intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng cách hỏi của Pisa trong kiểm tra kĩ năng sử dụng bảng tính excel để phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh lớp 7 trung học cơ sở

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

53
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này giới thiệu về các kĩ năng cần đạt được khi học sinh học về bảng tính Excel trong chương trình Tin học lớp 7 Trung học cơ sở, thông qua đó sẽ hình thành và phát triển năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin và vận dụng cách hỏi của Pisa để kiểm tra đánh giá những kĩ năng này của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng cách hỏi của Pisa trong kiểm tra kĩ năng sử dụng bảng tính excel để phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho học sinh lớp 7 trung học cơ sở

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0070 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 7A, pp. 225-232 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VẬN DỤNG CÁCH HỎI CỦA PISA TRONG KIỂM TRA KĨ NĂNG SỬ DỤNG BẢNG TÍNH EXCEL ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HỌC SINH LỚP 7 TRUNG HỌC CƠ SỞ Kiều Phương Thùy Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là hướng tiếp cận đang được đề cập đến nhiều trong thời gian gần đây. Bài báo này giới thiệu về các kĩ năng cần đạt được khi học sinh học về bảng tính Excel trong chương trình Tin học lớp 7 Trung học cơ sở, thông qua đó sẽ hình thành và phát triển năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin và vận dụng cách hỏi của Pisa để kiểm tra đánh giá những kĩ năng này của học sinh. Một số ví dụ cụ thể cũng được trình bày trong bài báo như là một gợi ý cho giáo viên để thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá hiện thời. Từ khóa: Kiểm tra đánh giá, phát triển năng lực, Pisa, bảng tính Excel, Tin học 7. 1. Mở đầu Tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI ngày 04/11/2013, nghị quyết số 29 về giáo dục được thông qua. Trong đó nhấn mạnh giáo dục Việt Nam cần thay đổi một cách căn bản, toàn diện từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực. Sự thay đổi này dẫn tới việc thi cử, kiểm tra đánh giá cũng phải hướng theo mục tiêu đó. Thay vì kiểm tra học sinh với những câu hỏi mà học sinh phải học thuộc hay ghi nhớ thì các em cần vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học của mình để giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống và công việc của mình. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - PISA do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) khởi xướng và chỉ đạo đã và đang được Bộ Giáo dục đào tạo đưa vào thí điểm kiểm tra đánh giá năng lực học sinh để đáp ứng những thay đổi trên. Nguyễn Công Khanh (2014) [1] đã đưa ra các lí thuyết về kiểm tra đánh giá trong giáo dục nói chung. Nguyễn Sơn Hà (2010) [2], Lê Tuấn Anh (2012) [3] đã có những nghiên cứu về vận dụng cách hỏi của PISA trong môn Toán học nói riêng. Đối với môn Tin học, đây là môn học đã và đang được chủ trương chú trọng trong tiến trình đổi mới theo hướng tích hợp với các môn khoa học khác. Bài viết này tập trung vào việc đưa ra các câu hỏi theo Pisa và phân tích một vài ví dụ trong kiểm tra đánh giá nội dung Tin học 7 - Bảng tính Excel để bồi dưỡng các năng lực chung và năng lực riêng biệt khi học môn học này cho học sinh phổ thông. Ngày nhận bài: 2/8/2015. Ngày nhận đăng: 15/11/2015. Liên hệ: Kiều Phương Thùy, e-mail: thuykp@hnue.edu.vn 225
  2. Kiều Phương Thùy 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm năng lực Năng lực là “những khả năng và kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội. . . và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” (Franz E. Weinert, 2001) [4, 5]. Có hai loại năng lực cần được rèn luyện cho học sinh là năng lực chung gồm có năng lực làm chủ và phát triển bản thân (Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí); năng lực quan hệ xã hội (giao tiếp và hợp tác) và năng lực công cụ (sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán). Năng lực này yêu cầu tất cả các môn học đều phải có được. Loại thứ hai là năng lực chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực hoặc môn học cụ thể. 2.2. Phát triển năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin thông qua dạy học phần Bảng tính Excel Cấu trúc năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông được chia thành năm điểm: - Sử dụng và quản lí các phương tiện, công cụ của công nghệ kĩ thuật số. - Nhận biết, ứng xử phù hợp với những chuẩn mực đạo đức trong xã hội số hóa. - Phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghệ tri thức. - Học tập, tự học với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin và truyền thông. - Giao tiếp, hòa nhập, hợp tác, qua môi trường, dịch vụ Công nghệ thông tin và truyền thông. Chương trình Tin học lớp 7 tập trung vào dạy học phần mềm bảng tính Excel, thông qua các kĩ năng sử dụng phần mềm này, học sinh có thể có được năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện, công cụ của công nghệ kĩ thuật số dựa trên một số biểu hiện sau: - Sử dụng đúng cách các thiết bị và phần mềm để thực hiện một số công việc cụ thể. - Sử dụng được các ứng dụng hỗ trợ học tập các môn học khác nhau. - Biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu. Các kĩ năng sử dụng phần mềm Excel được thể hiện ở các dấu hiệu sau đây [6]: - Khả năng nhận biết ý nghĩa và vai trò của việc trợ giúp nhập, lưu trữ, biểu diễn và xử lí dữ liệu trong những tình huống thực tiễn dựa vào phần mềm Excel. - Khả năng nắm vững các khái niệm cơ bản của phần mềm bảng tính (như khái niệm địa chỉ tuyệt đối, địa chỉ tương đối, vùng dữ liệu, hàm và các tham số, biểu đồ, cơ sở dữ liệu,. . . ). Khả năng này biểu hiện ở việc vận dụng và thể hiện chính xác những khái niệm. - Khả năng định dạng và thao tác với các thành phần của bảng tính để tạo ra một bảng lưu trữ và trình bày dữ liệu một cách rõ ràng, khoa học và có thẩm mĩ. - Khả năng sử dụng hàm một cách hiệu quả trong việc tính toán tự động, thống kê, và tổng hợp dữ liệu để hỗ trợ phân tích, xử lí dữ liệu. - Khả năng phân tích và xử lí dữ liệu như sắp xếp, trích lọc, tính toán các số liệu của lĩnh vực thống kê mô tả và thống kê suy luận. - Khả năng trực quan hóa dữ liệu bằng biểu đồ hoặc định dạng trong hỗ trợ phân tích, thống kê dữ liệu, dự đoán xu hướng phát triển của đối tượng dữ liệu nghiên cứu. 226
  3. Vận dụng cách hỏi của PISA trong kiểm tra kĩ năng sử dụng bảng tính Excel... 