intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò và thách thức khi áp dụng kế toán quản trị chiến lược trong xu thế hội nhập hiện nay

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài viết "Vai trò và thách thức khi áp dụng kế toán quản trị chiến lược trong xu thế hội nhập hiện nay" nhằm trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò và thách thức của kế toán quản trị chiến lược trong doanh nghiệp, sự khác biệt với kế toán quản trị truyền thống. Qua đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả và có cách thức tác động tích cực đến các phương pháp và thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, nhằm hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò và thách thức khi áp dụng kế toán quản trị chiến lược trong xu thế hội nhập hiện nay

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 VAI TRÒ VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG XU THẾ HỘI NHẬP HIỆN NAY THE ROLES AND CHALLENGES WHEN APPLYING STRATEGIC MANAGEMENT ACCOUNTING IN THE CURRENT INTEGRATION TREND TS. Phan Hương Thảo Trường Đại học Thương Mại Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Kế toán quản trị chiến lược được đề cập lần đầu tiên vào những năm 1980 bởi Simmonds và đã được ứng dụng khá rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc áp dụng kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chiến lược nói riêng trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Mục đích của bài viết nhằm trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò và thách thức của kế toán quản trị chiến lược trong doanh nghiệp, sự khác biệt với kế toán quản trị truyền thống. Qua đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả và có cách thức tác động tích cực đến các phương pháp và thông tin mà kế toán quản trị cung cấp, nhằm hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ mạnh mẽ hiện nay. Từ khóa: kế toán quản trị, kế toán quản trị chiến lược, doanh nghiệp ABSTRACT Strategic management accounting was first mentioned in the 1980s by Simmonds and has been widely applied on a global scale. However, in Vietnam, the application of management accounting in general and strategic management accounting in particular is still limited. The purpose of the article is to present the concept, characteristics and role of strategic management accounting, the difference from traditional management accounting. Thereby, helping business managers to effectively use and have a positive impact on the methods and information provided by management accounting, to effectively support the strategic management of the business in the context of the current booming industrial revolution 4.0. Keywords: management accounting, strategic management accounting, business. 1. Giới thiệu chung Môi trường kinh doanh đã và đang có những thay đổi đáng kể do tác động của quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin và sản xuất (Burgstahler et al. 2007). Những điều này đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong việc quản lý và tổ chức của các doanh nghiệp (DN), tạo ra những ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tổ chức kế toán quản trị (KTQT), đặc biệt là các chức năng thông tin của KTQT cho các nhà quản lý. Những thực tế đang diễn ra này đòi hỏi KTQT phải chuyển hướng cung cấp thông tin, từ mối quan tâm truyền thống chỉ tập trung đến các con số và các phương pháp kế toán thì trong xu thế hiện này còn phải tập trung vào việc gia tăng chuỗi 237
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 giá trị và tích hợp cho doanh nghiệp. Vai trò cơ bản và quan trọng nhất của kế toán quản trị chiến lược là cung cấp thông tin, hỗ trợ cho việc ra quyết định, và kế toán viên đóng vai trò là người cộng sự với nhà quản trị các cấp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin mà kế toán quản trị cung cấp rất đa dạng, từ thông tin bên trong đến thông tin bên ngoài, từ thông tin tài chính đến phi tài chính, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Tùy thuộc vào từng bước công việc trong quy trình hoạch định chiến lược mà nhà quản trị sẽ sử dụng thông tin do KTQT cung cấp với nội dung phù hợp. Bài viết bao gồm 4 phần, phần 2 của bài đề cập rõ hơn cơ sở lý thuyết về khái niệm, đặc điểm của KTQT chiến lược, so sánh điểm khác biệt giữa KTQT truyền thống và KTQT chiến lược, mô tả chức năng, phương pháp kỹ thuật được áp dụng trong KTQT chiến lược. Vai trò và khó khăn khi áp dụng KTQT chiến lược trong doanh nghiệp được bàn luận trong phần 3 của bài. Phần 4 trình bày một số đề xuất của tác giả nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng KTQT chiến lược trong xu thế hiện nay. Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu phân tích (Norreklit, 2000; Haider Shah, 2011). Lợi ích của việc sử dụng phương pháp phân tích nhằm tìm ra câu trả lời để đánh giá về độ chính xác và chắc chắn của các khái niệm được sử dụng trong một lý thuyết hoặc một mô hình nhất định (Norreklit, 2000). Phương pháp này còn giúp cho bất kỳ khung lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu sẽ trở nên hữu ích hơn. . Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu định tính cũng được thực hiện qua nghiên cứu lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến KTQT chiến lược. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Kế toán quản trị chiến lược và điểm khác biệt với KTQT truyền thống Một số học giả trên thế giới cho rằng “KTQT truyền thống tập trung quá nhiều vào các chức năng kinh doanh nội bộ của kế toán nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà quản trị”. Chapman (2005) lập luận rằng trong khi KTQT dành sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề nội bộ của doanh nghiệp làm cho các cơ hội bên ngoài và các mối đe dọa kinh doanh tiềm ẩn bị bỏ qua. Åhlström và Karlsson (1996) cũng nhận định rằng “KTQT truyền thống đã không tạo điều kiện để tận dụng các kỹ thuật đổi mới trong lĩnh vực quản lý”. Roslender và Hart (2006) bày tỏ mối quan tâm lớn về sự thiếu vắng tầm quan trọng đối với việc quản lý thương hiệu chiến lược hiệu quả của KTQT. Tương tự, KTQT truyền thống cũng được cho là đang muốn tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp “nội nhóm” và kết quả là nó đã không thể thu hẹp khoảng cách trong giao dịch kinh doanh giữa các công ty đa quốc gia. Thuật ngữ kế toán quản trị chiến lược (KTQTCL) xuất hiện đầu tiên vào năm 1981 do Simmond giới thiệu, được định nghĩa là việc “cung cấp và phân tích thông tin kế toán quản trị của một doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh, để phục vụ cho phát triển và giám sát chiến lược của doanh nghiệp”. Khái niệm này đã phá vỡ hoàn toàn mục tiêu và vai trò truyền thống của kế toán quản trị (cung cấp thông tin kế toán nội bộ) trước đây, vì đã nhấn mạnh trực tiếp đến mục tiêu hướng đến bên ngoài của thông tin kế toán quản trị - đó là chiến lược. Bromwich (1990) bổ sung thêm một vài đặc trưng của KTQTCL “đó là quá trình cung cấp và phân tích thông tin tài chính về thị trường sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh, kết cấu chi phí, giám sát chiến lược của doanh nghiệp cũng như của đối thủ cạnh tranh ở các thị trường đó, qua một số thời kỳ”. Khái niệm này đề cập thêm đối tượng của KTQTCL gồm thị trường sản phẩm và tính dài hạn. 238
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 CIMA (2005) định nghĩa KTQTCL là “một hình thức của kế toán quản trị, trong đó chú trọng đến thông tin liên quan đến các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, cũng như các thông tin phi tài chính và thông tin bên trong doanh nghiệp”. Như vậy, KTQTCL có thể được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau. Điểm chung của các khái niệm này là KTQTCL hướng đến các yếu tố bên ngoài nhiều hơn, cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về mặt chiến lược (khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm, nhà cung ứng), cho phép nhà quản trị có cái nhìn sâu sắc hơn về các mục tiêu và kỹ thuật kinh doanh của đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra quyết định phù hợp. Thông tin do KTQTCL cung cấp có bản chất dài hạn và bước cải tiến lớn của KTQTCL so với trước đây đó là không chỉ sử dụng số liệu của kế toán mà còn tập trung phân tích các thông tin phi tài chính khác cho chức năng ra quyết định của nhà quản trị. Sự khác biệt cơ bản giữa KTQT truyền thống và KTQTCL được khái quát trong bảng 1 như sau: Bảng 1: Sự khác biệt giữa KTQT truyền thống và KTQT chiến lược Nội dung so sánh KTQT truyền thống KTQT chiến lược Mục tiêu Thu thập và tổng hợp thông tin Thu thập và tổng hợp thông tin để để đạt được mục tiêu hiện tại tạo ra nhiệm vụ và mục tiêu chiến (trung hạn và dài hạn). lược, phân tích và kiểm soát việc đạt được những mục tiêu này. Đối tượng kế toán Chi phí, chi phí ban đầu, trung Bất kỳ đối tượng nào tùy thuộc vào tâm trách nhiệm mục tiêu của quản lý chiến lược Thời điểm thông tin Thông tin phản ánh quá khứ Thông tin mang tính tương lai phản ánh Phạm vi thông tin Liên quan tới một doanh Liên quan tới mối quan hệ giữa các nghiệp DN. Nội dung thông tin - Thông tin mang tính nội bộ - Thông tin phản ánh nội bộ và phản ánh - Đặt trọng tâm vào quá trình hướng ra bên ngoài sản xuất - Đặt trọng tâm vào khách hàng và - Cung cấp thông tin về hoạt đối thủ cạnh tranh động hiện có - Cung cấp thông tin về hoạt động có khả năng xảy ra trong tương lai. Kỹ thuật phân tích Chi phí trực tiếp, chi phí tiêu Phân tích danh mục đầu tư, phương thông tin chuẩn, phương pháp ABC, pháp PFC, phương pháp ABC, BSC, phân tích chênh lệch. phương pháp dự báo và chiết khấu dòng tiền Đối tượng sử dụng Cấp quản lý cao, trung bình và Các nhà quản lý cấp cao về quản lý thông tin thấp cho hoạt động (hiện tại) chiến lược Tính chất thông tin Thông tin mang tính bị động Thông tin mang tính chủ động Nguồn cung cấp Cung cấp thông tin dựa trên hệ Cung cấp thông tin không bị giới thông tin thống sẵn có hạn bởi các hệ thống sẵn có. Nguyên tắc cung cấp Được xây dựng dựa trên các qui Bỏ qua các qui ước, hệ thống các thông tin ước, các chỉ tiêu đặt ra chỉ tiêu Nguồn: tác giả tự tổng hợp 239
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Vakhrushina (2011) đã xác định các đặc điểm của KTQTCL trong nghiên cứu của mình gồm: - KTQTCL hướng đến các yếu tố bên ngoài môi trường vĩ mô. - KTQTCL tập trung vào kế toán sự không chắc chắn, chiến lược quản lý rủi ro, hình thành cơ sở để thông qua các quyết định quản trị hợp lý. Từ bảng 1, có thể khái quát đặc điểm của KTQTCL và KTQT truyền thống qua sơ đồ 1 như sau: Tập trung vào: KTQT - Chiến lược quản lý Định chiến lược - Sự không chắc chắn hướng: Bên - Lợi thế cạnh tranh ngoài DN - Thị phần Thực hiện KTQT Tập trung vào: Định - Cắt giảm CP KTQT hướng: bên - Quản lý và kiểm soát CP truyền trong DN - Đánh giá hoạt động tại thống các trung tâm trách nhiệm Sơ đồ 1: Đặc điểm KTQT truyền thống và KTQT chiến lược Nguồn: Collins. S Oboh, 2017 2.2. Chức năng, qui trình và phương pháp của kế toán quản trị chiến lược Hệ thống thông tin KTQTCL được sử dụng để thu thập, xử lý phân tích thông tin cần thiết cho việc hoạch định, ra quyết định, kiểm soát chiến lược của nhà quản trị. Lords (2006) đã xác định các chức năng của KTQTCL gồm: Thứ nhất, thu thập thông tin liên quan đến các đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, sử dụng các kỹ thuật kế toán nhằm cung cấp thông tin cho các quyết định chiến lược trong doanh nghiệp. Thứ ba, hướng tới cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp trên cơ sở các quyết định chiến lược. Và cuối cùng, giúp DN đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua KTQTCL. Các bước trong qui trình thực hiện KTQTCL được thể hiện qua sơ đồ 2 sau: Mục tiêu của DN Kiểm soát tình huống Thang đo điểm chuẩn Phản hồi về: Tính đồng bộ giữa kết quả và mục tiêu Các lựa chọn thay thế chiến lược Đánh giá thành quả Đề xuất cho hệ thống kế toán Sơ đồ 2: Qui trình thực hiện KTQT chiến lược Nguồn: Malcom Smith, 2005 240
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Các kỹ thuật KTQTCL do Guilding và cộng sự tổng hợp đưa ra trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2002 đã lên đến con số 20 (Guilding et al, 2000; Čadež et al, 2005; Guilding & McManus, 2002) và được các học giả sử dụng trong nhiều nghiên cứu (một phần hoặc toàn bộ). Từ năm 2015 đến nay, các kỹ thuật kế toán quản trị được kế thừa và nghiên cứu vận dụng như là giải pháp hoàn hiện nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp trong thực tế. Đào Thúy Hà (2015) đã đưa ra các điểm mới về việc áp dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp sản xuất thép bằng phương pháp chi phí Kaizen của Yasuhiro Moden và Kazuki Hamada. Nguyễn Thanh Huyền (2015) đề cập đến việc vận dụng KTQT chi phí phù hợp với từng giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm phù hợp với điều kiện phát triển ở Việt Nam. Bên cạnh đó, vài nghiên cứu sau này còn có thêm các kỹ thuật mới ngoài chi phí dựa vào hoạt động, chi phí mục tiêu, chu kỳ sống sản phẩm và kế toán môi trường, chu kỳ sống sản phẩm và thẻ điểm cân bằng. Nhưng đến nay, thực tế vẫn chưa có danh sách thống nhất các kỹ thuật KTQTCL được chấp nhận rộng rãi. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về KTQTCL. Việc xác định các kỹ thuật KTQTCL còn mang tính chủ quan. Hiện nay, các học giả trên thế giới quan tâm và ủng hộ việc sử dụng 9 công cụ phân tích thông tin sau của KTQTCL (bảng 2): Bảng 2: Phương pháp của KTQT chiến lược Nhóm phương Công cụ kỹ thuật Nội dung pháp KTQTCL Sản phẩm được xem là một tập hợp các lợi ích (thuộc tính) được mong muốn ở các mức độ khác nhau, bao gồm các tính năng của sản phẩm, các thỏa thuận mua hàng nhất định hoặc các dịch vụ sau bán hàng. Tuy nhiên, thông tin Xác định chi phí sản được kiểm tra phải phù hợp với các đối thủ cạnh phẩm theo thuộc tính tranh hiện tại hoặc trong tương lai. Kỹ thuật này được xem là định hướng ra bên ngoài vì các thuộc tính của sản phẩm được xác định dựa vào nhu cầu của khách hàng. 1. Cắt giảm và Một khái niệm khác về mức độ liên quan khi kiểm soát chi phí chi phí được chia nhỏ để đo lường mức độ phù Chi phí chiến lược hợp với chiến lược, chẳng hạn mức độ phù hợp với số tiền mà đối thủ cạnh tranh chi tiêu cho các lĩnh vực như tiếp thị và định giá. ABC là một hệ thống chi phí trong đó chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các sản phẩm thông qua các hoạt động hỗ trợ chính và các chi Tính chi phí dựa trên phí gián tiếp của mỗi hoạt động. Kỹ thuật này hoạt động (ABC) trái ngược với việc phân bổ chi phí trên cơ sở tỷ lệ xác định trước. Kỹ thuật tính chi phí theo hoạt động thể hiện rõ 2 đặc điểm cơ bản của KTQTCL, đó là định hướng dài hạn và định 241
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nhóm phương Công cụ kỹ thuật Nội dung pháp KTQTCL hướng thị trường (Cinquini & Tenucci, 2010). Kỹ thuật tính này giúp làm nổi bật được tầm quan trọng của các chi phí phát sinh trong các hoạt động tạo ra sản phẩm. Đây là một kỹ thuật hiệu quả khác của KTQTCL vì nó cho phép DN so sánh và đo điểm chuẩn, giúp DN đánh giá lợi thế cạnh Đánh giá đối thủ cạnh tranh của các đối thủ dựa vào phân tích số liệu tranh dựa trên Báo của các BCTC đã được công bố của đối thủ. cáo tài chính Moon và Bates (1993) cho rằng thông tin trong báo cáo tài chính có thể được sử dụng một cách 2. Kế toán đối thủ chiến lược với sự trợ giúp của phân tích tỷ số. cạnh tranh Tận dụng xu hướng ngày càng tăng của việc tiếp cận thông tin sẵn có, chi phí của đối thủ cạnh tranh (sản xuất, lao động, nguyên vật liệu) Đánh giá chi phí của cần được phân tích một cách chi tiết. Bromwich đối thủ cạnh tranh (1990) nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu chi phí của đối thủ cạnh tranh vì hiểu được chúng sẽ giúp quản lý chi phí của chính DN. BSC được đề xuất bởi Kaplan và Norton (1992), trong đó các biện pháp tài chính và phi tài chính được tích hợp cho mục đích quản lý hiệu suất chiến lược, nhằm tạo ra sự cân bằng bằng cách liên kết tầm nhìn và chiến lược của 3. Đo lường hiệu Thẻ điểm cân bằng doanh nghiệp với những góc nhìn đa chiều của quả (BSC) khách hàng, nội bộ quy trình kinh doanh, học tập và tăng trưởng, và tình hình tài chính. Kỹ thuật này đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn của quá trình QTCL (Cinquini & Tenucci, 2010). Đây là một khái niệm nhằm nâng cao tầm quan trọng của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng cụ thể. Do đó, định giá khách hàng như tài sản làm cho khách hàng trở thành một 4. Kế toán Định giá khách hàng phần của giá trị công ty (Gupta và Lehmann, khách hàng như tài sản 2003). Xác định và tạo ra giá trị khách hàng được coi là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và thành công lâu dài của DN. Guilding và McManus (2002) chỉ ra rằng kỹ thuật trên có thể được đánh giá thông qua một phương pháp 242
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nhóm phương Công cụ kỹ thuật Nội dung pháp KTQTCL mà giá trị hiện tại của lợi nhuận ước tính được chiết khấu từ tương quan giao dịch của những khách hàng cụ thể. Kỹ thuật này được phát triển từ phân tích chuỗi giá trị do Porter (1985) đề xuất nhằm giúp DN đạt được lợi thế cạnh tranh. Trong phân tích Định giá chuỗi giá trị này, tất cả các hoạt động tạo ra giá trị liên quan 5. Ra quyết định đến sự phát triển của sản phẩm hoặc dịch vụ chiến lược phải được liên kết dưới dạng chuỗi. Roselender và Hart (2003) đã công bố các Kế toán quản trị nghiên cứu về việc thực hiện kỹ thuật này, liên thương hiệu kết thông tin kế toán với việc cải thiện thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng. Nguồn: tác giả tự tổng hợp KTQTCL là hệ thống thông tin kế toán quản trị được dùng để hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định mang tính chiến lược khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng. Đó cũng là nguyên nhân của sự gia tăng ngày càng nhiều các nghiên cứu về các kỹ thuật cũng như thực hiện các kỹ thuật KTQTCL trong DN. 2.4. Kinh nghiệm áp dụng kế toán quản trị chiến lược tại một số quốc gia Trên thế giới, KTQTCL là hoạt động gắn liền với nhu cầu thông tin và khả năng quản trị của từng doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp Việt Nam, việc phân tích, tiếp thu kinh nghiệm liên quan đến KTQTCP ở những khía cạnh khác nhau, nhất là theo nội dung của các chức năng quản trị để rút ra bài học trong quá trình tổ chức thực hiện là hết sức cần thiết. Mỹ là một quốc gia có bề dày phát triển kế toán quản trị cả về lý luận và thực tiễn. Các DN tại Mỹ luôn coi KTQTCL như là một yếu tố không thể thiếu trong công tác kế toán DN. Tại Mỹ, phần lớn các DNSX tổ chức phân loại và tính toán chi phí HTK thông qua kỹ thuật ABC để cắt giảm chi phí HTK một cách có hiệu quả. Việc tính giá và phân loại HTK như một phần của KTQTCL để tạo thuận lợi trong việc xây dựng và điều chỉnh đầy đủ các thông tin mà nhà quản trị DN cần thiết. Trong nghiên cứu của Fung (2012), các DN sản xuất giấy qui mô vừa tại Mỹ đã áp dụng KTQTCL nhằm cung cấp thông tin về đối thủ cạnh tranh trong ngành bằng một số kĩ thuật như, “đối chuẩn” (“benchmarking”, trong đó sử dụng đối chuẩn bên ngoài – “external benchmarking” - nhằm theo dõi ngành, xác định đối thủ cạnh tranh, hiểu về vị trí của doanh nghiệp trên thị trường), “đánh giá đối thủ cạnh tranh qua các báo cáo tài chính được công bố” (“competitor appraisal on published financial statements” – gồm xem xét chiều hướng thay đổi của doanh thu và lợi nhuận, của tài sản và nợ phải trả), “đánh giá giá phí của đối thủ cạnh tranh” (“competitor cost assessment” – cung cấp định kỳ và có cập nhật về giá phí đơn vị sản phẩm ước tính của đối thủ cạnh tranh), hay “giám sát vị thế cạnh tranh” (“competitive position monitoring” – bảng phân tích vị thế của đối thủ cạnh tranh trong ngành bằng cách đánh giá và giám sát xu hướng của doanh thu, thị phần, giá phí đơn vị, và mức sinh lợi trên doanh thu). Còn trong các DN sản xuất đồ uống của Pháp, KTQTCL được coi là một công cụ trong hệ thống quản trị DN vì vậy KTQTCL được 243
