intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng xử với bé ở tuổi tập đi

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

63
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'ứng xử với bé ở tuổi tập đi', kỹ năng mềm, tâm lý - nghệ thuật sống phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng xử với bé ở tuổi tập đi

  1. Ứng xử với bé ở tuổi tập đi Trông các bé ở tuổi lẫm chẫm gian nan lắm. Bởi bé đã đủ lớn để bắt đầu làm mọi việc theo cách riêng nhưng cái cách đó nhiều khi rất oái ăm, lộn xộn. Ứng xử với bé thế nào đây? Thực ra các bé chẳng cố tình ngang bướng đâu, nhưng ở cái tuổi này để hiểu rõ phải hành động ra sao, cư xử thế nào, bé cần được nghe một mệnh lệnh được lặp lại nhiều lần. Tuy vậy, thời kỳ gian nan này cũng chính là giai đoạn lý tưởng để ta đặt nền móng cho việc dạy dỗ bé, là cơ hội tốt nhất mà ta cần tận dụng để dạy con biết đâu là những việc không được phép làm cũng như cho con biết thế nào là hình phạt khi phạm lỗi. Hãy đặt ra các nguyên tắc cơ bản, giám sát chặt và áp dụng những hình thức kỷ luật đúng đắn để đưa con trẻ vào nề nếp trong nhà.
  2. Dưới đây là cách xử lý bốn lỗi phổ biến mà các bé thường vi phạm để bạn tham khảo. Bé nghịch luôn chân luôn tay, dù khi đang trèo lên thang gác hay vào nhà vệ sinh Hướng xử lý: Bố trí lại nhà cửa và tìm cách đánh lạc hướng bé. Các bé vốn tò mò về thế giới xung quanh và khi bắt đầu biết đi bé rất hăm hở tiến hành công cuộc khám phá. Bởi vậy trước hết bạn nên bố trí lại nhà cửa cho thật an toàn, ngăn nắp, đề phòng mọi trò quậy phá của bé. Nhớ phải khóa cẩn thận các cửa ban công, cửa vào toilet, cổng nhà...
  3. Với những nơi khó canh chừng hơn (như lò sưởi), hãy nhẹ nhàng nhưng dứt khoát với con rằng: "Không được sờ vào cái đó, nó sẽ cắn con rất đau". Và nếu như trẻ vẫn bị lôi cuốn vào những thứ "cấm sờ", hãy đánh lạc hướng trẻ bằng một món đồ chơi, một món ăn ưa thích hay một trò vui nhộn. Cùng lắm thì phải "ly gián" bé trong một phòng riêng. Bé đập cái bát xuống bàn, hất phăng thức ăn ra khắp nhà Hướng xử lý: kết thúc bữa ăn Các bé ở tuổi này mà ném đồ ăn đi thì đơn giản là chúng cảm thấy buồn chán. Thời gian để bé một tuổi có thể tập trung sự chú ý là rất ngắn - chúng chỉ ngồi tử tế được ở bàn ăn tối đa là 15 phút. Thế nên bí quyết cho bạn là phải làm sao để bữa ăn sớm kết thúc. Muốn vậy, bạn cần tập trung mỗi khi cho con ăn và phải có phản ứng rõ ràng khi bé định ném thức ăn đi. Chẳng hạn, có thể chuyển bát súp ra ngoài tầm tay bé và nghiêm giọng: "Cháo để ăn, không phải là để ném đi". Sau đó hãy tìm cho đôi tay "ngứa ngáy" của bé một trò khác để thay thế (cho bé bận bịu với công việc xếp hình chẳng hạn).
  4. Bé giựt lông, kéo mạnh tai chó Hướng xử lý: Chỉ cho bé cách vuốt ve con vật đúng cách Đừng có quá nghiêm khắc bởi không phải đúa nào bé một tuổi cũng biết cảm thông với những người khác đâu. Hãy giải thích bằng những lời lẽ đơn giản tại sao cách cư xử của bé là không chấp nhận được: "Như thế là làm đau Milu đấy. Con làm nó buồn kìa!". Các bé cũng không biết là mình đang quá hung hăng đâu, cho nên bạn cần làm mẫu cho con, dạy con cách cư xử phù hợp. Ví dụ, hãy nắm lấy tay bé, đi về phía con chó và nói: "Con dùng hai ngón tay và vuốt ve tai Milu nhẹ nhàng thế này này. Con thử đi!". Bé không thích cái áo màu xanh mà mẹ vừa chọn cho nên thay vì mặc áo, bé lại khóc nhè Hướng xử lý: cho bé sự lựa chọn Bé ở tuổi chập chững tập đi hay cáu kỉnh và ăn vạ là bởi vì bé chưa biết cách kiềm chế và cũng chưa biết thể hiện sự tức giận của mình thế nào
  5. cho "phải phép". Bạn có thể xoa dịu những cơn ăn vạ của con bằng cách cho con cảm thấy nó cũng có chút quyền hành, cũng được tôn trọng: hãy bày hai, ba bộ quần áo lên giường cho bé ngắm ngía và chọn lấy một. Nếu bé vẫn không thích, vẫn khóc lóc, hãy cố gắng bình tĩnh để tìm hiểu xem tại sao bé lại buồn và chăm chú lắng nghe câu chuyện của bé. Không nên Đánh bé. Bởi nó sẽ gieo vào đầu bé ý nghĩ: con người được phép sử dụng "nắm đấm" với nhau. Hơn nữa, bé chưa đủ lớn để hiểu một cái tét mông có liên quan đến việc bé vừa hất đổ chai nước. Lạm dụng từ "không". Bé sẽ thấy nhàm khi tối ngày phải nghe mãi từ "không" đầy cấm đoán. Bởi vậy hãy chú ý đến những việc bé có thể được phép làm, chẳng hạn: "Con có thể nhảy nhót thoải mái trên sàn thay vì nhảy trên ghế sofa".
  6. Sợ nước mắt. Nếu như bạn nhượng bộ, đầu hàng mỗi khi bé nhỏ một giọt nước mắt cá sấu, bạn sẽ đặt tiền lệ cho những cơn nức nở của bé sau này. Nên Bình tĩnh. La hét có thể làm bé giật mình hoặc khiến bé hoảng sợ nhưng không giúp bé cải thiện được cách cư xử đâu. Khen ngợi kịp thời. Trao cho con những cái hôn, ôm và khen bé nghe lời và xử sự đúng. Để mắt đến bé luôn. Để bao quát được tình hình và xử lý trước khi mọi thứ quá muộn. Theo Gia Đình Trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2