2.3. PISA và cấu trúc câu hỏi của PISA Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) đã khởi xướng và chuẩn bị PISA (Programme for International Student Assesment) là chương trình đánh giá học sinh quốc tế vào khoảng giữa thập kỉ 90. Đây là cuộc khảo sát với quy mô toàn cầu được tổ chức 3 năm/ lần bắt đầu từ năm 2010. Năm 2012 vừa qua có 70 nước tham gia trong đó có Việt Nam. Lần đầu tiên tham dự, Việt Nam có thành tích khoa học đứng thứ 8 với 528 điểm, toán học đứng thứ 17 với 511 điểm và đọc hiểu đứng thứ 19 với 508 điểm. Lần khảo sát gần nhất vào năm 2015 Việt Nam vẫn tiếp tục tham gia [7]. Câu hỏi của PISA thường là một bài toán (Unit) bao gồm: Tiêu đề, Phần dẫn là thông tin được đưa ra như một ngữ cảnh cho nhiều đối tượng (có thể trình bày dưới dạng văn bản, hình ảnh, hình vẽ, bảng, biểu đồ. . . ) và theo sau đó là một số nhiệm vụ (câu hỏi) được gắn kết với tài liệu này. Phần dẫn nên là các ngữ cảnh thực tế phù hợp với học sinh lứa tuổi 15 với thông tin được lấy từ các nguồn tin cậy với những nội dung phong phú, hấp dẫn. Các dạng câu hỏi thường là: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, Câu hỏi Đúng/ sai, Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời (ngắn hoặc dài) và Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời (ngắn hoặc dài). Cách cho điểm cũng tùy thuộc vào dạng câu hỏi, thông thường sẽ có ba loại: cho điểm tối đa, cho điểm một phần và không cho điểm [8]. 2.4. Vận dụng cách ra câu hỏi của PISA để kiểm tra kĩ năng sử dụng bảng tính Excel của học sinh lớp 7 THCS Mặc dù nội dung Tin học chỉ là một phần nhỏ trong kiểm tra đánh giá của PISA (tích hợp cùng Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Công nghệ trong năng lực khoa học) nhưng cách ra câu hỏi của PISA là một hướng đi mới và thích hợp để sử dụng trong việc đánh giá kĩ năng của học sinh từ đó hình thành và phát triển năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin. Ví dụ để kiểm tra kĩ năng vận dụng và thể hiện chính xác các khái niệm có thể ra câu hỏi như sau: Ví dụ 1: Unit 1. Olympic tin học Quốc tế Olympic Tin học Quốc tế (International Olympiad in Informatics - IOI) là một kì thi tin học được tổ chức hàng năm dành cho học sinh trung học (độ tuổi tương đương với học sinh lớp 11 và 12 ở Việt Nam). Kì thi IOI đầu tiên được tổ chức vào năm 1989. Kì thi gồm hai ngày lập trình trên máy vi tính, giải quyết các bài toán về lĩnh vực thuật toán. Học sinh dự thi theo thể thức cá nhân, mỗi nước có thể có đến bốn thành viên tham gia. Học sinh tham dự giải được lựa chọn thông qua các kì thi tin học quốc gia. Ví dụ, đội tuyển Việt Nam được lựa chọn dựa trên kết quả kì thi chọn đội tuyển quốc gia thường được tổ chức vào tháng 5 hàng năm. Cấu trúc của kì thi Vào mỗi ngày thi, học sinh thường phải giải quyết ba bài toán trong vòng năm giờ. Mỗi học sinh làm việc một mình trên máy vi tính và không được phép nhận sự trợ giúp nào khác. Thông thường để giải quyết một bài toán, thí sinh phải viết một chương trình máy tính (bằng C, C++, hoặc Pascal) và nộp trước khi thời hạn năm giờ kết thúc. Sau đó, chương trình sẽ được chấm bằng cách cho chạy thử với các bộ dữ liệu (test data) được giữ bí mật, bao gồm nhiều test (thông thường 10 hoặc 20). Thí sinh được chấm điểm cho mỗi test mà chương trình chạy đúng, trong giới hạn bộ nhớ và thời gian cho phép. Có một số trường hợp, chương trình của thí sinh phải tương tác với một thư viện được giữ bí mật. Những bài toán loại này cho phép dữ liệu nhập vào không cần xác định trước, mà phụ thuộc vào sự tương tác của chương trình thí sinh, ví dụ trong các bài toán về 227
