YOMEDIA
ADSENSE
Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu môn học nguyên lý kế toán
59
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Trong đề tài này, xin phép được trình bày một nội dung nhỏ trong lĩnh vực Kế Toán. Đó là: “Vận dụng phép biện chứng duy vật trong Nguyên lý Kế Toán”. Để hiểu rõi hơn mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu môn học nguyên lý kế toán
- KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT TRONG NGHIÊN CỨU MÔN HỌC NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Phạm Thị Hương Giang, Ngô Thuỳ Trang CQ53/21.18 Khi nghiên cứu về sự vật hiện tượng, mỗi chúng ta có những phương pháp nghiên cứu khác nhau dựa vào cách nhìn nhận sự vật hiện tượng, dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, dù nhìn sự vật, hiện tượng ở góc độ nào đi nữa, chúng ta cũng cần phải nắm được bản chất của vấn đề. Đó là chìa khoá để chúng ta có thể đánh giá chính xác về đối tượng mà chúng ta đang nghiên cứu. Trong thực tế, mỗi sự vật, hiện tượng đều vận động một cách liên tục, không ngừng. Nếu chúng ta chỉ xét sự vật hiện tượng ở một góc độ riêng rẽ, tức là xem xét đối tượng một cách phiến diện, thì rất dễ đưa đến những nhận định sai lệch. Vì thế, khi nghiên cứu chúng ta cần phải có những cái nhìn tổng thể, đa chiều để nắm bắt được từng đặc tính của sự vật hiện tượng. Từ đó tổng hợp nên các đặc tính bản chất của chúng. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định điều này thông qua phép biện chứng duy vật. Trong đề tài này, xin phép được trình bày một nội dung nhỏ trong lĩnh vực Kế Toán. Đó là: “Vận dụng phép biện chứng duy vật trong Nguyên lý Kế Toán”. Kế toán ra đời, gắn liền với quá trình sản xuất, nó là tất yếu khách quan của mọi hình thái kinh tế, xã hội. Ban đầu, kế toán hình thành từ những quan sát đo lường của con người đối với kết quả lao động của họ. Sản xuất xã hội phát triển kéo théo sự phát triển của kế toán, ở kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa kế toán được phát triển thành một khoa học. Ngày nay, khoa học kế toán được biểu hiện là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Phương pháp biện chứng của triết học khẳng định rằng mọi sự vật hiện tượng luôn có mối quan hệ với nhau trong trạng thái vận động biến đổi để phát triển mà 113
- KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN nguồn gốc của nó là sự đấu tranh của các mặt đối lập.Điều này được thể hiện rõ trong từng nội dung của Nguyên lý Kế toán. Cụ thể: Thứ nhất, vận dụng hai nguyên lý của triết học là mối liên hệ phổ biến và sự phát triển để nghiên cứu về nguyên lý kế toán, chúng ta thấy rằng những nội dung cơ bản như khái niệm, bản chất, tài khoản hay chứng từ, tính giá hoặc báo cáo kế toán,… đều có mối liên hệ rất chặt chẽ, mật thiết với nhau. Do vậy, khi nghiên cứu, ta phải đặt các nội dung này trong mối liên hệ mật thiết, xâu chuỗi với nhau thể hiện qua chu kỳ kế toán được hình thành trên cơ sở biện chứng của quá trình nhận thức. Chẳng hạn, khi tìm hiều về cách phân loại kế toán theo nguyên tắc ghi nhận thông tin, kế toán được chia thành: kế toán dồn tích, kế toán tiền, nếu chúng ta chỉ dừng ở đây, nghĩa là ta đã cô lập mọi sự vật, hiện tượng, nên ta không nhìn nhận được bản chất của hai loại hình kế toán này. Do đó chúng ta cần đặt nó trong mối liên hệ với các nội dung khác. Cụ thể, với cách phân loại này, theo các nguyên tắc kế toán phải được chấp nhận chung, khi ghi nhận doanh thu hoặc chi phí thì đối tượng kế toán là các khoản phải thu của khách hàng hay phải trả người bán sẽ chỉ tồn tại trong kế toán dồn tích mà không tồn tại trong kế toán tiền. Sự xuất hiện của đối tượng kế toán này sẽ là cơ sở để xác định tài khoản kế toán. Vì tài khoản kế toán là phương tiện để phân loại và tổng hợp các thông tin về nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến từng đối tượng kế toán. Việc ghi chép trên tài khoản kế toán phải dựa trên những bằng chứng khách quan. Tổng hợp đầy đủ các chứng từ kế toán là cơ sở để tính giá tài sản, ghi sổ kế toán. Sau đó, tiếp tục các mối liên hệ rất logic của tính giá ta xác định giá trị ghi vào từng định khoản, quá trình này phải tuân thủ theo các nguyên tắc. Như vậy, các nội dung của nguyên lý kế toán được xâu chuỗi với nhau, xuất phát từ cách phân loại kế toán ảnh hưởng bởi nguyên tắc kế toán, đối tượng kế toán là cơ sở để xác định tài khoản, chứng từ kế toán phục vụ cho việc tính giá, ghi sổ kế toán và cung cấp thông tin qua các báo cáo kế toán. Báo cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng của chu trình kế toán, là bức tranh phản ảnh một cách tổng quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sự logic của các nội dung trên là biểu hiện một nguyên lý quan trọng của triết học - Nguyên lý về mối liên hệ. 114
- KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN Nguyên lý về sự phát triển trong triết học khẳng định mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động, biến đổi, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc ở những cấp độ cao dần. Bởi vậy, kết hợp nguyên lý về sự phát triển và các cặp phạm trù cơ bản khi nghiên cứu về đối tượng kế toán (phạm trù cái chung) người ta phải nghiên cứu cả trạng thái tĩnh và trạng thái động. Ví dụ, đối với từng tài khoản cụ thể (phạm trù cái riêng), người ta cũng nghiên cứu về tình hình hiện có và sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể trong kỳ. Các cặp phạm trù cơ bản trong triết học đã được sử dụng để xây dựng các nội dung của kế toán. Thứ hai, sự chi phối của 3 quy luật triết học đến nguyên lý kế toán. Để xây dựng kết cấu của tài khoản, người ta dựa vào quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Trong nguyên lý kế toán các mối quan hệ về kinh tế và kế toán cũng không nằm ngoài quy luật này, thể hiện qua các hoạt động: Thu - chi (tiền); nhập - xuất (hàng tồn kho); vay - trả (khoản vay)…Mặc dù các đối tượng kế toán cụ thể được phản ánh trên những tài khoản khác nhau, có nội dung kinh tế, mục đích sử dụng, yêu cầu quản lý và tên gọi khác nhau nhưng xét về mặt vận động thì bất kỳ đối tượng kế toán nào cũng vận động theo hai mặt đối lập. Do đó, tài khoản kế toán được kết cấu theo kiểu hai bên chữ T để phản ánh hai mặt vận động của cùng một đối tượng kế toán đó là bên Nợ và bên Có. Quy luật mâu thuẫn này một lần nữa được thể hiện trong kế toán là tài sản - nguồn vốn; doanh thu - chi phí, đó là những mặt đối lập về đối tượng kế toán (phạm trù cái chung). Xuất phát từ quy luật này mà các nhà khoa học về kế toán đã xây dựng nên quy ước ghi chép trên mỗi tài khoản (phạm trù cái riêng). Đó là: Tài khoản Tài sản: quy ước tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có, số dư bên Nợ. Tài khoản Nguồn vốn: quy ước tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ, số dư bên Có. Tài khoản Chi phí: quy ước tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có, không có số dư cuối kỳ. 115
- KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN TK Doanh thu: quy ước tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ, không có số dư cuối kỳ. Những mặt đối lập này tạo nên mâu thuẫn, nó vừa thống nhất, vừa chuyển hóa lẫn nhau làm cho đối tượng kế toán luôn vận động, biến đổi. Trong kế toán, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí được thông qua các mối quan hệ đối ứng cơ bản, đó là: Tài sản tăng, tài sản khác giảm; Nguồn vốn tăng, nguồn vốn khác giảm; Tài sản tăng, nguồn vốn tăng; Nguồn vốn tăng, nguồn vốn khác giảm. Biểu hiện về sự chuyển hóa giữa các đối tượng kế toán trong thực tế tại các đơn vị là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ: Mua nguyên vật liệu đã thanh toán bằng tiền mặt, đối tượng kế toán là tiền mặt chuyển sang đối tượng kế toán là nguyên vật liệu. Quy luật lượng chất được vận dụng trong công thức tính giá thành sản phẩm: Giá thành = Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất sản xuất dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Quá trình tích lũy về lượng thể hiện ở quá trình tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Khi sản phẩm chưa hoàn thành thì quá trình tích lũy về lượng không ngừng tăng lên nhưng chưa hình thành chất mới. Vì vậy, giá trị của sản phẩm đang được kế toán tập hợp trên tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Khi sản phẩm hoàn thành, chi phí đã tập hợp được tạo thành một chất mới đó là thành phẩm, người kế toán có thể chuyển đổi từ đối tượng kế toán sản phẩm dở dang sang đối tượng kế toán thành phẩm. Qua nghiên cứu về phép biện chứng duy vật thể hiện ở một số nội dung quan trọng trong nguyên lý kế toán, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định, không chỉ nguyên lý kế toán mà bất kỳ một môn học nào đều có mối liên hệ với các khoa học khác. 116
- KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC CỦA MÔN TRIẾT HỌC TRONG KIỂM TOÁN Hoàng Thị Hạnh CQ52/21.19 Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau. Vì vậy có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học được ví như khoa học của mọi khoa học, là nền tảng cơ sở tư duy nhận thức của mọi chuyên ngành, lĩnh vực trong đó có kiểm toán - một trong những lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế. Việc nghiên cứu và vận dụng kiểm toán trong thực tế cũng cần có một hệ thống các phương pháp kiểm toán giúp KTV đạt được mục tiêu kiểm toán. Các phương pháp kiểm toán cũng không thể tách rời những quy luật và mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và cái đơn nhất, giữa sự vận động và tính không mất đi của vật chất trong quá trình vận động. Như vậy, xét về mặt phương pháp luận kiểm toán đòi hỏi kiểm toán viên phải đứng trên quan điểm biện chứng khi phân tích, lý giải các đối tượng kiểm toán. Điều này là cơ sở đảm bảo tính độc lập và khách quan của hoạt động kiểm toán, đảm bảo tính đúng đắn của các xét đoán mà kiểm toán viên nêu ra. Tuy nhiên, để có thể phân tích diễn giải vấn đề và tiến tới lựa chọn, sử dụng một phương pháp kiểm toán thích hợp và hiệu quả nhất cho mỗi phần hành kiểm toán thì việc nắm bắt một cách khoa học và hệ thống các phương pháp chung và cơ sở phương pháp luận là chưa đủ mà kiểm toán còn phải vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp kỹ thuật liên quan của khoa học thống kê, toán học, phân tích kinh tế, lôgíc học. Chẳng 117
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn