intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thực hành trường Đại học Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thực hành trường Đại học Quảng Nam trình bày một số khái niệm có liên quan, những nội dung, yêu cầu và quy trình khi sử dụng phương pháp thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, vận dụng phương pháp thí nghiệm trong giảng dạy bài “Sự nảy mầm của hạt”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thực hành trường Đại học Quảng Nam

  1. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Phan Thị Thanh Diễm1, Lê Thị Tuyết Nhung2, Nguyễn Bảo Phúc2, Nguyễn Thị Na2, Nguyễn Văn Nguyên Sơn1, Nguyễn Hoàng Lan Anh1, Trần Thị Phú3 Tóm tắt: Có nhiều phương pháp tổ chức trong dạy học khám phá khoa học cho trẻ mầm non, tuy nhiên phương pháp thí nghiệm luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, kích thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ, và quan trọng hơn là sự giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội. Bài viết trình bày một số khái niệm có liên quan, những nội dung, yêu cầu và quy trình khi sử dụng phương pháp thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, vận dụng phương pháp thí nghiệm trong giảng dạy bài “Sự nảy mầm của hạt”. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ hào hứng, sôi nổi, thích thú với giờ học thực hành, thí nghiệm. Kết quả này là tiền đề và là động lực để giáo viên tiếp tục áp dụng những thí nghiệm vào việc giảng dạy các hoạt động khám phá khoa học. Từ khóa: Thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm, khám phá khoa học, trẻ mầm non. 1. Mở đầu Trong chương trình Giáo dục mầm non hiện hành của Việt Nam, hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức nhằm: Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh; Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định; Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau; Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói...) với ngôn ngữ nói là chủ yếu; Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán (Bộ GD và ĐT, 2021). Trong nghiên cứu của mình các tác giả Adbo & Vidal, Nguyễn Thị Ngà, Nhi và cs, Watters et all, cho rằng khám phá khoa học là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh của trẻ dựa trên kinh nghiệm sống mà trẻ đã tích lũy được. Khi tham gia hoạt động khám phá khoa học, trẻ phải phối hợp nhiều giác quan, sử dụng các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, suy luận để tham gia vào quá trình thực hành, trải nghiệm và tương tác với thế giới xung quanh. (Adbo & Vidal, 2020, Nguyễn Thị Ngà, 2009, Nhi et all., 2021, Watters et all., 2000). Để phát huy 1. Thạc sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 2. Cử nhân, Trường Đại học Quảng Nam 3. Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Đà Nẵng 11
  2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC KHÁM PHÁ... được sự thích thú, say mê, tích cực của trẻ trong hoạt động khám phá giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp cũng như các hình thức dạy học một cách hợp lí. Theo tác giả Hoàng Thị Phương, đối với trẻ mầm non thì thí nghiệm là một trong các phương pháp mà giáo viên có thể sử dụng để giúp trẻ chiếm lĩnh các tri thức về môi trường xung quanh. Thí nghiệm trở thành phương pháp nhận thức, giúp trẻ khám phá đặc điểm, tính chất của các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Với khả năng nhận thức, vận động và kinh nghiệm đã tích lũy trẻ có thể sử dụng thí nghiệm như một phương pháp đặc thù trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non (Hoàng Thị Phương, 2015). Để đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non trong chương trình giáo dục mầm non mới, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” (Bộ GD và ĐT, 2021). Trường Mầm non Thực hành đã xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhận thức ở từng lứa tuổi. Đặc biệt, đã lồng ghép đưa vào lớp học các hoạt động thí nghiệm khoa học vui để trẻ tìm hiểu và học hỏi những điều bổ ích về tự nhiên một cách dễ dàng, từ đó tạo hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết cho trẻ. Khi tham gia làm thí nghiệm, trẻ được làm quen với dụng cụ thí nghiệm, các đồ dùng, thành phần làm thí nghiệm.Trẻ cần đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan đến thí nghiệm, trẻ được giáo viên hướng dẫn và tự thực hiện các bước làm thí nghiệm đơn giản để tìm ra vấn đề cần khám phá ban đầu. Sau khi thực hành thí nghiệm, trẻ được yêu cầu nói lại quá trình, giải thích hiện tượng để từ đó tự trả lời chính thắc mắc của trẻ. Từ thực hành thí nghiệm, giáo viên có thể nêu một số ứng dụng trong cuộc sống có liên quan đến thí nghiệm hoặc giải thích một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Giúp trẻ có thái độ và hành vi đúng đắn với thiên nhiên và môi trường từ đó giáo dục trẻ ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Trong bài báo này, chúng tôi đề cập đến vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi ở Trường Mầm non Thực hành, Trường Đại học Quảng Nam. 2. Nội dung 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Khái niệm thí nghiệm Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Thí nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để tìm hiểu, kiểm tra hay chứng minh” hay “Thí nghiệm là làm thử để rút ra kinh nghiệm” (Hoàng Phê, 2006). Tác giả Trần Thị Thanh: “Thí nghiệm có nghĩa là sự tự mày mò hành động tìm kiếm, thí nghiệm trong thực tiễn để đi đến kết luận về điều dự đoán trước hoặc trả lời những thắc mắc trong suy nghĩ” (Trần Thị Thanh, 1994). Tác giả Hoàng Thị Oanh cho rằng, đối với trẻ mầm non: “Thí nghiệm là việc tổ chức cho trẻ hành động tác động có mục đích vào đối tượng, làm thay đổi đối tượng 12