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thực hiện tích hợp cùng với hệ thống quản trị nguồn lực (ERP), hệ thống quản trị thông tin (IMIS)… Tính năng quản lý chiến lược của ERP liên kết trực tiếp với bộ phận kế toán và bán hàng giúp hai bộ phận này nhanh chóng lên đơn hàng, báo giá và lập hợp đồng; mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Theo nghiên cứu của Tamas Vamosi (2015), kết quả từ việc thay đổi, kiểm soát các quá trình sản xuất, các nguồn vật liệu đầu vào đã giúp các DNSX ở Pháp tiết kiệm chi phí hàng năm khoảng 100,000 euro và tăng năng suất sản xuất thêm 30%. Nhờ việc áp dụng các kĩ thuật của KTQTCL đã giúp các DN này giảm chi phí rất lớn, so sánh số liệu chi phí năm 2013 với 1993 cho thấy giảm chi phí vốn tới hơn 50%, giảm chi phí hoạt động 35%, tiết kiệm 28 triệu euro cho chi phí tồn trữ. Như vậy, KTQTCL có vai trò rất quan trọng trong quy trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, và sẽ có nhiều nhân tố tác động đến vai trò này như nhân tố thuộc về tổ chức, nhân tố thuộc về kế toán viên…, điều đó hàm ý rằng, doanh nghiệp cần xem xét và có biện pháp tác động đến các nhân tố có liên quan nói trên để kế toán quản trị có thể phát huy tối đa vai trò của nó đối với công tác chiến lược của doanh nghiệp. 3. Vai trò và thách thức khi áp dụng KTQT chiến lược trong xu thế hội nhập. 3.1. Vai trò Khi môi trường ngày càng trở nên khốc liệt thì việc hiểu rõ chính “nội bộ” không những là lợi thế giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh mà còn giúp doanh nghiệp có sự tương tác với bên ngoài. Simmond (1981) đã nhận ra điều đó vì ông nhận thấy lợi nhuận được tạo ra không phải chỉ xuất phát từ việc vận dụng thông tin bên trong doanh nghiệp mà còn xuất phát thông tin bên ngoài mà chủ yếu là từ đối thủ cạnh tranh. Theo ông, thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh rất quan trọng bởi vì nó giúp doanh nghiệp định vị được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ thông qua so sánh chi phí, cơ cấu chi phí thu thập được từ đối thủ cạnh tranh. Có thể thấy rằng vai trò của KTQTCL đối với các doanh nghiệp là không thể bàn cãi bởi các giá trị mang lại khi vận dụng công cụ này luôn là làm gia tăng hiệu quả hoạt động của DN. Đó không chỉ là hiệu quả tài chính đơn thuần như sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, hoàn vốn đầu tư mà còn cả hiệu quả mang tính phi tài chính như sự hài lòng của khách hàng, gia tăng chất lượng của sản phẩm, sự phát triển của thị phần, sản phẩm mới . KTQTCL giúp DN gia tăng doanh thu vì nó cung cấp thông tin tốt hơn cho việc ra quyết định. Brian H Maskell (2006) đã nghiên cứu rằng nếu DN sử dụng thông tin chi phí tiêu chuẩn theo KTQT truyền thống cho các quyết định liên quan đến giá, lợi nhuận, mua, bán, đầu tư vốn và giới thiệu sản phẩm mới thì các chi phí tiêu chuẩn thường đưa ra các giải thích sai lầm dẫn đến các quyết định sai về những vấn đề này. Bên cạnh đó, KTQTCL còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm và kiểm soát được chi phí, làm cho thông tin trên Báo cáo tài chính có tính liên quan và kịp thời hơn, những điều mà hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn đạt được khi phải cạnh tranh trong môi trường khốc liệt hiện nay. Với KTQTCL, doanh nghiệp có thể hệ thống lại một cách thận trọng, để loại bỏ một số giao dịch, báo cáo, cuộc họp… không cần thiết để tiết kiệm các khoản chi phí. Vai trò tiếp theo của KTQTCL được thể hiện thông qua các công cụ kỹ thuật khi vận dụng đều giúp cho doanh nghiệp giải quyết được những mắt xích trọng điểm giúp cho các nhà quản trị thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích, đánh giá và dự báo những vấn đề trọng tâm mà doanh nghiệp cần đạt như chi phí, khách hàng, nhà cung cấp, chiến lược để đạt được mục tiêu chính của mình. Thông tin thu thập và cung cấp từ KTQTCL đều là thông tin vừa có tính định lượng như những 244
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thông tin tài chính và thông tin mang tính định tính như thông tin phi tài chính. Đây chính là nguồn thông tin quan trọng và cần thiết giúp cho các nhà quản trị bao quát, phân tích, xử lý và dự báo vấn đề hiệu quả hơn. 3.2. Thách thức Hiện nay, khi đa phần các doanh nghiệp đều đang thực hiện theo KTQT truyền thống, do đó việc triển khai áp dụng KTQTCL sẽ khó có thể tránh khỏi các rào cản. Việc tiếp cận theo chức năng của KTQT truyền thống sẽ gây khó khăn cho KTQTCL được tổ chức theo chuỗi giá trị. Mặt khác, trong quá trình thực hiện KTQTCL phụ thuộc nhiều vào hoạt động quản trị chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, KTQTCL khi áp dụng trong các DN ở Việt Nam thường đối mặt với một số thách thức như sau: - Các chi phí chuẩn sẽ không được sử dụng trong hệ thống quản lý dòng giá trị. Doanh nghiệp chỉ có thể căn cứ vào các chứng từ chi tiết về nguyên vật liệu và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp để làm căn cứ sử dụng đánh giá giá trị chi phí chuyển đổi trên mức giá vốn hàng bán bình quân cho từng ngày, từ đó xác định số ngày hàng tồn kho bình quân vào lúc cuối tháng. - Việc áp dụng KTQTCL sẽ thay thế báo cáo truyền thống theo từng bộ phận bằng việc phân tích giá trị theo từng nhóm dòng giá trị. - Khi áp dụng KTQTCL có thể dẫn đến sự phản ứng của đội ngũ nhân viên. Trách nhiệm của nhân viên gắn liền trực tiếp với bộ phận họ hoạt động chứ không còn tách biệt hay chung chung. 4. Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng kế toán quản trị chiến lược trong xu thế hội nhập hiện nay. Quá trình hội nhập, cạnh tranh và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cần chuyển sang áp dụng KTQTCL. Tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng kế toán quản trị chiến lược trong doanh nghiệp: - Thứ nhất, việc áp dụng KTQTCL cần sự ủng hộ thống nhất của tất cả các thành viên ban lãnh đạo công ty cũng như sự tham gia mạnh mẽ của đội ngũ nhân viên trong công ty, đặc biệt là những người trong hệ thống kiểm soát. Theo nguyên tắc của KTQTCL, các nhà quản lý không còn là người nắm giữ và tạo ra thông tin để kiểm soát quản lý mà là người giữ vai trò quan trọng để tạo ra sự thành công cho KTQTCL. Vai trò của họ là giúp cho toàn bộ tổ chức áp dụng và tiếp thu các nguyên tắc của KTQT, cung cấp công cụ và thông tin cho các bộ phận để giúp từng bộ phận báo cáo hiệu suất riêng của bộ phận đó. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng cần đưa ra các lời khuyên chuyên môn của mình giúp cho các bộ phận hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp và khách hàng để nâng cao vai trò và giá trị của họ đối với DN. - Thứ hai, khi áp dụng KTQTCL, cần xác định nhân viên kế toán là người đang hỗ trợ cho tổng giám đốc hay các CEO là người có thể nắm quyền kiểm soát các thông tin kinh tế tài chính trong doanh nghiệp. Do đó, nhân viên kế toán cần tham gia vào các quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hệ thống kiểm soát. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, cũng như tăng cường chất lượng thông tin và kiến thức cần thiết cho bộ máy quản lý. - Thứ ba, KTQTCL được áp dụng để thiết kế hệ thống kiểm soát quản lý mới thông qua cải tiến dần dần và cá nhân hóa. Do đó, cần quản lý chặt chẽ các thay đổi trong phạm vi tổ chức. Khi áp dụng KTQTCL để nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp cần phải tiến hành thận trọng và theo từng bước nhỏ để đạt được các chỉ số hiệu suất chính xác và kịp thời. 245
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Bên cạnh đó, việc ứng dụng cần phù hợp với hệ thống kiểm soát quản lý của công ty cũng như cần tôn trọng những đặc thù và nhu cầu của công ty trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc riêng của KTQTCL. Không thể xây dựng một hệ thống KTQTCL cho mọi DN mà cần được thiết kế riêng để mỗi đơn vị có sự tùy chỉnh các công cụ, phương thức và quy trình thực hiện. Do đó, DN cần xây dựng một hệ thống kiểm soát quản lý tốt để đạt được hiệu quả tối ưu khi áp dụng kế toán tinh gọn nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán. 5. Kết luận KTQTCL tuy là một khái niệm không mới nhưng lại chưa có khung thống nhất cũng như chưa có phương pháp luận, nội dung rõ ràng như kế toán quản trị truyền thống. Các nghiên cứu vận dụng KTQTCL đa phần đều dựa trên quan điểm kế toán quản trị là tập hợp các kỹ thuật KTQTCL mặc dù vẫn tồn tại sự lỏng lẻo hoặc vẫn có độ lệch giữa lý thuyết và thực tiễn. Vai trò và lợi ích mà KTQTCL mang lại đã được kiểm chứng trong rất nhiều nghiên cứu trên thế giới. Dựa trên bối cảnh nghiên cứu về kế toán quản trị ở Việt Nam có thể nhìn nhận được sự tất yếu của xu hướng vận dụng KTQTCL cho các doanh nghiệp ở đây. Muốn vậy, cần có những nghiên cứu tiệm cận hơn phù hợp với những điều kiện, bối cảnh và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, như nghiên cứu xây dựng khung nội dung KTQTCL thống nhất để có thể hướng dẫn các doanh nghiệp vận dụng hiệu quả hơn, tránh sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn khi vận dụng nhiều kỹ thuật khác nhau mà vẫn giải quyết được những vấn đề doanh nghiệp gặp phải liên quan đến một hoặc một vài đối tượng khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Åhlström P, and Karlsson C (1996), Change processes towards lean production, International Journal of Operations & Production Management 16 (11), pp 42-56. [2] Brian Maskell & Bruce Baggaley (2006), Strategic management accounting: What’s it all about ?, Target Magazine, 1st Issue, page 35-43 [3] Bromwich, M. (1990), The case for strategic management accounting: the role of accountitng informantion for strategy in competive markets, Accounting, Organizations and Society, P27–46. [4] Burgstahler, D., Horngren, C. T., Schatzberg, J., Stratton, W. O. and Sundem, G. L. (2007), Introduction to management accounting, 14th ed, Pearson/Prentice Hall, Upper Saddle River. [5] Chapman, C. S. (2005), Controlling Strategy: management, accounting, and performance measurement, Oxford University Press, Oxford. [6] Cinquini, L. & Tenucci, A. (2009), Strategic management accounting and business strategy: a loose coupling?, Journal of Accounting & Organizational Change, 6, 228–259. [7] Cadez, S. & Guilding, C. (2008), An exploratory investigation of an integrated contingency model of strategic management accounting, Accounting, Organizations and Soiety, 33, 836–863. [8] CIMA (2005), Performance Measurement, Topic Gateway Series No. 9, The Chartered Institute of Management Accountants, UK. [9] Collin S.Oboh (2017), Strategic management accounting and decision making: A survey of the Nigerian Banks, Future Business Journal, Vol 3, Issue 2, Dec 2017. [10] Đào Thúy Hà (2015), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 246
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 [11] Guilding, C., Cravens, K. S. & Tayles, M. (2000), An international comparison of strategic management accounting practices, Management Accounting Research, 11, 113–135. [12] Haider Shah (2011), Strategic management accounting – A messiah for management accounting? Australian Journal of Business and Management Research Vol.1 No.4 [01-07]. [13] Lord (2006), Strategic management accounting: the emperor's new clothes? Management Accounting Research, 7, 347–366. 14. Malcom Smith (2005), Performance Measurement and Management, Sage Publication [14] Norreklit, H. (2000), The balance on the balanced scorecard a critical analysis of some of its assumptions, Management Accounting Research, 11(1), March, 65-88 [15] Nguyễn Thanh Huyền (2015), Vận dụng hệ thống phương pháp KTQT chi phí vào chu kỳ sống của sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất gạch óp lát Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân [16] Roslender, R and Hart, S. (2003), In search of strategic management accounting: theoretical and field study perspectives, Management Accounting Research, 14(3), 255 -279. [17] Vera A. Manyaeva, Vladimir A. Piskuno, Vladimir P. Fomin (2016), Strategic Management Accounting of Company Costs, International Review of Management and Marketing, 6,255- 264. [18] Vakhrushina, M.A. (2011), Strategic Management Accounting: Full Course of MBA. Moscow: Read Group. 247
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2