YOMEDIA
ADSENSE
Vài điều căn bản khi nuôi cá La Hán
235
lượt xem 94
download
lượt xem 94
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Lựa chọn hồ và kích thước hồ tùy theo kích cỡ con La Hán mà bạn có. Nếu con cá của bạn cỡ 5-7,5cm, bạn có thể chọn hồ 90 lít – với hồ này bạn có thể yên tâm chăm sóc cá mình cho tới khi đạt 12,5cm (5 inches).
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vài điều căn bản khi nuôi cá La Hán
- Vài điều căn bản khi nuôi cá La Hán Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn 1) Hồ cá – Kích thước: Lựa chọn hồ và kích thước hồ tùy theo kích cỡ con La Hán mà bạn có. Nếu con cá của bạn cỡ 5-7,5cm, bạn có thể chọn hồ 90 lít – với hồ này bạn có thể yên tâm chăm sóc cá mình cho tới khi đạt 12,5cm (5 inches). Hồ càng lớn thì càng tạo điều kiện cho cá La Hán phát triển nhanh hơn, tuy nhiên cũng đừng nên chọn hồ quá lớn đến mức suốt ngày con La Hán của bạn phải đi “săn” mồi trong một bể mênh mông. Khi cá đạt độ lớn 12,5cm, bạn nên đầu tư một hồ lớn hơn cho chú cá yêu của mình. Lúc này nên chọn hồ 250 lít là lý tưởng nhất, và đủ không gian để cá yêu của bạn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn một hồ khoảng 130 lít cũng là tạm đủ cho tới khi cá lớn đến 20cm. Nếu bạn muốn con La Hán của mình đạt được kích thước tối đa đúng với tiềm năng của nó (tùy vào từng loại La Hán), nên dùng hồ khoảng 450 lít. Một số giống cá có thể đạt tới 45cm hoặc lớn hơn (18 inches – Wow, cái này mình chỉ biết dịch thôi nhé, ai thấy chỉ dùm !!!). Với những con này thì trông “hoành tráng” lắm. Để hồ cá ở nơi cao ráo: Nên đặt hồ cá ở vị trí cao cách mặt đất (hoặc sàn) tối thiểu là 45m, và lý tưởng nhất là cao 90cm. Kinh nghiệm cho thấy rất nhiều chú la hán trở nên rụt rè, nhút nhát và có màu rất tối khi hồ cá để quá gần mặt sàn. Có thể lý giải điều này là do khi có người đứng trước hoặc đi ngang qua hồ, cá sẽ cảm thấy rất bất an vì kẻ thù của mình đang ở trên cao, cao hơn cả mặt nước mà chúng đang sinh sống. Điều dễ nhận thấy nhất là: khi bạn chuyển chú cá ấy lên các hồ trên cao, chúng sẽ dần dần tự tin hơn và sáng màu ngay sau một thời gian. ----------------------------------
- Ghi chú của người dịch: để tính dung tích chứa dựa vào kích thước của hồ, chúng ta có thể làm theo cách sau: * Chiều dài (cm) x rộng (cm) x cao (cm) = xxx. Rồi lấy xxx chia cho 1000 sẽ ra số lít mà hồ đó chứa được. - Ví dụ: Hồ 80cm (dài) x 40cm (rộng) x 50cm (cao) = 160.000/1.000 = 160 lít. ---------------------------------- 2) Nắp đậy: Dù bạn nuôi loại cá nào, nắp đậy cũng là một phần thiết yếu của hồ cá. Nắp đậy cần che đủ bề mặt hồ, và phải đủ nặng so với loại cá bạn đang nuôi. Lưu ý cả những khoảng trống mà cá có thể nhảy ra ngoài. Thật buồn nếu khi đi làm về và bạn phát hiện ra rằng chú la hán yêu của mình đang đóng phim “cá khô” trên nền nhà, trong khi điều này có thể phòng tránh rất dễ dàng. ----------------------------- Do tôn trọng nguyên bản nên tôi dịch luôn phần này. Trong khi thực tế ở Sài Gòn, tôi thấy hầu như không có anh em nào sử dụng nắp đậy cho La Hán. Chắc có lẽ do La Hán ăn uống và sinh hoạt phần lớn ở tầng nước giữa và tầng đáy nên rất ít nhảy ra ngoài chăng? Hình như điều này chỉ cần thiết cho cá Rồng. Nếu anh em nào thấy không cần thì có thể bỏ qua mục số 2 này. ----------------------------- 3) Nền (backgrounds): Chọn đúng màu nền của hồ cũng giúp chú La Hán của bạn phát triển màu đẹp như ý. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy nền có nhiều màu sắc và hình ảnh các loại cây cối sẽ kích thích các chú la hán lên màu. Nếu khéo tay, bạn cũng có thể sơn vẽ nền cho hồ của mình, điều này giúp hạn chế các vệt nước xấu xí có thể xảy ra khi dán nền lên kiếng lâu ngày. Màu thích hợp nhất vẫn là màu xanh hoặc
- xanh đen, do các màu tối này tương phản với màu sắc của cá và tạo cảm giác dễ chịu hơn khi bạn ngắm hồ. Gần đây, tôi cũng thử dùng một dải băng keo trong dán chạy dài theo đường chỉ trên cùng của các tờ decal nền, điều này giúp tránh rò rỉ nước từ hồ vào trong vách decal nền. 4) Sỏi: Rất nhiều người chơi La Hán lâu năm đều không thích để sỏi trong hồ, họ giải thích rất đơn giản rằng: điều đó giúp cho việc vệ sinh hồ dễ dàng hơn. Riêng tôi lại có quan điểm hơi khác một chút: La Hán, cũng như nhiều loại khác trong họ Cichlid, rất thích “dời non lắp bể” để xây dựng “tổ ấm” cho riêng mình. Qua quan sát thường thấy bọn này thường hay xây các hố sỏi cao và tạo một lỗ trống ở giữa. Tôi nhận thấy điều này giúp tạo cho chú cá một môi trường tích cực và gần với tự nhiên hơn. Các chú La Hán có “nhà riêng” thường hay nổi màu rất đậm khi “phồng mang trợn má” dọa nạt kẻ thù để bảo vệ “tổ ấm” của mình. Khi vệ sinh hoặc thay nước hồ, tôi thường không khuấy động đám sỏi này. Thực tình mà nói, tôi nghĩ rằng các lớp sỏi giúp giữ lại các chất thải lơ lửng trong nước và làm nước trong hơn, và thêm nữa hy vọng đấy cũng là nơi trú ngụ của các loại “vi sinh vật có ích”. ---------------------------------- Về vụ sỏi nền này: mời các bạn tham khảo thêm bài lọc đáy của DuongNguyen nhé! ---------------------------------- Màu sỏi cũng tạo nên sự khác biệt ở độ đậm/nhạt màu của chú cá. Sau khi dùng nhiều loại và màu sỏi, chúng tôi thấy rằng: các màu đậm như đen, xanh đen, xanh rất phù hợp với cá La Hán loại ZZ (Zhen Zhu). Nhưng với loại Jin Hua/Kamfa (Golden Flower: Kim Hoa???), dùng loại sỏi màu tự nhiên sẽ tốt hơn. La Hán Jin Hua rất nhạy cảm với môi trường sống của mình: Do vậy, việc thử nghiệm và tạo ra một môi trường thích hợp là cả một vấn đề.
- 5) Ánh sáng/Ánh nắng mặt trời: Cố gắng tránh đặt hồ cá ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì như vậy sẽ sản sinh nhiều rêu tảo, và chẳng mấy chốc, hồ cá nhà bạn sẽ có một “hồ nước xanh”. Trang bị một bóng đèn cho hồ cá La Hán sẽ giúp bạn có được cảm giác thư giãn tuyệt vời khi ngắm cá về đêm. Thực tế cho thấy: các chú La Hán được nuôi trong phòng tối hay không đủ ánh sáng cần thiết thường có màu mờ đục. Bật đèn một số giờ trong ngày khi trời tối cũng là một cách giúp chú cá của bạn lên màu đẹp. Tuy nhiên, cũng cần dành ra một số giờ “tối” để cá nghỉ ngơi – điều này rất quan trọng đấy. 6) Độ pH: Cá La Hán có thể sống khỏe trong môi trường từ 7 đến 7,8 độ pH. Duy trì độ pH thích hợp rất quan trọng trong việc chăm sóc cá La Hán. Độ pH có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, lên màu, và phát triển đầu của chú La Hán. Ở nơi tôi sống, pH của nước máy thường đạt 7,6. Khi thay nước trong hồ thường làm cho độ pH tăng lên. Và khi nước cũ đi, độ pH sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng. Có thể tăng độ pH bằng cách bỏ thêm san hô vụn vào trong hồ hoặc vào trong hộp lọc. Điều này sẽ giúp cho độ pH trong hồ không bị sụt thấp quá mức. Bạn cũng có thể sắm cho mình một dụng cụ đo pH hiện có trên thị trường. 7) Muối: Bỏ thêm muối (nhớ là muối biển – muối hột, không có i-ốt) giúp tạo một lớp màng bảo vệ mỏng trên người cá. Muối cũng giúp kích thích cá thèm ăn, và giúp diệt một số vi sinh vật hay động vật ký sinh có hại trên mình cá. Tôi thường dùng 2 muỗng cà phê muối trên mỗi 2,5 lít nước. Ghi chú: Gần đây, tôi thử ngưng không sử dụng muối nữa và không thấy có sự khác biệt nào ở cá. Và chỉ sử dụng muối khi cá bệnh với liều lượng: 3 muỗng cà phê/2,5 lít nước.
