên nhiên, như biến động bờ biển, lòng sông, biến động rừng ngập mặn, diễn biến rừng, biến động lớp phủ mặt đất và sử dụng đất (ở một số vùng). Một trong những bản đồ đó là bộ bản đồ biến động bờ biển thời kì 1965 - 1995 tỉ lệ 1: 100 000 phủ trùm cả dải ven biển, do Trung tâm Viễn thám và Viện nghiên cứu Biển Nha Trang thực hiện. ảnh vệ tinh đã được một số cơ quan sử dụng thử nghiệm để nghiên cứu và theo dõi một vài hiện tượng thiên tai như ngập lụt, cháy rừng, tai biến địa chất. Bên cạnh đó, ảnh vệ tinh đã được sử dụng để khảo sát và thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường dải ven biển với mục đích phòng chống dầu tràn. Tuy mới là bước đầu, nhưng cũng đã xuất hiện công trình nghiên cứu “áp dụng viễn thám và GIS để nghiên cứu hiện trạng và biến động môi trường tỉnh Ninh Thuận” (TS. Nguyễn Ngọc Thanh và nnk, Hà Nội - 1999). Trong đó, ảnh vệ tinh đa thời gian là nguồn tư liệu để phân tích sự thay đổi về vị trí và diện tích các đơn vị môi trường, sự biến đổi thảm thực vật, biến đổi hình thức sử dụng môi trường, biến đổi về diện tích và vị trí các loại tai biến. Đồng thời, với mục đích mở rộng ứng dụng công nghệ viễn thám Viện Địa lý và Cục Bảo vệ Môi trường đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm sử dụng tư liệu viễn thám độ phân giải trung bình phục vụ giám sát, quản lý môi trường và tài nguyên” (Hà Nội 2002). Trong đó những người thực hiện đã thử nghiệm sử dụng ảnh MODIS để thành lập bản đồ lớp phủ bề mặt và sử dụng đất, bản đồ phân bố rừng và thảm thực vật tỉ lệ 1: 500 000 vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và một số bản đồ dẫn xuất khác. [http://www.diahai.com.vn]http://tracdiacongtrinh.com gis Ứng dụng GIS trong quản lý Hạ tầng giao thông Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là công nghệ quản lý thông tin trên nền bản đồ đ ịa lý. Công ngh ệ này phát triển gắn liền với sự ra đời của bản đồ số và ngay sau đó, cùng v ới s ự phát tri ển c ủa các công nghệ có liên quan như công nghệ xây dựng bản đồ số, công nghệ định vị toàn cầu qua vệ tinh (GPS),... tạo ra một sự phát triển bùng nổ của vi ệc ứng dụng bản đồ s ố. Do đặc điểm là gần như mọi hoạt động của con ng ười đều phải gắn liền với 1 địa điểm nào đó, nghĩa là với 1 tọa độ địa lý xác định, GIS trở thành công cụ đ ặc bi ệt h ữu d ụng trong qu ản lý và x ử lý thông tin, đặc biệt là trong các công tác quản lý đô th ị nh ư quản lý đ ất đai, qu ản lý m ạng l ưới h ạ tầng, quản lý quy hoạch kiến trúc, xây dựng, quản lý giao thông, v.v.; Ở Việt nam, GIS đã được xem xét ứng dụng ngay sau những bước bi ến đổi l ớn trong quá trình Đ ổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, từ những năm sau 1995, các nhà cung c ấp công nghệ lớn trong lĩnh vực này như ESRI, Intergraph, MapInfo, AutoDesk... đã tích c ực tăng c ường s ự hiện diện với nhiều hoat động giới thiệu công nghệ. Các tổ chức cung cấp tài chính quốc t ế v ới ý thức được tầm khả dụng của công nghệ này, cũng rất nhiệt tình cung cấp các khoản h ỗ trợ tài chính cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS. Các đơn vị cung cấp công nghệ và d ịch v ụ trong n ước cũng rất hăng hái tuyên truyền cho GIS. Các cơ quan quản lý nhà nước, đặc bi ệt t ại TP HCM và Hà nội, cũng đã đặc biệt chú ý xây dựng các dự án ứng dụng công ngh ệ GIS vào các lĩnh v ực qu ản lý nhà nước, quản lý đô thị. Kết quả là đã cho ra đời nhiều báo cáo nghiên c ứu kh ả thi về ứng d ụng GIS, cả do các tổ chức tư vấn quốc tế thực hiện, cả do các đơn vị trong n ước th ực hi ện. R ất nhi ều cuộc hội thảo cả ở mức thành phố, cả ở mức quốc gia, đã được t ổ chức. Các kết luân đ ược đ ưa ra
  5. tại các báo cáo cũng như các cuộc hội thảo đều khẳng định s ự cần thi ết cũng nh ư tính kh ả thi c ủa việc ứng dụng công nghệ GIS. Thật đáng tiếc là sau rất nhiều nỗ lực như thế của rất nhi ều tổ chức, cá nhân, cũng nh ư đã tiêu t ốn không ít tiền của từ các nguồn khác nhau, mọi chuyện đang dần đi vào quên lãng. C ả hai d ự án m ục đích lớn là HanoGIS cho ứng dụng GIS tại Hà nội và HCM GIS (trước đó g ọi là SagoGIS) cho ứng dụng GIS tại TP HCM đều đã chìm xuồng, còn các công ty chuyên về GIS thì hi ện h ầu hết đã ng ậm ngùi chuyển hướng sang các lĩnh vực chuyên ngành khác. Lý do thì có nhi ều, nh ư cuộc trang cãi không dứt về công nghệ cần lựa chọn (chủ yếu giữa Intergraph với GEOMEDIA và ESRI v ới ARCINFO hay tự xây dựng phần mềm nguồn mở), là sự mơ hồ về khả năng có đ ược bộ d ữ liệu đ ầy đủ, đầu tiên là dữ liệu bản đồ nền, rồi đến là các dữ liệu chuyên ngành cần thiết, k ế đ ến n ữa là s ự không tin tưởng vào khả năng phối hợp, vận hành một hệ thống tích h ợp đa ngành gi ữa các c ơ quan quản lý,... Không thể nói rằng mọi cố gắng đều đã đổ sông đổ biển: khá nhiều hệ thống ứng d ụng nh ỏ l ẻ ở mức chuyên ngành hẹp đã được xây dựng trong suốt thời gian vừa qua, cũng có tác d ụng ở m ức v ừa phải đối với công tác quản lý, đặc biệt đối với các lĩnh vực b ắt buôc ph ải dùng thông tin d ựa trên n ền bản đồ. Tuy vậy, thật đáng thất vọng là một công cụ mang tính tích h ợp t ổng thể nh ư GIS l ại không được triển khai ứng dụng ở quy mô tích hợp t ổng thể như đáng lẽ ph ải có. Trong bối cảnh như vậy, thật đáng khích lệ là sự cố gắng tiếp tục đưa GIS vào tri ển khai ứng d ụng ở những lĩnh vực, những cơ quan nào mà tính khả thi, tính thiết th ực đã đ ược ch ứng t ỏ c ụ th ể b ằng thực tiễn. Đầu tháng 6/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Địa Việt (DiaViet JSC) b ằng nguồn v ốn s ự nghi ệp khoa học ở quy mô một đề tài, đã thực hiện thành công việc nghiên cứu triển khai “Ứng dụng GIS trong quản lý và lập kế hoạch duy tu nâng cấp, xây mới hạ tầng giao thông, tri ển khai thí đi ểm trên địa bàn Quận 1”. Việc triển khai nghiên cứu ứng dụng này vào công tác quản lý hạ tầng giao thông đô thị đã nhận được sự ủng hộ và hơp tác nhiệt tình của Khu Quản Lý Giao Thông Đô Th ị S ố 1 - Sở Giao Thông Vận Tải TP.HCM. Trong khuôn khổ của nghiên cứu ứng dụng này, chỉ với nguồn kinh phí hạn chế, đã thực hiện các công việc sau: - Xây dựng và chuẩn hóa cấu trúc CSDL các đối t ượng hạ tầng giao thông nh ư: đ ường, c ầu, cây xanh, biển báo, hệ thống tín hiệu giao thông và hệ thống chi ếu sáng. V ới c ấu trúc khung này, Khu QL GTĐT Số 1 và các Khu QLGTĐT khác có thể dễ dàng mở rộng ph ạm vi d ữ li ệu ra các qu ận huyện còn lại trong phạm vi quản lý của mình; - Hoàn thành việc xây dựng CSDL tất cả các đối tượng hạ tầng giao thông (đ ường, c ầu, cây xanh, biển báo, hệ thống tín hiệu giao thông và hệ thống chi ếu sáng) trên t ất c ả các tuyến đ ường thu ộc địa bàn Quận 1. Các cán bộ của Phòng Quản lý Hạ t ầng và Duy tu thuộc Khu 1 và Công ty Đ ịa Vi ệt đã phối hợp hoàn thành tốt công tác điều tra đo đạc vị trí và xây d ựng CSDL về t ất c ả các đ ối t ượng HTGT. Các kinh nghiệm thu được qua quá trình triển khai th ử nghiệm trên địa bàn Qu ận 1 này là ti ền đề và cơ sở vững chắc cho các bước mở rộng tiếp theo trên phạm vi toàn thành ph ố. - Hoàn thành việc xây dựng ba nhóm công cụ đáp ứng hầu như đầy đ ủ t ất cả các nghi ệp v ụ quản lý và lập kế hoạch duy tu các đối tượng hạ tầng giao thông trên địa bàn thành ph ố t ại các khu qu ản lý giao thông đô thị, bao gồm: • Nhóm công cụ phục vụ quản lý và cập nhật dữ liệu: Các công cụ này cho phép các chuyên viên xem và cập nhật thông tin thuộc tính của t ừng loại đối tượng h ạ t ầng, bao g ồm c ả vi ệc tìm kiếm và định vị đối tượng trên bản đồ. • Nhóm công cụ tạo báo cáo thống kê: Tạo các báo cáo thống kê chi tiết theo đ ối t ượng, các báo cáo tổng hợp theo tuyến hoặc các báo cáo thống kê về khối l ượng duy tu. Các báo cáo này có thể được tạo bất thường, hoặc định kỳ theo tuần, tháng, năm… d ưới dạng file excel để có thể lưu hoặc in báo cáo. • Nhóm công cụ lập kế hoạch và ước lượng chi phí duy tu: Cho phép ch ọn ra các tuyến đ ối tượng (chiếu sáng, tín hiệu giao thông) đã đến thời đi ểm duy tu, và tính ra d ự toán duy tu cho các tuyến này dựa trên định mức và đơn giá duy tu của các đối tượng đó. Các kết quả đã đạt được này đương nhiên còn chưa được hoàn chỉnh và cần thiết phải ch ỉnh s ửa, bổ sung. Tuy nhiên, tất cả những người tham gia nghiên cứu đều tin t ưởng rằng, nếu nghiên c ứu này được ứng dụng triển khai ở quy mô mở rộng trên địa bàn toàn thành ph ố, s ẽ mang l ại nhi ều l ợi ích quan trọng về mặt quản lý, kinh tế và xã hội. Có thể chỉ ra m ột s ố l ợi ích c ơ b ản g ồm: - Về mặt quản lý: giúp đơn giản hóa công tác quản lý hạ tầng giao thông và nh ất là đ ảm b ảo tính đồng bộ, chính xác của dữ liệu hạ tầng giao thông từ các Khu QL GTĐT đến S ở Giao thông V ận t ải, từ đó, hỗ trợ đắc lực hơn cho công tác quản lý và quy hoạch phát tri ển h ệ th ống hạ t ầng giao thông thành phố.
  6. - Về mặt kinh tế: Giảm chi phí đáng kể cho công tác quản lý và cập nhật d ữ liệu h ạ t ầng giao thông cho Sở GTVT nói riêng và cho các đơn vị quản lý hạ t ầng nói chung; - Về mặt xã hội: Việc triển khai mở rộng hệ thống này trên toàn thành phố sẽ xây dựng đ ược một cơ sở dữ liệu đầy đủ và đồng bộ về hạ tầng giao thông đô thị thành phố. Cơ sở d ữ liệu này khi đ ược chia sẻ cho các sở ngành khác sẽ phục vụ rất đắc lực cho công tác quản lý và quy hoạch đô th ị. Người dân thành phố thông qua trang Web GIS của Sở GTVT có thể xem trực quan v ề h ệ th ống giao thông (chiều lưu thông, cấm/hạn lưu thông trên các tuyến đ ường) và các thông tin về các công trình duy tu sửa chữa hạ tầng giao thông nhằm giúp vạch lộ trình đi lại cho mình đ ược thu ận ti ện h ơn cũng như cùng với các đơn vị có liên quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát t ốt h ơn các đ ơn v ị thi công các công trình hạ tầng. Tất nhiên, như đã nói ở trên, việc triển khai ứng dụng một công ngh ệ tích h ợp nh ư GIS ở m ột đ ịa bàn quy mô lớn như TP HCM dĩ nhiên đòi hỏi đầu t ư mức kinh phí xứng đáng, đ ầu tiên là cho thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu, tiếp đến là cho công nghệ, rồi đến việc đào t ạo đội ngũ năng l ực quản lý vận hành. Mặc dù vậy, ứng dụng công cụ hiện đại để khẩn cấp cải tiến và nâng cao năng lực công tác quản lý đô thị, đặc biệt là trong các lĩnh vực đang nóng b ỏng nh ư hệ th ống k ỹ thu ật h ạ tầng giao thông, là điều không thể không làm trong giai đoạn hiện nay. Một khi tính khả d ụng c ủa công nghệ đã được chứng minh, đã đến lúc cần một s ự quyết đoán của các nhà lãnh đ ạo. Theo www.xaydungvietnam.vn. Khánh thành Trạm Thu ảnh vệ tinh Việt Nam và Trung tâm Dữ liệu viễn thám Quốc gia: Đặt nền móng cho ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám ở tầm Quốc gia Sau hơn 3 năm xây dựng, ngày 9/7, Trạm Thu ảnh vệ tinh Việt Nam và Trung tâm Dữ liệu viễn thám Quốc gia chính thức đi vào hoạt động. Đây là bước khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cơ bản cho việc ứng dụng và phát công nghệ viễn thám ở tầm Quốc gia. Kể từ đây, Việt Nam trở thành nước thứ 5 ở Đông Nam Á có Trạm Thu ảnh vệ tinh ENVISA. Nằm trong khuôn viên hơn 60.000m2 đất thuộc xã Minh Khai, huyện Từ Liêm (Hà Nội), Trạm Thu vệ tinh và Trung tâm Quản lý dữ liệu (hai sản phẩm chính của dự án "Hệ thống Giám sát Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường tại Việt Nam") không chỉ là niềm tự hào của những cơ quan, đơn vị tham gia xây dựng, cung cấp thiết bị công nghệ, quản lý, vận hành, khai thác sử dụng, mà còn là niềm tự hào của đất nước. Là trạm thu thứ 5 trong khối ASEAN, nhưng Trạm Thu ảnh vệ tinh Việt Nam được lắp đặt các thiết bị kỹ thuật sử dụng công nghệ mới nhất từ châu âu, Mỹ và những thiết bị chuyên ngành do Tập đoàn Hàng không và Vũ trụ Quốc phòng EADS-DSC (Pháp) lập riêng cho dự án, tạo ra tính năng tự động cao. Với hệ thống thu nhận dữ liệu băng X và hệ thống xử lý ảnh (bao gồm 4 hệ thống quản lý trạm thu, dữ liệu, xử lý dữ liệu và kho chứa dữ liệu) cấu trúc chặt chẽ, hầu như toàn bộ quá trình thu nhận tín hiệu, xử lý tín hiệu và dữ liệu ảnh ban đầu đều tự động. Trạm thu được 5 loại ảnh vệ tinh, là Spot 2, Spot4, Spot5, ENVIASAT ASAR và ENVISAT MERIS có độ phân giải 2,5, 10, 20, 30 và 400m...có thể phục vụ cho nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực điều tra cơ bản, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường, giám sát tai biến
  7. thiên tai lũ lụt và nghiên cứu sự dâng lên của nước biển do biến đổi khí hậu cũng như đánh giá tác hại của chúng đối với nền kinh tế. Cùng với việc khánh thành và và đưa vào vận hành Trạm Thu ảnh vệ tinh, Trung tâm Dữ liệu viễn thám Quốc gia - hợp phần cơ bản thứ hai quan trọng nhất của Dự án cũng được đưa vào sử dụng. Với cấu trúc hiện đại, khép kín từ khâu xử lý dữ liệu đến tạo ra sản phẩm, lưu trữ và phân phối, khả năng xử lý ảnh ở mức độ cao, Trung tâm tạo ra các sản phẩm chuẩn như bản đồ trực ảnh theo phân mảnh chuẩn ở các tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1.000.000 trong hệ tọa độ VN-2000; mô hình số độ cao phủ trùm cả nước tỷ lệ 1/1.000.000 đến 1/2.500.000; các sản phẩm vector (các lớp thông tin địa lý) địa danh, địa giới, giao thông, thủy văn và các lớp thông tin chuyên đề tỷ lệ 1/10.000 đến 1/1.000.000 trong hệ qui chiếu VN-2000; các sản phẩm bản đồ không gian 3D. Các sản phẩm viễn thám này được ứng dụng cho công tác kiểm kê đất đai, kiểm kê rừng, lập bản đồ giám sát biến động các khu vực ven bờ, khu vực đô thị, phục vụ quốc phòng an ninh... Ngoài việc xây dựng Trạm Thu ảnh vệ tinh, Trung tâm Dữ liệu viễn thám Quốc gia; dự án còn lắp đặt hệ thống viễn thám cho 15 cơ quan ứng dụng, tạo thành một hệ thống công nghệ viễn thám tương đối hoàn chỉnh từ thu nhận, xử lý ảnh và ứng dụng. Trong đó, có 3 cơ quan ứng dụng chính là Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện Địa chất và Khoáng sản, Trung tâm Kỹ thuật cứu hộ cứu nạn được đầu tư dây chuyền công nghệ viễn thám hiện đại, đã sản xuất được nhiều sản phẩm chuyên ngành thiết thực. Bao gồm: Hoàn thiện phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh giám sát biến động mùa vụ lúa (lập được 9 bản đồ lúa ở Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng); ứng dựng ảnh Spot 4, Spot5 lập bản đồ lúa, bản đồ lớp phủ, sử dựng đất, thống kế diện tích lúa hàng tháng; thành lập bản đồ thảm phủ và bản đồ biến động thảm phủ phục vụ giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường; sử dụng ảnh vệ tinh Spot, ENVISAT kết hợp dữ liệu GIS theo dõi đánh giá bão lụt, ngập lụt ở Thừa Thiên - Huế... Đến nay, Trạm Thu ảnh vệ tinh đã thu nhận và xử lý được 291 cảnh ảnh đen trắng và 267 cảnh ảnh 3 kênh phổ từ dữ liệu ảnh Spot2; 220 cảnh ảnh đen trắng, 240 cảnh ảnh 4 kênh phổ từ dữ liệu ảnh Spot4; 69 cảnh độ phân giải 2,5 mét, 75 cảnh độ phân giải 10 m từ dữ liệu ảnh Spot 5, các dữ liệu này đã được ứng dụng phục vụ các dự án lập bản đồ, cơ sở dữ liệu của Bộ và phục vụ, Chương trình điều tra rừng toàn quốc và phục vụ nhiều cơ quan đơn vị khác. Riêng ảnh dữ liệu vệ tinh ENVISAT ASAR (ảnh Rada), đã thu nhận được 245 cảnh ảnh chụp chế độ thông thường có độ rộng rải chụp 100km, độ phân giải không gian 30 m và chụp ở chế độ quét có độ rộng dải chụp tới 400km; phủ trùm toàn bộ lãnh thổ. Trong số đó có 90 cảnh ảnh đã sử dụng giám sát ô nhiễm dầu trên vùng biển trong năm 2008. Dữ liệu ảnh ENVISAT MERIS thu được 60 cảnh ảnh; trong đó ảnh có độ phân giải toàn phần 300, dùng để nghiên cứu mực nước biển và ảnh phân giải thấp 1,2 km dùng cho quan sát tổng quan mức độ toàn khu vực. Việc xây dựng Trạm Thu ảnh vệ tinh giúp chúng ta chủ động trong việc cung cấp các tư liệu ảnh viễn thám cho các Trung tâm ứng dụng. Trong thời gian đầu vận hành trạm thu, trong cơ sở dữ liệu viễn thám dùng chung sẽ lưu trữ các ảnh gốc được thu nhận ở Trạm thu. Thời gian tới, Trung tâm sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia hoàn chỉnh, liên kết với cơ sở dữ liệu viễn thám chuyên ngành trong một hệ thống thống nhất phục vụ công tác chia sẻ, tra cứu, tìm kiếm, cung cấp các dữ liệu viễn thám và các sản phẩm giá trị gia tăng trên ảnh viễn thám một cách nhanh chóng và hiệu quả, trực tuyến đáp ứng kịp thời các yêu cầu giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Với những thành tựu đã đạt được, cho phép Trung tâm Viễn thám Quốc gia có đủ tự tin bước vào giai đoạn "tăng tốc"; đáp ứng ngày một hiệu quả hơn những yêu cầu giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên phạm vi toàn quốc.[http://www.diahai.com.vn] Hội thảo ứng dụng GIS trong nghiên cứu
  8. quản lý tài nguyên và môi trường năm 2009 Viết bởi http://tienphong.vn Thứ hai, 23 Tháng 11 2009 10:28 Hội thảo ứng dụng GIS trong nghiên cứu quản lý tài nguyên và môi trường năm 2009 lần đầu tổ chức tại Huế trong hai ngày 15-16/11, thu hút gần 30 báo cáo của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ ba miền. Trong đó có sự tài trợ của hai đơn vị - Đại diện của ESRI Thái Lan tại Việt Nam (ESRI Việt Nam) và Công ty Liên doanh TNHH Vi ệt Nam – Đan Mạch VidaGIS. Hội thảo này đặt tiền đề