VẬN DỤNG HỌC CÁ THỂ VÀ HỢP TÁC NHÓM NHỎ TRONG DẠY<br />
HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG DẪN XUẤT HALOGEN, ANCOL, PHENOL<br />
HÓA HỌC 11 NÂNG CAO<br />
PHAN THẾ BÌNH<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Chương “Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol” - Hóa học 11 (chương<br />
trình nâng cao) có chứa đựng các kiến thức khó tiếp thu với học sinh (HS).<br />
Để nắm chắc kiến thức của chương, nhớ lâu nội dung kiến thức, giáo viên<br />
(GV) cần tổ chức cho HS hoạt động một cách chủ động và tích cực để tự tìm<br />
kiếm kiến thức, nhờ vậy mà HS sẽ nhớ lâu, khắc sâu kiến thức đã học. Vì lí<br />
do trên, dạy học chương “Dẫn xuất Halogen, Ancol, Phenol” - Hóa học 11<br />
(chương trình nâng cao) theo hình thức học tập tập cá thể và hợp tác nhóm<br />
nhỏ là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu.<br />
<br />
1. HỌC CÁ THỂ VÀ HỢP TÁC NHÓM NHỎ<br />
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc học cá thể<br />
Đời sống con người rất phong phú và đa dạng. Khi đề cập đến chiều sâu tâm hồn, đã có<br />
ý kiến cho rằng “mỗi con người là một thế giới riêng”. Mỗi học sinh chúng ta là một<br />
con người, dù còn nhỏ nhưng mỗi em đều có một cuộc sống tinh thần rất riêng. Trong<br />
lãnh vực giáo dục, nếu người giáo viên chia xẻ được những điểm riêng ấy, sẽ kích thích<br />
niềm hứng thú học tập vượt trội của từng học sinh.<br />
Lý luận sư phạm ngày nay rất coi trọng hoạt động tự giáo dục. Không thể xem nhẹ hoạt<br />
động dạy của giáo viên, nhưng kết quả học tập có được chính là do hoạt động học của<br />
học sinh - “yếu tố bên trong quyết định”. Người giáo viên đơn thuần chỉ dạy cho hết<br />
sách, cho hết ý tưởng của mình mà không chú ý đến điều kiện và khả năng tiếp thu, sự<br />
ham thích học tập của học sinh thì hoạt động dạy học ấy sẽ khó thành công.<br />
Thực tế dạy học ở nhà trường hiện nay cho thấy số học sinh lười, chán học khá đông; tỉ<br />
lệ học yếu kém của học sinh tương đối nhiều; tình trạng học khó nhớ, mau quên trong<br />
học sinh có tính phổ biến…<br />
Để giải quyết vấn đề nầy, chúng ta cần phải phân tích nguyên nhân dưới góc độ của<br />
khoa học sư phạm. Lịch sử xã hội đã đổi mới, số người đi học là số đông không còn là<br />
số ít như ngày xưa nữa, khoa học kỹ thuật và các phương tiện thông tin phát triển như<br />
vũ bão, sự tinh tế của con người trong các mối quan hệ đã được nâng cao… trong khi<br />
phương pháp sư phạm của nhà trường thì quá bảo thủ, nặng nề: vẫn dạy chung cho số<br />
đông, không kích thích được yếu tố riêng của từng cá thể. Không ít giáo viên đã thường<br />
dạy học theo thói quen, ít quan tâm đến tâm lý, thái độ, mức độ ham thích của học sinh,<br />
thậm chí có giáo viên đã xử sự một cách thô thiển, phản sư phạm. Nếu giáo viên quan<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(12)/2009: tr. 134-138<br />
<br />
VẬN DỤNG HỌC CÁ THỂ VÀ HỢP TÁC NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC...<br />
<br />
135<br />
<br />
tâm chu đáo đến từng học sinh sẽ giải quyết được mọi vấn đề khó khăn của học sinh<br />
trong quá trình học tập.<br />
1.2. Hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm<br />
Dạy học theo nhóm là một hình thức tổ chức dạy học trong đó có sự phân chia học sinh<br />
theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng<br />
nguồn kiến thức dựa vào hoạt động tích cực của từng cá thể.<br />
Đặc trưng của dạy học theo nhóm [3]<br />
Đặc trưng của dạy học theo nhóm được thể hiện ở chỗ: Các hoạt động cá thể của mỗi<br />
học sinh riêng biệt được tổ chức lại và liên kết hữu cơ với nhau trong một hoạt động<br />
chung có tác động của người thầy nhằm thực hiện học tập. Hình thành mối quan hệ qua<br />
lại giữa trò - nhóm - thầy trong đó:<br />
- Trò - chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập, ở đây chú trọng<br />
hoạt động của trò (cá thể)<br />
- Nhóm học tập - môi trường phương tiện để lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ và<br />
nhân cách học sinh.<br />
- Giáo viên - người tổ chức và đạo diễn.<br />
2. VẬN DỤNG HỌC CÁ THỂ VÀ HỢP TÁC NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC<br />
CHƯƠNG “DẪN XUẤT HALOGEN, ANCOL, PHENOL” - HÓA HỌC 11<br />
(CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO)<br />
<br />
136<br />
<br />
PHAN THẾ BÌNH<br />
<br />
2.1. Minh họa nội dung tính chất hóa học của phenol [2]<br />
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS<br />
Hoạt động 4: 12 phút<br />
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm và dạy<br />
học theo nhóm nhỏ (5-8HS)<br />
- Nhóm 1: Làm thí nghiệm phenol với Na<br />
- Nhóm 2: Làm thí nghiệm chứng minh tính<br />
axit yếu của phenol<br />
- Nhóm 3: Làm thí nghiệm phenol tác dụng<br />
với dung dịch brom<br />
a/ Thí nghiệm: GV hướng dẫn HS<br />
<br />
b/ Giải thích<br />
! Căn cứ vào cấu tạo ta thấy phenol thể hiện<br />
tính axit.<br />
! Trong ống nghiệm A còn những hạt chất<br />
rắn là do phenol tan ít trong nước ở nhiệt<br />
độ thường.<br />
! Trong ống nghiệm B phenol tan hết là do<br />
phenol có tính axit đã tác dụng với NaOH<br />
tạo thành natri phenolat tan trong nước.<br />
! GV đặt vấn đề tiếp: Tính axit của phenol<br />
mạnh tới mức độ nào? Để trả lời câu hỏi<br />
này, làm thí nghiệm<br />
! Sục khí cacbonic vào dung dịch natri<br />
phenolat đựng trong ống nghiệm C. Quan<br />
sát. Tại sao phenol tách ra làm vẫn đục<br />
dung dịch?<br />
Hoạt động 5: 6 phút<br />
! GV: Căn cứ vào cấu tạo ta thấy mật độ<br />
electron ở vòng benzen tăng lên làm cho<br />
phản ứng thế dễ dàng hơn và ưu tiên thế<br />
vào các vị trí ortho, para?<br />
! GV: Làm thế nào để chứng tỏ phản ứng<br />
thế vào vòng benzen dễ dàng hơn và ưu<br />
tiên thế vào các vị trí ortho, para. Muốn<br />
vậy phải so sánh cùng một phản ứng thực<br />
hiện ở cùng điều kiện đối với phenol và<br />
<br />
NỘI DUNG GHI BẢNG<br />
II/ Tính chất hóa học<br />
1. Tính axit<br />
a/ Phản ứng với kim loại kiềm, kiềm thổ<br />
C6H5OH + Na ! C6H5ONa + 1/2H2↑<br />
b/ Phản ứng với dung dịch kiềm:<br />
C6H5OH + NaOH ! C6H5ONa (tan) + H2O<br />
* Tính axit của phenol < axit cacbonic<br />
<br />
C6H5ONa + CO2 + H2O ! C6H5 OH" + NaHCO3<br />
<br />
(vẫn đục)<br />
Phenol có tính axit mạnh hơn ancol, nhưng<br />
tính axit của nó còn yếu hơn cả axit cacbonic.<br />
Dung dịch phenol không làm đổi màu quì<br />
tím.<br />
<br />
2. Phản ứng thế ở vòng thơm<br />
<br />
VẬN DỤNG HỌC CÁ THỂ VÀ HỢP TÁC NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC...<br />
<br />
benzen. Đó là phản ứng với nước brom.<br />
Benzen không phản ứng với nước brom.<br />
Còn phenol có phản ứng được không?<br />
! Thí nghiệm: Nhỏ nước brom vào dd<br />
phenol. Quan sát. Màu nước brom bị mất<br />
và xuất hiện ngay kết tủa trắng.<br />
Hoạt động 6: 4 phút<br />
GV phân tích các hiệu ứng trong phân tử<br />
phenol.<br />
<br />
137<br />
<br />
Phản ứng này được dùng để nhận biết<br />
phenol.<br />
<br />
3. Ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm<br />
nguyên tử trong phân tử phenol<br />
• Liên kết O-H trở nên phân cực hơn, làm<br />
cho nguyên tử H linh động hơn.<br />
• Mật độ electron ở vòng benzen tăng lên,<br />
nhất là ở các vị trí o và p, làm cho phản<br />
ứng thế dễ dàng hơn.<br />
• Liên kết C-O trở nên bền vững hơn so với<br />
ở ancol, vì thế nhóm OH phenol không bị<br />
thế bởi gốc axit như nhóm OH ancol.<br />
<br />
2.2. Biện pháp tổ chức dạy học theo nhóm để nâng cao tính tự học cho HS [1]<br />
- Thành phần nhóm: Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của lớp học nhưng nên khoảng<br />
5-8 HS<br />
- Ra qui tắc cho nhóm<br />
- Giao việc cho nhóm<br />
Công việc giao cho nhóm bao gồm:<br />
Hướng dẫn trong quá trình hoạt động nhóm: HS sẽ làm việc thông qua các phiếu học<br />
tập phát cho từng nhóm hay được chiếu lên ở màn hình lớn. Giờ học thành công hay<br />
không phần lớn tùy thuộc vào nội dung của phiếu học tập.<br />
Qua nội dung công việc được giao các thành viên trong nhóm sẽ thực hiện công việc<br />
của mình dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.<br />
Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà: Tổ chức và hướng dẫn học sinh làm việc với SGK<br />
trong tự học ở nhà. Việc hoàn thành mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới khi<br />
tự học ở nhà là sự chuẩn bị tích cực, có hiệu quả trong học tập và kiểm tra trên lớp.<br />
Điều khiển thảo luận nhóm<br />
- Trong quá tình hoạt động nhóm, GV không nên can thiệp quá sâu vào cuộc thảo<br />
luận mà chỉ thể hiện như là một chuyên gia trong những lúc cần thiết. Nếu các em<br />
gặp khó khăn khi giải quyết câu hỏi hay vấn đề thì đưa ra những câu hỏi phụ kích<br />
thích suy nghĩ của các em.<br />
- Có khi đại diện của nhóm trình bày kết quả đã đúng rồi nhưng diễn đạt chưa rõ,<br />
chưa có những dẫn chứng thuyết phục, GV giúp các em sửa chữa lại lời lẽ, minh<br />
họa thêm một số ví dụ.<br />
<br />
138<br />
<br />
PHAN THẾ BÌNH<br />
<br />
- Chọn một kết quả sai đưa ra cho các nhóm có ý kiến. Bởi vì nhận ra điểm sai của<br />
người khác cũng là một cách học.<br />
- GV cũng là người tham gia thảo luận, tham gia ở đây là làm cho HS nói và nghe<br />
nhau nói mục đích là để cho HS độc lập và giữ quan hệ bình đẳng với nhau.<br />
Đánh giá hoạt động nhóm và cá thể<br />
- Đánh giá quá trình thảo luận.<br />
- Đánh giá kết quả nội dung yêu cầu của công việc thảo luận.<br />
- Đánh giá thời gian thực hiện nội dung công việc.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Hoạt động theo nhóm sẽ giúp cho các cá thể quen dần với sự phân công hợp tác, nhất là<br />
lúc phải giải quyết vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu hoạt tác để hoàn thành<br />
công việc. Cái chính là trong hoạt động nhóm tính cách, năng lực của cá thể được bọc<br />
lộ, uốn nắn, khẳng định và phát triển, tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, tương trợ lẫn<br />
nhau, ý thức cộng đồng được hình thành.<br />
Phương pháp học tập cá thể và hợp tác nhóm nhỏ cần được vận dụng và nghiên cứu<br />
trong quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông để đáp ứng xu thế đổi mới phương<br />
pháp dạy học hiện nay là tích cực hóa hoạt động của người học<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
.<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
<br />
Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2007), Xây dựng nhóm hợp tác cho học sinh phổ thông,<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 190, tr. 20-21<br />
Hoàng Lê Minh (2007), Thiết kế tình huống hoạt động hợp tác trong dạy học môn<br />
toán, Tạp chí Giáo dục, Số 157, tr. 31.<br />
Đỗ Thị Minh Liên (2004), Thảo luận nhóm - hình thức đổi mới dạy và học ở trường<br />
đại học, Tạp chí Giáo dục, Số 89, tr. 18-19.<br />
<br />
Title: APPLYING “INDIVIDUAL STUDY” AND “SMALL GROUP COLLABORATION”<br />
FOR TEACHING CHAPTER OF HALOGEN, ANCOL AND PHENOL DERIVATIVES OF<br />
ADVANCED CHEMISTRY CURICULUM OF GRADE 11<br />
Abstract: Due to the complex theories of Halogen, Alcohol and Phenol derivatives belonging to<br />
the advanced Chemistry curriculum of grade 11, it is essential that teachers facilitates the<br />
positive and creative learning of pupils. Thus, teaching chemistry by “individual study” and<br />
“small group collaboration” methods is becoming of great concern.<br />
ThS. PHAN THẾ BÌNH<br />
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.<br />
Địa chỉ: 84A Ngự Bình, Huế. ĐT: 0905.813406. Email: phanbinhdhsphue@gmail.com.<br />
<br />