YOMEDIA
ADSENSE
Uranium được làm giàu - con dao hai lưỡi Uranium làm giàu ở mức cao phải được
108
lượt xem 17
download
lượt xem 17
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Uranium được làm giàu - con dao hai lưỡi Uranium làm giàu ở mức cao phải được kiểm soát chặt chẽ theo các điều ước quốc tế. Uranium được làm giàu ở mức cao (HEU) tới 20% hay cao hơn có thể làm nhiên liệu để chạy lò phản ứng nghiên cứu, sản xuất chất đồng vị dùng trong y học và lò phản ứng năng lượng nguyên tử. Giám sát quốc tế Thế giới hiện có khoảng 160 lò phản ứng nghiên cứu. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Uranium được làm giàu - con dao hai lưỡi Uranium làm giàu ở mức cao phải được
- Uranium được làm giàu - con dao hai lưỡi Uranium làm giàu ở mức cao phải được kiểm soát chặt chẽ theo các điều ước quốc tế. Uranium được làm giàu ở mức cao (HEU) tới 20% hay cao hơn có thể làm nhiên liệu để chạy lò phản ứng nghiên cứu, sản xuất chất đồng vị dùng trong y học và lò phản ứng năng lượng nguyên tử. Giám sát quốc tế Thế giới hiện có khoảng 160 lò phản ứng nghiên cứu. Nhiều nhất là Nga (62 lò), tiếp theo là Mỹ (54), Nhật Bản (18), Pháp (15), Đức (14) và Trung Quốc (13). Nhiều nước đang phát triển như Bangladesh, Algeria, Colombia, Ghana, Jamaica, Libya, Thái Lan… cũng sở hữu các lò phản ứng ngiên cứu này. Các nhà máy này đang sử dụng uranium được làm giàu ở nhiều mức độ, nhưng chỉ một số dùng nhiên liệu uranium làm giàu ở cấp độ thấp (LEU) với độ giàu 20%. Uranium Năm 2009, 13 - 14% lượng điện của thế giới được sinh ra bởi năng lượng hạt nhân. Mỹ, Pháp, Nhật Bản sản xuất ra 56,5% lượng điện hạt nhân của toàn thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), thế giới có hơn 440 nhà máy điện hạt nhân nằm ở 31 nước. Thế giới hiện có hơn 150 tàu thủy có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân. Australia sở hữu 732.000 tấn uranium, chiếm 27% tổng trữ lượng toàn thế giới. Mỹ,
- Kazakhstan, Nam Phi, Namibia, Brazil, Niger, Nga và một số nước khác cũng có mỏ uranium. Uranium chỉ được bán cho những nước là thành viên của Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân của Liên hợp quốc, trong đó có điều khoản các nước sử dụng chất này vào mục đích hòa bình phải chịu sự giám sát chặt chẽ của quốc tế. Những nước khách hàng của Australia và Canada cũng phải ký hiệp định song phương đảm bảo an ninh. Trừ khi xảy ra sự cố, các nhà máy điện hạt nhân gây rất ít tác hại tới môi trường vì không gây ô nhiễm không khí và không thải ra CO2. Giảm mức làm giàu uranium Sự giảm thiểu việc sử dụng HEU trong các ứng dụng hạt nhân dân sự từ lâu đã trở thành một trụ cột trong chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân của quốc tế. Trong những năm gần đây, vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn khi một số tổ chức khủng bố có thể sở hữu chất phóng xạ, đặc biệt là chất ở cấp độ có thể sản xuất vũ khí. Theo IAEA, từ 1993 - 2007, khoảng 8kg uranium đã bị sở hữu bất hợp pháp. Những ống khí trong máy ly tâm dùng làm giàu uranium (Ảnh: 3rd1000) Nhiều chuyên gia cho rằng, LEU hay một số chất khác có thể thay thế HEU, nhưng một số nước cảm thấy miễn cưỡng với việc hạn chế thêm việc dùng HEU vào các mục đích dân sự. Tổng số lượng HEU được dùng làm năng lượng cho các lò phản ứng nghiên cứu đang giảm dần do một vài chương trình chuyển đổi lò phản ứng, phần lớn là được Mỹ tài trợ. Mỹ và Liên Xô (cũ) đã ngừng sản xuất HEU vì mục đích quân sự nhưng Nga vẫn sản xuất HEU cho mục đích dân sự. Cả hai nước đều đã có chương trình giảm lượng HEU lớn mà họ đang giữ. Cả hai nước này đang cung cấp 15% lượng LEU cho các lò phản ứng sản xuất điện trên khắp thế giới. Những lo ngại về khả năng phổ biến HEU khiến
- nhiều nước, nhất là Mỹ, nỗ lực xóa bỏ việc sử dụng HEU vào mục đích nghiên cứu và các lò phản ứng thử. Chương trình giảm hoạt động làm giàu cho mục đích nghiên cứu và lò phản ứng thử nghiệm (RERTR) đã thành công trong việc biến đổi hoàn toàn 39 trong số 105 lò phản ứng nghiên cứu sang chạy bằng LEU. Hủy diệt môi sinh luôn luôn là một thủ đoạn rất cổ xưa và rất thông thường trong chiến tranh. Khi kĩ thuật và công nghệ trở nên tinh vi, sự hủy diệt môi trường càng trở nên khốc liệt. Trong thời chiến tranh Việt Nam, quân đội Mĩ đã rải xuống miền Nam và Trung Việt Nam khoảng 72 triệu lít thuốc khai hoang, trong đó có khoảng 42 triệu lít chất màu da cam (Agent Orange). Với số lượng độc chất này, quân đội Mĩ đã phá hủy một cách ngoạn mục 14% diện tích rừng miền nam Việt Nam, kể cả 50% diện tích rừng đước. Ngoài ra, máy bay Mĩ còn rải xuống Việt Nam 13 triệu tấn bom. Với số lượng này, Mĩ đã đào 25 triệu hố bom và dời 3 tỉ thước khối đất trên Việt Nam. Hơn hai triệu người cả hai bên chiến tuyến bị chết, hơn bốn triệu người đang sống với thương tật, và hàng trăm ngàn người đang mang trong mình những căn bệnh ngặt nghèo mà phần lớn có thể là do chính bom đạn và hóa chất chiến tranh trực tiếp gây ra. Nhưng Việt Nam không phải là nơi duy nhất mà Mĩ dùng hóa chất trong chiến tranh. Nhiều thông tin gần đây cho thấy trong cuộc chiến vùng Vịnh và Balkans, Mĩ cũng đã sử dụng một số lượng hóa chất lớn để tiêu hủy môi trường, thậm chí uranium còn được sử dụng. Cũng như ở trường hợp Việt Nam, chỉ sau 5 đến 10 năm, ảnh hưởng của những độc chất này trong môi trường và con người đã dần dần hiện rõ và đang là mối quan tâm của các giới chức y tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới của Liên hiệp quốc (WHO). Cũng như ở trường hợp Việt Nam là một cuộc thử nghiệm hóa học có qui mô lớn nhất thế giới, Iraq là nơi cho thử nghiệm tác hại của uranium với một qui mô chưa từng có trong bất cứ cuộc chiến nào trước đây. Uranium với độ phóng xạ tương đối thấp (còn gọi là depleted uranium, hay DU) là một kim loại nặng (nặng hơn chất chì), và cũng là phó sản của kĩ nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân và kĩ nghệ sản xuất năng lượng trong các hãng xưởng hạt nhân. Khi đạn được áo một lớp DU, viên đạn trở nên rất cứng và có thể đi xuyên qua xe tăng như
- dao cắt xuyên qua trái cà. Một khi đạn bắn trúng mục tiêu (như xe tăng) nó sẽ nổ tung lên và thải vào môi trường hàng triệu hạt phần tử phóng xạ (radioactive particles). Khi được thải ra ngoài môi trường, những phần tử này có thể làm nhiễm không khí, đất, và nước. Từ các nguồn này, uranium xâm nhập vào thực phẩm, và sau cùng là vào cơ thể con người. Cố nhiên, các chất phóng xạ có khả năng gây đột biến (mutation), làm thay đổi cấu trúc di truyền của một người, và qua đó, gây nhiều tác hại cho sức khỏe mà không ai có thể đoán trước được. Một cơ chế tác hại của uranium (hay các chất phóng xạ nói chung) đáng quan tâm hơn hết là khả năng xâm nhập dạ con và qua đó gây ảnh hưởng đến thai nhi. Theo William Arkin (Bulletin of Atomic Scientists, số ra tháng 5 năm 1993), trong cuộc chiến 40 ngày vào năm 1991, quân đội Mĩ bắn khoảng một triệu quả đạn áo DU (trong số này khoảng 940,000 quả đạn với 30 mm DU do Không quân Mĩ bắn). Tính tổng cộng, trong chiến tranh vùng Vịnh, quân đội Mĩ bắn khoảng 320 tấn DU. Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Mĩ, hiện nay ở miền Nam Iraq, có ít nhất là 40 tấn DU đang còn tồn đọng sau cuộc chiến. Thời gian cần thiết để 50% DU tiêu hủy trong môi trường là khoảng 4000 năm. Nói một cách khác, một khi thải vào môi trường DU có tác hại rất lâu dài. Theo ước tính của cơ quan năng lượng nguyên tử Anh (United Kingdom Atomic Energy Agency), nếu chỉ 8% DU sử dụng trong cuộc chiến vùng vịnh bị nhiễm vào môi trường cũng có thể gây tử vong cho 500 ngàn trẻ em. Kể từ năm 1993, tức chỉ sau 2 năm chấm dứt chiến tranh, các bác sĩ ở Iraq và giới y tế Anh đã quan tâm đến tình trạng sẩy thai và dị thai ở các bệnh viện miền Nam Iraq. Trong một nghiên cứu trên 1625 bà mẹ sinh sản trong một bệnh viện miền Nam Iraq, tỉ lệ sẩy thai cao gấp 3.2 lần so với tỉ lệ trung bình của cả nước. Quan trọng và khủng khiếp hơn là số lượng trẻ em sinh ra không có mắt, không có đầu, hay có đầu nhưng to một cách bất bình thường, hay có hai đầu; trẻ em sinh ra với chỉ 2 ngón tay, hay với những tay chân bất bình thường. Tại một bệnh viện Iraq, hàng ngày có khoảng 20 trẻ em sinh ra, và con số dị thai tăng gấp 3 lần so với thời gian trước chiến tranh. Một nghiên cứu khác do một nhóm nghiên cứu Canada và Âu châu ghi nhận tỉ lệ ung thư cao gấp 5 lần so với những năm trước 1991 (trước chiến tranh), và họ kết luận rằng có thể DU là nguyên nhân. Về phía Mĩ, có khoảng 697 ngàn lính từng tham chiến trong trận chiến vùng Vịnh vào năm 1991. Kể từ năm 1994 cho đến nay, có hơn 110,000 cựu quân nhân hay thân nhân của họ báo cáo bị những chứng mệnh lạ, trong đó có vấn đề sẩy thai và dị thai. Một bác sĩ nhi đồng ghi nhận tỉ lệ dị tật bẩm sinh trong con em của các cựu quân nhân vùng Vịnh khoảng 30%, tức cao gấp 10 lần so với tỉ lệ trung bình của cả nước. Trong cuộc chiến gần đây tại A Phú Hãn, quân đội Mĩ cũng dùng DU trong hành quân. Tuy chưa có thống kê chính thức, nhưng có người ước đoán rằng số lượng có thể còn cao hơn trong cuộc chiến vùng Vịnh, và có dấu hiệu cho thấy DU đã nhiễm vào đất ở đây. Theo một nghiên cứu gần đây, DU trong nước tiểu của cư dân ở Jalalabad cao gấp 4 đến 20 lần so với hàm lượng bình thường. Một nhóm nghiên cứu khác thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y khoa và Uranium (Uranium Medical Research Centre, Mĩ) tiến hành một khảo sát ở Kabul vào tháng 9 năm 2002, và ghi nhận tỉ lệ dị tật bẩm sinh trong cư dân lên đến 25% (tức một phần tư số trẻ em mới sinh).
- Tất cả những ghi nhận và nghiên cứu trình bày trên đây vẫn còn chưa có hệ thống, và chưa cho phép một khẳng định mang tính khoa học về mối liên hệ giữa DU và các bệnh như ung thư hay chứng dị tật bẩm sinh; song, với những độc hại và khả năng [của DU] gây ung thư và làm rối loạn hệ thống tái sản sinh trong con người mà khoa học biết được, những ghi nhận và nghiên cứu này có thể được xem là những bằng chứng thực tế ban đầu. Lợi dụng tình trạng mong manh này, hiện nay – cũng như trường hợp chất màu da cam và dioxin ở Việt Nam trước đây – chính phủ Mĩ không thừa nhận rằng DU là nguyên nhân gây ra ung thư hay dị thai. Nhưng nếu tiến trình của dioxin trong thời gian gần đây là một bài học, thì tác hại của uranium trong người Iraq và A Phú Hãn qua hai cuộc chiến gần đây cũng sẽ không thoát khỏi những phán xét nghiêm minh của khoa học. Mĩ và Anh đang chuẩn bị cho một cuộc chiến mới ở Iraq. Lần này, các nhà kế hoạch chiến tranh có trong tay nhiều vũ khí hơn, và vũ khí có mức tàn phá khủng khiếp hơn, để -- nói theo ngôn ngữ của họ -- tạo ra một ảnh hưởng như "Hiroshima effect". Theo tiết lộ của Ngũ Giác Đài, trong kế họach có tên [rất thích hợp] là "Shock and Awe", Mĩ sẽ dùng 3000 tên lửa phóng xạ trong vòng 48 giờ. (Trong cuộc chiến vùng Vịnh vào năm 1991, quân đội Mĩ sử dụng chỉ trên dưới 400 tên lửa). Lượng uranium trong môi trường Iraq sau cuộc chiến chắc chắn sẽ được nhân lên thành một bãi rác uranium khổng lồ. Đó là chưa kể đến những hóa chất phóng xạ mà Saddam Hussein có thể đang có hay tồn đọng từ cuộc chiến vùng Vịnh. Trong khi Mĩ tìm cách ngăn chận các nước khác dùng hóa chất trong chiến tranh, thì chính Mĩ lại là nước dùng những độc chất đó vào những mục tiêu giết người. Lịch sử sẽ ghi nhận việc Mĩ dùng dioxin ở Việt Nam, và uranium ở vùng Vịnh, Balkans và A Phú Hãn như là những cuộc chiến tranh hóa học đầu tiên trong lịch sử chiến tranh thế giới.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn