intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Uốn những cành cây to hoặc cành dễ gãy

Chia sẻ: Lotus_0 Lotus_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

67
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc uốn cành, tạo dáng cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để uốn cành. Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Uốn những cành cây to hoặc cành dễ gãy

  1. Uốn những cành cây to hoặc cành dễ gãy Việc uốn cành, tạo dáng cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để uốn cành. Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó. Đôi khi chỉ vì sơ ý, bạn có thể làm hỏng cả cây bonsai. Dưới đây là một vài gợi ý và phương pháp giúp cho bạn tham khảo khi gặp các trường hợp khó khăn như vậy. Bạn cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu bạn cố sức uốn theo cách của mình thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì bạn nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”. Theo kinh nghiệm và kiến thức về các loại cây của bạn mà bạn biết rằng mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó đã, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau bạn lại uốn tiếp. Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp
  2. cuốn dây đối với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1-1,5mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây chằng vào các điểm neo khác nhau, chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây gãy, hay là cái lỗ bên hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi rễ to nào đó, hay thậm chí vào một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt thân cành nếu bạn không đệm vào đó 1 miếng cao su. Bạn dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. (Ở đây để hình được rõ, chúng tôi không thể hiện phần đệm, nhưng bạn vẫn phải luôn chú ý đến vấn đề đó). Lợi thế của biện pháp này là hai phần dây ở hai bên xoắn vào nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để uốn những cành cây cực kì “khó nắn”, tốt hơn nhiều so với cách dùng tay. Hơn nữa, đối với những cành cây giòn hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây.
  3. Ngoài phương pháp sử dụng dây chằng xoắn, hiện nay trên thị trường có 1 số dụng cụ uốn cành chuyên dụng, tùy trường hợp, bạn có thể sử dụng 1 trong những công cụ sau: Sử dụng nẹp uốn: Nguyên tắc uốn của dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng xoắn, chỉ khác ở chỗ thay vì kéo cành cây cần uốn và điểm neo lại với nhau bằng cách xoắn sợi dây chằng, thì bạn dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu của nẹp uốn lại. Nẹp uốn có ưu điểm là (nếu đủ dài), nó có thể kéo được cành cây nhiều hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại. Tuy nhiên, nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì hơi bất tiện, và thậm chí không thể áp dụng được cách làm này.
  4. Khóa uốn cành là một loại dụng cụ bằng kim loại có hai răng giúp kẹp chặt cành cây, cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành, uốn chúng vào đúng vị trí mà mình mong muốn (sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó). Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng. Với hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều khiển mức ren) sẽ uốn cong cành cây. Tuy nhiên dụng cụ uốn này ít được ưa chuộng vì nó rất dễ làm thương tổn đến thân cây, ngay cả khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm nữa, những cành cây khả dĩ dùng “nẹp ba chân” được thì cũng có thể dùng dây quấn, dây chằng là những phương pháp thông dụng hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2