intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng phó với 6 thói xấu ở bé

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con cái luôn là niềm vui của cha mẹ nhưng nhiều hành vi xấu của các bé như khóc dai, đánh người khác, trộm cắp... khiến cha mẹ giận dữ.Dưới đây là 6 tật xấu ở bé mà phụ huynh dễ gặp phải, tổng hợp từ Gomestic:1. Mè nheoCharlotte Paterson (chuyên gia tâm lý Mỹ - đồng thời là tác giả cuốn sách Sự phát triển của bé và là mẹ của 3 con) cho rằng, khi bé xuất hiện tính mè nheo nghĩa là bé đang chứng tỏ sự độc lập và ý kiến riêng của mình....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng phó với 6 thói xấu ở bé

  1. Ứng phó với 6 thói xấu ở bé Con cái luôn là niềm vui của cha mẹ nhưng nhiều hành vi xấu của các bé như khóc dai, đánh người khác, trộm cắp... khiến cha mẹ giận dữ. Dưới đây là 6 tật xấu ở bé mà phụ huynh dễ gặp phải, tổng hợp từ Gomestic: 1. Mè nheo Charlotte Paterson (chuyên gia tâm lý Mỹ - đồng thời là tác giả cuốn sách Sự phát triển của bé và là mẹ của 3 con) cho rằng, khi bé xuất hiện tính mè nheo nghĩa là bé đang chứng tỏ sự độc lập và ý kiến riêng của mình. Bà chia sẻ: “Cha mẹ cần học cách tránh cơn mè nheo của con trong hòa bình. Tất nhiên, nếu bé đói hay buồn rầu, bạn có thể chuẩn bị đồ ăn nhẹ
  2. hoặc đồ chơi cho con. Nếu những cố gắng của bạn thất bại, bạn thử bình tĩnh rời khỏi bé trong ít phút”. Khi bé nhận ra cha mẹ không thể chịu đựng cơn mè nheo của bé, bé sẽ biết được rằng, không thể đòi thứ bé muốn bằng cách này. 2. Hay khóc dai Hầu hết các bé đều dễ khóc, nhiều bé còn khóc rất dai, rên rỉ làm cha mẹ bực mình. Mary Jacobsen (chuyên gia tâm lý học Mỹ, tác giả cuốn sách Để con không hư) gợi ý: "Cha mẹ có thể dùng cách phớt lờ khi hành vi này xuất hiện vì khóc dai thường ẩn chứa một đòi hỏi từ bé. Bạn có thể
  3. đưa cho con vài thứ như đồ chơi, tranh vẽ, khối xếp hình… Nếu bé không ngừng khóc, bạn cần bình tĩnh và để bé thấy, cơn khóc dai của bé không thể vượt qua những nguyên tắc của cha mẹ". 3. Đánh người khác Nếu bé nhà bạn thuộc tính cách thích bạo lực thì thỉnh thoảng, bé có thể đánh người khác. Trước tiên, bạn cần hiểu mục đích hành động và các cấp độ đánh người khác của con. Tiếp đến, cần nhẹ nhàng phân tích kết hợp với những biện pháp phạt khác. Tính xấu này của bé thường không dễ chấm dứt; vì thế, cần nhất ở cha mẹ là chỉ dẫn rõ ràng hành động tốt cho con. 4. Thích thề thốt Nhiều bé thích dùng cụm từ: “Con thề đấy” hoặc “Con hứa với mẹ” nhưng không hiểu hết ý nghĩa của chúng. Vì thế, khi thề thốt, bé chỉ muốn xem xét phản ứng của bạn chứ không có ý định giữ lời hứa. Đây
  4. là cơ hội để bạn dạy con không được hứa hẹn bừa bãi. Bạn không cần giải thích quá chi tiết, chỉ nhấn mạnh rằng, nếu con đã hứa thì cần giữ lời. 5. Nói dối Các bé thích chơi trò giả vờ mọi lúc và lời nói sai sự thật, với bé cũng là một trò chơi. Nếu lời nói dối là điều vô lý, giống như con chó bay được trên trời thì có thể bé chỉ muốn trêu đùa mẹ. Ở một độ tuổi nhất định, bé sẽ cố nói dối để che đậy sự thật không tốt. Khi đó, việc dạy con thành thật là điều quan trọng vì chỉ có như thế, bé mới nhận được lòng tin và tình yêu của người xung quanh. 6. Ăn trộm Hành vi ăn trộm là khác nhau giữa những bé ít tuổi và bé nhiều tuổi hơn. Bé ít tuổi có thể không nhận ra cầm một đồ vật của người khác là ăn trộm nhưng nếu cha mẹ nhắc, đây không phải búpbê hay xe tải của con
  5. thì bé sẽ hiểu được khái niệm về quyền sở hữu. Những bé lớn hơn xuất hiện hành vi ăn trộm với mục đích xấu rõ ràng. Điều quan trọng là bạn cần ngồi thảo luận với con và đánh giá mức độ, nguyên nhân và hướng giải pháp cho hành vi xấu này ở bé. Lưu ý: Các bé lớn rất nhanh nên những hành vi xấu cũng thay đổi theo. Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân của hành vi xấu ở bé, gốc rễ của từng vấn đề và cách giao tiếp với con hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2