PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VẤN ĐỀ “THAM GIA” TRONG HOẠT ĐỘNG<br />
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÀ VINH<br />
THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP<br />
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Đệ<br />
<br />
NCS. Đoàn Thị Nguyệt Minh <br />
<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Vấn đề “Tham gia” hiện nay là đề tài phổ biến và là tiêu điểm rất “nóng”<br />
của tất cả các nhà làm công tác phát triển cộng đồng, các nhà hoạch định chính<br />
sách. Và một điều không thể phủ nhận nữa là con người với hằng hà các vấn đề<br />
xoay quanh cuộc sống, tuy nhiên không vấn đề nào có thể được giải quyết mà<br />
không cần có sự “tham gia”. Cho nên vấn đề này luôn được các nhà làm chính<br />
sách xem xét và nghiên cứu dưới nhiều góc độ với mong muốn sẽ có hướng cải<br />
thiện tích cực trong nay mai để mọi vấn đề theo sau cũng nhanh chóng được<br />
khắc phục, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là Cộng đồng (CĐ) khu vực nông thôn<br />
sớm được “Đổi mới” về “Lượng-chất” thực sự. Cụ thể trong công tác xây dựng<br />
nông thôn mới (XDNTM) tại Trà Vinh hiện nay cũng không ngoại lệ, để đạt<br />
được mục tiêu lớn này thì CĐ cần hiểu được bản chất của mọi vấn đề đang đặt<br />
ra đúng nghĩa và nỗ lực nâng cao năng lực tham gia nhiều hơn, đồng thời phải<br />
xem đây là việc làm quan trọng cần đặt lên hàng đầu, song hành cùng các quá<br />
trình khác trong lúc đi tìm cách chinh phục và đối phó các khó khăn “gói gọn”<br />
trong vấn đề tham gia này. Thật vậy, kết quả trong hoạt động XDNTM vừa qua<br />
tỉnh Trà Vinh đã có được một đúc kết với những bài học trãi nghiệm đáng ghi<br />
nhớ, đặc biệt việc huy động “tham gia” CĐ còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên<br />
dù đạt được kết quả bước đầu như thế nào thì người dân tỉnh Trà Vinh cũng đã<br />
không ngừng tự hào về những thành tựu mà họ đã cùng nhau nổ lực phấn đấu.<br />
Bức tranh Nông thôn mới hôm nay đã tô điểm thêm cho CĐ Trà Vinh những<br />
con người “kiên cường” không ngại khó khăn và rất “đồng lòng” vực dậy.<br />
“Đậm đà” bản sắc nhân dân tỉnh Trà Vinh, khắc lên một dấu ấn khó quên trong<br />
<br />
<br />
<br />
Khoa Phát triển nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ.<br />
<br />
Nghiên cứu sinh ngành Phát triển nông thôn, Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường<br />
Đại học Cần Thơ.<br />
<br />
<br />
359<br />
lòng người dân cả nước nói chung và miền sông nước ĐBSCL nói riêng về một<br />
quãng đường đi với những khoảnh khắc thời gian nhiều biến đổi, Chương trình<br />
mục tiêu quốc gia XDNTM đã thật sự đưa Trà Vinh của ngày hôm nay khác<br />
biệt hoàn toàn so với ngày hôm qua. Điều đó cho thấy toàn tỉnh có sự vận động<br />
và phát triển không ngừng. Mặc dù xuất phát điểm với nguồn lực hạn hẹp, cơ<br />
sở hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, không đồng đều, kinh tế tỉnh còn<br />
nhiều khó khăn, cơ cấu ngành nghề chưa tương xứng, đều dựa vào nông nghiệp<br />
làm chủ lực, dịch vụ và các hoạt động tiện ích chiếm phần trăm rất thấp, chưa<br />
mang lại được cho người dân đời sống đảm bảo và sự ổn định về lâu dài cũng<br />
như một chất lượng đời sống chưa được nâng cao thõa mãn hết các nhu cầu về<br />
giá trị vật chất lẫn tinh thần như bao tỉnh bạn. Cùng mọi sự quản lý từ trên<br />
xuống còn nhiều “ắp đặt”, các “ấn định” về thể chế, chính sách chưa linh hoạt<br />
tháo gỡ, khó khăn lại chồng chất khó khăn vậy mà thời gian trôi qua vẫn đẩy<br />
đưa con người Trà Vinh “dày dạn” tiến tới và đến thời điểm hiện nay tỉnh đã<br />
“trở mình” đi lên thấy rõ. Song vẫn chưa là kết quả toàn mĩ phần lớn là vì còn<br />
tồn tại vấn đề về “rào cản” tham gia chưa được dỡ bỏ, cùng sự nhìn nhận chưa<br />
“thấu đáo” khái niệm của hai từ “Tham gia” nên CĐ chưa đưa Trà Vinh phát<br />
triển sánh cùng với các tỉnh lân cận trong vùng. Câu hỏi gợi mở: có phải phần<br />