  4. Kiều Phương Thùy trò chơi. Còn một loại bài toán khác trong đó thí sinh sẽ được phép biết các bộ dữ liệu vào (input) trong thời gian năm giờ thi. Với các bài toán loại này, thí sinh không cần nộp chương trình mà sẽ nộp các bộ kết quả (output) tương ứng. Thí sinh có thể tạo ra các file kết qủa bằng bất kì cách nào, bằng cách viết chương trình, bằng tay, hoặc kết hợp cả hai phương pháp này. Điểm của mỗi thí sinh là điểm tổng cộng của các bài toán trong hai ngày thi. Trong lễ trao giải, các thí sinh được trao huy chương tùy theo điểm tổng tương đối. 50% thí sinh dẫn đầu (tính trung bình hai thí sinh mỗi nước) sẽ được trao huy chương, sao cho tỉ lệ giữa vàng: bạc: đồng: không có huy chương xấp xỉ 1:2:3:6 (như vậy cứ khoảng 12 thí sinh sẽ có một huy chương vàng). Việt Nam tham gia Olympic Tin học Quốc tế (IOI) ngay từ khi kì thi này được thành lập vào năm 1989. Từ đó đến nay năm nào Việt Nam cũng tham gia đều đặn và đạt thành tích khá cao. Đội Việt Nam đã xếp hạng nhất toàn đoàn vào kì IOI 1999 ở Thổ Nhĩ Kì trong số 67 quốc gia tham dự, vượt qua các đội mạnh như Nga, Hoa Kỳ. . . Học sinh Việt Nam tham gia kì thi này sau khi đã vượt qua kì thi chọn học sinh giỏi môn tin học cấp quốc gia trung học phổ thông dành cho học sinh giỏi Tin học lớp 11 và lớp 12 (độ tuổi 17-18). Năm 2015 đội tuyển Olympic Tin học của Việt Nam giành được 4 huy chương trong đó có 1 HCV và 3 HCB. Bảng thống kê tổng số huy chương các loại mà các quốc gia tham dự IOI qua các năm đạt được dưới đây được trích dẫn từ bảng gốc gồm tất cả các quốc gia từ trang: http://ioi.eduardische.com/countries/ Bạn Lan Anh cần đưa bảng thông tin trên vào một tệp tin trong Excel để thực hiện một vài thống kê giúp cô giáo dạy Tin. Theo em những thao tác bạn Câu hỏi 1: Olympic tin học Quốc tế thực hiện sau đây là Đúng hay Sai. Nếu Sai hãy sửa lại cho đúng. Câu hỏi 2: Olympic tin học Quốc tế Đánh giá TT Thao tác Đúng Sai Sửa lại 1 Tạo một tệp tin mới bằng lệnh Open Nhập dữ liệu cho các cột Country, IOI Host, Medals (G, S, 2 B), không nhập liệu cho cột Total 3 Sử dụng hàm AVERAGE để nhập liệu cho cột Total 4 Tô màu nền cho các cột G, S, B bằng nút lệnh Fill Color 5 Kẻ đường biên cho bảng bằng nút lệnh Font Color 6 Lưu lại bảng tính bằng lệnh New 228
  5. Vận dụng cách hỏi của PISA trong kiểm tra kĩ năng sử dụng bảng tính Excel... Hình dưới đây là một phần bảng tính mà bạn Lan Anh đã nhập vào Excel Em hãy cho biết công thức để tính Total cho nước Argentina và địa chỉ ô nhập công thức đó: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu hỏi 3: Olympic tin học Quốc tế Em hãy cho biết kết quả của thao tác bên: ............................................. Câu hỏi 4: Olympic tin học Quốc tế Bạn Lan Anh cần sắp xếp bảng dữ liệu trên theo thứ tự giảm dần của số huy chương vàng (G) và đưa ra tên quốc gia đứng đầu và đứng cuối sau khi sắp xếp. Em hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây: A. Nháy chuột vào ô G2, Chọn , China, France. B. Nháy chuột vào ô G2, Chọn , China, Malaysia. C. Nháy chuột vào ô G2, Chọn , China, Malaysia. D. Nháy chuột vào ô G2, Chọn , China, France. Câu hỏi 5: Olympic tin học Quốc tế Biểu đồ dưới đây dùng để so sánh số lượng huy chương vàng (G), bạc (S), đồng (B) của 5 quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand và Vietnam. Em hãy cho biết những phát biểu nào sau đây là đúng: A. Indonesia là quốc gia có số huy chương vàng ít nhất. B. Vietnam là quốc gia có số huy chương vàng nhiều nhất. C. Malaysia là quốc gia có tổng số huy chương ít nhất. D. Thailand là quốc gia có tổng số huy chương nhiều nhất. 229
  6. Kiều Phương Thùy Ví dụ 2: Unit 2. Mất cân bằng giới tính khi sinh [9] Tỉ số giới tính khi sinh là gì? Thế nào là mất cân bằng giới tính khi sinh? Thế nào là tỉ số giới tính? - Tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) là số bé trai được sinh ra trên 100 bé gái được sinh ra trong một khoảng thời gian và một địa bàn nhất định. Ở mức bình thường, tự nhiên, TSGTKS ở mức 105/100 (dao động trong khoảng 104-106/1002), đây là tỉ số rất được các nhà hoạch định chính sách quan tâm, bởi sự tác động của nó đến cấu trúc dân số sau này. - Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) là khi TSGTKS đạt mức từ 107/100 trở lên. - Tỉ số giới tính là số nam giới so với 100 nữ giới tính chung trong toàn bộ dân số. Bình thường tỉ số giới tính cân bằng (dù lúc mới sinh số bé trai có nhiều hơn số bé gái chút ít, nhưng giai đoạn trước 15 tuổi tỉ lệ chết của bé trai cao hơn so với bé gái và khi về già tuổi thọ của nam lại thấp hơn nữ khoảng 4-6 tuổi, do đó tính chung toàn bộ dân số thì số nam và nữ tương đối cân bằng). Trong hoạch định chính sách, tỉ số giới tính ít được chú ý bởi vì tỉ số này ít biến đổi và do tác động của các yếu tố bù trừ lẫn nhau. Diễn biến về MCBGTKS ở một số tỉnh như thế nào? - Số liệu tổng hợp từ các nguồn Điều tra biến động dân số hàng năm và Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy trong giai đoạn 2006-2011, TSGTKS đã rất cao và tăng liên tục ở 10 tỉnh, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Câu hỏi 1: Mất cân bằng giới tính khi sinh Bảng số 2: Biến động về MCBGTKS ở 10 tỉnh có mức MCBGTKS cao được thể hiện trong Excel như sau: Thao tác nào sau đây giúp em có thể kẻ đường biên cho bảng thống kê này: A. Chọn lựa các ô, nháy vào mũi tên bên phải nút Fill Color 230
  7. Vận dụng cách hỏi của PISA trong kiểm tra kĩ năng sử dụng bảng tính Excel... B. Chọn lựa các ô, nháy vào mũi tên bên phải nút Border C. Chọn lựa các ô, nháy vào mũi tên bên phải nút Font Color D. Chọn lựa các ô, nháy vào mũi tên bên phải nút Font Size Câu hỏi 2: Mất cân bằng giới tính khi sinh Để tìm ra mức MCBGTKS nhỏ nhất trong năm 2011, em phải đặt công thức nào vào ô chứa kết quả là ô G13: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu hỏi 3: Mất cân bằng giới tính khi sinh Để đưa ra thông tin về ba tỉnh có tỉ số giới tính khi sinh lớn nhất trong năm 2011, một chuỗi các thao tác sau đây cần được thực hiện. Em hãy sắp xếp chuỗi thao tác đó theo thứ tự đúng: 1. Mở bảng chọn Data, trỏ vào lệnh Filter và nháy chọn Auto Filter trên bảng chọn hiện ra. 2. Nháy chuột ở mũi tên trên tiêu đề cột Năm 2011 và lựa chọn Top 10. . . Lựa chọn số hàng cần hiển thị là 3 và nháy chọn OK. 3. Nháy chuột chọn một ô trong vùng có dữ liệu cần lọc 4. Chọn lệnh Data → Filter và nháy chuột xóa đánh dấu Auto Filter trên bảng chọn. 5. Sao chép dữ liệu đã được thống kê sang vị trí mới. Thứ tự đúng là:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2.5. Kết quả Vận dụng cách hỏi của Pisa để kiểm tra đánh giá kĩ năng sử dụng bảng tính Excel của học sinh lớp 7 đã rèn luyện được những kĩ năng đã được nêu ở phần trên: - Khả năng nhận biết ý nghĩa và vai trò của việc trợ giúp nhập, lưu trữ, biểu diễn và xử lí dữ liệu trong những tình huống thực tiễn dựa vào phần mềm Excel (Unit 1, câu 1). - Khả năng nắm vững các khái niệm cơ bản về địa chỉ ô, hàm SUM (Unit 1, câu 2), hàm MIN (Unit 2, câu 2). - Khả năng định dạng và thao tác với các thành phần của bảng tính để tạo ra một bảng lưu trữ và trình bày dữ liệu một cách rõ ràng, khoa học và có thẩm mĩ. - Khả năng sử dụng hàm một cách hiệu quả trong việc tính toán tự động (Unit 1, câu 3). - Khả năng phân tích và xử lí dữ liệu như sắp xếp, trích lọc, tính toán các số liệu của lĩnh vực thống kê mô tả và thống kê suy luận (Unit 1, câu 4, Unit 2, câu 3). - Khả năng trực quan hóa dữ liệu bằng biểu đồ hoặc định dạng trong hỗ trợ phân tích, thống kê dữ liệu, dự đoán xu hướng phát triển của đối tượng dữ liệu nghiên cứu (Unit 1, câu 5). 3. Kết luận Tin học không phải là môn học chính trong trường phổ thông, nhưng ứng dụng của môn học này có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như hỗ trợ rất tốt cho các môn học khác. Học tốt môn học này và biết cách sử dụng hiệu quả công cụ máy tính sẽ giúp học sinh không những rèn luyện được các năng lực chuyên biệt của môn học mà còn là những năng lực chung đó là năng lực sử dụng công cụ Công nghệ thông tin và truyền thông. Thực tế ở trường phổ thông hiện nay, môn Tin học vẫn chưa được các học sinh và cả các thầy cô giáo đánh giá đúng mức. Việc học tập và kiểm tra đánh giá theo kiểu bắt học sinh nhớ các khái niệm cũng như tên các thao tác cũng không phù hợp và gây nhàm chán. Vận dụng cách ra câu hỏi của PISA trong kiểm tra năng lực sử dụng bảng tính điện tử không những tạo ra hứng thú cho 231
  8. Kiều Phương Thùy môn học này, mà thông qua những ngữ cảnh thực tế được đưa ra trong phần dẫn, học sinh cũng có thêm các kiến thức xã hội cần thiết và khả năng vận dụng các kiến thức trong nhà trường vào thực tế cũng được nâng cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Nguyễn Lê Thạch, Hà Xuân Thành, 2014. Tài liệu kiểm tra đánh giá trong giáo dục. Tài liệu tập huấn. [2] Nguyễn Sơn Hà, 2010. Rèn luyện học sinh Trung học phổ thông khả năng Toán học hóa theo tiêu chuẩn của Pisa. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 55, No. 4, pp. 9-14. [3] Lê Tuấn Anh, Trần Thanh Nga, 2012. Những hướng khai thác tư tưởng và bài toán của Pisa vào dạy học môn toán ở trường Trung học cơ sở. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol. 57, No. 5, pp. 3-10. [4] Franz. E. Weinert, 2001. Concept of Competence. Definition and Selection of Competencies (DeSeCo). Source: http://www.deseco.admin.ch/ [5] Đỗ Ngọc Thống. Xây dựng chương trình Giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực. Nguồn: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=4119&CategoryID=6 [6] Nguyễn Chí Trung, 2013-2015. Mô hình thiết kế nội dung bài dạy E-learning môn Tin học đại cương. Đề tài trọng điểm cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Lâm Quang Thiệp, 2013. Khảo sát Pisa: Việt Nam được đánh giá cao tại Đông Nam Á. Tuổi trẻ Online Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/583537/khao-sat-pisa-viet-nam-duoc-danh-gia-cao-tai -dong-nam-a.html [8] Nguyễn Hải Châu, 2013. Bài trình bày "Xây dựng câu hỏi, bài tập theo hướng vận dụng Pisa". Hội thảo Xây dựng câu hỏi, bài tập theo hướng vận dụng Pisa. Bộ Giáo dục và Đào tạo. [9] Nguyễn Văn Tiên (chủ biên), 2012. Tài liệu truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh. Dự án VNM8P06. ABSTRACT Application of the Pisa test to assess skill in using Excel spreadsheets to develop ICT competency among Grade 7 students Testing and evaluating competency has been getting a great deal of attention in recent days. This paper introducescompentencies needed by students learning how to use Excel spreadsheets in in Grade 7 Informatics class and the application of the Pisa test to assess their competency. Specific examples are presented in this paper which teachers could refer to in order to change the content and form of their current assessments. Keywords: Testing and evaluating, competency development, Pisa, Excel, Informatics 7. 232
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2