cho Hội thảo GIS quốc tế năm 2010 tại Việt Nam, đồng thời định hướng cho tương lai về nâng cao năng lực ứng dụng GIS trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Tham dự hội thảo gồm có: cán bộ của các Sở, Ban ngành liên quan trong cả nước, đặc biệt là ở khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; Các nhà khoa học, nhà quản lý, cán bộ giảng viên của một số Trường Đại học, các Viện và các Trung tâm nghiên cứu, các chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam; Các cơ quan, công ty và cá nhân quan tâm đến lĩnh vực GIS và viễn thám. Hội thảo đã được nghe 10 báo cáo khoa học của gần 30 đại diện. Nội dung chủ yếu bao gồm: GIS trong việc hỗ trợ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; GIS trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên; GIS trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; GIS trong nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; GIS trong quản lý đất đai, quản lý đô thị và hạ tầng kỹ thuật; Tình hình triển khai các dự án và chuyển giao công nghệ GIS tại Việt Nam; Áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực GIS vào công tác đào tạo; Ứng dụng công nghệ Viễn thám; Triển lãm giới thiệu các phần mềm về công nghệ GIS.
  9. Theo Tiến sĩ Hà Văn Hành, ĐHKH Huế: “Các tham luận đã chú trọng tính ứng dụng của công nghệ GIS không chỉ ở lĩnh vực tự nhiên mà còn ở lĩnh vực xã hội. Công nghệ GIS không chỉ dừng lại ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographical information System) mà đã trở thành ứng dụng đa khoa học”. Ông Phan Thanh Hùng - Trung tâm Phòng chống Lụt bão Thừa Thiên Huế, cho biết: Từ năm 2000 đến nay, có nhiều dự án nghiên cứu triển khai ứng dụng GIS tạo điều kiện xây dựng hệ thống thông tin địa lý hoàn chỉnh phục vụ công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại địa phương. Tuy vậy, nghiên cứu ứng dụng này trong đánh giá mức độ thiệt hại thiên tai ở từng hộ dân cũng đang bỏ ngơ. Ứng dụng Viễn thám và GIS trong lĩnh vực địa lý học là một hướng nghiên cứu đã được áp dụng nhiều nước trên thế giới, song còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thạch - ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội, trình bày: “Sản phẩm nghiên cứu là bản đồ hiện trạng và nguy cơ phát sinh dịch bệnh theo không gian và thời gian. Các bản đồ này sẽ có giá trị tham khảo cho việc lập kế hoạch và triển khai việc phòng chống dịch bệnh một cách có hiệu quả nhất”. Trong nghiên cứu và giảng dạy, phần lớn chúng ta sử dụng các phần mềm GIS thương mại, chi phí cao. Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, yêu cầu về bản quyền phần mềm sử dụng ở các cơ quan nhà nước rất lớn. Đó là lý do ra đời đề tài Ứng dụng mã nguồn mở thông tin địa lý trong giảng dạy và nghiên cứu môi trường và tài nguyên thiên nhiên của Nguyễn Hiếu Trung - ĐH Cần Thơ. Ngoài chi phí thấp, việc nghiên cứu mã nguồn mở GIS sẽ giúp các nhà nghiên cứu sớm tiếp cận với những kỹ thuật lập trình tiên tiến. Xây dựng nền tảng WebGIS phục vụ cho phát triển hệ thống trợ giúp tìm kiếm phòng trọ sinh viên và quản lý mạng lưới giao thông công cộng thành phố Huế của nhóm Agreenet cũng tạo được sự chú ý bởi tính ứng dụng nó trong chương trình Tiếp sức mùa thi, triển khai thử nghiệm tại địa chỉ: phongtro.agreenet.vn.http://www.vidagis.com/vn/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2