intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng phó với thua lỗ

Chia sẻ: Nguyen Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

119
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vì nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, ngày càng nhiều doanh nghiệp đối mặt với thực trạng thua lỗ. Lúc này, thái độ nào là phù hợp cho doanh nghiệp? Cách đây không lâu, khi thua lỗ vẫn còn được xem là chuyện "động trời", người ta thường tìm cách rũ bỏ những doanh nghiệp thua lỗ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng phó với thua lỗ

  1. Ứng phó với thua lỗ Vì nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, ngày càng nhiều doanh nghiệp đối mặt với thực trạng thua lỗ. Lúc này, thái độ nào là phù hợp cho doanh nghiệp? Cách đây không lâu, khi thua lỗ vẫn còn được xem là chuyện "động trời", người ta thường tìm cách rũ bỏ những doanh nghiệp thua lỗ. Một số nơi sẵn lòng bán tống bán tháo doanh nghiệp mình chi cốt sao tránh được phá sản. Tuy nhiên, khi thua lỗ đã trở nên phổ biến và doanh nghiệp có nhiều điều kiện quan sát cũng như bình tâm nghĩ suy, họ phát hiện ra rằng "bán mình "chỉ nên là giải pháp cuối cùng. Bởi với cách thức này, doanh nghiệp gần như thua trắng. Ngoài ra, theo đại diện của TigerInvest, một công ty môi giới về mua bán sáp nhập doanh nghiệp, "không phải cứ bán là có người mua". Bằng chứng là tính đến thời điểm này, trong tổng số 670 hồ sơ xin "bán
  2. mình" của doanh nghiệp, TigerInvest chỉ có thể "bắc cầu" thành công một số vụ. Vậy, có cách nào để doanh nghiệp tự cứu mình? Xem lại kế hoạch kinh doanh Có nhiều lý do đẩy doanh nghiệp đến chỗ thua lỗ. Chẳng hạn, giá nguyên vật liệu tăng, cạnh tranh khác nghiệt, nhu cầu tiêu dùng giảm sút... Tuy nhiên, theo ông Trương Chí Dũng, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển, Công ty Le & Associates, "dù có viện ra bao nhiêu nguyên nhân đi nữa thì chính việc thiếu kế hoạch kinh doanh ngay từ đầu đã đẩy doanh nghiệp vào nhóm tiềm ẩn rủi ro cao, dễ thua lỗ". Lập kế hoạch kinh doanh là bước khởi đầu rất quan trọng. Nhờ đó, doanh nghiệp định hướng hoạt động cho mình. Trong trường hợp thua lỗ, doanh nghiệp cũng dễ nhận diện và ứng phó. Một kế hoạch kinh doanh cụ thể còn giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn
  3. trong việc tìm ra bài thuốc "chữa bệnh" . Chính nó sẽ gợi ý cho doanh nghiệp cần làm gì để cứu vãn tình thế. Nhưng cho đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa làm tới nơi tới chốn công đoạn then chốt này. Với họ, kế hoạch kinh doanh thường chỉ là những phác thảo trong đầu và chỉ thể hiện dưới dạng văn bản chính thức khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, kêu gọi đầu tư hay xin giấy phép kinh doanh. Chính vì vậy, các kế hoạch này thường mang tính đối phó, chủ quan. Bởi thế, khi đứng trước thua lỗ, lời khuyên đầu tiên dành cho doanh nghiệp là nên xem xét lại kế hoạch kinh doanh của mình. Vì theo ông Dũng, Công ty Le & Associates, "khắc phục thua lỗ mà không dựa vào kế hoạch kinh doanh cũng chỉ hành động mang tính "thử - sai" , càng làm cho tình hình thêm trầm trọng". Hơn thế, khi lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, doanh nghiệp không chi kiểm soát được thua lỗ mà còn có thêm công cụ để gia tăng sức cạnh tranh. Chẳng hạn, nhờ vạch kế hoạch kinh doanh,
  4. doanh nghiệp sẽ biết được đồng tiền mình bỏ ra có an toàn hay không. Các chi tiêu kinh doanh đề ra sẽ rõ ràng, không áng chừng, không mang tính may rủi. Đặc biệt, khi lên kế hoạch nghiêm túc, doanh nghiệp có thể phân tích kỹ điểm mạnh yếu của đối thử và so sánh xem doanh nghiệp mình có những lợi thế gì. Tăng cường quản lý vốn Nhìn vào thực trạng thua lỗ của nhiều doanh nghiệp, ông Nguyễn Phan Xuân Thủy, Giám đốc Công ty Tư vấn và Kiểm toán Gia Cát, đánh giá: "Họ thua lỗ chủ yếu do khó khăn về vốn hơn là khó khăn thị trường". Bằng chứng là một khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chỉ ra rằng, hầu hết doanh nghiệp đều không thỏa mãn với nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh. Chỉ khoảng 10% trong tổng số 300 doanh nghiệp được khảo sát xác nhận là được vay đủ vốn.
  5. Trong khi đó, theo thống kê từ Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, gần 50% vốn hoạt động của doanh nghiệp là từ ngân hàng. Do vậy, khi ngân hàng "khóa van" và lãi suất cho vay tăng cao, hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp khó. Vì thế, để tránh tình trạng bị động về vốn, doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tăng cường quản lý vốn. Ngân hàng Đầu tư Barclays (Anh), đã chỉ ra rằng, có 5 cách có thể giúp doanh nghiệp quản lý vốn hiệu quả: Quản lý tiền trả chậm: Doanh nghiệp cần liên tục kiểm tra các hóa đơn trả chậm nhằm ngăn chặn nợ xấu. Đặc biệt, doanh nghiệp cần phân biệt rõ người trả chậm với người không có khả năng chi trả. Đảm bảo vòng quay vốn: Doanh nghiệp cần đảm bảo đồng vốn được xoay vòng tốt, ổn định và không bị tác động bởi nhưng khoản tiền trả chậm. Giảm lượng hàng tồn kho là một cách giúp quay vòng vốn tốt. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý chu kỳ kinh
  6. doanh, làm sao để thời gian tư lúc sản xuất đến lúc thu vốn về phải là ngắn nhất, đảm bảo không bị chôn vốn. Kiểm soát mức độ uy tín của khách hàng: Khi cho khách hàng nợ, doanh nghiệp cần xem xét kỹ mức độ uy tín lẫn khả năng thanh toán của khách hàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức, nhưng nếu làm tết doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro tín dụng. Cắt giảm chi phí: Doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm chi phí nếu thấy kinh doanh sa sút. Thông thường doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí marketing, PR, huấn luyện. Nhưng theo các chuyên gia, đây chỉ nên là giải pháp ngắn hạn. Nhờ sự hỗ trợ từ ngân hàng: Trong trường hợp khó khăn về vốn, doanh nghiệp nên trao đổi thằng thắn với ngân hàng. Ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay hoặc tư vấn giúp doanh nghiệp tìm được lối ra.
  7. Biến khoản lỗ thành lợi thế Doanh nghiệp nào lại không lo âu khi đối mặt với thua lỗ. Nhưng theo ông Thủy, Công ty Gia Cát, "nếu nhìn lạc quan hơn, thua lỗ không hẳn đã đáng sợ". Cái được lớn nhất là doanh nghiệp có dịp nhìn lại mình, từ đó chấn chỉnh lại hoạt động, cắt bỏ nhưng bộ phận thừa, cải tiến năng suất, chú ý tính hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp bị lỗ sẽ được chuyển lỗ trong 5 năm, giúp doanh nghiệp khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Ở các nước như Nga, Mỹ, các công ty còn mua các khoản lỗ để tiết kiệm thuế. Tuy nhiên, những khoản lỗ chỉ có giá trị khi doanh nghiệp nhìn thấy đây sẽ là "món quà" trong tương lai. Điều này cũng tương tự như khi doanh nghiệp đầu tư vào một dự án kinh doanh, ban đầu thường chỉ cho ra kết quả lỗ. Đó là do doanh nghiệp đã đầu tư lớn vào dự án. Và nếu nhìn trong dài hạn, các
  8. khoản đầu tư này sẽ là tiền đề mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2