Vài nét về lịch sử khoa học Bản đồ
lượt xem 77
download
Trên thế giới, ở nhiều nước đã hình thành môn lịch sử bản đồ học. Lịch sử Bản đồ học nghiên cứu những yếu tố, các giai đoạn và quy luật phát triển cũng như sự hiểu biết và hoạt động thực tiễn của loài người trong lĩnh vực này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vài nét về lịch sử khoa học Bản đồ
- Vài nét về lịch sử khoa học Bản đồ SUNDAY, 8. APRIL 2007, 12:07:19 LỊCH SỬ KH BẢN ĐỒ. Trên thế giới, ở nhiều nước đã hình thành môn lịch sử bản đồ học. Lịch sử Bản đồ học nghiên cứu những yếu tố, các giai đoạn và quy luật phát triển cũng như sự hiểu biết và hoạt động thực tiễn của loài người trong lĩnh vực này. Muốn hiểu đúng và giải thích được sự phát triển của bản đồ học phải liên hệ chặt chẽ với những điều kiện xã hội cụ thể. Thực tế, cứ mỗi khi xuất hiện những nhu cầu đòi hỏi mới của xã hội, sẽ tạo ra những bước phát triển mới của ngành bản đồ, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề mới về lý thuyết đối với ngành. Tìm lời giải cho những vấn đề đó, cũng chính là giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn . Đó cũng chính là động lực làm cho môn khoa học này không ngững phát triển. Bản đồ học thời kỳ cổ đại: Trên thế giới, ở nhiều nước đã hình thành môn lịch sử bản đồ học. Lịch sử Bản đồ học nghiên cứu những yếu tố, các giai đoạn và quy luật phát triển cũng như sự hiểu biết và hoạt động thực tiễn của loài người trong lĩnh vực này. Muốn hiểu đúng và giải thích được sự phát triển của bản đồ học phải liên hệ chặt chẽ với những điều kiện xã hội cụ thể. Thực tế, cứ mỗi khi xuất hiện những nhu cầu đòi hỏi mới của xã hội, sẽ tạo ra những bước phát triển mới của ngành bản đồ, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề mới về lý thuyết đối với ngành. Tìm lời giải cho những vấn đề đó, cũng chính là giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn . Đó cũng chính là động lực làm cho môn khoa học này không ngững phát triển. Bản đồ học thời kỳ cổ đại: Những hình vẽ biểu thị sơ đồ mặt đất(khắc trên vách đá, gỗ..) , phản ánh những khái niệm của con người với thiên nhiên đã xuất hiện từ thời nguyên thuỷ, trước cả chữ viết. Những hình đúc của thời kỳ đồ đồng(giữa thế kỷ 2 trước Công nguyên(TCN) được tìm thấy ở miền bắc ITalia: đã biểu thị những khu vực canh tác, chăn nuôi, đường mòn, suối, kênh...(Hình 1).Một loạt các hình vẽ bản đồ khác cũng được tìm thấy ở BaViLon, và các quốc gia cổ đại phương Đông. Khái niệm về biểu thị bản đồ trên mặt đất cong lên mặt phẳng thuộc công của các
- nhà bác học Hy lạp cổ đại. Họ đã xác định được hình dạng thật của trái đất(hình cầu), tính được kích thước của nó, và đã biết chia thành các đường kinh tuyến, vĩ tuyến và thiết lập lưới chiếu đồ. Tác giả của công trình này là nhà bác học Eratoxphen(276- 194)TCN). Trong giai đoạn cổ đại, khoảng cuối thế kỷ I, II ở La Mã cổ đại, sự phát triển kến thức về bản đồ đã đạt tới đỉnh cao. Từ năm 90 đến năm 168(thời kỳ Đế quốc La Mã hưng thịnh)nhà bác học La Mã gốc Ai Cập Klapvơđia PTôlemây đã đưa ra những lý thuyết, định nghĩa chính xác về môn bản đồ học, ông đã xây dựng lưới chiếu đồ, cơ sở thiết lập 27 tấm bản đồ thế giới và 26 tấm bản đồ tỉ lệ lớn trên các lục địa : như bản đồ các nước, bản đồ các thành phố, cácdãy núi, con sông....trong các bản đồ đó vị trí của các vùng được xác định bằng toạ độ địa lý, phục vụ cho việc nghiên cứu các quốc gia cổ đại thời bấy giờ. Đó là một công trình nổi tiếng cho tới tận ngày nay. Bản đồ học thời kỳ trung đại: Do đặc trưng là thời kỳ phong kiến, các môn khoa học đều kém phát triển, Bản đồ học cũng chịu chung số phận. Thay vào đó là sự phát triển của Tôn giáo, Kinh thánh và huyền thoại. Những nước lớn, phát triển trong thời kỳ này như Trung quốc và vùng ả rập được coi là có nền bản đồ học phát triển nhất, nhưng những thành tựu do họ tạo ra lại không có giá trị sử dụng đáng kể trong các giai đoạn phát triển sau này của bản đồ học(trừ sự phát minh ra địa bàn). Cho tới khi xã hội bước vào thời kỳ Phục Hưng, sự giao lưu buôn bán giữa các nước Đông-Tây phát triển, khi đó mới xuất hiện những bản đồ đi biển đầu tiên ở I Ta Lia(hình 2). Đến thế kỷ XV, ở Châu âu đã xuất hiện những tờ bản đồ in(1472). Mặt khác, phát minh của Ptôlemây , do có tính hệ thống cao và không mang dấu ấn của Tôn giáo nên khi đó đã được dịch ra tiếng La tinh và được phổ biến rộng rãi. Đến cuối thế kỷ XVI, trên thế giới đã xuất hiện tới 40 nhà máy in bản đồ. Những phát minh vĩ đại của khoa học bản đồ cũng xuất hiện vào cuối thế kỷ này, tiếp đó sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản đã tạo điều kiện cho Bản đồ học ngày càng phát triển, với mục đích phục vụ cho việc quản lý các vùng đất mới xâm chiếm, giao lưu buôn bán. Trong giai đoạn này, những công trình nổi tiếng nhất thuộc trường phái Flaman của Regard Mercator(1512-1594). Đã thành lập bản đồ thế giới(1569) trong hệ lưới chiếu hình trụ giữ góc dùng để đi biển(hải đồ ngày nay) và tập át lát mang tên
- ông. Sự nổi bật ở những công trình này là nội dung thể hiện phong phú, sự thống nhất cao, nguyên tắc toán học chặt chẽ, chất lượng trình bày. Bản đồ học thời cận đại: Do sự phát triển của nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa, vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII đã xuất hiện những học viện khoa học nghiên cứu khoa học bản đồ ở Pari(Pháp-1666), Béc lin(Đức-1700),Pêtécbua(Nga-1724). Ngành bản dồ học của Nga cũng phát triển rực rỡ vào thế kỷ XVI, do vua Pi tơ Đệ nhất chủ trương mở rộng quan hệ với các quốc gia phát triển đương đại. (Hình 3-Bản đồ khu vực Mat xcơ va-(1619). Đến thế kỷ XVII những thành tựu khoa học bản đồ mới thuộc về nhà trắc địa người Pháp Xzareme Cassini: Ông đã đề ra phép tam giác đạc, xây dựng hệ thống điểm khống chế để thiết lập bản đồ(theo kết quả tính toán thiên văn, địa lý và hình dạng, kích thước trái đất). Phát minh này giúp tăng mức độ chính xác của bản đồ, cho phép thu nhỏ bản đồ về các tỉ lệ mong muốn. Đàu thế kỷ XIX, các cuộc chiến tranh giữa các nước tư bản bùng nổ, sự phát triển của Bản đồ học cũng bắt đầu: những nhu cầu đòi hỏi về nâng cao chất lượng cũng như nội dung của bản đồ được đề cập đến: đã xuất hiện phương pháp biểu thị dáng đất bằng đường bình độ. Cũng trong Thế kỷ XIX, nhà toán học Gauss(người Đức) đã thiết lập phương pháp chiếu đồ mới, tìm ra các điều kiện toán học trong các phép chiếu(giữ góc, giữ diện tích..). Trong thế kỷ XX , cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học khác: ảnh, sóng điện tử, máy tính điện tử, quang học, tia la ze, nghiên cứu vũ trụ...ứng dụng những thành tựu đó ngành bản đồ học đã phát triển hết sức mạnh mẽ, có những bước nhảy vọt, thay đổi về chất. Những năm đầu của thế kỷ XXI, Bản đồ học đã có chỗ đứng vững chắc, trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của mọi quốc gia trên thế giới. Các công nghệ tiên tiến, sản phẩm chung của trí tuệ nhân loại, đang được ứng dụng sâu rộng trong ngành bản đồ: Định vị vệ tinh, bản đồ số, hệ thông tin địa lý toàn cầu....là những bằng chứng của sự thay đổi về chất - một cuộc cách mạng của ngành bản đồ học. Song , cũng cần nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan: về cơ sở toán học của bản đồ chưa có gì mới, nhưng trong thiết lập bản đồ, biểu thị, khai thác, ứng dụng chúng đã có những bước đại nhảy vọt.
- Vài suy nghĩ của người viết: Xem qua những nét khái quát về lịch sử khoa học bản đồ thê giới trên đây, hẳn mỗi bạn đọc sẽ đặt ra cho mình câu hỏi: Lịch sử khoa học bản đồ ở Việt Nam thế nào? Đây là một câu hỏi khó trả lời. Thực tế, chưa có một công trình tầm cỡ nào chuyên sâu về vấn đề này. Trong tương lai câu trả lời xin dành cho những các nhà nghiên cứu lịch sử hoặc bộ môn nghiên cứu lịch sử ngành bản đồ nước nhà. Với ý thức một người công tác trong ngành , chúng ta hẳn không khỏi băn khoăn và trăn trở. Nhất là khi đọc đâu đó những dòng sử ghi nhận, hoặc xem những hiện vật bảo tàng có những hình vẽ thể hiện hình dáng sông núi, thành quách -một kiểu hoạ đồ trong ngành hiện vẫn đang dùng. Từ thời hậu kỳ đồng thau, nền văn hoá Đông Sơn (đầu Thế kỷ I(TCN) đến vài ba thế kỷ SCN) lãnh thổ , cương vực của Quốc gia Âu Lạc đã hình thành. Trong cuốn "Việt sử lược" (viết ở thế kỷ XIV) chép rằng: Văn Lang gồm 15 bộ: Giao chỉ, Việt Thường, Vũ Ninh, Quận Ninh, Gia Ninh, Ninh Hải, Lục Hải, Thanh Tuyền, Tân Xương, Bình Văn, Văn Lang, Cửu Chân, Nhật Nam, Hoài Hoan, Cửu Đức. Trải qua gần ngàn năm dưới sự đô hộ của phong kiến phương bắc, có thể những tấm bản đồ Việt nam đàu tiên đã xuất hiện từ đời lý(1010-1225), khi năm 1075, Vua Lý Nhân Tôn(1072-1127) là vị vua Họ Lý thứ 4 ra lệnh cho Lý Thường Kiệt vẽ hình thể núi sông của 3 châu Ma Linh, Địa Lý, và Bố Chính(thuộc địa phận Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) . Năm 1148 đời Vua Lý Anh Tôn(1138-1175) cuốn "Nam Bắc phiên giới địa đồ" xuất hiện. Năm 1171-1172, nhân một chuyến đi tuần thú, Vua Lý Anh Tôn hạ lệnh cho các quan soạn Bản đồ nước ta. Đời Trần, vào khoảng thế kỷ XIV , cuốn "An Nam chí lược" ra đời, tuy đây không phải là bản đồ, mà là sách mô tả về địa lý, lãnh thổ đầu tiên của người Việt Nam có đề cập đến phương pháp đo khoảng cách. Đến thời Lê, Nguyễn Trãi(1380-1442) viết cuốn "Dư địa chí" vào năm 1435. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", tiếp đó, vua Lê Thánh Tôn hạ lệnh cho các quan trấn thủ các Thừa tuyên thân hành khám xét núi sông để vẽ thành bản đồ, và hai lần nhà vua giao cho bộ Hộ quy định những chi tiết do các quan địa phương tiến dâng để lập thành địa đồ toàn lãnh thổ. Dưới thời nhà Nguyễn, với sự xuất hiện của người phương Tây(trong đội quân truyền đạo và xâm lược) đã xuất hiện những tài liệu đo đạc khá chính xác.... Trong sử chép vậy, nhưng trên thực tế, hẳn đã không tìm thấy những tấm bản đồ lịch
- sử quý giá ấy. Có thể chúng còn nằm im dấu mình đâu đó trong các thư viện cổ của các quốc gia từng xâm chiếm, đô hộ nước ta? Và hiện tại, tấm bản đồ việt Nam có thể coi là cổ nhất (xem dưới đây) cũng là tài liệu sao từ phim vi ảnh tại một thư viện của Nhật: đó là tấm bản đồ thời Hồng Đức.(Hình 4) Bản đồ thuộc Triều vua Lê Thánh Tông - soạn vào năm 1490). Xem bản đồ, ta có thể nhận thấy một số đặc điểm sau: - Nội dung đơn giản, không thể hiện theo tỉ lệ, không có các lưới toạ độ, không biểu thị những khu dân cư, hệ thống đường sá. - Hướng Tây lên trên(thay vì hướng Bắc như bản đồ cổ châu âu). - Địa danh trên bản đồ ghi theo chủ ý riêng của tác giả, không theo quy luật nào. - Nhấn mạn những kiến trúc đặc biệt: chùa, miếu, thành cổ, kiến trúc địa giới. Xin cung cấp bản phô tô để bạn đọc tham khảo. Bản dịch phần thuyết minh Bản đồ: Nước An Nam Trung Đô và 13 thừa tuyên, có 53 phủ, 181 huyện, 49 châu. Trung Đô: 1 phủ, 2 huyện. Thừa tuyên Thanh Hoá: 6 phủ, 22 huyện, 4 châu. Thừa tuyên Nghệ An: 9 phủ, 25 huyện, 2 châu. Thừa tuyên Sơn Nam: 9 phủ, 36 huyện. Thừa tuyên Sơn Tây: 6 phủ, 24 huyện. Thừa tuyên Kinh-Bắc: 4 phủ, 20 huyện. Thừa Tuyên Hải Dương: 4 phủ, 18 huyện. Thừa tuyên Thái Nguyên: 3 phủ, 9 huyện, 6 châu. Thừa tuyên Tuyên Quang: 1 phủ, 1 huyện, 5 châu. Thừa tuyên Hưng Hoá: 3 phủ, 4 huyện, 17 châu. Thừa Tuyên Lạng Sơn: 1 phủ, 7 châu. Thừa Tuyên An Quảng: 1 phủ, 3 huyện, 4 châu. Thừa Tuyên Thuận Hoá: 2 phủ, 8 huyện, 4 châu. Thừa tuyên Quảng Nam: 3 phủ, 9 huyện. Hồng Đức năm thứ 21(1490- Canh Tuất), tháng 4, ngày mùng 6. Bản dịch các chữ Ghi chú trên bản đồ Hình 5) 1- A. Nam giới Lung-Lang giới; E-Nam ; H-Đông giáp Đại Hải;
- 2-A- Giáp Ai Lao; F-Thạch Bi(bia đá)-Quảng Nam; G-Chiêm Thành. 3-D- Nghệ An; E-Thuận Hoá-Hồng Lĩnh Sơn; F-Thiên Cầm Sơn; G- Tam Độ Sơn; H- Đại Hải. 4- B- Tây Kinh; C- Na Sơn-Thanh Hoa; D- An Hoạch Sơn; F-Tượng Sơn-Phổ Minh tự. 5- Tây; A-Thập Châu; C-Hy Mã Sơn; D-Sơn Nam-Trung Đô; E-Nam Xương châu; F- Hải Dương; G-An Tử Sơn; H- An Kỳ Sinh đắc đạo xứ(An -kỳ -sinh thành tiên tại đây)-Hồng Đàm. 6-A-Ngải Sơn-Hưng Hoá; B-Tản Viên Sơn; C- Phật-tích sơn-Sơn Tây-Câu Lậu sơn; D-Tây Hồ-Lý ông Trọng miếu; E- Kinh Bắc-Thiên Đức Giang-Kim Ngưu sơn-Tiên Du sơn; F- Lục Đầu Giang; G-An Thủ Sơn-Quỳnh Lâm Tự; H- An Bang, Kim An Quảng- Vân Đồn sơn. 7- A- Bạch Thành, B-Tuyên Quang; C-Hùng Vương sơn-Bạch Hạc Giang; D- Lịch Sơn; F-Phả Lại tự-Xương Giang; G-Mẫu Sơn-Côn sơn; H- Quảng Đông-Việt địa Triệu Vũ Đế đô(Đất Việt, kinh đô của Triệu Vũ Đế)-Đại Viên sơn. 8- A-Vân Nam; B-Ngưu Dương động; C-Lũng sơn-Thái Nguyên; C-Phụng Dực sơn- Bông sơn; E-Lạng Sơn-Khâu Bàn sơn; G-ải quan-Quảng Tây-Bách Việt địa; H- Nam Cương-Đồng Trụ giới-Bắc Cương-Phân Mao lãnh. 9- A- Tây giáp Ai Lao giới; E- Bắc; H- Bắc giáp Quế quản giới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Giáo dục học đại cương: Phần 1 - PGS.TS Hà Thị Đức
82 p | 773 | 296
-
Ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt
9 p | 385 | 91
-
VÀI NÉT VỀ TRANG PHỤC THỜI NGÔ - ĐINH - TIÈN LÊ
1 p | 958 | 58
-
VÀI NÉT VỀ LỄ CƯỚI THỜI HÙNG VƯƠNG
1 p | 254 | 28
-
Vài nét về nhà Lý (1010 - 1225)_ phần 2
8 p | 130 | 25
-
Kỹ thuật thiết lập biểu ghi Marc 21 cho tài liệu: Phần 1
69 p | 160 | 24
-
Vài nét về nhà Trần (1225 - 1400) - 5
5 p | 147 | 21
-
Vài nét về giáo dục Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam
9 p | 153 | 18
-
Vài nét về sự phát triển của Triết học Trung Hoa - Ngụy, Tấn và Lục Triều
17 p | 99 | 14
-
Những cải cách trong thi cử triều Hồ
4 p | 151 | 14
-
Vài nét về nguồn gốc người Tày ở Cao Bằng
6 p | 236 | 8
-
Vài nét về giáo dục và khoa bảng ở Thái Nguyên thời phong kiến
6 p | 58 | 3
-
Giáo sư Georges Condominas - Nhà khoa học lớn, người bạn thân thiết của Việt Nam
8 p | 67 | 2
-
Vài nét về bộ sách giáo khoa bậc sơ học của Trần Trọng Kim
8 p | 32 | 2
-
60 năm Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
7 p | 25 | 1
-
Vài nét về thành tựu nghiên cứu thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn của giới sử học ở Huế
10 p | 114 | 1
-
Sử dụng phim tài liệu nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT
10 p | 66 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn