intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của vẹm vỏ xanh (Pernaviridis) và nhiều loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) khác trong việc lọc mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

163
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'vai trò của vẹm vỏ xanh (pernaviridis) và nhiều loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (bivalvia) khác trong việc lọc mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường', nông - lâm - ngư, ngư nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của vẹm vỏ xanh (Pernaviridis) và nhiều loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) khác trong việc lọc mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường

  1. Vai trò của vẹm vỏ xanh (Pernaviridis) và nhiều loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia) khác trong việc lọc mùn bã hữu cơ làm sạch môi trường Nghề nuôi tôm sú nước ta phát triển rất mạnh trong gần 20 năm nay, những năm đầu đã mang lại lợi nhuận rất cao. Từ hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh đến thâm canh. Có thể nói rằng đến giai đoạn thâm canh bị chững lại, nhất là từ vài ba năm trở lại đây. Hiện nay có nhiều vùng đìa bỏ không khá nhiều như vùng Cam Ranh, Ninh Hoà, Nha Trang (Khánh Hoà), Ðầm Nại (Ninh Thuận), một số vùng của Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng ...Nguyên nhân của sự thất bại là do ta chưa nắm vững kỹ thuật nuôi và nhất là những đối tượng có khả năng làm sạch môi trường bị khai thác quá triệt để. Trong đó, đáng lưu ý nhất là những loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalvia). Trong báo cáo này, chúng tôi giới thiệu khả năng làm sạch môi trường của động vật hai mảnh vỏ mà tiêu biểu là vẹm vỏ xanh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. Thí nghiệm khả năng chịu đựng nồng độ muối của vẹm vỏ xanh Dùng 4 chậu nhựa rửa sạch cho vào mỗi chậu 5 lít nước có nồng độ muối khác nhau: 5, 10, 15, 200/00 cho sụt khí sau đó mỗi chậu cho vào 30 con vẹm sống có kích cỡ trên dưới 1cm, cho tảo đơn bào để làm thức ăn. Theo dõi khả năng thích nghi nồng độ muối của vẹm. Thí nghiệm được tiến hành 72 giờ và lặp lại 3 lần tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III và Trung tâm Khuyến ngư Kiên Giang. II. Thí nghiệm khả năng lọc tảo đơn bào của vẹm vỏ xanh Dùng 11 con vẹm vỏ xanh cho vào một thùng chứa 40 lít nước biển, cho tảo đơn bào với mật độ trên dưới 2 vạn tế bào/ml (20.000mm/l). Cứ sau 30 phút lấy nước quan sát mật độ tảo dưới kính hiển vi trên 5 ô nhỏ của buồng đếm. Quan sát sự biến động của mật độ tảo.
  2. III. Thí nghiệm khả năng lọc mùn bã hữu cơ của vẹm vỏ xanh Dùng 1 kg vẹm cho vào 40 lít nước biển, cho vào bùn mềm có mùi thối rữa trên mặt đáy ở đìa nuôi tôm sú. Sụt khí mạnh, đo độ trong ban đầu. Sau đó cứ 30 phút đo độ trong một lần. Thí nghiệm được thực hiện đến khi thấy vẹm nằm ở đáy. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Khả năng chịu đựng nồng độ muối của vẹm vỏ xanh Kết quả thí nghệm cho thấy ở nồng độ muối dưới 100/00, vẹm không mở vỏ, vẹm yếu và chết dần. ở độ muối trên 150/00 vẹm hoạt động bình thường. Kết quả thí nghiệm được ứng dụng thả nuôi vẹm chung với tôm ở đìa nuôi tôm sú của Công ty út Xi (Sóc Trăng). Thời gian đầu vẹm phát triển rất tốt, nhưng đến tháng 9, 10 năm 2004 mùa mưa đến, độ muối giảm dưới 150/00 thì vẹm chết hoàn toàn, thí nghiệm bị bỏ dở. II. Thí nghiệm khả năng lọc tảo đơn bào và mùn bã hữu cơ của vẹm tại Trung tâm Khuyến ngư Kiên Giang (4/10/2003) 1. Kích cỡ vẹm thí nghiệm (xem bảng 1) Bảng 1. Kích cỡ vẹm thí nghiệm Kích thước STT Trọng lượng vỏ Dài Cao Rộng Cơ thể Vỏ Thịt Dịch thể Giới tính 1 11,3 5,1 3,6 85,31 61,37 27,45 6,49 + 2 11,4 5 3,6 127,21 51,22 26,19 49,8 - 3 11,2 4,9 3,5 120,19 54,53 19,8 45,86 - 4 11,2 4,7 3,1 99,74 42,81 22,22 34,71 -
  3. 5 11 4,7 3,7 165,84 68,82 25,81 25,81 + 6 8,9 3,9 3,4 55,07 37,69 16,43 0,75 + 7 11,8 4,7 3,7 87,02 55,6 28,35 3,87 + 8 12,5 5,2 4,3 118,33 77,15 29,11 12,07 - 9 12,6 5,1 4,6 146,93 100,03 31,22 15,68 + 10 13,5 5,8 4,4 200,94 89,2 36,42 75,32 + 11 14,3 6,5 4,9 281,46 148,19 61,92 71,35 - Ghi chú : + (đực) - (cái) Từ bảng 1 cho thấy trọng lượng của vỏ vẹm xanh chiếm trên dưới 50% trọng lượng cơ thể. Những cá thể béo lượng thịt cao hơn dịch thể và ngược lại. Cũng từ bảng 1 cho thấy tỷ lệ đực cái xấp xỉ nhau (6 đực/5 cái). 2. Vai trò của mang xúc biện trong quá trình vận chuyển thức ăn Cấu tạo mang của động vật thân mềm hai vỏ dạng hình tấm đăng, nên còn có tên là động vật lớp mang tấm (Lamellibranchia): Gồm những tơ mang sắp xếp hai bên trục mang trong đó có 3 loại tơ mang là tơ mang chính (tơ mang gốc), tơ mang phụ bên và tơ mang. Trên mỗi tơ mang có các loại tiêm mao: tiêm mao bên trước, tiêm mao trước, tiêm mao bên. Nước vào mang, mang theo thức ăn nhờ sự vận động của tiêm mao thức ăn được chuyển đến xúc biện và theo đường dẫn thức ăn vào miệng. Sự chọn lọc thức ăn theo tính chất vật lý. Những hạt nhẹ, nhỏ, mịn được đưa đến miệng, những hạt thô, nặng rơi xuống mép màng áo (mantle) và được đưa ra ngoài. Sau 30 phút lấy mẫu kiểm tra mật độ tảo một lần. Bảng 2. Kết quả kiểm tra mật độ tảo
  4. Mật Thời gian lấy Mật độ tảo Ðộ giảm Ghi chú độ mẫu kiểm tra Ô Ô1 Ô2 Ô3 Ô4 TB giữa - Còn 11 con 1 17 18 31 31 18 20 7h30 vẹm bố mẹ - Số lượng vẹm 2 24 25 24 28 25 25,2 - 5.2 8h 11 con 3 13 13 9 14 14 12,6 12.6 8h30 - Thể tích 40 lít - Nhiệt độ nước 4 9 13 14 5 12 10,6 2 9h 32,2 C 5 10 11 16 13 12 12,4 - 1.8 9h30 - pH 7,09 - 5 phần ngàn - 6 14 11 4 16 5 10 2.4 10h 30 7 4 4 5 7 5 5 5 10h30 8 4 4 6 3 3 4 1 11h 9 1 3 3 4 2 2,6 1.4 14h30 Sau 9 lần kiểm tra dưới kính hiển vi cho thấy mật độ tảo giảm đi rất lớn. Có ô chỉ còn sót một tế bào. Trung bình trong các ô chỉ còn 1,4 tế bào. Kết quả thí nghiệm cho thấy thực vật đơn bào là thức ăn rất quan trọng đối với vẹm vỏ xanh và các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ.
  5. 3. Khả năng lọc mùn bả hữu cơ lấy từ đìa nuôi tôm sú ở Hòn Chông (Kiên Giang) Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện môi trường tương tự thí nghiệm khả năng lọc tảo đơn bào. Kết quả thể hiện trong bảng 3. Bảng 3. Khả năng làm tăng độ trong, thu hút mùn bã hữu cơ của vẹm vỏ xanh Số lần Ðộ trong (cm) Mức tăng độ trong (cm) Thời gian 1 10 15h15 2 17,5 7,5 15h45 3 24,5 7 16h45 4 40 15,5 18 Kết quả thí nghiệm cho thấy mùn bã hữu cơ là thức ăn rất cơ bản của vẹm cũng như đối với những loại động vật thân mềm hai vỏ. Qua 3 lần kiểm tra độ trong từ 10cm tăng lên 17,5cm; 24,5cm; 40cm. Bằng mắt thường ta có thể thấy vẹm thí nghiệm nằm ở đáy. Từ kết quả thí nghiệm trên chúng tôi đi đến một số nhận xét và đề xuất ý kiến sau: 1. Khả năng lọc thực vật phù du đơn bào và mùn bã hữu cơ của vẹm vỏ xanh và nhiều loài động vật thân mềm hai vỏ khác là rất lớn. Có thể khẳng định chúng là động vật góp phần quan trọng thu hút mùn bã hữu cơ, làm sạch môi trường. 2. Chúng tôi nghĩ rằng trong các đầm đìa nuôi tôm có thể tạo thêm một số giá thể ở đáy và thả nuôi một số loài vẹm, hàu, sò, ngao, để chúng lọc thức ăn thừa của tôm, góp phần làm cho môi trường trong sạch, tôm phát triển tốt. Chúng tôi đã thử nghiệm nuôi chung vẹm với tôm sú ở Sóc Trăng với mật độ 2 con/m2 nhưng đến mùa mưa nước ngọt xuống dưới 150/00 kéo dài làm cho vẹm không sống được. Vậy các đìa nuôi tôm muốn thả vẹm trong thời gian nuôi phải có nồng độ muối 15 phần ngàn.
  6. 3. Hiện nay, do nhu cầu thực phẩm động vật thân mềm nói chung và động vật thân mềm lớp hai vỏ nói riêng rất lớn. Trong thực tế, người dân chưa nắm được vai trò làm sạch môi trường của động vật lớp hai vỏ, nên nhiều vùng bị khai thác triệt để làm cho nguồn lợi giảm sút tác hại môi trường. Vì vậy, Nhà nước còn giáo dục ngư dân ý thức bảo vệ nguồn lợi. Cần có đề tài nghiên cứu kích cỡ tham gia lứa đẻ lần đầu của một số loại động vật thân mềm kinh tế hai vỏ và không cho phép khai thác từ cá thể nhỏ đến kích cỡ tham gia lứa đẻ lần đầu. Ví dụ: Vẹm vỏ xanh chỉ cho phép khai thác kích cỡ từ trên 7cm trở lên, sò huyết (T.granosa) trên 2,6cm, sò Nođi (T.nodifera) trên 2,5cm. Cần khuyến khích phát triển nghề nuôi động vật thân mềm hai vỏ (Bivalvia). PGS. Nguyễn Chính và CTV (Thông tin KHCN & Kinh tế thủy sản, số 12/2005)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2