Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ƯỚC LƯỢNG TUỔI RĂNG THEO PHƯƠNG PHÁP DEMIRJIAN<br />
CHO TRẺ EM VIỆT NAM<br />
Nguyễn Thị Bích Lý*, Lê Đức Lánh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Việc xác định chính xác sự tăng trưởng của trẻ có nhiều giá trị về phương diện chẩn đoán và thực hành Nha<br />
khoa cũng như trong pháp y liên quan đến việc xác định nhân thân của 1 người; trong đó những thông tin từ bộ<br />
răng đã và đang được sử dụng rộng rãi cho mục đích này. Một trong những phương pháp được nhiều người<br />
biết đến để định tuổi dựa vào răng là phương pháp của tác giả Demirjian.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát sự phù hợp của phương pháp Demirjian khi áp dụng cho nhóm trẻ<br />
em Việt Nam.<br />
Đối tượng và phương pháp: Phim toàn cảnh của 1520 trẻ em miền nam Việt nam từ 5-14 tuổi (nam 531<br />
và nữ 989) được dùng để tính điểm số trưởng thành răng và tuổi răng theo phương pháp Demirjian.<br />
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy phương pháp Demirjian đánh giá cao về tuổi khoảng 2,47 năm ở nam và<br />
2,22 ở nữ, tuổi răng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tuổi thật trong toàn bộ mẫu nghiên cứu và trong từng<br />
nhóm tuổi, không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi răng giữa 2 giới.<br />
Kết luận: Các tiêu chuẩn về định tuổi răng của Demirjian có thể không phù hợp với trẻ Việt nam. Do đó,<br />
cần có các tiêu chuẩn để định tuổi răng cho dân tộc này.<br />
Từ khóa: ước lượng tuổi, tuổi răng, phương pháp Demirjian, trẻ em Việt Nam.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DENTAL AGE ESTIMATION USING DEMIRJIAN’S METHOD ON VIETNAMESE CHILDREN<br />
Nguyen Thi Bich Ly, Le Duc Lanh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 11 - 20<br />
Precise determination of the developmental stage of a child is an integral part of both diagnosis and dental<br />
practice; it is also important in forensic medicine and dentistry concerning the identification of a person based on<br />
the dental information. One widely used method of dental age estimation was first described in 1973 by<br />
Demirjian et al.<br />
The purpose of this study was to evaluate the applicability of Demirjian’s method for dental age estimation<br />
in Vietnamese children.<br />
Materials and methods: Panoramic radiographs of 1520 healthy Vietnamese children aged from 6 to 14<br />
years were examined, dental ages were estimated by Demirjian’s method based on developmental maturity of<br />
seven permanent mandibular left teeth.<br />
The results showed that the Demirjian’s method overestimated the age of boys by 2.47 years and girls by<br />
2.22 years, a statistically significant difference was found between chronological age and dental age. No<br />
statistically significant difference between dental age of girls and boys was observed.<br />
Conclusion: The standards of dental age described by Demirjian may not be suitable for Vietnamese<br />
children who may require a specific standard for accurate age estimation.<br />
Key words: age estimation, dental age, Demirjian’s method, Vietnamese children.<br />
*: Khoa RHM, Đại học Y dược TPHCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Thị Bích Lý, ĐT: 0903173673; Email: bichly46@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
11<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Ước lượng tuổi cho trẻ em và thanh thiếu<br />
niên là một vấn đề thường gặp trong nhiều lãnh<br />
vực khác nhau như: khảo cổ, pháp y, nội tiết học<br />
trẻ em, chỉnh hình, nha khoa. Trong khảo cổ và<br />
pháp nha, việc định tuổi giúp cung cấp những<br />
thông tin quan trọng về các dân tộc cổ xưa và là<br />
một trong những tiêu chuẩn quan trọng để nhận<br />
diện cá thể, trong đó những thông tin về răng<br />
được xem là phương tiện hỗ trợ có giá trị nhất.<br />
Trong lãnh vực nha khoa, các thông tin về tuổi<br />
giúp cho việc chẩn đoán và lập kế hoạch điểu trị,<br />
đặc biệt trong trong chuyên ngành răng trẻ em<br />
và chính hình có liên hệ đến việc điều trị các loại<br />
sai hình khác nhau có liên quan đến sự tăng<br />
trưởng hàm mặt.<br />
Mục tiêu của kỹ thuật định tuổi lý tưởng là<br />
ước lượng tuổi sao cho gần bằng với tuổi thật<br />
nhất. Có rất nhiều phương pháp định tuổi đã<br />
được nghiên cứu và báo cáo trong y văn. Ở trẻ<br />
em và thanh thiếu niên, các tác giả thường dùng<br />
các chỉ thị về phát triển để định tuổi như sự<br />
trưởng thành về xương (tuổi xương), chiều cao<br />
và cân nặng cơ thể (tuổi hình thái), sự phát triển<br />
về sinh dục (tuổi sinh dục), cũng như sự phát<br />
triển và mọc răng (tuổi răng). Phương pháp<br />
thông dụng nhất là dựa vào sự trưởng thành của<br />
bộ xương mà vùng liên quan là xương bàn tay,<br />
có thể giúp đánh giá tuổi cho một cá thể đến<br />
khoảng 16 tuổi, thời điểm mà sự trưởng thành<br />
của xương bàn tay hoàn tất ở 90% cá thể. Tuy<br />
vậy, phương pháp dựa trên xương có một vài<br />
hạn chế do có sự biến thiên đáng kể trong<br />
trưởng thành của xương, quá trình này có ảnh<br />
hưởng từ yếu tố môi trường, dinh dưỡng, nội<br />
tiết và bệnh tật. Một phương pháp tiếp cận thay<br />
thế là dựa trên sự phát triển của răng vì tốc độ<br />
khoáng hoá được kiểm soát do di truyền nhiều<br />
hơn là do yếu tố môi trường và có độ biến thiên<br />
ít hơn. Định tuổi dựa vào răng đã được thừa<br />
nhận khi so sánh với những chỉ thị khác về<br />
trưởng thành như của xương và giới tính.<br />
Có hai cách tiếp cận dùng để ước lượng tuổi<br />
dựa vào răng là quan sát mọc răng và dùng mẫu<br />
<br />
12<br />
<br />
phát triển khoáng hoá của răng(16). Tuổi theo thời<br />
điểm mọc răng đã được thừa nhận từ sớm<br />
nhưng không chính xác vì mọc răng là biến số<br />
đo lường gián đoạn, đây là một biến cố diễn ra<br />
trong khoảng thời gian ngắn nhưng lại là kết<br />
quả một quá trình luôn tiếp diễn bao gồm nhiều<br />
giai đoạn trong cuộc đời đứa trẻ khi răng chưa<br />
mọc trên miệng, nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu<br />
tố tại chỗ như nhổ sớm các răng sữa, sâu răng<br />
hay chen chúc của các răng. Ngược lại, sự<br />
khoáng hoá của răng là quá trình diễn tiến dài<br />
lâu, có thể đo lường chắc chắn hơn do có tính di<br />
truyền cao, hệ số biến thiên thấp và bền vững<br />
với tác động từ môi trường, có thể đánh giá trên<br />
phim X quang trong một thời gian dài, trong đó<br />
dùng các giai đoạn khác nhau trong quá trình<br />
hình thành răng làm tiêu chuẩn; tuổi răng được<br />
ước lượng bằng cách so sánh tình trạng phát<br />
triển của răng trên người chưa biết tuổi với<br />
những nghiên cứu đã công bố về sự phát triển<br />
của răng trong đó các thang tiêu chuẩn được xây<br />
dựng trên một mẫu lớn các cá thể thường ở cùng<br />
tại một vùng địa lý tập trung.<br />
Một trong những phương pháp được nhiều<br />
người biết đến để định tuổi răng là phương<br />
pháp của tác giả Demirjian 1973 sau khi nghiên<br />
cứu trên mẫu lớn trẻ em ở Canada; phương<br />
pháp này đánh giá sự phát triển của 7 răng vĩnh<br />
viễn hàm dưới trên phim toàn cảnh. Các giai<br />
đoạn phát triển của mỗi răng được chuyển<br />
thành một điểm số theo bảng chuyển đổi của tác<br />
giả, tổng số điểm của 7 răng sẽ tính thành điểm<br />
số trưởng thành răng toàn thể sau đó chuyển<br />
