TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA KINH TẾ VƯỜN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN <br />
KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM<br />
Nguyễn Thị Hóa<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
Trong những năm gần đây, kinh tế vườn đã chiếm một vị trí quan trọng trong <br />
nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là các tỉnh ở phía nam, kinh tế vườn đã mang lại hiệu <br />
quả rất lớn đối với người nông dân. Nếu so với trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi... <br />
thì kinh tế vườn đã vượt trội về mặt kỷ thuật sản xuất và hiệu quả kinh tế, gắn với <br />
công nghệ hiện đại, có thị trường rộng lớn và nhạy bén với quan hệ thị trường. Từ <br />
đó kinh tế vườn đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả đất <br />
đai, lao động và tài nguyên sẵn có, một trong nhiệm vụ chủ yếu của lĩnh vực nông <br />
nghiệp trong những năm đầu của quá trình phát triển.<br />
Vườn là thuật ngữ rất quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Tuy nhiên, trong <br />
nghiên cứu do thái độ tiếp cận thời điểm và địa bàn khác nhau nên có nhiều định <br />
nghĩa khác nhau. Theo từ điển tiếng việt vườn là “khu đất thường rào kín ở cạnh sát <br />
nhà ở để trồng cây” 1 hoặc là “vườn là khu đất xung quanh nhà hoặc khu đất riêng có <br />
trồng cây trái, rau, quả” 2. Một số tác giả cho rằng “kinh tế vườn là một bộ phận cấu <br />
thành hữu cơ của kinh tế VAC" có nghĩa là: Vườn nó bao hàm “A” ao, “C’’ chuồng, <br />
‘’V” vườn và quyêt định “A”, ”C”.Thế nhưng, không có “A,C” thì hiệu quả của kinh <br />
tế của vườn sẽ kém đi. Thực ra, kinh tế vườn là một bộ phận cấu thành hữu cơ của <br />
kinh tế nông nghiệp, là một phần kinh tế được tách ra từ ngành trồng trọt. Đó là một <br />
ngành sản xuất độc lập, một phương thức kinh doanh riêng, đồng thời có quan hệ <br />
chặt chẽ với ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Nhưng hoạt động chủ yếu của <br />
người nông dân là trồng cây ăn quả. Căn cứ vào chức năng, cấu trúc, qui mô và hiệu <br />
quả kinh tế có thể chia kinh tế vườn thành những loại như sau:<br />
Thứ nhất là vườn nhà chủ yếu trồng cây được thâm canh bằng lao động của <br />
hộ gia đình mục đích là chắn gió, che mát, làm cảnh, cung cấp thức ăn, dược liệu...<br />
Thứ hai là vườn đồi được trồng trên đồi theo phương thức bán tự nhiên, chủ <br />
yếu là cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, chè, tiêu...<br />
Thứ ba là vườn rừng chủ yếu canh tác theo phương thức canh tác tự nhiên.<br />
Thứ tư là vườn chủ yếu trồng các loại cây rau thiết yếu hàng ngày được <br />
trồng rải rác khắp nơi. <br />
<br />
5<br />
Thứ năm là vườn tạp chủ yếu là tạp chủng về giống đủ các loại cây, có cây gì <br />
trồng cây ấy, có bao nhiêu thu hoạch bấy nhiêu, nên hiệu quả kinh tế kém.<br />
Thứ sáu: là vườn chuyên canh trong vườn chỉ có một loại cây nhất định, sản <br />
xuất theo hướng chuyên môn hoá nên năng xuất và hiệu quả rất cao so với vườn tạp, <br />
vườn nhà.<br />
Thứ bảy là vườn ươm chủ yếu sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại và <br />
kỹ thuật tiến bộ.<br />
Thứ tám là vườn du lịch chủ yếu là cây ăn quả, cây cảnh để kinh doanh du lịch. <br />
Đặc trưng của vườn này chủ yếu là cảnh quan, chất lượng, mùa vụ... là nơi văn <br />
minh nhất đồng thời là nơi thu lợi nhuận cao nhất. <br />
Sự đa dạng của các loại vườn nó mang lại thu nhập không nhỏ đối với các hộ <br />
gia đình của nông thôn Việt Nam càng khẳng định được vai trò quan trọng của kinh <br />
tế vườn đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.<br />
Thứ nhất, vai trò của kinh tế vườn trong việc sử dụng có hiệu quả đất đai, lao <br />
động, tăng thu nhập cho người lao động. Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất lớn <br />
về điều kiện tự nhiên (về vị trí, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu...) và mang tính <br />
thời vụ. Song mùa vụ rất khác nhau đối với từng vùng đất và từng loại cây, con. Đất <br />
đai từng vùng rất nhiều loại, mỗi loại chỉ thích hợp với một hoặc vài cây nhất định. <br />
Mặt khác, vị trí của đất (xa hay gần nhà, đường giao thông, thị trường tiêu thụ, trung <br />
tâm khoa học kỹ thuật...) là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn trong việc sử dụng và <br />
khai thác đất đai cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trong việc sử <br />
dụng lao động, đồng thời khẳng định rằng với một loại hình sản xuất thích hợp có <br />
thể khắc phục được tính mùa vụ phát huy ưu thế của từng loại đất, để khai thác và <br />
sử dụng hiệu quả nhất.<br />
Trong các loại hình sản suất nông nghiệp, kinh tế vườn là hình thức sản <br />
xuất kết hợp tốt nhất vì có đất có lao động là có của cải đất càng rộng thì của cải <br />
càng nhiều. Nếu nhìn vào cấu trúc vườn, nó được bố trí theo dài, rộng trên một diện <br />
tích nhất định, nhưng vườn có khả năng chuyển tải thường xuyên một hệ thống cây <br />
con mà đất lúa, đất công nghiệp chưa có khả năng to lớn như vậy. Bởi vì nhìn vào <br />
góc độ các loại vườn có thể nhận thấy được về sự tận dụng nguồn lao động và sử <br />
dụng đất một cách hợp lý nhất: Ví dụ: khi cây chưa bị phân tán, người nông dân có <br />
thể thực hiện trồng xen các loại cây rau và chăn nuôi, trên một diện tích đất, mặt <br />
nước có thể tận dụng lấy “ngắn nuôi dài’’. Về thời gian không gian không có giới <br />
hạn, có thể làm trong giờ hay ngoài giờ, lực lượng lao động không cần tính độ tuổi: <br />
già hay trẻ, nam hay nữ đều bố trí một cách hợp lý vừa không để đất trống mà giải <br />
quyết việc làm, vừa tăng thêm thu nhập tạo ra một sự gắn bó và ràng buộc giữa con <br />
người và đất đai.<br />
<br />
<br />
6<br />
Thứ hai, kinh tế vườn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông <br />
nghiệp hàng hóa đa dạng và toàn diện. Bởi vì, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông <br />
nghiệp bao giờ cũng gắn liền với sự vận động phát triển nền kinh tế nông nghiệp: <br />
tức là chuyển nền sản xuất độc canh sang nền sản xuất nông sản hàng hóa đa dạng <br />
toàn diện. Quá trình chuyển dịch đó phải diễn ra chiều hướng tỷ trọng ngành trồng <br />
trọt giảm thì chăn nuôi, ngư nghiệp tăng lên. Trong trồng trọt, giảm lúa và hoa màu <br />
thì rau quả phải tăng, điển hình là ở Đài Loan, năm 1981, tỷ trọng trong ngành trồng <br />
trọt giảm từ 60% xuống 47% nhưng giá trị sản lượng ngành trồng trọt vẫn tăng 3,5 <br />
lần từ 29,405 triệu đồng, Đài Loan lên 110,235 triệu đồng. Tuy nhiên, cơ cấu nông <br />
lâm ngư nghiệp nước ta còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, có vùng chưa thoát khỏi <br />
độc canh, tuyệt đại đa số diện tích đất đai trồng trọt, phần lớn thu nhập của người <br />
nông dân do sản xuất lúa đem lại.<br />
Nhưng trên thực tế, kinh tế vườn đã tạo nên một tập đoàn cây và con hết sức <br />
đa dạng và phong phú, nó đang xóa dần tính độc canh, thuần nông một số vùng trong <br />
cả nước: ví dụ: ở Hà Bắc có 4000 ha vải thiều, đã phủ xanh các đồi trọc ở Lục <br />
Ngạn làm tăng giá trị sản lượng vườn 62% so với giá trị sản lượng lúa 3 , hoặc ở <br />
đồng bằng sông Cửu Long có 13.589 ha nhãn, 14.647ha xoài, 31.450ha dừa, 27.481ha <br />
chuối, 37.532 ha cây có múi... Nó tạo ra hệ thống cây trồng vật nuôi phong phú đa <br />
dạng, bốn mùa có hoa trái đủ các loại 4. Theo tài liệu điều tra về cơ cấu thu nhập của <br />
các tỉnh phía Nam, ở đâu kinh tế vườn phát triển thì ở đó chuyển dịch kinh tế càng <br />
nhanh, chuyên môn hóa càng sâu. Nếu diện tích sản lượng lúa, hoa màu... giảm thì rau <br />
quả, cây cảnh càng tăng, những cây có giá trị xuất khẩu và có khả năng chế biến <br />
càng tăng nhanh Một số động vật được bảo tồn và chăn nuôi trong vườn và quy mô <br />
ngày càng lớn.<br />
Thứ ba, kinh tế vườn làm tăng sản lượng phẩm cho xã hội, đặc biệt làm tăng <br />
sản phẩm xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Bởi vì, cấu <br />
trúc của vườn rất đa dạng về loài thực vật và động vật, riêng khu vực kinh tế vườn <br />
đã có 150 loại cây và con, tạo ra hàng trăm loại sản phẩm khác nhau, con ong cho ta <br />
mật, nhộng, phấn hoa, cây cho ta lá, hoa, trái, hạt,.... Thực phẩm được lấy từ vườn <br />
vừa tươi vừa rất bổ, nhiều chất dinh dưỡng (bột, béo, đường, vitaminA) cho con <br />
người 5. Đặc biệt làm tăng giá trị một số mặt hàng xuất khẩu như cây công nghiệp <br />
(cà phê, tiêu, hạt điều...) và một số cây ăn quả (xoài, vải thiều, nhãn, cam quýt, sầu <br />
riêng, vú sữa...) và một số hải sản (tôm, cua, lươn, ếch...) cho nhiều nước trên thế <br />
giới (Đài Loan, Pháp, Úc Trung Quốc...) Nhưng do tính thời vụ, mặt hàng lại mau <br />
hỏng chuyên chở cồng kềnh đòi hỏi phải được chế biến. Như vậy, kinh tế vườn là <br />
nguồn nuôi dưỡng ngành công nghiệp chế biến rau quả và một số ngành công nghiệp <br />
(bao bì, vận chuyển thức ăn uống cho cây trồng và vật nuôi).<br />
<br />
<br />
7<br />
Thứ tư, kinh tế vườn góp phần bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp sinh <br />
thái, tạo điều kiện phát triển ngành du lịch. Bởi vì nó đảm bảo cho môi trường ổn <br />
định, cân bằng sinh thái, là nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững.<br />
Trước hết kinh tế vườn sẽ giúp con người khôi phục lại độ màu mỡ đất đai, <br />
nguồn nước trong sạch. Theo bà Rosemary Morrow chuyên gia về vườn cho biết: <br />
Nếu nơi nào mà cây bị chặt phá còn dưới 30% diện tích nguyên thủy thì quá trình <br />
sống bền vững khác sẽ bị suy thoái 6 hoặc một số nước như: Achentina, Bungari, Ai <br />
Cập, Italia... những hàng cây chắn gió thiết kế đúng đã làm tăng năng xuất cây trồng <br />
tăng từ 80% đến 200%7.<br />
Ngoài ra, vườn cây là nơi chắn lở xói mòn cho các con kênh và sông cũng là nơi <br />
lượng hóa chất độc hại do con người và súc vật đem lại, thậm chí còn tái sử dụng <br />
các chất thải (nước thải, phân rác) tạo thành lớp che phủ và tăng dinh dưỡng cho đất <br />
và làm nước sạch cho sinh vật. Mặt khác vườn nước ta với cấu trúc như một hệ sinh <br />
thái đa dạng, thảm thực vật phong phú, độc đáo vừa mang tính đặc trưng cho khu vực <br />
vừa mang tính qủ hiếm của thế giới. Cảnh quan thoáng đãng nhiều loài đặc sản đáp <br />
ứng yêu cầu khách du lịch. Miệt vườn đã và đang thu hút khách du lịch ngày càng <br />
đông. Vì ngoài phong cảnh, di tích văn hóa, lịch sử... Kinh tế vườn ra sức hấp dẫn <br />
đối với khách đó là du lịch xanh, du lịch sinh thái.<br />
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã thu hút đông đảo khách du lịch bằng cách <br />
khai thác tài nguyên động thực vật với cảnh quan hài hoà của nó. Như ở nước Pháp <br />
các chủ trang trại nhỏ kết hợp sản xuất nông nghiệp với kinh doanh du lịch, hàng <br />
năm đón 20 triệu khách du lịch nước ngoài 8. Ở Thái Lan cũng vậy, họ luôn kết hợp <br />
cảnh quan du lịch với mô hình trang trại để đón khách du lịch.<br />
Thứ năm, kinh tế vườn với việc xây dựng, cũng cố và phát triển nông thôn. Bởi <br />
vì, hoạt động kinh tế vườn diễn ra chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp nông thôn, quá <br />
trình phát triển nông nghiệp nông thôn được sự trợ lực của kinh tế vườn trên nhiều <br />
mặt sau đây: Nâng cao mức sống cho nhân dân trước hết là đối với người làm vườn, <br />
góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Áp dụng <br />
khoa học kỹ thuật tiến bộ giúp cho các hộ gia đình lựa chọn được nhiều loài giống <br />
có năng suất cao, hiệu quả lớn, đồng thời giúp các hộ tạo ra nhiều sản phẩm cho xã <br />
hội.<br />
Vậy, vai trò của kinh tế vườn đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế <br />
quốc dân. Do đó, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ cho các hộ làm vườn nhất là <br />
vấn đề khoa học kỹ thuật, vì đây là lĩnh vực rộng lớn, trình độ dân trí lại thấp. Trong <br />
khi đó, nhu cầu xã hội lại càng cao, muốn thực hiện được vấn đề đó, thì nhà nước <br />
phải có một số giải pháp sau đây:<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Thứ nhất là quy hoạch vườn theo từng địa phương, chuyên canh, chuyên sâu <br />
và quy mô sản xuất lớn, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu, quy hoạch vườn <br />
phải đồng bộ trồng trọt, dịch vụ, tiêu thụ và thị trường. <br />
Thứ hai là vấn đề kỹ thuật canh tác, công nghiệp chế biến vì thế phải lựa <br />
chọn giống như thế nào vừa thích hợp với điều kiện từng địa phương mà đáp ứng <br />
nhu cầu của khách hàng.<br />
Thứ ba là phát triển kinh tế hộ và kinh tế hợp tác, lấy hợp tác xã làm cơ sở <br />
cho các hộ gia đình liên kết nhiều hình thức đa dạng nhưng các hộ gia đình vẫn là <br />
chủ của hình thức hợp tác đó, hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện 2 bên cùng có lợi.<br />
Thứ tư là chính sách vĩ mô, sự hỗ trợ của Nhà nước như thuế, vốn, đất đai, <br />
ổn định giá cả... đúng và thích hợp từng thời kỳ .<br />
Thứ năm, là hệ thống giáo dục, nghiên cứu khuyến nông để giúp người nông <br />
dân tiếp cận khoa học và thông tin chính xác kịp thời. Bằng những quan điểm và giải <br />
pháp đó, hy vọng và tin tưởng rằng kinh tế vườn sẽ phát huy được vai trò của nó <br />
đồng thời kinh tế vườn sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc <br />
dân.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Viện KHXH NV sản xuất (1992) 113.<br />
2. Từ điển tiếng Việt (1991) 902.<br />
3. Chuyển dịch cơ cấu KTNNNT (1995) 41.<br />
4. Nông Lâm Thủy sản Việt Nam (1996) 209.<br />
5. Lâm nghiệp và an toàn lương thực (1994) 45.<br />
6. Đề án phát triển vườn tỉnh Vĩnh Long (2000) 138.<br />
7. Lâm nghiệp và an toàn lương thực (1994) 21.<br />
8. Lâm nghiệp và an toàn lương thực (1994) 45.<br />
<br />
EFFECTS OF GARDENING ECONOMY <br />
ON SOCIOECONOMIC DEVELOPMENT IN VIET NAM<br />
Nguyen Thi Hoa<br />
College of Economics, Hue University<br />
SUMMARY<br />
In the recent years, gardening economy has played an important position in the socio<br />
economy of the country. It especially gives a high effect to the farmers in the southern <br />
provinces. Compared with rice planting and other agricultural production as well as livestock <br />
breeding (cattle) ect ..., gardening economy proves to be dominant. As a result, gardening <br />
economy plays an important part in exploiting the efficacy of soil, manpower, and available <br />
<br />
9<br />
natural resources, which was one of the essential farming activities in the early years of the <br />
country’s developmental process.<br />
Nowadays, the national gardening economy is of a huge potentiality. If this potentiality is <br />
maximally exploited, it will be able to provide more work for the increasing number of laborers <br />
as well as help the farmers to make use of their free time more fruitfully. In addition, it will also <br />
increase the income of the gardeners. As a consequence, the accumulation of capital will be <br />
higher, the consumer needs satisfactorily answered, and the provision of manufacture raw <br />
materials stable, and finally a lot of new work and services will have condition to develop ... <br />
Therefore, the role of gardening economy needs to be accurately assessed so as to found a <br />
basic science for an oriented development of the nation’s garden economy. At the same time, we <br />
must find proper solutions for the difficulties. Then we will be able develop better the <br />
potentiality of our gardening economy at the present phase.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />