intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VAI TRÒ CỦA NỀN ĐÁY AO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

298
lượt xem
119
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, đặc biệt là các mô hình nuôi trong ao, hồ, ruộng lúa, mương vườn, nền đáy thủy vực nuôi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nền đáy là nơi hầu hết các vật nuôi thủy sản sinh sống, săn bắt mồi, nghĩ ngơi, đặc biệt các loài thủy sản sống đáy như tôm thì nền đáy gắn liền suốt vòng đời của chúng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VAI TRÒ CỦA NỀN ĐÁY AO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

  1. tiết bản tin VAI TRÒ CỦA NỀN ĐÁY AO TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Trong nuôi trồng thủy sản nói chung, đặc biệt là các mô hình nuôi trong ao, hồ, ruộng lúa, mương vườn, nền đáy thủy vực nuôi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nền đáy là nơi hầu hết các vật nuôi thủy sản sinh sống, săn bắt mồi, nghĩ ngơi, đặc biệt các loài thủy sản sống đáy như tôm thì nền đáy gắn liền suốt vòng đời của chúng. Nền đáy cũng là nơi chứa đựng các sản phẩm tồn dư do trong qúa trình nuôi chúng ta đưa xuống như vôi, thuốc, hóa chất, phân tôm cá, xác tôm cá chết. Các sản phẩm hữu cơ theo thời gian, do sự rửa trôi, xói mòn, rò rỉ tích tụ dần xuống đáy ao nuôi. Cũng chính nơi đây qúa trình hấp thu, phân giải, phân hủy vật chất hữu cơ diễn ra hết sức mạnh mẽ, các loại khí độc như H2S, NO2 được sinh ra nhiều hơn và liên tục hơn với cường độ mạnh dần qua các tháng nuôi. Như vậy, nền đáy ao bị ô nhiễm do công tác cải tạo, xử lí ao trước mỗi vụ nuôi còn xem nhẹ hoặc tiến hành sơ sài, công tác nạo vét bùn đáy không đạt yêu cầu. Việc lấy nước trực tiếp từ sông
  2. rạch vào thẳng ao nuôi không qua hệ thống ao lắng lọc, ao xử lí. Lạm dụng qúa mức trong việc dùng vôi, thuốc, hóa chất trong việc xử lí dịch bệnh, nguồn nước, môi trường. Chưa quan tâm và đánh gía đúng vai trò của màu nước trong ao nuôi, dẫn đến tình trạng tảo không phát triển hoặc phát triển qúa mức, gây hiện tượng nở hoa và tàn lụi dần, đóng góp vào nền đáy hàm lượng chất hữu cơ ô nhiễm đáng kể. Cho ăn qúa dư thừa, quản lí việc cho ăn còn thiếu kinh nghiệm, không bố trí việc cho tôm, cá ăn hợp lí như thời điểm cho ăn, địa điểm cho ăn, sử dụng loại thức ăn không đúng cho từng độ tuổi và khả năng tăng trưởng của cá. Hiện tượng sạt lở, xói mòn thường xuyên xảy ra nhất là vào mùa mưa. Khi nền đáy ô nhiễm xuất hiện những ảnh hưởng gì đến vật nuôi thủy sản là qúa trình phân huỷ vật chất hũu cơ ở đáy ao diễn ra mạnh, có rất nhiều O2 trong ao được lấy để sử dụng cho qúa trình này. Do vậy, ao dễ thiếu oxy cục bộ dưới đáy. Cùng với qúa trình thiếu hụt dưỡng chất tại ao, nhiều khí độc được sinh ra như NH3, H2S, NO3. Ngoài việc những khí này rất độc với tôm cá nuôi, những khí này còn tác động làm cho độ phèn (pH), hệ
  3. đệm Bicarbonat... tăng giảm thất thường trong ngày, giữa sáng và chiều. Do những thay đổi này, cá tôm nuôi trong ao phải thường xuyên thay đổi, điều tiết, cân bằng nên dễ bị sốc. Mặt khác do độ phèn bất ổn, nên qúa trình quang hợp tạo khí oxy diễn ra rất hạn chế, nhưng qúa trình hô hấp tạo khí CO2 vào ban đêm vẫn diễn ra bình thường, cùng với qúa trình phân hủy hữu cơ nơi đáy ao đưa tới việc gia tăng nhanh chóng hàm lượng khí cacbonic(CO2), gây khó khăn cho qúa trình hô hấp của vật nuôi thủy sản trong ao, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống. Tôm cá nuôi trong ao thường tăng trưởng chậm, còi cọc, dễ bệnh và thời gian nuôi kéo dài. Những tác động này còn ảnh hưởng kéo dài đến vụ nuôi sau, gây khó khăn trong việc gây màu nước và giữ màu nước. Môi trường đáy ao dơ bẩn không còn là nơi an toàn để vật nuôi thủy sản trong ao sinh sống, chúng dần chuyển lên tầng nước trên và gây nên sự tâp trung cục bộ với mật độ dày. Ngoài những biện pháp tích cực thực hiện đồng bộ ngay từ công đoạn cải tạo và xử lí ao, sên vét bùn đáy, xảm mọi, gia cố bờ bọng... Việc hạn chế tối đa dùng các loại thuốc, hoá chất và đặc
  4. biệt là việc quản lí thức ăn như hàm lượng, thành phần các chất trong thức ăn, lượng thức ăn hàng ngày sử dụng, số lần cho ăn trong ngày, vị trí cho ăn. Đặc biệt lưu ý đến thời điểm môi trường có những thay đổi bất thường, thời điểm vật nuôi có những thay đổi về mặt sinh lí như tôm lột, cá bệnh... cần phải điều chỉnh lại lượng thức ăn cho hợp lí. Trong nuôi trồng thủy sản ở dạng bán thâm canh, thâm canh, việc sử dụng máng ăn (sàng ăn) cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc, đây là cơ sở vững chắc giúp người nuôi thủy sản đánh gía chính xác mức độ sử dụng thức ăn hàng ngày của vật nuôi, tình trạng sức khỏe của vật nuôi, tốc độ tăng trưởng của vật nuôi nhằm điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại ao, tránh cho ăn theo dạng quán tính. Các mô hình nuôi thủy sản cần mạnh dạn đưa vào hệ thống nuôi của mình ao lắng lọc, ao xử lí thải và khai thác tối đa vai trò của các loại ao này. Định kỳ hàng tuần, nhất là từ tháng nuôi thứ 2 trở đi nên dùng chế phẩm sinh học, men vi sinh bón xuống ao giúp phân giải và giảm thiểu các chất độc hại, ngăn chặn sự phát tán của dịch bệnh, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của vật nuôi. Từ tháng nuôi
  5. thứ 2, việc thay nước dựa vào chất lượng nguồn nước ao nuôi, điều chỉnh lượng nước thay cho phù hợp. Sự thành công các mô hình nuôi thủy sản gắn liền với việc quan tâm và chủ động trong việc ổn định nền đáy ao nuôi theo hướng hợp lí, hướng các mô hình nuôi thủy sản thực sự ổn định, bền vững và hiệu qủa. KS. Lý Vĩnh Phước
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0