thành tuổi răng tương ứng(2,4). Tuy vậy, có sự<br />
khác biệt về trưởng thành răng giữa các dân tộc;<br />
nhiều tác giả thấy kết quả định tuổi kém chính<br />
xác hơn khi dùng các tiêu chuẩn phát triển của<br />
Demirjian khi thử nghiệm cho các dân tộc khác,<br />
nảy sinh nhu cầu cần có tiêu chuẩn phát triển<br />
riêng cho dân tộc của mình(5,21).<br />
Tại Việt Nam, cho đến nay, chưa có một<br />
nghiên cứu nào về quá trình phát triển của các<br />
răng vĩnh viễn, vấn đề được đặt ra là quá trình<br />
phát triển của các răng này diễn ra như thế nào<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
và có liên hệ ra sao đối với tuổi sinh học, sự liên<br />
hệ này có thể giúp cho việc xác định tuổi của<br />
một cá thể trong cộng đồng hay không? Chúng<br />
tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Ước lượng<br />
tuổi răng theo phương pháp Demirjian cho trẻ<br />
em Việt Nam” để trả lời cho các câu hỏi trên.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sự phát<br />
triển của 7 răng vĩnh viễn hàm dưới trên nhóm<br />
trẻ Việt nhằm ước lượng tuổi răng theo phương<br />
pháp Demirjian từ đó xác định sự phù hợp của<br />
việc áp dụng các tiêu chuẩn Demirjian dùng để<br />
ước lượng tuổi răng trên trẻ em Việt Nam.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 1520 (531 nam và 989<br />
nữ) phim toàn cảnh của các cá thể người Việt từ<br />
6 đến 14 tuổi, được thu thập trong khỏang thời<br />
gian từ 1998-2010, các phim này được chọn theo<br />
kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện từ các nguồn lưu<br />
trữ sau:<br />
- Phim toàn cảnh của những cá thể tình<br />
nguyện tham gia trong một nghiên cứu tiến cứu<br />
trước đó về sự phát triển của hệ thống sọ-mặtcung răng, đây là một nghiên cứu dọc nằm<br />
trong chương trình quốc gia về chăm sóc sức<br />
khỏe răng miệng đặc biệt, được thực hiện tại<br />
Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y dược Thành<br />
phố Hồ Chí Minh,<br />
- Phim toàn cảnh của các bệnh nhân đến<br />
khám và điều trị răng miệng tại Khoa Răng<br />
Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí<br />
Minh, các cơ sở điều trị Nha khoa tại Thành phố<br />
Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Các phim được chọn trong mẫu nghiên cứu<br />
phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:<br />
- Cá thể được chụp phim là người Việt nam,<br />
dân tộc Việt (Kinh).<br />
- Có đầy đủ những thông tin cá nhân có<br />
giá trị của các cá thể được chụp phim bao<br />
gồm: tên họ, giới tính, ngày tháng năm sinh,<br />
ngày chụp phim.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
- Hình ảnh trên phim có giá trị khảo sát,<br />
phim không bị biến dạng hay hư hỏng làm ảnh<br />
hưởng đến việc quan sát các chi tiết trên phim.<br />
- Cá thể chụp phim không có tiền sử bệnh<br />
lý hay có những phẫu thuật tại vùng lân cận<br />
làm ảnh hưởng đến sự hiện diện và phát triển<br />
của răng.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Có những biểu hiện bệnh lý hàm mặt phát<br />
hiện được trên phim.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Đây là một nghiên cứu được thực hiện với<br />
thiết kế cắt ngang mô tả.<br />
Mô tả phương pháp<br />
Ghi nhận các thông tin cá nhân của các cá<br />
thể được chụp phim: giới, tuổi chính xác của các<br />
cá thể tính đến ngày chụp phim dựa trên các ghi<br />
nhận về ngày tháng năm sinh và ngày chụp<br />
phim. Các giá trị về tuổi được tính theo năm sau<br />
khi chuyển thành số thập phân với hai số lẻ. Mã<br />
hóa phim với ký hiệu theo số thứ tự để người<br />
đọc phim không biết thông tin về tuổi, giới của<br />
các cá thể được chụp phim. Việc đọc phim được<br />
tiến hành trong phòng tối với hộp đọc phim tiêu<br />
chuẩn để tránh ảnh hưởng từ các độ sáng khác<br />
nhau lên kết quả của việc đánh giá.<br />
Quan sát tổng thể mỗi phim toàn cảnh, xác<br />
định hình ảnh về sự phát triển của 7 răng vĩnh<br />
viễn hàm dưới bên trái, nếu răng thiếu hay hình<br />
ảnh không rõ, dùng răng bên đối diện. So sánh<br />
các hình ảnh này với một lọat các hình ảnh<br />
chuẩn trong phân lọai các giai đoạn hình thành<br />
răng của tác giả Demirjian và cộng sự (1973) để<br />
tìm ra sự tương đồng nhất giữa hình ảnh trên<br />
phim với các giai đoạn được mô tả trong thang<br />
đánh giá này, mỗi răng được ghi một giá trị<br />
thích hợp tượng trưng cho giai đoạn phát triển.<br />
Kế đó, dùng bảng tiêu chuẩn riêng cho nam và<br />
nữ của Demirjian để định điểm số thích hợp<br />
cho mỗi giai đoạn. Các điểm số này được tính<br />
chung lại và sẽ có điểm số toàn thể tượng trưng<br />
cho tuổi răng khi đối chiếu với bảng tiêu chuẩn<br />
<br />
13<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
về tuổi. Sau đó, sự khác biệt giữa tuổi răng và<br />
tuổi thật của mỗi bệnh nhân được tính bằng<br />
cách lấy giá trị tuổi răng trừ tuổi thật, giá trị<br />
dưới 0 có nghĩa là sự phát triển răng chậm còn<br />
giá trị 0 nghĩa là không có sự khác biệt giữa 2<br />
loại tuổi, giá trị trên 0 nghĩa là sự phát triển<br />
răng nhanh hơn khi so sánh với các tiêu chuẩn<br />
của Demirjian.<br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá<br />
Để đánh giá các giai đoạn của quá trình phát<br />
triển của răng dựa trên sự khoáng hóa, chúng tôi<br />
sử dụng thang đánh giá theo mô tả dưới dạng<br />
biểu đồ hình ảnh của tác giả Demirjian và cộng<br />
sự (1973).<br />
<br />
- Giai đoạn C: Thân răng hình thành được<br />
một nửa: men đã tạo ra xong ở mặt nhai, ngà<br />
răng bắt đầu tạo ra, buồng tủy có dạng cong và<br />
chưa nhìn rõ được sừng tủy.<br />
- Giai đoạn D: Thân răng đã hoàn tất đến<br />
đường nối men-cément. Thành buồng tủy có<br />
dạng cong, bắt đầu thấy được sừng tủy. Chân<br />
răng bắt đầu hình thành.<br />
- Giai đoạn E: Chân răng ngắn hơn thân<br />
răng. Thành của buồng tủy thẳng và sừng tủy<br />
nhận diện rõ hơn giai đoạn trước. Vùng chẽ<br />
chân răng bắt đầu khoáng hóa.<br />
- Giai đoạn F: Thành buồng tủy có dạng tam<br />
giác với hai cạnh bằng nhau. Chân răng dài<br />
bằng hay hơn thân răng, phần tận cùng của chân<br />
răng có dạng hình phễu.<br />
- Giai đoạn G: Các thành ống tủy chân răng<br />
song song nhưng phần chóp còn mở rộng.<br />
- Giai đoạn H: Phần chóp răng đóng kín<br />
hoàn tòan. Kích thước màng nha chu (khỏang<br />
dây chằng) chung quanh chân răng đồng nhất<br />
suốt chiều dài chân răng.<br />
<br />
Hình 2: Phim XQ toàn cảnh dùng đánh giá các giai<br />
đoạn phát triển của răng<br />
<br />
Phân tích và xử lý số liệu<br />
Hình 1: Mô tả thang đánh giá của Demirjian và cộng<br />
sự (1973)“Nguồn: Agurto, 2009”(1).<br />
- Giai đoạn A: xuất hiện những điểm khoáng<br />
hóa riêng lẻ ở các múi răng nhưng chưa nối liền<br />
với nhau.<br />
- Giai đoạn B: Các điểm khoáng hóa nối liền<br />
với nhau và hình dạng bên ngòai thân răng đã<br />
nhận ra được.<br />
<br />
14<br />
<br />
Sai số của phương pháp<br />
Tất cả các phim được phân tích bởi cùng một<br />
người quan sát. Sự tin cậy và sự tái lập lại các kết<br />
quả đánh giá từ người quan sát sẽ được kiểm tra<br />
bằng cách chọn ngẫu nhiên 150 phim, các phim<br />
này được đánh giá sau đó hai tháng bởi cùng hai<br />
người. Sự kiên định trong bản thân người quan<br />
sát và giữa hai người quan sát sẽ được đo lường<br />
bằng cách sử dụng hệ số Kappa.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Phân tích thống kê<br />
Nhập và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS.<br />
Phân tích thống kê:<br />
- Dùng tương quan Pearson để xác định<br />
tương quan giữa 2 loại tuổi, tính chung cho mẫu<br />
và riêng biệt theo giới.<br />
- Sử dụng phép kiểm t test cho 2 mẫu độc<br />
lập để khảo sát sự khác biệt về tuổi răng giữa hai<br />
giới trong mẫu chung và từng nhóm tuổi.<br />
- Dùng t test bắt cặp để khảo sát sự khác biệt<br />
giữa tuổi thật và tuổi răng riêng biệt cho từng<br />
giới và từng nhóm tuổi.<br />
- Tính trung bình khác biệt giữa tuổi thật và<br />
tuổi răng cho từng giới và từng nhóm tuổi.<br />
- Trong tất cả các test, giá trị 0,05 được xem<br />
là có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
Bảng 1: Phân bố tuổi và giới của mẫu nghiên cứu<br />
Nhóm tuổi<br />
5-6 tuổi<br />
6-7 tuổi<br />
7-8 tuổi<br />
8-9 tuổi<br />
9-10 tuổi<br />
10-11 tuổi<br />
11-12 tuổi<br />
12-13 tuổi<br />
13-14 tuổi<br />
Toàn thể<br />
<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
2<br />
14<br />
46<br />
78<br />
67<br />
64<br />
93<br />
97<br />
72<br />
533<br />
<br />
Toàn thể<br />
Nữ<br />
3<br />
29<br />
95<br />
124<br />
117<br />
131<br />
192<br />
150<br />
151<br />
992<br />
<br />
5<br />
43<br />
141<br />
202<br />
184<br />
195<br />
285<br />
247<br />
223<br />
1525<br />
<br />
Sự nhất trí trong bản thân và giữa những<br />
người quan sát sau khi đánh giá lại 150 phim<br />
theo chỉ số Kappa là 0,983 và 0,864, cho thấy có<br />
sự nhất trí cao khi đánh giá, sự khác biệt trong 2<br />
lần đánh giá và giữa 2 người đều không vượt<br />
quá 1 giai đoạn. Dùng hệ số tương quan<br />
Pearson, cho thấy tương quan giữa tuổi thật và<br />
tuổi răng theo phương pháp Demirjian cho toàn<br />
bộ mẫu và tính riêng cho nam và nữ là 0,898,<br />
0,893 và 0,901; cho thấy có sự tương quan cao<br />
giữa tuổi thật và tuổi răng.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Bảng 2: Trung bình và độ lệch chuẩn của tuổi thật và<br />
tuổi răng đánh giá theo phương pháp Demirjian<br />
Nhóm<br />
tuổi<br />
Mẫu<br />
chung<br />
6-7 tuổi<br />
7-8 tuổi<br />
8-9 tuổi<br />
9-10<br />
tuổi<br />
10-11<br />
tuổi<br />
11-12<br />
tuổi<br />
12-13<br />
tuổi<br />
13-14<br />
tuổi<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Giới<br />
Tuổi thật<br />
Nam 10,64±2,00<br />
Nữ<br />
10,67±2,03<br />
Toàn thể 10,67±2.01<br />
Nam 6,70±0,17<br />
Nữ<br />
6,64±0,26<br />
Nam 7,50±0,25<br />
Nữ<br />
7,60±0,27<br />
Nam 8,44±0,25<br />
Nữ<br />
8,49±0,28<br />
Nam 9,51±0,25<br />
Nữ<br />
9,45±0,28<br />
Nam 10,51±0,30<br />
Nữ<br />
10,51±0,28<br />
Nam 11,49±0,23<br />
Nữ<br />
11,49±0,28<br />
Nam 12,47±0,29<br />
Nữ<br />
12,53±0,27<br />
Nam 13,45±0,27<br />
Nữ<br />
<br />
TB ±ĐLC<br />
Tuổi răng<br />
13,12±3,02<br />
12,89±2,98<br />
12,98±2,99<br />
8,46±0,82<br />
7,87±0,35<br />
8,65±0,80<br />
8,44±0,85<br />
9,56±1,38<br />
9,31±1,35<br />
11,35±1,67<br />
11,27±1,88<br />
13,66±1,94<br />
13,32±1,61<br />
14,99±1,41<br />
14,80±1,01<br />
15,84±0,41<br />
15,39±0,82<br />
15,88±0,45<br />
<br />
p<br />
TR-TT<br />
2,47±1,53<br />
2,22±1,45<br />
2,31±1,49<br />
1,76±0,93<br />
1,23±0,43<br />
1,15±0,77<br />
0,84±0,85<br />
1,12±1,38<br />
0,82±1,29<br />
1,84±1,60<br />
1,81±1,78<br />
3,15±1,86<br />
2,80±1,57<br />
3,49±1,38<br />
3,30±0,97<br />
3,36±0,48<br />
2,85±0,78<br />
2,43±0,49<br />
<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
*<br />
<br />
13,47±0,27 15,71±0,54 2,24±0,59<br />
<br />
*<br />
<br />
t test bắt cặp; * sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p