đông trong sự vận động toàn cảnh vẫn còn tồn tại nhiều góc “tĩnh tại” nào đó<br />
chưa được “Đánh thức”? Và mọi tiềm năng, tiềm lực chưa được phát huy? Phải<br />
chăng sự tham gia của CĐ chưa hoàn toàn là “chủ động” đúng nghĩa, chưa bắt<br />
nguồn từ phía nhân dân thực sự “tự nguyện”. Liệu chăng con người không cần<br />
thực “Động” mà vẫn tới “Đích điểm”? Với điểm đích vừa tổng kết giai đoạn 1<br />
thì khách quan đã khẳng định nhiều về mọi nỗ lực “tham gia” tại Trà Vinh là<br />
thật sự. Tuy nhiên CĐ đã và đang vận hành tham gia theo bản chất xu hướng<br />
nào? Trạng thái nào? Thì cần có phản hồi từ khách quan bên ngoài nhìn nhận<br />
và đóng góp. Chắc chắn Kết quả sẽ chỉ tốt hơn khi CĐ có lĩnh hội về sự tham<br />
gia trọn vẹn hơn. Đó cũng là lý do hướng nghiên cứu bàn về việc nhìn nhận<br />
“Vấn đề tham gia trong hoạt động XDNTM Trà Vinh – Thực trạng và hướng đề<br />
xuất giải pháp” cần được xem xét và thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu xem xét<br />
lại bản chất các vấn đề đặt ra từ khái niệm tham gia, để đề xuất khái niệm theo<br />
cách tiếp cận mới và gợi ý hướng đề xuất giải pháp mang tính “căn cơ” nhằm<br />
sớm giải quyết “triệt để” vấn đề còn tồn tại trong tham gia.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
360<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.Nội dung nhận định vấn đề “tham gia” trong hoạt động<br />
XDNTM Trà Vinh<br />
2.1. Các vấn đề về “tham gia”<br />
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các quan điểm duy vật lịch sử biện<br />
chứng và quan điểm toàn diện. Thật vậy, thực tiễn trong mọi cách thức phân<br />
tích và nhìn nhận vấn đề đều phải dựa trên một số quan điểm nòng cốt nhất<br />
định. Trước khi đi tìm Giải Pháp cải thiện mọi vấn đề đang đặt ra thì việc xác<br />
định đâu là vấn đề cuối cùng, đồng thời xem xét bản chất của vấn đề này nên<br />
hiểu và gắn với bối cảnh thực tế phát sinh, vào từng thời điểm cụ thể nào, tính<br />
cấp thiết quan trọng ra sao? Những đòi hỏi và độ khó đến đâu rồi từ đó tìm<br />
kiếm đâu mới là nguyên nhân “mấu chốt”, trước khi tìm hướng giải quyết thì<br />
việc đề xuất giải pháp mới bám sát vào thực tế và đi thẳng được vào trọng tâm<br />
mục tiêu cần đạt được. Trong tham gia XDNTM tại Trà Vinh theo nghiên cứu<br />
đặt ra các vấn đề cụ thể cần được bàn bạc như sau:<br />
Vấn đề đầu tiên hiện nay là xét về bản chất của trạng thái “tham gia” của<br />
CĐ trong thời gian vừa qua. Tại sao vạn vật thế giới xung quanh luôn biến đổi?<br />
Vậy thì CĐ Trà Vinh đã thật sự biến đổi chưa và đã biến đổi theo trạng thái<br />
nào? Giả sử với mối quan tâm tham gia hay không tham gia của CĐ vào tất cả<br />
các hoạt động nói chung cũng như trong XDNTM nói riêng ứng với mức hiểu<br />
và nhận thức được ý nghĩa cũng như nhìn nhận được lợi ích từ tham gia sẽ<br />
mang đến cho CĐ một sự đổi mới về chất lượng đời sống thì mọi biến đổi từ<br />
trạng thái tham gia “thụ động” sẽ nhanh đến “năng động” là rõ ràng hơn. Nếu<br />
CĐ hiểu bản chất “tham gia” là vận động cần thiết thì chắc chắn CĐ đã ở trong<br />
khái niệm biến đổi thật sự. Tuy nhiên tùy mức vận động, tức tham gia đạt mục<br />
tiêu nào thì sẽ xác định được trạng thái biến đổi tương ứng với kết quả mà CĐ<br />
đang gặt hái được. Và tùy về nhận thức tham gia cao hay thấp thì thành tích đạt<br />
được của sự biến đổi từng cá nhân trong CĐ là khác nhau dẫn đến bức tranh<br />
NTM Trà Vinh “đổi mới” là từ bên trong hay chỉ là cơ sở hạ tầng bên ngoài. Vì<br />
Nông thôn mới thực chất là nền nông nghiệp mới với những con người mới<br />
(chủ yếu là tư duy đổi mới). Đúng với quy luật “Dòng chảy” rằng “Không ai có<br />
thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông” - luận điểm của Hêraclit- nhà triết<br />
gia vĩ đại thời Hy Lạp cổ đại đã khẳng định rằng tất cả mọi sự vật và hiện<br />
tượng luôn biến đổi và phát triển không ngừng, cũng như dòng sông kia luôn<br />
thay nước mới, nước luôn được vận động chảy trôi, thì lẽ nào con người đứng<br />
yên không thay đổi mà đi đến mục tiêu cuối cùng trong cuộc đời mình. Và tất<br />
<br />
<br />
361<br />
nhiên con người không ai muốn “đứt quãng” ở giữa đường. Và chính quy luật<br />
này đã chỉ ra một điều là để thích ứng quy luật tự nhiên con người cần uyển<br />
chuyển biến đổi theo. Nếu CĐ lĩnh hội được quy luật này sẽ đi đến quan tâm<br />
“tham gia” ngày một cao, và đây là tham gia từ suy nghĩ đến hành động bước<br />
đầu. Và để thuận theo quy luật vũ trụ tất cả đều không thể nào bất biến, bất<br />
định mà CĐ nên luôn ứng biến, linh hoạt, linh động thích nghi với mọi điều<br />
kiện hoàn cảnh để sinh tồn. CĐ nên đón nhận khái niệm tham gia thuộc về bản<br />
chất tự nhiên là “động” vốn có cùng các yếu tố ảnh hưởng tác động đi kèm<br />
theo: (1) yếu tố khách quan bên ngoài, bề nổi, hữu hình tức bên ngoài môi<br />
trường đã tác động vào bên trong con người với hành vi “tham gia” đang thực<br />
hiện (có thể đo lường và kiểm soát được), (2) yếu tố chủ quan thuộc về bên<br />
trong con người chủ thể, nhưng con người là thực thể “phức tạp” những gì bên<br />
trong con người do con người quyết định nhưng vẫn còn tồn tại bề ẩn, vô hình<br />
bao trùm trong không gian vũ trụ đa chiều không phải con người có thể toàn<br />
năng kiểm soát, và khống chế được, lại càng khó để đo lường và tận tường cần<br />
phải lưu tâm thêm. Tức là có tham gia là sẽ có tiếp nhận các phản ứng tác động<br />
từ ngoài vào hay chính tự bên trong được đánh thức. Với lập luận trên nghiên<br />
cứu đề xuât Trà Vinh nên tư duy về “Tham gia” với trạng thái “động” theo<br />
hướng này nhằm đảm bảo sinh tồn cho chính cá nhân từng thành viên CĐ chứ<br />
không cho ai, và ngược lại. Như vậy thì CĐ sẽ nỗ lực hơn trong thời gian tới<br />
nhằm đạt mục tiêu của cuộc đời cá nhân con người và cũng là mục tiêu mà các<br />
chương trình phát triển CĐ nói chung cũng như CTMTQGXDNTM nói riêng là<br />
cực kỳ cần thiết.<br />
Vấn đề thứ hai muốn xét đến là nội dung công tác “tham gia” XDNTM<br />
từng giai đoạn gắn với những mục tiêu cụ thể và quản lý theo mục tiêu đề ra.<br />
Nâng khái niệm Tham gia làm sao để gắn được mục tiêu đạt về “chất” và<br />
“lượng” nhằm bảo đảm tính bền vững và nâng chất lượng đời sống CĐ. Nâng<br />
tham gia như thế nào để mọi nhu cầu con người ngày càng thõa mãn (Giá trị<br />
thuộc về vật chất, tinh thần). Tức quan tâm đến cái “lõi” của sự tham gia chứ<br />
không là “võ” bề ngoài hình thức của hai từ này? Đây là mục tiêu lớn xuất phát<br />
từ các mục tiêu nhỏ của các tiểu thành viên CĐ, tiểu gia đình là tế bào của xã<br />
hội mà hình thành. Do đó, tất cả mọi hoạt động tham gia nào đó gắn bó với sự<br />
hình thành và phát triển của con người đều được xem là hoạt động cơ bản cần<br />
thiết đáp ứng cho nhu cầu sinh tồn của con người. Đúng như Paul (1987) cho<br />
rằng chỉ là vì một mục đích cụ thể được vạch ra và vì những giá trị CĐ mong<br />
<br />
<br />
<br />
362<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
đợi mà Sự tham gia ở đây được hiểu là hành động và không ngừng hoạt động,<br />
tức là con người luôn ở trạng thái “động” để tham gia vì một mục đích cụ thể<br />
nhất định.<br />
Vấn đề thay đổi tư duy cải thiện tham gia nên gắn với những đề xuất Giải<br />
pháp thuộc về “căn cơ” mới hiệu quả. Con người hiện nay đang đối mặt với<br />
hàng trăm, hàng nghìn vấn đề chưa được giải quyết cứ phát sinh chồng chất<br />
hằng ngày và cũng chỉ bởi cách giải quyết cũ - giải pháp phần “ngọn”, cho nên<br />
kết quả là thực trạng xã hội hiện nay chưa có sự biến đổi khác biệt để thõa mãn<br />
mọi mong đợi của con người. Vì nhiều lý do, trong đó có lý do chưa cùng một<br />
nhận thức thay đổi tư duy về tham gia. Tuy nhiên không có bất cứ vấn đề nào<br />
“Mới” phát sinh được giải quyết thõa đáng mà lại không dựa vào các vấn đề<br />
“Cũ” còn tồn đọng cần phải “dứt điểm”. Các vấn đề tiếp theo của con người dù<br />
là có mới “nóng bỏng” quan trọng đến đâu thì con người cũng cần song hành<br />
tìm thấy giải pháp cả “gốc” lẫn “ngọn”. Tuy nhiên đối với vài vấn đề ưu tiên<br />
trước mắt được ví là khẩn cấp, muốn giải quyết thì Giải pháp phần “ngọn” cũng<br />
là cần thiết giống như ta điều trị các bệnh cấp tính vậy không thể không cần<br />
liệu pháp tây y “cấp cứu” để chữa trị kịp thời, nhưng với các bệnh mãn tính lâu<br />
ngày không khỏi thì chỉ là liệu pháp trị tận gốc thuộc về liệu pháp Đông y, tức<br />
trị tại “tâm bệnh” mới giúp người bệnh triệt tiêu mầm bệnh và phục hồi trở lại.<br />
Vậy cho nên tựu trung tất cả vấn đề phần lớn là do con người mà ra, nên một<br />
ngày nào con người chưa tìm thấy nguyên nhân “gốc rễ” hay là “căn cơ” bản<br />
chất mọi vấn đề của con người thì rất khó để mà khắc phục. Khi con người hiểu<br />
vấn đề này thấu đáo, vận dụng quan điểm này vào thực tiễn thì tất nhiên con<br />
người cũng sẽ tự mình có được các phương thức giải quyết triệt để vấn đề của<br />
mình. Ngược lại nếu CĐ này lao vào khám phá đề xuất các giải pháp, đề xuất<br />
chiến lược giải quyết các vấn đề của CĐ khác mà không từ “gốc rễ” tường tận,<br />
kết quả sẽ hoài công vô ích. Thêm nữa thực tế cho thấy, vì dù là các giải pháp<br />
“tuyệt vời” ra sao đi chăng nữa thì có hay không có sự tham gia của tất cả các<br />
bên mới quyết định thành công. Và theo xu thế phát triễn “vũ bão” của thế giới<br />
nếu xét về “bản chất” thì “tham gia” bây giờ phải hoàn toàn là nghiêng nhiều về<br />
trạng thái “động”, khác hoàn toàn với bản chất vấn đề nghiên cứu trước với<br />
nghĩa tham dự “tĩnh tại” thì mới mong đuổi kịp. Nếu ví hành động “tham gia”<br />
như hoạt động hô hấp, như hơi thở, sự sống của con người thì con người sẽ<br />
không bao giờ ngừng hô hấp để thở cũng là con người phải cùng đồng hành<br />
tham gia hướng về cùng mục tiêu mà loài người ai cũng mong đợi. Và quan<br />
<br />
<br />
<br />
363<br />
trọng không kém nếu các mục tiêu này đồng nhất, tương thuận, tương sinh,<br />
không mục tiêu nào làm cản trở mục tiêu nào, tức không có sự tham gia nào<br />
làm tổn thất ảnh hưởng đến lợi ích chung của nhân loại thì mọi hoạt động tham<br />
gia con người đều đóng góp lớn vào sự tiến bộ của loài người và của xã hội.<br />
Cần khẳng định thay đổi tư duy trong “tham gia” là cần thiết và cấp bách trước<br />
khi đi tìm giải pháp để nâng cao năng lực tham gia<br />
2.2. Tổng quan kết quả hoạt động tham gia trong XDNTM tại Trà Vinh<br />
Hòa với sự phát triển và cạnh tranh không ngừng với các tỉnh lân cận khu<br />
vực ĐBSCL trong công tác XDNTM, CĐ Trà Vinh hiện nay đã kêu gọi không<br />
ngừng sự đoàn kết gắn bó tập trung mọi nguồn lực cùng tham gia. Thời gian<br />
vừa qua đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn là kết<br />
quả cuối cùng thõa mãn hết các mục tiêu CĐ, phần lớn được xác định là do nổ<br />
lực CĐ tham gia chưa cao, và còn những khó khăn khác. Cụ thể với các kết quả<br />
đạt được trong tham gia XDNTM tại Trà Vinh như đã tổng kết giai đoạn 1 vừa<br />
qua theo nghiên cứu của (Minh, 2017) nhận định thì bức tranh NTM Trà Vinh<br />
đã hoàn toàn khởi sắc. Tỉnh đã “lột xác” hơn so với thời điểm mới tách tỉnh từ<br />
tỉnh Cửu Long (tháng 5/1992). Với nét đặc trưng, nổi bật về các thành phần<br />
mang tính “Đa”: đa đặc thù, đa dân tộc (321.084 người Khmer, chiếm 31,63%<br />
và 8.553 người Hoa chiếm 0,85% so với dân số chung của tỉnh, ngoài ra còn có<br />
dân tộc người Chăm, Ấn nhưng số lượng rất ít); đa tôn giáo, đa tín ngưỡng mà<br />
hợp thành một trà Vinh đa bản sắc văn hóa, nên gây nhiều khó khăn cho sự<br />
đồng nhất, đồng bộ trong việc đồng hành trong huy động cùng tham gia. Song<br />
đến nay toàn cảnh tỉnh đã chuyển biến, khởi sắc không ngừng tăng trưởng và<br />
phát triển. Trà Vinh đổi mới căn bản toàn diện trên các mặt kinh tế, văn hóa,<br />
chính trị xã hội ổn định, tất cả được phản ảnh thông qua kết quả đạt được theo<br />
nhóm tiêu chí lớn với số liệu được minh họa cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
364<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 1. Tổng kết quả thực hiện bộ tiêu chí xã nông thôn mới theo nhóm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Ban chỉ đạo NTM Tỉnh TV, 2016<br />
<br />
<br />
Với số tiêu chí trung bình/ xã là 13.9 đươc tổng kết trong giai đoạn 1 thì CĐ<br />
tham gia ở hầu hết các tiêu chí, Theo Đoàn Thị Nguyệt Minh, 2017 trong kết<br />
luận từ nghiên cứu tổng quan đánh giá các kết quả đạt được từ hoạt động tham<br />
gia dựa trên điều kiện kinh tế hộ thì mức tham gia của hộ giàu đều cao hơn hai<br />
nhóm hộ còn lại, hộ nghèo có mức tham gia thấp nhất. Nếu xét về mức tham<br />
gia theo từng lĩnh vực tiêu chí của cả 3 nhóm hộ, thì nhìn chung việc tham gia<br />
vào tiêu chí quy hoạch và các tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội khá thấp. Các tiêu<br />
chí về văn hóa, môi trường, tổ chức sản xuất và an ninh trật tự được nông hộ<br />
tham gia đóng góp nhiều hơn. Kết quả trên chứng tỏ có sự nỗ lực không nhỏ<br />
của chính quyền và dân trong đóng góp tham gia dưới mọi hình thức, Kết quả<br />
trên đã khẳng định CĐ luôn hướng về mục tiêu phía trước. Tuy nhiên còn nhiều<br />
khó khăn không phải do chủ quan cá nhân hoàn toàn mà bị động bởi khách<br />
quan, điều kiện ngoại cảnh tác động. Sẽ rất khó để đi tiếp nếu thiếu đi sự trợ<br />
lực và việc tháo bỏ những rào cản của CĐ từ bên ngoài. Song song việc không<br />
ngừng củng cố nội lực, động viên về tinh thần, nâng cao động cơ, động lực từ<br />
bên trong nhằm kịp thời ứng biến khó khăn, thì việc phối hợp linh hoạt tiếp<br />
nhận những gì từ CĐ bên ngoài là cần tranh thủ cụ thể CĐ nên biểu hiện thái<br />
độ tích cực trong việc tiếp thu các gợi ý, gợi mở từ các cơ hội, các tương tác,<br />
trợ lực cùng những cảnh báo, những đánh thức về rủi ro tiềm ẩn. Tìm thấy đâu<br />
là bờ tường an toàn nhưng đi kèm tính chất 2 mặt của vấn đề là ẩn tích vào<br />
trong đó nhiều nguy hiểm khó nhìn thấy, khó đối ứng khi đột ngột phát sinh<br />
<br />
<br />
365<br />
gây nhiều tổn hao, lãng phí. Tất cả đều phải được cân nhắc xem xét cẩn thận,<br />
và nên thuận theo quy luật tự nhiên của vạn vật vũ trụ. Phải thấy là khó khăn<br />
luôn bao quanh, nhưng thuận lợi và thời cơ luôn tiểm ẩn, cơ hội thì đang ở phía<br />
trước chờ đón nếu có niềm tin tích cực và tranh thủ đón bắt thì CĐ sẽ vững tin<br />
đi tiếp. Tất cả được xem là những yếu tố thuộc về giá trị tinh thần, là yếu tố<br />
cực kỳ quan trọng, được khẳng định trong nghiên cứu của (Minh, 2016). Với<br />
những khảo sát qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá, kiểm định tương<br />
quan hồi qui các biến đưa vào mô hình tác động đến mức độ tham gia và dựa<br />
trên thang đo Likert 5 mức độ, đã được tiến hành khảo sát, đo lường thực tế tại<br />
Trà Vinh khẳng định rõ về điều này. Từ phương trình hồi quy tổng quát sau:<br />
Ŷ= 1.006 + 0.269VH.XH.TICC (văn hóa xã hội. Tiện ích công cộng) +<br />
0.240QH.HTCS (Quy hoạch hạ tầng cơ sở) + 0.088DDCNHO.CQ (Đặc điểm<br />
cá nhân hộ. Chính quyền) + 0.188GIỚI TÍNH + 0.004TUỔI. Nhưng chỉ 3 yếu<br />
tố được xem là có ảnh hưởng đến sự tham gia: yếu tố con người: chủ thể với<br />
đặc điểm cá nhân khác nhau, yếu tố cơ sở hạ tầng quy hoạch tổ chức sản xuất<br />
thực tế tại mỗi thời điểm khác nhau cùng yếu tố văn hóa xã hội điều kiện kinh<br />
tế thực tế tại địa phương; đã làm ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân.<br />
Nghiên cứu lý giải tập trung về hướng tác động mạnh. Và yếu tố VH.XH được<br />
nhìn nhận và xem xét trọng tâm đáp ứng với mục tiêu nghiên cứu đề ra: với ý<br />
nghĩa của yếu tố có hệ số tác động lớn nhất do biến VHXH.TICC quan hệ cùng<br />
chiều với biến nức độ tham gia. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu CĐ đánh<br />
giá yếu tố ''Văn hóa - xã hội - tiện ích công cộng'' tăng thêm 1 điểm thì mức độ<br />
tham gia của hộ dân tăng thêm 0,269 điểm. Tóm lại nghiên cứu khẳng định việc<br />
tham gia thụ động có ảnh hưởng bởi yếu tố vừa chủ quan nội tại bên trong nỗ<br />
lực cá nhân từng thành viên CĐ lẫn yếu tố khách quan, điều kiện ngoại cảnh tác<br />
động, tuy nhiên những gì thuộc về Văn hóa xã hội thì rất trừu tượng, khó nhìn<br />
vì thế yếu tố này đã ảnh hưởng lớn đến kết quả tham gia của CĐ và đến nay<br />
vẫn chưa có đề xuất giải pháp nào là khắc phục khả thi. Tác giả phân tích từ<br />
những giả định nếu có các Giải Pháp từ sự trợ lực về vật chất từ CĐ bên ngoài<br />
nhưng mọi con người thiếu đi những yếu tố tiền đề về giá trị tinh thần vững<br />
chắc thì dù cho nguồn lực vật chất có nhiều cỡ nào (đương nhiên là nguồn lực<br />
vật chất luôn có giới hạn) thì cũng không thể nào đáp ứng được hết nhu cầu vô<br />
hạn của CĐ. Từ đó thiếu đi động cơ bền vững trong tham gia cũng là kết quả từ<br />
những nghiên cứu trước đây.<br />
Vì vậy tìm kiếm giá trị nền tảng làm điểm tựa và chỗ dựa tinh thần làm<br />
<br />
<br />
<br />
366<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
khích lệ hiệu quả cho mọi hoạt động tham gia nhằm nâng cao các giá trị còn lại<br />
thì vô cùng cần thiết. Hiện nay với xu thế hội nhập, các hệ lụy xã hội được gây<br />
bởi sự ảnh hưởng từ nền văn hóa “lai căn” luôn biến động làm thay đổi các hệ<br />
giá trị. Thực tế đôi khi chưa thấu đáo mọi vấn đề, chỉ là vì lợi ích trước mắt,<br />
con người thường đặt lợi ích kinh tế, xem yếu tố vật chất là quan trọng và mọi<br />
thứ thuộc về giá trị tinh thần gần như bị “xem nhẹ” thậm chí bị bỏ qua thì con<br />
người ngày một mất đi những phẩm chất đạo đức truyền thống, mất đi tinh thần<br />
tương thân, tương ái, tính cố kết cộng đồng lỏng lẽo, không vì tập thể mà hành<br />
động, họ chỉ vì lợi ích bản thân theo chủ nghĩa cá nhân mà bỏ qua lợi ích<br />
chung. Với sự nhìn nhận các giá trị “mờ mắt” của những gì được xem là “vật<br />
chất đáng giá” thời buổi kinh tế thị trường, thường đưa CĐ đi đến nôn nóng<br />
trong suy nghĩ và hành động nên kết quả là mọi trợ lực vật chất từ bên ngoài<br />
dù lớn bao nhiêu cũng không thể đáp ứng tối đa sự thõa mãn nhu cầu vô hạn<br />
của CĐ, ví như đây là phương thức “gây tác dụng phụ”, dĩ nhiên vấn đề gây ra<br />
một chuỗi các hệ lụy cho xã hội là tất yếu và khó lường trước, nhiều nhất là sự<br />
chờ đợi ỷ lại, thiếu đi khả năng tự lực vận hành, “cứu cánh” từ bên ngoài lâu<br />
dài không phải là giải pháp cho mọi giải pháp mà nhà làm công tác phát triển<br />
CĐ mong muốn. Bởi tính chất hệ lụy kèm theo là sự chờ đợi, lệ thuộc, sẽ làm<br />
khó, làm khổ con người, làm cho con người sẽ trở nên yếu đi và thấp kém trong<br />
mắt CĐ bạn chỉ vì “nội lực” không được củng cố, xét về tính nhân văn đôi khi<br />
sẽ làm “tổn thương” lòng tự trọng con người nếu như mọi viện trợ là không<br />
xuất phát từ “lòng thành” và thái độ chia sẽ với sự cảm thông và “thấu hiểu”<br />
rằng không ai là mong muốn lựa chọn mọi số phận thấp hơn trong cuộc đời<br />
này. Chỉ khi mọi nguồn lực đều mạnh và “dôi dư” thì con người sẽ có quyền<br />
chủ động và linh hoạt hơn trong mọi quyết định chia sẽ, cho đi của mình và sẽ<br />
tự tin hơn trong tham gia vận hành cho đời sống cá nhân hiệu quả cũng là mục<br />
tiêu mà CTMTQGXDNTM mong đợi. Thay đổi cách làm của CĐ bên ngoài,<br />
đồng thời thay đổi tư duy tham gia sẽ là giải pháp tiếp theo để khi “cho” thì CĐ<br />
nên cho “cái gì”, và CĐ hiểu được nên “nhận” những gì đáp ứng được tính bền<br />
vững chứ không là lợi ích nhất thời mà hiệu quả công tác PTCĐ sẽ không cao,<br />
chẳng hạn việc hỗ trợ chỉ nên dừng lại ở tiếp tế điều kiện vật chất căn bản duy<br />
trì sự sống và sự tác động tư duy tự thức tự lực vượt khó vươn lên chính mình<br />
được xem là tạo cơ hội tham gia bước đầu ví như trợ lực CĐ ngồi dậy “cầm cần<br />
đi câu” và trình diễn tập huấn cách thức “câu cá” mẫu sao cho thu hoạch được<br />
“mồi” hiệu quả mới là quan trọng hơn mọi phương cách. Chính vì thế để đảm<br />
bảo tính bền vững cho sự phát triển theo thang bậc tiến hóa của loài người thì<br />
<br />
367<br />
giá trị vật chất tinh thần luôn phải tồn tại trong kích hoạt tham gia cần song<br />
hành thực hiện, được xem là bước tiếp theo đối với các nhóm CĐ bên ngoài có<br />
điều kiện, nguồn lực tốt hơn. Theo như lý thuyết thang bậc nhu cầu của<br />
(Maslow, 1943) thì CĐ sẽ tham gia không còn là vì nhu cầu cơ bản nữa, khi<br />
tham gia họ thõa mãn nhu cầu nâng cao. Và nếu thiếu một trong hai hoặc mất<br />
đi tác động ảnh hưởng của yếu tố tinh thần làm nền tảng lâu dài chắc chắn động<br />
cơ tham gia của CĐ sẽ bị kiềm hãm, trì trệ. Để nhằm hạn chế bớt tình trạng xấu<br />
hay vấn đề “quá muộn” vì sự “bị động” “lệ thuộc” của CĐ yếu kém ngày một<br />
cao thì việc tìm kiếm, nhìn thấy đâu là vấn đề tiên quyết mấu chốt để có<br />
phương cách tác động hỗ trợ đến CĐ ngay từ bước đầu một cách đúng đắn<br />
mang lại hiểu quả cao là quan trọng nếu ngược lại về lâu dài khuynh hướng<br />
“giúp người không khéo sẽ là hại người” ví như do “sai liệu pháp” trong chữa<br />
trị cấp cứu bệnh nhân vậy. Điển hình đâu đó trong nông thôn hiện nay, tình<br />
trạng “tái nghèo”, “không cần thoát nghèo” ngày càng nhiều chỉ vì lý do “sổ hộ<br />
nghèo” luôn được ưu tiên vì “nhiều chế độ”, cái phương thức giải quyết chỉ<br />
mang tính “tạm bợ” hay còn được xem là “lợi bất cập hại” tức chưa lường hết<br />
được hệ quả về lâu dài sẽ “đeo mang” đã đưa đến vấn đề “thụ động” trong tham<br />
gia và tất nhiên gần như tất cả các vấn đề “kéo theo” cũng chưa được giải quyết<br />
một cách căn bản hơn, tức là “chuỗi vấn đề” đã hình thành từ trước đến nay<br />
chưa được giải quyết dựa trên quan điểm cần xem xét theo “tính chất hai mặt<br />
của vấn đề” vốn dĩ lẽ ra theo quy luật mâu thuẫn: một trong ba quy luật cơ bản<br />
của phép biện chứng duy vật đã khẳng định “Tất cả vấn đề đều tồn tại ở hai mặt<br />
của thế cực đối lập” cần đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập và cần tìm<br />
thấy sự ẩn đằng sau mọi vấn đề là mặt ngược lại nhằm có hướng chủ động đối<br />
phó khi vấn đề đột ngột phát sinh. Đây là mặt hạn chế lớn chưa khắc phục được<br />
của phương pháp phát triển cộng đồng theo cách cũ. Để cải thiện tình thế nội<br />
dung tham gia XDNTM giai đoạn tiếp theo các nhà chính sách nên xem xét<br />
cách tiếp cận vấn đề tham gia theo góc nhìn đa chiều nhằm đề xuất các giải<br />
pháp đạt mục tiêu thõa mãn tính bền vững nhiều hơn.<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Nghiên cứu đã có kết luận về mối tương quan giữa hai yếu tố “Giá trị<br />
văn hóa tinh thần” và động cơ “tham gia” là mối tương quan thuận. Vì vậy mọi<br />
nghiên cứu tiếp theo nhằm khẳng định yếu tố gía trị văn hóa tinh thần là động<br />
cơ quan trọng và cần thiết trong cải thiện “tham gia” theo chiều hướng tích cực<br />
<br />
<br />
368<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cũng là nâng năng lực tham gia đang được các nhà chính sách chiến lược quan<br />
tâm hàng đầu. Đồng thời các phân tích sâu hơn nữa về nguyên nhân tại sao vấn<br />
đề về tham gia thụ động lại liên quan nhiều đến yếu tố Văn hóa Xã hội sẽ trả<br />
lời cho các câu hỏi đang cần được nghiên cứu khám phá là rất cần thiết. Trong<br />
đó các giải pháp liên quan đến yếu tố con người là nền tảng chủ thể chính, chủ<br />
thể trọng tâm của xã hội mà con người đang vận hành, giải pháp củng cố yếu tố<br />
nội lực, nâng cao năng lực tham gia cá nhân là cũng được xem là quan trọng,<br />
đây là cách đi sâu vào giải quyết điểm “cốt lõi”, giống như tìm “tâm bệnh” xác<br />
định cái gọi là “căn nguyên” của mọi vấn đề; là chìa khóa để mở ra mọi cánh<br />
cửa thành công; cũng là hướng khắc phục được xem xét đề xuất nhằm giải<br />
quyết tận “gốc” . Năng lực cá nhân chỉ được khẳng định khi cá nhân con người<br />
đã thay đổi tư duy theo hướng tích cực. Với Trà Vinh điều này là cực kỳ quan<br />
trọng vì khó khăn, thách thức thì luôn không ngừng phát sinh xung quanh mỗi<br />
con người lại khó dự đoán nên giải pháp “tăng năng lực thích ứng” là không thể<br />
thiếu. Nếu con người với tư duy mới đồng thời nội lực được củng cố, các hợp<br />
lực mạnh mẽ được triệu tập từ bên trong và song song là khả năng kiểm soát<br />
các ngoại cảnh tác động thì ít hay nhiều lâu dài CĐ sẽ quen dần với phương<br />
thức “tự bơi” nâng khả năng thích ứng “giãn sức chịu đựng” cho mình, tức “tự<br />
cứu” được mình trước khi chờ sự can thiệp. Quan trọng là mục tiêu từng con<br />
người trong CĐ có được cùng đồng hành thiết lập với mọi mục tiêu Chương<br />
trình hay không. Vì thế CĐ Trà Vinh cần thiết lập lại mục tiêu ngay từ bây giờ,<br />
cần phân tích lại nội tại CĐ (Điểm mạnh tăng cường phát huy. Điểm yếu cần<br />
đối diện và khắc phục) và không ngừng tranh thủ tiềm kiếm, tranh thủ tận dụng<br />
cơ hội từ những gì là trợ lực xung quanh, tất nhiên CĐ phải tăng khả năng dự<br />
đoán và có giải pháp đối phó với thách thức trong thời gian tới. Tiếp đó là sự<br />
lựa chọn các bên phối hợp trợ lực lên kế hoạch tham gia hành động cụ thể để<br />
từng bước chinh phục các mục tiêu mà CĐ đề ra. Với giả định con người tăng<br />
nội lực, thay đổi tư duy, thái độ, phương pháp tiếp cận khái niệm tham gia theo<br />
trạng thái “động” thì vấn đề sẽ được giải quyết từ “Gốc”, tức là từ “căn”. Tất<br />
nhiên mọi hướng đề xuất nhằm kích hoạt, thúc đẩy, nâng động cơ tham gia<br />
thuộc về sức bật “nội ứng, ngoại hợp”, thuộc cả về nâng giá trị “vật chất” lẫn<br />
“tinh thần”, những gì thuộc về cái gọi là “hữu vô tương hợp”; những gì là thuộc<br />
về thay đổi cảm xúc, cảm nhận về các hệ giá trị biến đổi bao hàm trong yếu tố<br />
văn hóa xã hội thì các nhà hoạch định chính sách, các nhà phát triển cộng đồng<br />
nên ưu tiên quan tâm cân nhắc hàng đầu.<br />
<br />
<br />
<br />
369<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. BCĐNTM Tỉnh Trà Vinh, 2016. Báo cáo Số 05 /BC-BCĐNTM-VPĐP<br />
ngày 11 tháng 01 năm 2016 về Kết quả triển khai thực hiện Chương trình<br />
MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 và phương hướng,<br />
nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020<br />
2. BCĐTW CTMTQGXDNTM, 2016. Báo cáo kết quả thực hiện Chương<br />
trình MTQG xây dựng nông thôn mới của cả nước đến hết tháng 2 năm 2016<br />
và định hướng giai đoạn 2016 – 2020.<br />
3. Cao Đức Phát, 2015. Báo cáo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương<br />
trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015 tại Hội nghị<br />
Hà Nội.<br />
4. Chính phủ, 2009. Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 của Thủ<br />
tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn<br />
mới;<br />
5. Chính phủ, 2010. Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ<br />
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng<br />
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;<br />
6. Đoàn Thị Nguyệt Minh, 2017. Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn<br />
mới tỉnh Trà Vinh. Tạp chí khoa học và công nghệ. Bộ nông nghiệp và<br />
phát triển nông thôn, 24: 3 – 11;<br />
7. Đoàn Thị Nguyệt Minh, 2017. Thực trạng vai trò tham gia của nông hộ<br />
trong toàn tién trình xây dựng nông thôn mới tại Trà Vinh. Tạp chí khoa<br />
học kỹ thuật nông lâm nghiệp. Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố<br />
Hồ Chí Minh, 4: 90 – 98;<br />
8. Đoàn Thị Nguyệt Minh, 2016. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của<br />
cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh, kỷ yếu hội nghị<br />
khoa học nông nghiệp và phát triẻn nông thôn thời hội nhập. Khoa phát<br />
triển nông thôn, Trường Đại Học Cần Thơ, 208- 219<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
370<br />