- 8) Nhiệt độ/Cây sưởi: Nhiệt độ lý tưởng cho cá là từ 27 – 32 độ C. Do vậy, nên dùng cây sưởi hồ cá khi nhiệt độ nước quá lạnh. Cá thường bị “đổ nhớt” (hay bị nấm???) khi nhiệt độ quá lạnh. Các hồ cá của tôi thường được giữ ở 30 độ C. Nhiệt độ cao và phù hợp cũng giúp kích thích cá thèm ăn, lên màu và lên đầu. Người nuôi nên sắm cho mình một cây sưởi, cùng với một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ trong hồ cho an toàn. 9) Bộ lọc: Bộ lọc giúp cho nước trong hồ cá sạch, ngoài ra còn tạo nên dòng chảy và cung cấp ô-xy cho chú La Hán yêu của bạn. Trên thị trường hiện có nhiều loại lọc. Chúng tôi thấy chỉ cần dùng loại lọc chìm và xốp (mousse) lọc trên hộp lọc là được rồi. Loại này vừa rẻ, vừa hiệu quả và cũng giúp phát triển một vài loại vi sinh vật có ích. 10) Thức ăn/cách cho ăn: Có nhiều loại thức ăn phù hợp với cá La Hán, từ thức ăn tươi sống cho tới các loại thức ăn khô dạng viên. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các loại thức ăn tươi sống (cá mồi, tép mồi...) có thể mang mầm bệnh hoặc vi sinh vật có hại cho bể cá của bạn. Tôi thì thường mua tép về, lột vỏ, bỏ đầu, đông lạnh và cho ăn dần. Tép giúp La Hán lên màu và phát triển rất tốt. Tuy nhiên, tép đông lạnh cũng làm cho nước trong hồ bị đục khá nhanh. Tuy nhiên, việc cưng chiều quá đáng có thể khiến con cá của bạn “sinh hư” và không chịu ăn các loại thức ăn khác. Cuối cùng, việc chọn lựa một loại thức ăn viên có nhãn hiệu uy tín vẫn tiện dụng và phù hợp nhất với sự phát triển của cá. Bạn có thể cho cá ăn thoải mái cho tới khi no trong vòng một vài phút mỗi lần. Mỗi ngày có thể cho ăn nhiều nhất tới 5 lần, nhưng ít nhất cũng phải 2 lần/ngày. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng thức ăn dư thừa phải được hút ra khỏi bể, nếu bạn không muốn chúng làm ô nhiễm môi trường nước. Chỉ cần một chút cẩn thận và chăm sóc đúng cách, bạn sẽ rất ngạc nhiên trước sức “lớn nhanh như thổi”
- của loài cá này. Đây chính là một trong những điểm thích thú nhất khi nuôi La Hán. 11) Vệ sinh hồ: Tùy thuộc vào kích cỡ hồ cũng như kích thước con cá mà bạn có thể làm vệ sinh và thay nước, tuy nhiên, nên duy trì việc thay nước một phần theo định kỳ. Nhìn chung, bạn nên lau chùi, vệ sinh hồ, kết hợp với việc thay nước mỗi tuần 1 lần, mỗi lần khoảng 1/3 đến 1/2 hồ (nhưng đừng thay quá nửa hồ). Lượng nước thay và định kỳ thay hoàn toàn phụ thuộc vào kích thước hồ và cá. Nếu cá còn nhỏ và sống trong hồ lớn, có thể lâu hơn mới thay nước/vệ sinh hồ. Tuy nhiên, nếu cá đã lớn mà sống trong một hồ “khiêm tốn” thì việc vệ sinh và thay nước phải thường xuyên hơn. Nếu hồ có nền sỏi, nên dùng một ống si-phông để khuấy động và hút các chất thải bị vướng dưới các lớp sỏi. Cũng nên dùng một miếng vải/xốp mềm để lau chùi kiếng xung quanh. Đừng dùng các vật nhọn hay các tấm chùi có thể làm trầy xước kiếng. Khi cho thêm nước mới vào, nếu được nên chỉnh nhiệt độ nước mới cho bằng nhiệt độ nước trong hồ. Nước quá lạnh mà cho ngay vào hồ có thể khiến cá bị “nấm”. Cũng nên nhớ phải bỏ thêm muối tương ứng với lượng nước mới. CHÚ Ý: Nhớ phải TẮT cây sưởi ít nhất 5 phút trước khi hút/xả nước cũ ra khỏi hồ. Nếu quên tắt, cây sưởi vẫn bật mà lại ló lên khỏi mặt nước thì sẽ nóng rất nhanh. Cái này không chỉ hại cho cá mà còn có thể làm phỏng da bạn. Ngoài ra, khi lớp thủy tinh của cây sưởi bị đốt nóng quá mức và đột ngột tiếp xúc với lượng nước mới, nó rất dễ “nổ tung” đấy! 12) Bệnh tật và cách chữa trị: Chứng bệnh thường thấy nhất ở La Hán chính là bị nấm (các đốm trắng do các loài ký sinh trùng gây ra có thể xuất hiện khắp trên thân cá). Nguyên nhân thường thấy nhất là do: nước hồ quá lạnh (30-31 độ C là phù hợp).
- Các bệnh thường gặp khác có thể là: thối (rữa) vây và lở (sưng) mồm. Cả hai loại bệnh này đều có liên quan tới chất lượng nước quá tệ (nước bẩn) hoặc bị vi khuẩn tấn công. Bệnh thối vây có thể chữa khỏi bằng cách: thay nước, tăng nhiệt độ lên, bỏ thêm muối và dùng “Clout” (một loại thuốc). Bệnh lở (sưng) mồm thì nghiêm trọng hơn: nếu không được chữa trị sớm và để mặc đó trong tình trạng quá dài có thể dẫn đến hậu quả cá chết. Cách chữa trị có thể tương tự như chữa bệnh thối vây. Bạn cũng nên dành thời gian quan sát thói quen ăn uống của chú La Hán của mình. Nếu phát hiện triệu chứng bỏ ăn hay không đi “ị” được, điều trước hết là phải kiểm tra chất lượng nước. Nếu cá vẫn tiếp tục bỏ ăn và đi phân trắng thành sợi dài, rất có thể cá đã bị bệnh đường ruột. Để trị bệnh này, bạn nên dùng một cái “hồ cấp cứu” – nghĩa là một cái hồ nhỏ riêng, cho toàn bộ nước mới vào, tăng nhiệt độ lên, bỏ thêm muối, và cho thuốc “Clout” vào để tẩy rửa đường ruột cho chú này. Một ngày sau, thử cho một lượng thật nhỏ thức ăn xem cá có ăn không. Nếu cá không ăn, lấy thức ăn ra. Với cách điều trị này, cá có thể ăn “uống” bình thường trở lại sau vài ngày Phân biệt Zhen Zhu và Kamfa Trong bài dịch trên có đề cập đến dòng La Hán ZZ (Zhen Zhu) và dòng Jin Hua/Kamfa. Tôi cũng cố gắng tìm kiếm thông tin về 2 dòng cá này để cung cấp cho các bạn. Dưới đây là thông tin có được trên website: www.flowerhornusa.com và www.holland23.com : La Hán dòng Zhen Zhu (ZZ):
- tạm dịch: mắt đỏ/ đầu xương/ màu thân khá sáng/ vây trên và dưới dài/ có châu/ thân hình quả trứng. (lưu ý: hình này post năm 2004) 2 hình ZZ nhặt được trên flowerhornusa:
- Cũng trong web trên mọi người bảo rằng Zhen Zhu là tên gọi chung của các loại: Rồng đỏ, Rồng xanh... Các bạn nào có kinh nghiệm cho thêm ý kiến về vụ này. Cá La Hán dòng Jin Hua/Kamfa: tạm dịch: mỏ ngắn/ mắt có màu khác thường/ đầu có tiềm năng lên rất lớn/ thân có nhiều kiểu màu rất độc/ vây khép vào đuôi/ thân cá hình chữ nhật.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn