intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề tự do trong học thuyết về xã hội công dân của G.W.F Hegel

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Vấn đề tự do trong học thuyết về xã hội công dân của G.W.F Hegel nghiên cứu khái quát khái niệm về tự do trong triết học Hegel; những nội dung cơ bản của học thuyết về xã hội công dân, đặc biệt là khái niệm xã hội công dân; tập trung nghiên cứu quan niệm của Hegel về tự do chủ quan trong xã hội công dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề tự do trong học thuyết về xã hội công dân của G.W.F Hegel

  1. 68 Phan Thành Nhâm VẤN ĐỀ TỰ DO TRONG HỌC THUYẾT VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN CỦA G.W.F HEGEL FREEDOM ISSUES IN G.W.F. HEGEL’S THEORY OF CIVIL SOCIETY Phan Thành Nhâm Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; nhamphan84@gmail.com Tóm tắt - Trong triết học pháp quyền của Hegel, ý niệm về ý chí Abstract - In Hegel's philosophy of law, the notion of freedom has tự do đã trải qua những thang bậc phát triển khác nhau, từ pháp gone through different development scales, from abstract quyền trừu tượng đến pháp quyền trong lĩnh vực luân lý và cuối jurisdiction to jurisdiction in morality field and finally the law of cùng là pháp quyền của đời sống đạo đức (gia đình, xã hội công moral life (family, civil society and the State). Civil society is the dân và Nhà nước). Xã hội công dân là giai đoạn trung gian giữa intermediate stage between the family and the State, where the gia đình và Nhà nước, là nơi mà những cá nhân được tự do theo individual is free to pursue their own purpose and benefits , and the đuổi mục đích và những lợi ích riêng tư của mình, và việc thừa recognition of subjective freedom of individuals is an important nhận sự tự do chủ quan của các cá nhân là một đặc trưng quan feature of civil society. Within the scope of this article, the author trọng của xã hội công dân. Trong phạm vi bài viết này, tác giả studies the generalized concept of freedom in Hegel's philosophy; nghiên cứu khái quát khái niệm về tự do trong triết học Hegel; the basic content of the theory of civil society, especially the những nội dung cơ bản của học thuyết về xã hội công dân, đặc concept of civil society and Hegel's concept of subjective freedom biệt là khái niệm xã hội công dân; tập trung nghiên cứu quan niệm in civil society. của Hegel về tự do chủ quan trong xã hội công dân. Từ khóa - tự do; xã hội công dân; triết học; pháp quyền; Hegel. Key words - Freedom; civil society; philosophy; law; Hegel. 1. Đặt vấn đề không nên loại bỏ tất yếu ra khỏi tự do, mà phải đồng hóa nó Học thuyết về xã hội công dân trong triết học pháp với tự do. Khởi đầu cho sự đồng hóa này là nhận thức cái tất quyền của Hegel không chỉ là sản phẩm thuần túy của tư yếu, từ đó con người có khả năng bắt cái tất yếu phục tùng duy tư biện mà là sự phản ánh một cách sâu sắc thời đại và lợi ích và nhu cầu của mình. Song, điều này chỉ khả quan với dân tộc Đức vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, là sự điều kiện là tự do hiện diện trong bản thân tất yếu, cho dù là kế thừa và phát triển những quan niệm khác nhau về xã hội dưới dạng bị che đậy. Với Hegel, chân lý của bản thân tất công dân trong lịch sử triết học phương Tây, từ những ý yếu là tự do. Tất yếu ở Hegel không phải là tất yếu mù quáng tưởng về nhà nước và xã hội công dân thời kỳ Hy Lạp cổ mà là một loại tất yếu đặc biệt, là tính quy luật của thế giới, đại cho đến thời đại của Hegel, nhất là các ý tưởng về xã hay với tên gọi khác là “lý tính thế giới”. hội dân sự của Aristotle, Hobbes, Locke, Montesquieu, Như vậy, tự do trong triết học Hegel luôn gắn liền với Rousseau, Kant, Fichte, Adam Fuguson, Adam Smith,... . tất yếu. Nhưng, khác với các nhà triết học macxit thường Vì vậy, học thuyết về xã hội công dân chiếm một vị trí đặc nhấn mạnh tất yếu và sự tuân phục của con người trước cái biệt quan trọng trong hệ thống khoa học triết học về pháp tất yếu thì Hegel lại tin tưởng vững chắc vào sự thống trị quyền của Hegel, bao hàm những nội dung tư tưởng phong và thắng lợi ngày càng lớn hơn của lý tính và tự do. Theo phú về nhiều lĩnh vực, chứa đựng nhiều giá trị tư tưởng quý Hegel, tự do chỉ là khả thể với tư cách thống trị trên cái tất báu đáng để nghiên cứu, khai thác và vận dụng, nhất là yếu, tự do chiến thắng tất yếu không phải bằng con đường quan niệm của Hegel về tự do trong xã hội dân sự. loại bỏ, mà là bằng con đường đồng hóa giữa chúng thông qua sự chuyển hóa. 2. Kết quả nghiên cứu 2.2. Nội dung cơ bản của học thuyết về xã hội công dân 2.1. Khái niệm tự do trong triết học Hegel và quan niệm của Hegel về tự do trong xã hội công dân Tư tưởng về tự do là tư tưởng xuyên suốt triết học Hegel. Nội hàm của khái niệm xã hội công dân trong triết học Trong triết học Hegel, quan niệm về tự do mang nhiều sắc pháp quyền của Hegel đã sớm được định hình trong tác thái khác nhau, tùy những trường hợp cụ thể và riêng biệt. phẩm đầu tay của ông về phương pháp nghiên cứu triết học Tiếp thu những quan niệm về tự do trong lịch sử triết học pháp quyền tự nhiên (1802). Trong tác phẩm này, Hegel đã phương Tây, nhất là những ý tưởng về tự do trong tư tưởng xem “thế giới công dân” là thế giới xã hội của những cá nhân Kitô giáo, Hegel đã mở rộng và làm sâu sắc thêm khái niệm theo đuổi những lợi ích riêng tư của mình, độc lập với Nhà về tự do, ông đã xác lập mối quan hệ biện chứng giữa tự do nước, với tư cách là “công việc” của một tầng lớp nhất định, và mặt đối lập với nó là tất yếu. Theo Hegel, tất yếu có sức khác với “tầng lớp phổ biến” như là tầng lớp tự do và có tính mạnh cưỡng chế, đóng vai trò là cái hạn chế sự tự do của con đạo đức đích thực. Đến tác phẩm “Bách khoa toàn thư các người. Tuy nhiên, tự do bị hạn chế thực chất là không tự do, khoa học triết học 3: Triết học tinh thần (1817)”, Hegel đã đó là sự sợ hãi tất yếu. Vì vậy, Hegel đã đưa ra những giải xem xã hội công dân cùng với gia đình và nhà nước là những pháp cho mối quan hệ giữa tự do và tất yếu. Theo Hegel, momen cấu thành tổng thể đời sống đạo đức hay đạo đức xã  Trong các bản dịch của Bùi Văn Nam Sơn thuật ngữ Bürgerliche Gesellschaft được dịch là xã hội dân sự; còn trong bộ C.Mác và Ph.Ănghen toàn tập, thuật ngữ Bürgerliche Gesellschaft được dịch là xã hội công dân. Xã hội công dân và xã hội dân sự là những khái niệm không đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung tư tưởng triết học pháp quyền của Hegel, trong bài viết này tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ xã hội công dân.
  2. ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 69 hội. Khác với gia đình như là bản thể đạo đức của tinh thần Tinh thần tuyệt đối trong hình thức hoàn hảo nhất của nó. trực tiếp hay tự nhiên và cũng khác với Nhà nước là bản thể Trong quan niệm của Hegel, mọi người trong xã hội tự ý thức, là tinh thần phát triển tới một thực tại hữu cơ, xã công dân là Bürger như là sự đối lập với citoyen. Bürger đề hội dân sự là tổng số “tương đối” của các mối quan hệ “tương cập đến cuộc sống của con người như là những cá nhân cụ đối” giữa các cá nhân với tư cách là những cá thể độc lập với thể, tức những người theo đuổi lợi ích của mình, trong khi nhau trong tính phổ biến hình thức [xem 2, tr. 278]. Những citoyen đề cập đến đại diện trừu tượng bởi Nhà nước. ý tưởng về xã hội công dân trong “Triết học tinh thần” đã G.W.F. Hegel viết: “Những cá nhân, với tư cách là những được Hegel tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong tác phẩm công dân (Bürgers) của nhà nước này, là những nhân thân “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” (1821). Trong tác riêng tư có lợi ích riêng của mình như là mục đích của phẩm này, Hegel đã coi “xã hội công dân” là lĩnh vực nằm mình. Vì lẽ mục đích này được trung giới bởi cái phổ biến, ngoài Nhà nước và ngoài gia đình, ông coi đây là lĩnh vực nên cái phổ biến xuất hiện ra cho những cá nhân như là hoạt động kinh tế - xã hội của những cá nhân với nhau, trong phương tiện; họ chỉ có thể đạt được mục đích của mình khi Nhà nước có mục đích cao hơn nhiều so với sự điều tiết trong chừng mực bản thân họ xác định việc biết, việc muốn những quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội công dân. Như và việc làm của mình bằng một cách phổ biến và biến thành vậy, ở đây, xã hội công dân được Hegel xem xét chủ yếu như một mắt xích trong chuỗi của sự nối kết này” [4, tr. 550]. là một lĩnh vực kinh tế hay như là một lĩnh vực chính trị thực Như vậy, trong triết học pháp quyền, Hegel đã nhận thấy hành. Điểm chung của cả Marx và Hegel là các ông đã sử đặc trưng cơ bản nhất của xã hội công dân chính là nơi dụng thuật ngữ Bürgerliche Gesellschaft để chỉ xã hội công những cá nhân có quyền tự do theo đuổi những mục đích dân. Trong Lời tựa – Góp phần phê phán khoa kinh tế chính riêng tư và có phần vị kỷ của mình. Theo quan điểm của trị, Marx cho rằng, Hegel đã theo gương những người Anh Hegel, trong xã hội công dân, mỗi cá nhân là mục đích của và người Pháp ở thế kỷ XVIII, gọi những điều kiện vật chất chính mình, còn mọi người khác không có ý nghĩa gì hết. sinh tồn dưới cái tên “xã hội công dân”, và việc giải phẫu xã Song, nếu không có quan hệ với những người khác thì cá hội công dân, đến lượt nó, cần được tìm thấy trong môn kinh nhân không thể thực hiện được toàn bộ phạm vi của những tế học chính trị [5, tr.14]. mục đích đặc thù của mình. Nhưng, thông qua quan hệ với Với Hegel, xã hội công dân là một hiện tượng có tính lịch những người khác, mục đích đặc thù lại mang lại hình thức sử, bởi nó chính là sản phẩm của thế giới hiện đại, thế giới của tính phổ biến, thỏa mãn những nhu cầu của chính mình lần đầu tiên và nơi đầu tiên con người trở thành những công và đồng thời thỏa mãn sự an lạc của những người khác. dân tự do. Hegel viết: “Trong pháp quyền [trừu tượng], đối Như vậy, với phương pháp triết học tư biện, Hegel đã xem tượng là nhân thân; trong quan điểm luân lý đó là chủ thể; xã hội công dân vừa là một mômen của đời sống đạo đức, trong gia đình là thành viên của gia đình; còn trong xã hội vừa là cái toàn bộ có sự thống nhất giữa tính đặc thù và tính công dân (trong bản dịch của Bùi Văn Nam Sơn là xã hội phổ biến, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của cộng dân sự) nói chung là người công dân (Bürger) (theo nghĩa là đồng, trong đó tính phổ biến là thước đo duy nhất, qua đó người tư sản (bourgeois)). Ở đây, từ quan điểm hay cấp độ những cá nhân thúc đẩy sự an lạc của mình. Vì vậy, theo của nhu cầu là cái cụ thể của biểu tượng mà ta gọi là con Hegel, trong xã hội công dân luôn có sự thống nhất của hai người; do đó, đây cũng là lần đầu tiên và nơi đầu tiên ta thực nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc thứ nhất – tính đặc thù của sự bàn về con người theo nghĩa này” [4, tr. 557]. xã hội công dân, được thể hiện ở chỗ, trong xã hội dân sự Như vậy, sự tồn tại của xã hội công dân, một lĩnh vực mà những cá nhân tồn tại với tư cách là những nhân thân đặc mọi người được tự do theo đuổi những lợi ích đặc thù của thù, theo đuổi những mục đích và lợi ích vị kỷ của mình mình, và đây là lĩnh vực rất quan trọng cho sự phát triển toàn nhằm đáp ứng những nhu cầu của bản thân; nguyên tắc thứ diện của công dân, vì nó cho phép mọi người có ý thức về hai - tính phổ biến của xã hội công dân, tức những cá nhân mình như một cá nhân với những nhu cầu không giới hạn và với tư cách là những nhân thân cụ thể ở trong mối quan hệ độc lập với Nhà nước. Sự xuất hiện xã hội công dân của với những nhân thân đặc thù khác, vì chỉ có như vậy mới những cá nhân tự do chính là đặc tính đặc biệt của tính hiện thỏa mãn được những nhu cầu và mục đích của mình. đại và của chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm Các nguyên lý Thực chất, trong xã hội công dân, việc thiết lập các mối của triết học pháp quyền, Hegel viết: “Xã hội công dân là sự quan hệ (kinh tế) giữa các cá nhân đã trở thành tất yếu và dị biệt ở giữa gia đình và nhà nước, cho dù sự phát triển đầy phổ biến là bởi xã hội công dân chính là sản phẩm riêng có đủ của nó diễn ra muộn hơn sự phát triển của Nhà nước, bởi, của thế giới hiện đại, một xã hội được hình thành trên cơ sở với tư cách là sự dị biệt, nó lấy Nhà nước làm tiền đề như cái sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sự cạnh tranh tự do với gì độc lập, tự tồn để bản thân nó tồn tại. Vả lại, việc sáng tạo trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao, tức nền kinh tế hàng nên xã hội công dân thuộc về thế giới hiện đại, là thế giới lần hóa đã có những bước phát triển vượt bậc so với sản xuất đầu tiên cho phép mọi sự quy định của Ý niệm đạt được chủ yếu mang tính tự cung - tự cấp của phương thức sản xuất quyền của chúng” [4, tr. 543]. phong kiến. Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi cá nhân với tư Tuy nhiên, điều quan trọng, cần lưu ý rằng, cách giải cách là chủ thể kinh tế, vừa là người bán vừa là người mua, thích của Hegel về thế giới hiện đại (thế giới đương thời và quá trình trao đổi thông qua quan hệ thị trường là tất yếu với Hegel) bao gồm cả sự diễn tả và sự quy chuẩn về nó. và phổ biến. Vì vậy, trong xã hội công dân, những cá nhân Vì vậy, cấu trúc xã hội hay cấu trúc của đời sống đạo đức không thể tự mình thỏa mãn hết những nhu cầu phong phú như gia đình, xã hội công dân, Nhà nước là sự diễn tả cho và đa dạng của mình nếu không thông qua các mối quan hệ tính hiện đại, bởi vì chúng là những tổ chức đặc trưng của xã hội – kinh tế với những cá nhân khác. tính hiện đại, kể từ khi cấu trúc này là những biểu hiện của Trong triết học pháp quyền của Hegel, xã hội công dân
  3. 70 Phan Thành Nhâm là hiện thân của xã hội mới, xã hội hiện đại với cách thức nhiên và xã hội công dân là chỗ, trong xã hội công dân cá biểu đạt mới về chất, về cái tự do mang cả tính chủ quan và nhân có tự do, còn trong trạng thái tự nhiên thì không. tính khách quan: đây là một xã hội hậu phong kiến, định Trong trạng thái tự nhiên, những nhu cầu tự nhiên, xét như hướng bởi thị trường. Trong triết học pháp quyền của Hegel, những nhu cầu tự nhiên, được thỏa mãn trực tiếp ắt chỉ là xã hội công dân bao gồm ba mômen: “A. Sự trung giới của một trạng thái trong đó tính tinh thần đã bị chìm đắm ở nhu cầu và sự thỏa mãn của cái cá biệt thông qua lao động trong tự nhiên, và, do đó, là một trạng thái của sự hoang dã của mình và thông qua lao động và sự thỏa mãn nhu cầu của và không tự do; trong khi đó, sự tự do chỉ có duy nhất ở mọi người khác: hệ thống của những nhu cầu; B. Hiện thực trong sự phản tư của cái tinh thần vào trong chính mình, ở của cái phổ biến của sự tự do bao hàm trong đó, việc bảo vệ trong sự phân biệt chính mình với cái tự nhiên và trong sự sở hữu bằng sự quản trị và thực thi công lý; C. Sự dự phòng phản tư của mình về cái tự nhiên. chống lại sự ngẫu nhiên bất tất vẫn còn có mặt trong các hệ Như vậy, với Hegel, con người hoàn toàn không có tự thống nói trên, và chăm lo cho những lợi ích đặc thù như một do trong trạng thái tự nhiên (xã hội nguyên thủy), bởi tất cả cái chung, bằng cảnh sát và hiệp hội” [4, tr. 553 - 554]. các thành viên của xã hội ấy đều không có ý thức về tự do Trong mômen Hệ thống những nhu cầu, Hegel đã đề cập và sự phản tư về chính mình, họ đều chấp nhận sự nô dịch đến vấn đề tự do chủ quan của cá nhân như là một đặc trưng của cái tất yếu mù quáng. Do đó, tuy “tự do là tài sản có quan trọng của xã hội công dân, đề cập đến các phương diện giá trị nhất và thiêng liêng nhất của con người” [4, tr. 590], kinh tế - xã hội và sự phân tầng giai cấp trong xã hội công nhưng không phải ngay từ đầu con người đã có tự do, bởi dân. Trong lý luận về xã hội công dân của Hegel, vấn tự do vậy, việc quan niệm tự do hay quyền tự do như là đặc tính chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây cũng là một trong bẩm sinh của con người đều là những quan niệm sai lầm những khái niệm được Hegel nhắc đến nhiều nhất trong hệ trong nhận thức mà nhiều triết gia thời cận đại đã mắc phải. thống triết học pháp quyền của ông. Ngay trong phần Dẫn Dù con người là tự do theo bản chất của mình, nhưng khi nhập của tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền, con người chưa nhận thức về tự do của chính mình, thì khi Hegel đã dành phần lớn sự quan tâm của mình đến khái niệm đó thực chất vẫn chưa có tự do. ý chí và tự do. Ở Hegel, ý chí và tự do luôn có sự thống nhất Trong triết học pháp quyền của Hegel, tự do trải qua với nhau, do đó, cái gì là tự do thì đó là ý chí và ý chí không những thang bậc phát triển khác nhau của nó, trong đó xã hội có tự do là một từ trống rỗng, cũng như tự do chỉ là hiện thực công dân là nơi sự tự do chủ quan của cá nhân được thể hiện với tư cách là ý chí, là chủ thể. rõ nhất. Tuy cấu trúc xã hội công dân bao gồm ba mômen: Trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp Hệ thống những nhu cầu, Sự quản trị và thực thi công lý, quyền, Hegel đã xem Pháp quyền trừu tượng, Luân lý và Cảnh sát và Hiệp hội, nhưng, những ý tưởng về tự do chủ Đời sống đạo đức như là sự phát triển của Ý niệm về ý chí quan trong xã hội công dân được Hegel trình bày tương đối tự do trải qua các thang bậc phát triển khác nhau của nó: ý tập trung trong mômen Hệ thống những nhu cầu. Hệ thống chí trực tiếp tương ứng với lĩnh vực Pháp quyền trừu này liên quan đến đời sống kinh tế của xã hội, đặc trưng bởi tượng; ý chí phản tư vào trong mình từ sự tồn tại hiện có sự phân chia và cơ giới hóa lao động tạo ra sự phụ thuộc vào bên ngoài – đó là lĩnh vực của Luân lý; ý chí được phản tư trao đổi và sự tương tác lẫn nhau của con người trong việc vào trong mình và trong thế giới bên ngoài, khiến cho sự thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân. Kể từ khi diễn ra quá tự do, với tư cách là bản thể, vừa hiện hữu như là hiện thực trình phân công lao động, dường như không cá nhân nào có và sự tất yếu, vừa như là ý chí chủ quan, Ý niệm trong sự thể tự thỏa mãn tất cả các nhu cầu của mình, và lợi ích của hiện hữu phổ biến tự mình và cho mình – đó là lĩnh vực mỗi cá nhân đều được gắn chặt với lợi ích của những cá nhân Đời sống đạo đức. Như vậy, trong triết học pháp quyền của khác. Vì vậy, trong triết học pháp quyền, Hegel đã mô tả xã Hegel, Ý niệm về ý chí tự do đã trải qua những thang bậc hội công dân trên thực tế như một quy định hay là một thiết phát triển của nó, trong đó Đời sống đạo đức là nơi thể hiện chế để không người nào có thể thúc đẩy lợi ích của mình, mà tự do ở trạng thái hoàn hảo nhất. Hegel viết: “Đời sống đạo không đồng thời thúc đẩy lợi ích của những cá nhân khác, đức là Ý niệm về sự tự do như là cái Thiện sống thật, tức cũng giống như “không ai có thể ăn hay uống mà không cái Thiện có cái biết và cái muốn ở trong Tự ý thức và có mang lại lợi ích cho người khác”. Từ khẳng định đó, chúng hiện thực của nó thông qua hành động tự giác. Cũng thế, ta có thể thấy rằng xã hội công dân là không thể thiếu trong chính trong sự tồn tại đạo đức mà Tự ý thức có được mục lý luận của Hegel về tự do chủ quan với các nhu cầu mà chủ đích [thúc đẩy] vận động của mình và có một cơ sở tồn tại thể có thể đạt được sự thỏa mãn với tính đặc thù của nó dưới tự mình và cho mình. Theo đó, đời sống đạo đức là Khái hình thức của lợi ích cá nhân. niệm về sự tự do đã trở thành thế giới hiện tồn và đã trở Trong xã hội công dân, sự phụ thuộc, sự tương tác lẫn thành bản tính [tự nhiên] của Tự ý thức” [4, tr. 469]. nhau giữa lao động và việc thỏa mãn những nhu cầu mang Tuy nhiên, theo tiến trình phát triển của tự do, của Tinh tính vị kỷ chủ quan đã chuyển hóa thành một sự đóng góp thần, Đời sống đạo đức lại được phân chia thành các thang vào việc thỏa mãn những nhu cầu của người khác. Như vậy, bậc khác nhau, bao gồm ba mômen: Tinh thần tự nhiên - trong Hệ thống những nhu cầu, những cá nhân dù được tự gia đình; Tinh thần trong sự phân đôi và hiện tượng - xã do theo đuổi mục đích của riêng mình, nhưng những cá hội công dân; Tinh thần hiện thực và hữu cơ - Nhà nước. nhân chỉ đạt được hiện thực khi đi vào sự tồn tại hiện có Trong đó, xã hội công dân với tư cách là một xã hội tư sản nói chung, theo đó, cá nhân phải tự giới hạn chính mình hiện đại, con người sống trong xã hội ấy về cơ bản đã thoát một cách duy nhất vào một trong những lĩnh vực đặc thù khỏi trạng thái tự nhiên, bởi mỗi cá nhân đều có ý thức về của nhu cầu. Vì vậy, tâm thế đạo đức bên trong hệ thống sự tự do. Vì vậy, sự khác biệt cơ bản giữa trạng thái tự này là tâm thế của sự tôn trọng pháp luật và danh dự của
  4. ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 71 tầng lớp mình, khiến cho mỗi cá nhân biến mình thành một với bản chất cơ bản của con người là tự do và ý chí. thành viên của xã hội công dân thông qua hoạt động, sự Như vậy, trong triết học pháp quyền, Hegel đã triển chăm chỉ, kỹ năng cũng như giữ vững được năng lực ấy, và khai Ý niệm về ý chí tự do trải qua những thang bậc phát chỉ thông qua sự trung giới này với cái phổ biến mà cá nhân triển của nó. Trong đó, xã hội công dân là một giai đoạn lo liệu được cho mình và nhận được sự thừa nhận trong mắt phát triển của Ý niệm về ý chí tự do. Ở giai đoạn này, ý chí mình cũng như trong mắt những người khác. Mỗi cá nhân và tự do có sự thống nhất với nhau và được thể hiện ra ở sự trong việc thu hoạch, sản xuất và hưởng thụ cho riêng mình tự do chủ quan từ phía các cá nhân. Theo Hegel, việc thừa thì cũng thu hoạch và sản xuất cho sự hưởng thụ của những nhận tự do chủ quan, tức sự tự do theo đuổi mục đích và người khác. Chính vì vậy, “khi thừa nhận quyền của sự tự lợi ích vật chất vị kỷ của mỗi cá nhân là một thành tựu quan do lựa chọn của cá nhân như là cái trung giới giữa cá nhân trọng và là tính ưu việt của xã hội công dân trong tương với những gì là tất yếu và hợp lý tính trong xã hội công dân quan so sánh với trạng thái tự nhiên hay các giai đoạn xã và trong Nhà nước, thì ta có được sự quy định gần gũi nhất hội trước đó. Vì vậy, ông đã nhấn mạnh rằng, “sự tự do chủ với điều mà ta gọi chung là sự tự do” [4, tr. 574]. quan – là cái phải được tôn trọng, đòi hỏi phải có sự tự do Trong lý luận về xã hội công dân, đặc biệt là trong lựa chọn về phía những cá nhân” [4, tr. 692]. Xã hội công mômen Hệ thống những nhu cầu, Hegel đã đưa ra một số dân tuy đã có sự tự do chủ quan, nhưng đây không phải là thử nghiệm đối với các quan niệm về tính tất yếu. Trên thực trạng thái tự do hoàn hảo nhất. Do đó, “quyền của những tế, ông đã đề cập đến hệ thống của những nhu cầu của chính cá nhân với vận mệnh chủ quan của họ hướng đến sự tự do bản thân nó và cho xã hội công dân nói chung như là “tính được thực hiện trọn vẹn trong chừng mực họ thuộc về một tất yếu của Nhà nước”. Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi hiện thực đạo đức” [4, tr. 483]. Hiện thực đạo đức được vì quan điểm về tính tất yếu dường như đối lập với tự do, có Hegel nhắc đến ở đây chính là Nhà nước, là cái hợp lý tính nghĩa là vì nó mà các cá nhân phải chịu sức ép từ bên trên, tự mình và cho mình, và trong Nhà nước, “sự tự do đi đến chịu sự kiểm soát và hạn chế hoạt động của họ, thậm chí quyền hạn cao nhất của nó, cũng giống như mục đích tối chống lại ý chí của chính mình. Tuy nhiên, trong triết học hậu này có quyền hạn cao nhất trong quan hệ với những cá pháp quyền, Hegel thường tìm cách để dung hòa quan điểm nhân riêng lẻ, mà nghĩa vụ tối cao của họ là thành viên của về tính tất yếu với vấn đề tự do của con người. Hegel viết: Nhà nước” [4, tr. 674]. Như vậy, theo Hegel, Ý niệm về sự “Bên trong những nhu cầu xã hội như là sự kết hợp giữa tự do chỉ có thể là hiện thực trong tính toàn bộ của nó bên những nhu cầu trực tiếp hay tự nhiên với những nhu cầu tinh trong nhà nước, do vậy, mỗi cá nhân chỉ có thể đạt được tự thần của tư duy biểu tượng, nhưng nhu cầu tinh thần như là do hiên thực khi trở thành công dân hay thành viên của một cái phổ biến – chiếm vai trò thượng phong. Theo đó, mômen Nhà nước tốt - Nhà nước hợp lý tính. Và Nhà nước hợp lý [có tính] xã hội này chứa đựng phương diện của sự giải tính là trạng thái phát triển cao nhất của tự do, ở đó có sự phóng, bởi vì sự tất yếu có tính tự nhiên nghiêm ngặt của thống nhất giữa tự do khách quan (tức, ý chí thực thể phổ nhu cầu bị che giấu đi và con người hành xử với tư kiến của biến) và sự tự do chủ quan (như là sự tự do nhận thức của mình – và tư kiến là phổ biến, và với một sự tất yếu do chính cá nhân và ý chí khi theo đuổi mục đích đặc thù). mình tạo ra, nghĩa là thay vì với một sự tất yếu đơn thuần ngoại tại, thì với sự bất tất nội tại, với sự tùy tiện”[4, tr. 560]. 3. Đánh giá Trong học thuyết về xã hội công dân của mình, Hegel Tư tưởng về tự do của Hegel là một bước tiến vượt bậc đã đề cập đến cách thức giúp con người có thể làm tăng trong lịch sử triết học. Những đóng góp của Hegel trong việc thêm nhu cầu của chính mình, cũng như các phương tiện làm sáng tỏ khái niệm tự do là một điều không thể phủ nhận. để đáp ứng nhu cầu của họ thông qua lao động và thị Trong quan niệm của Hegel, tự do và tất yếu đã có sự gắn kết trường. Trong khi đó, các nhu cầu của động vật là có giới và không tách rời nhau, chân lý của tất yếu là tự do, tự do và hạn, bởi các phương tiện đáp ứng những nhu cầu của chúng tất yếu thường chuyển hóa lẫn nhau. Quan niệm của Hegel về thuộc về vấn đề bản năng. Thay vào đó con người có khả tự do chủ quan của cá nhân trong xã hội công dân là đáng để năng riêng biệt đối với các nhu cầu của mình. Ví dụ, con quan tâm nghiên cứu, bởi những giá trị lý luận và thực tiễn người có thể phân chia nhu cầu cơ bản là quần áo, nhưng của nó. Thực tế, việc thừa nhận tự do chủ quan trong xã hội nhu cầu cơ bản này lại có thể được phân biệt hóa theo nghĩa công dân và quyền tự do ngôn luận chính là đặc trưng và cũng là một người nghĩ rằng anh ta cần một cách sắp xếp đặc là thành tựu của sự phát triển của lịch sử nhân loại. Vì vậy, biệt đối với quần áo phục vụ cho công việc, một tập hợp trong thời đại ngày nay, các quốc gia cần phải coi trọng quyền quần áo để mặc vào ngày nghỉ và một tập hợp quần áo dành tự do ngôn luận và thấy được sức mạnh của công luận. Chính riêng cho các bữa tiệc tối. Các nhu cầu phổ biến và riêng Hegel đã cho rằng, “công luận thời nào cũng có một sức mạnh biệt cùng với các phương tiện đáp ứng nhu cầu của những khổng lồ, nhất là trong thời đại chúng ta, khi nguyên tắc về sự cá nhân, phụ thuộc vào các quan niệm của con người về tự do chủ quan đã có một tầm quan trọng và một ý nghĩa lớn những nhu cầu này cũng như phương tiện để đáp ứng sự lao đến như thế. Ngày nay, muốn đạt được sự thừa nhận thì thỏa mãn của họ. Về mặt này, sự can thiệp yếu tố chủ quan không thể bằng vũ lực như trước kia, và ngoại trừ một phạm của con người cho phép họ vượt qua tính quy định tự nhiên vi hẹp thông qua thói quen và tập tục, còn chủ yếu phải thông của tất cả các loài động vật khác và chứng minh tính phổ qua sự thức nhận và lý lẽ hợp lý tính” [4, tr. 801]. biến của mình. Sự giải phóng được đề cập ở trên phải được Nhận định trên của Hegel đến nay vẫn còn có giá trị và hiểu như là sự giải phóng nhanh khỏi tự nhiên và các hành ý nghĩa. Ngày nay, công luận được xem như một phương vi bản năng đặc trưng cho loài động vật - đó là sự giải tiện hay một giải pháp để qua đó những cá nhân có thể đóng phóng khỏi tính tất yếu bên ngoài. Đối với Hegel, phù hợp góp ý kiến của mình đối với công việc của Nhà nước. Tuy
  5. 72 Phan Thành Nhâm nhiên,“sự hiện hữu của công luận là một sự tự mâu thuẫn, triển của tự do, về tự do chủ quan trong xã hội công dân. là hiện tượng bên ngoài của sự nhận thức; trong đó, cái bản chất cũng như cái không bản chất đều đồng thời có mặt” 4. Kết luận [4, tr. 800]. Công luận chứa đựng những mâu thuẫn và hạn Nhìn chung, trong triết học pháp quyền của Hegel, tư chế, nhưng việc thừa nhận tự do ngôn luận là thực sự cần do của cá nhân được xem như là một trong những đặc trưng thiết trong thế giới hiện đại, bởi sự tự do ngôn luận bao giờ quan trọng của xã hội công dân xã hội hiện đại – xã hội tư cũng được xem là ít nguy hiểm hơn so với sự im lặng, bởi sản. Xã hội công dân chính là nơi mà tự do của cá nhân nếu nhân dân im lặng, sợ rằng họ sẽ giữ mãi trong lòng sự được thừa nhận, quyền tự do cá nhân được hiện thực hóa, chống đối, trong khi việc tự do lý sự sẽ mở lối thoát và được tôn trọng và đảm bảo bằng các thiết chế xã hội, nhất mang lại cho họ một mức độ thỏa mãn nào đó, khiến công là bằng luật pháp và hiến pháp. Những ý tưởng của Hegel việc được tiến hành dễ dàng hơn. Hegel luôn khẳng định về tư do cá nhân và những cơ chế bảo vệ quyền tự do trong sức mạnh của công luận và sự cần thiết phải thừa nhận tư xã hội công dân thực sự đã cung cấp những gợi ý quan do ngôn luận, sự tự do của truyền thông công cộng, nhưng trọng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. với ông tự do của ngôn luận và tự do của báo chí không Điều quan trọng của nhà nước pháp quyền, là phải có cơ phải là sự tự do tha hồ nói và viết những gì mình thích, mà chế để quyền con người được mở rộng, được đảm bảo và sự tự do này “cũng được đảm bảo một cách gián tiếp bởi hiện thực hóa trên thực tế, luật pháp được đề cao và luật sự vô hại của nó nhờ chủ yếu vào tính hợp lý tính của hiến pháp không phải là sự hạn chế đối với tự do, mà ngược lại pháp và sự vững mạnh của chính quyền cũng như tính công luật pháp chính là hiện thân của sự tự do, quyền lực tư pháp khai của các hội nghị đại diện cho các tầng lớp” [4, tr. 805]. thực sự thể hiện như là công lý và sự công bằng đối với tất Vì vậy, trong xã hội công dân, luật pháp đóng vai trò như cả các thành viên trong xã hội công dân. là một phương tiện quan trọng để đảm bảo tự do, sự an toàn và quyền sở hữu của các cá nhân trong xã hội dân sự, hệ TÀI LIỆU THAM KHẢO thống pháp luật chính là “vương quốc của sự tự do đã được [1] Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp, Triết học pháp quyền Hegel, hiện thực hóa, là Tinh thần do Tinh thần tạo ra từ chính Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. mình như một giới tự nhiên thứ hai” [4, tr. 130]. Pháp [2] G.W.F. Hegel, Philosophy of Mind, Oxford Clarendon Press, 1894. quyền hay pháp luật được thiết định trong xã hội công dân [3] G.W.F. Hegel, Bách khoa thư các khoa học triết học I - Khoa học là nhằm bảo vệ cho những lợi ích đặc thù của những cá lôgíc, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008. nhân, bảo vệ cho sự tự do chủ quan và quyền sở hữu của [4] G.W.F.Hegel, Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Nxb. Tri họ. Những ý tưởng của Hegel về nhà nước pháp quyền, về thức, Hà Nội, 2010. sự phân biệt và gắn kết giữa nhà nước và xã hội công dân [5] K. Marx và F.Engels, Lời tựa – Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993. đã được thể hiện ngay trong quan niệm của ông về sự phát (BBT nhận bài: 02/12/2015, phản biện xong: 11/01/2016)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2