intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vài ghi chú về vấn đề "lối đi riêng" trong nghệ thuật

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

71
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, lâu nay, rất hay "tuyên ngôn". Nhưng, rất nhiều 'tuyên ngôn", nghe, cứ như "tấu hài". Dưới đây là một "tuyên ngôn" của Lê Kinh Tài-họa sĩ đang "nổi đình đám" hiện nay-treo trên facebook của anh. Do dù sao Lê Kinh Tài cũng có một tầm ảnh hưởng nhất định đến rất nhiều họa sĩ trẻ, và do tầm quan trọng của vấn đề được đề cập, nên tôi viết ghi chú này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vài ghi chú về vấn đề "lối đi riêng" trong nghệ thuật

  1. Vài ghi chú về vấn đề "lối đi riêng" trong nghệ thuật Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam, lâu nay, rất hay "tuyên ngôn". Nhưng, rất nhiều 'tuyên ngôn", nghe, cứ như "tấu hài". Dưới đây là một "tuyên ngôn" của Lê Kinh Tài-họa sĩ đang "nổi đình đám" hiện nay-treo trên facebook của anh. Do dù sao Lê Kinh Tài cũng có một tầm ảnh hưởng nhất định đến rất nhiều họa sĩ trẻ, và do tầm quan trọng của vấn đề được đề cập, nên tôi viết ghi chú này. Lê Kinh Tài viêt “Cái khó của nghệ thuật tạo hình là tìm "lối đi riêng", cái khó của "lối đi riêng" là tìm "ngôn ngữ tạo hình", cái khó của "ngôn ngữ tạo hình" là "xúc cảm chân thật", cảm xúc chân thật luôn ngự trị trong bản lĩnh sống của chúng ta !” Cái khó của nghệ thuật tạo hình là tìm "lối đi riêng”? Nên hiểu "lối đi riêng” này như thế nào? Đó là con đường riêng biệt do mình vạch ra hay là cách đi riêng trên con đường đã trở nên chung? Hay giản dị hơn, chỉ là tìm sắc thái riêng với cách đi chung trên con đường chung? Đây là những cấp độ hết sức khác nhau của sáng tạo nghệ thuật.
  2. Trong lịch sử nghệ thuật, chẳng mấy người tìm được “lối đi riêng” hiểu theo nghĩa là “con đường riêng”. Vấn đề của “con đường riêng” không đơn giản chỉ là vấn đề “ngôn ngữ tạo hình” mà ôm trùm cả vấn đề hệ hình thẩm mỹ và quan niệm về nghệ thuật. Việc tìm ra “con đường riêng” trong nghệ thuật, bởi vậy, đồng nghĩa với thành tựu mang tính cách mạng trong nghệ thuật. Cũng dùng chung ngôn ngữ tả thực theo tiêu chuẩn “vẽ đúng”, nhưng hội họa Phục Hưng, hội họa Cổ điển, hội họa Lãng mạn, hội họa Hiện thực, hội họa Tân Cổ điển trước đây, rồi hội họa Tân Hiện thực, hội họa Cực thực… sau này khác nhau vô cùng. Sự dị biệt trong ngôn ngữ tạo hình ở các khuynh hướng nghệ thuật này chỉ là hệ quả của những dị biệt trong cách nhìn, cách nghĩ về cái đẹp, về đối tượng và chức năng của nghệ thuật, và, cả về vai trò, về sứ mệnh của người nghệ sĩ… Ngay cả việc tìm ra “cách đi riêng” trên con đường chung cũng là chuyện khó. Cũng trên con đường Lập thể, nhưng Picasso, Braque, và Leger đi theo những cách khác nhau. Cũng dùng chung hệ ngôn ngữ kỷ hà hóa, nhưng cấu trúc tạo hình ở họ khác nhau, thể hiện những cảm quan khác nhau về thẩm mỹ và xa hơn là những triết lý khác nhau về tồn tại. Picasso nghiêng qua chiều biểu hiện với những ám ảnh và triết lý về thân phận con người trong thực tại; Leger ngã qua hướng tượng trưng với các cảm xúc trữ tình hồn nhiên; còn Braque thì hướng đến các tương quan hình thức đầy nhạc tính với tình cảm lãng mạn… “Lối đi riêng” ở cấp độ này, có thể hiểu đồng nghĩa với “phong cách”. Và,
  3. ngay ở cấp độ này, cũng đã là cấp độ của các “thiên tài” Phần lớn các nghệ sĩ tạo hình trên thế giới, thực chất, chỉ là những kẻ “đi theo”. Với phần lớn này, tìm một SẮC THÁI RIÊNG để khỏi bị chìm lấp trong những lối đi chung vốn đã rất xô bồ, trên những con đường chung vốn đã trở thành đại lộ đã là chuyện khó khăn lắm rồi. Các chiều kích, các sắc diện của “ngôn ngữ tạo hình” hầu như đã được khai phá. Vấn đề của người nghệ sĩ tạo hình hiện tại chỉ còn là tìm ra những CÁCH TỔ HỢP NGÔN NGỮ phù hợp với PHỨC HỢP VĂN HÓA-XÃ HỘI VÀ TÂM LÝ làm nên chính bản thân mình. Việc tìm ra CÁCH TỔ HỢP NGÔN NGỮ phù hợp, bởi vậy, không tuỳ thuộc vào “cảm xúc chân thật” mà tuỳ thuộc vào khả năng KHÁM PHÁ VÀ SÁNG TẠO BẢN THÂN trong một quan niệm, một lý tưởng thẩm mỹ nào đó. Thực chất, không có “cái tôi” tự nhiên. “Cái tôi” nào cũng là cái tôi-văn hóa được tạo thành bởi môi trường văn hóa giáo dục từ gia đình ra đến xã hội trộn lẫn vô số những hố đen, những đứt gãy, những ảo tưởng, những sai lầm, ngộ nhận v.v… Và, luôn tồn tại trong dạng thức bị THA HÓA, CÔNG CỤ HÓA. Chẳng phải ngẫu nhiên mà các nền ĐẠO HỌC truyền thống đều đề cao triết lý “Phục qui kỳ căn”, và các nền NHÂN HỌC hiện đại, đều ra sức hô hào sự trở về với bản thể hồn nhiên nơi tư duy con người… Khi không ý thức điều này, mọi cái gọi là “cảm xúc chân thật”, không chừng, không chỉ không biểu hiện “bản lĩnh sống” mà chỉ biểu hiện
  4. một tư cách nhố nhăng. Chẳng phải, những “cảm xúc chân thật” của tình cảm ganh ghét có thể khiến người ta trở nên điên cuồng, của tính cách háo danh có thể khiến người ta trở nên giả dối, của suy nghĩ thực dụng, hám lợi có thể khiến người ta có thể trở nên hèn hạ v.v... đang diễn ra nhan nhãn đó sao?! Thực chất, ý tưởng cho “cảm xúc chân thật” ngự trị trong bản lĩnh sống, quyết định ngôn ngữ nghệ thuật, và quyết định "con đường riêng" trong nghệ thuật, chỉ là ảo tưởng tồn tại trước thế kỷ 19 do sự thiếu hiểu biết các quá trình tâm lý và bản chất của ngôn ngữ cũng như sự giao tiếp trong nghệ thuật mà ra. Từ nửa sau thế kỷ 20, nó đã được xem chỉ là thủ thuật “mị gái”, “mị dân ít học” khá rẻ tiền rồi…! Chúng ta đã sống ở thế kỷ 21!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2