YOMEDIA
Vai trò của phốt pho (phosphor –P)
Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:5
499
lượt xem
76
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Vai trò của phốt pho (phosphor –P) Phốt pho là nguyên tố hoá học thuộc nhóm V trong bản tuần hoàn các nguyên tố hoá học Mendeleev, có số thứ tự l5. Khối lượng nguyên tử bằng 30,97. Trong các đồng vị của P đồng vị P23 là quan trọng nhất, được dùng làm nguyên tử đáng dấu trong các nghiên cứu khoa học khác nhau. Chu kì bán huỷ của P23 là 14, 5 ngày. Hàm lượng P trong vỏ Trái đất là 0,8% tính theo khối lượng. P dễ bị oxi hoá, nên không ở trạng thái tự...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Vai trò của phốt pho (phosphor –P)
- Vai trò của phốt pho (phosphor –P)
Phốt pho là nguyên tố hoá học thuộc nhóm V
trong bản tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Mendeleev, có số thứ tự l5. Khối lượng
nguyên tử bằng 30,97. Trong các đồng vị của
P đồng vị P23 là quan trọng nhất, được dùng
làm nguyên tử đáng dấu trong các nghiên cứu
khoa học khác nhau. Chu kì bán huỷ của
P23 là 14, 5 ngày.
Hàm lượng P trong vỏ Trái đất là 0,8% tính
theo khối lượng. P dễ bị oxi hoá, nên không ở
trạng thái tự do. Trong đất, P chiếm 0,02-0,2%
tuỳ theo loại đất. Chu trình P trong tự nhiên
được tóm tắt như sau :
Sơ đồ chu trình phốt pho trong tự nhiên
Người ta chú ý nhiều đến việc làm sáng tỏ vai
trò sinh lí của P trong cơ thể thực vật Tuy
- nhiên đến nay bức tranh về những biến đổi
các hợp chất P trong cơ thể vẫn chưa sáng tỏ
hoàn toàn.
Cơ thể thực vật sử dụng P dưới dạng muối
của acid phosphoric. Bản chất của sự biến đổi
các hợp chất P trong cơ thể là các gốc acid
tham gia vào thành phần một chất hữu cơ
nhất định bằng quá trình phosphoryl hóa và
sau đó truyền cho các chất khác (bằng cách
phosphoryl hoá). Bằng con đường đó, cơ thể
đã tạo thành tất cả các chất chứa P cần thiết
cho sự sống. Các hợp chất P gặp trong cơ thể
thực vật khác nhau về bản chất hoá học cũng
như về chức năng sinh lí. Có thể chia làm 5
nhóm các hợp chất P như sau:
- Nhóm nucleotid (bao gồm AMP, ADP,
ATP). Các nucleotid này đóng vai trò rất
quan trọng trong các quá trình cố định, dự trữ
và chuyển hoá năng lượng, đồng thời chúng
tham gia vào tất cả quá trình biến đổi và sinh
tổng hợp các carbohydrate, lipid, protein, cũng
như quá trình trao đổi acid nucleic trong cơ
thể thực vật.
- Hệ thống coenzyme như CoI (NAD), CoII
(NADP), FAD, FMN. Đây là các nhóm hoại
động của các enzyme oxi hóa khử, đóng vai
trò đặc biệt quan trọng trong các phản ứng oxi
hóa khử trong cây, đặc biệt là quá trình quang
hợp, hô hấp quá trình đồng hóa ni tơ. .
- - Các acid nucleic và các nucleoprotein. P
tham gia trong thành phần của AND, ARN
có vai trò trong quá trình di truyền của
cây, liên quan đến quá trình tổng hợp
protein, các quá trình sinh trưởng và phát
triển của thực vật.
- Các polyphostphate. Chúng có thể
phosphoryl hoá ARN và có thể coi chúng là
các hợp chất cao năng giống như ATP.
Thực vật cần các polyphosphate này để
hoạt hoá ARN trong quá trình sinh tổng hợp
protein và acid nucleic.
- Các estephosphate của các loại đường
(như hexose P, triose P, pentose P...). Đây
là các dạng đường hoạt hóa, đóng vai trò
quan trọng trong trao đổi carbohydrate.
- Các phospholipid là hợp chất chứa P rất
quan trọng cấu tạo nên hệ thống màng sinh
học như màng sinh chất, màng không bào,
màng các bào quan... Đây là các màng có
chức năng bao bọc, quyết định tính thấm, trao
đổi chất và năng lượng. Chức năng của màng
gắn liền với hàm lượng và thành phần của
phospholipid trong chúng.
Ngoài ra P còn có vai trò
- Liên kết với kim loại tạo nên một hệ thống
đệm đảm bảo độ pH trong tế bào chỉ xê dịch
trong một phạm vi nhất định (6-8). KH2PO4 và
K2HPO4 trong môi trường acid sẽ cho ion OH-
- , còn trong môi trường kiềm tạo ra ion H+ làm
ổn định độ pH:
HPO42- + H2O -> H2PO4- + OH-
H2PO4- -> HPO42- + H+
- Đối với quang hợp P ảnh hưởng đến
khâu tổng hợp sắc tố, quá trình quang
phosphoryl hóa, quá trình tạo chất hữu cơ
trong pha tối của quang hợp.
- P có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình trao
đổi nước và khả năng chống chịu của cây.
Nhiều tài liệu cho rằng P là dạng phân có tác
dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm cây
ra hoa, kết quả sớm hơn.
Như vậy, P sau khi xâm nhập vào thực vật
dưới dạng các hợp chất vô cơ theo con
đường đồng hoá sơ cấp P bởi hệ rễ, đã tham
gia vào nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng và
tham gia vào hầu hết quá trình trao đổi chất
của cây. Do vậy có thể nói rằng P đóng vai trò
quyết định sự biến đổi vật chất và năng lượng,
mà mối liên quan tương hỗ của các biến đổi
đó quy định chiều hướng, cường độ các quá
trình sinh trưởng phát triển của cơ thể thực
vật và cuối cùng là năng suất của chúng.
Vì vai trò của P quan trọng như vậy nên khi
thiếu P cây có những biểu hiện rõ rệt về hình
thái bên ngoài, cũng như về năng suất thu
- hoạch. Đối với những cây họ lúa, thiếu P lá
mềm yếu, sự sinh trưởng của rễ và toàn cây,
sự đẻ nhánh, phân chia cành kém. Lá cây có
màu xanh đậm, do sự thay đổi tỉ lệ chlorophyll
a và b. Ở những lá già thì đầu mút của nó màu
đỏ, thân cũng có màu đỏ. Hàm lượng protein
trong cây giảm, trong khi đó hàm lượng N hoà
lan lại lăng. Đối với cây ăn quả, khi thiếu P thì
tỉ lệ đậu quả kém, quả chín chậm và trong quả
có hàm lượng acid cao.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...