  3. PHAN T. THANH DIỄM - LÊ T. TUYẾT NHUNG - NGUYỄN BẢO PHÚC - NGUYỄN T. NA - NGUYỄN VĂN NGUYÊN SƠN - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH - TRẦN T. PHÚ nhằm kiểm nghiệm một tính chất nào đó của sự vật hoặc tạo dựng lại một hiện tượng nào đó trong tự nhiên” (Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân, 2014). Theo quan điểm cá nhân, đối với trẻ mầm non: “Thí nghiệm là cho trẻ thực hiện hành động thực tiễn tạo ra một kết quả nào đó nhằm giúp trẻ kiểm định tính chất của sự vật và hiện tượng xung quanh”. 2.1.2. Khái niệm phương pháp thí nghiệm Có rất nhiều khái niệm về phương pháp thí nghiệm: Theo tác giả Trần Thị Thanh: Phương pháp thí nghiệm là sự mày mò tìm kiếm, thí nghiệm trong thực tiễn để đi đến kết luận về điều dư báo trước hoặc trả lời những thắc mắc trong suy nghĩ (Trần Thị Thanh, 1994). Theo tác giả Hoàng Thị Oanh, đối với trẻ mầm non: Phương pháp thí nghiệm là việc tổ chức cho trẻ hành động tác động vào đối tượng làm thay đổi đối tượng nhằm kiểm nghiệm một tính chất nào đó của sự vật hoặc tạo dựng lại một hiện tượng nào đó trong tự nhiên (Hoàng Thị Oanh và Nguyễn Thị Xuân, 2014). Theo quan điểm của tác giả Hoàng Thị Phương: Phương pháp thí nghiệm được coi như một loại hình quan sát diễn ra trong điều kiện nhất định. Thí nghiệm đòi hỏi sự tác động tích cực lên đối tượng (sự vật, hiện tượng), làm thay đổi cho nó phù hợp với mục đích đặt ra (Hoàng Thị Phương, 2020). Như vậy, phương pháp thí nghiệm là phương pháp mà giáo viên tổ chức cho trẻ sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để tái tạo lại những hiện tượng xảy ra trong thực tế, dưới sự trợ giúp của giáo viên, trẻ sẽ đưa ra được kết luận khoa học về sự vật hiện tượng. 2.1.3. Khám phá khoa học Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì khoa học là “hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực”, còn khám phá là “tìm thấy, phát hiện ra cái ẩn giấu, bí mật” (Hoàng Phê, 2006). Như vậy, khám phá khoa học là một trong những chiến lược quan trọng giúp phát triển tư duy và năng lực của trẻ. Các bé không chỉ học hỏi những kiến thức khoa học qua hình ảnh, lời kể mà còn trực tiếp trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì bé quan tâm, muốn tìm hiểu. 2.2. Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy hoạt động khám phá khoa học 2.2.1. Đặc điểm thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học của trẻ Thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học vô cùng phong phú và hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Tác giả Đinh Thị Thu Hằng cho rằng: Các thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học có những đặc điểm sau: - Các bài thí nghiệm mô phỏng các hiện tượng, sự thay đổi của các sự vật xung 13
  4. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC KHÁM PHÁ... quanh trẻ, nhằm giúp trẻ hình thành nhận thức về sự vật, hiện tượng đó một cách cụ thể khách quan và chính xác hơn. - Các bài thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học thường mô phỏng lại các hiện tượng đơn giản, diễn ra trong cuộc sống xung quanh trẻ để trẻ dễ thực hiện và dễ kiểm chứng. - Quá trình thí nghiệm, đòi hỏi không được làm ảnh hưởng xấu đến các đối tượng và phải cho ra kết quả chính xác nhất. Điều này đòi hỏi người giáo viên cần hiểu rõ về các sự vật, hiện tượng xung quanh; có sự nhạy cảm cao đối với sự biến đổi của sự vật hiện tượng; có kĩ năng khéo léo, cẩn thận trong quá trình tiến hành thí nghiệm (Đinh Thị Thu Hằng, 2015). 2.2.2. Những yêu cầu khi dùng phương pháp thí nghiệm Trong nghiên cứu của mình tác giả Đỗ Thị Huệ đã đưa ra những yêu cầu khi dùng phương pháp thí nghiệm như sau: Thí nghiệm phải phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài. Nội dung và phương pháp tiến hành thí nghiệm phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng thực hành của từng lứa tuổi. Thí nghiệm phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp lứa tuổi của trẻ. Thí nghiệm phải rõ ràng, trẻ quan sát đầy đủ. Thí nghiệm không bị che lấp muốn vậy trước khi thí nghiệm giáo viên cần phải bố trí chỗ ngồi hợp lí cho các trẻ để đảm bảo mọi trẻ được quan sát cô hướng dẫn trong quá trình làm thí nghiệm. Các thí nghiệm phải đảm bảo đủ thời gian quy định. Phải được bố trí địa điểm, thời gian, không gian hợp lí. Số lượng thí nghiệm trong một bài phải nên vừa phải, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thí nghiệm với giáo án tránh trường hợp lạm dụng thí nghiệm quá nhiều. Thí nghiệm phải an toàn, không gây nguy hiểm đối với trẻ. Các đồ dùng, nguyên vật liệu dùng trong thí nghiệm phải an toàn với trẻ. Trong khi tiến hành thí nghiệm nếu trẻ gặp lúng túng giáo viên cần có biện pháp gợi ý, hướng dẫn trẻ giải quyết khó khăn và thí nghiệm phải đảm bảo thành công, giáo viên phải nắm vững các bước tiến hành thí nghiệm làm đúng theo trình tự, các bước, thao tác nhanh nhẹn, khéo léo (Đỗ Thị Huệ, 2010). 2.2.3. Quy trình thiết kế phương pháp thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học Theo tác giả Đỗ Thị Huệ, quy trình thiết kế phương pháp thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học có 3 bước sau: Bước 1. Chuẩn bị - Xác định mục đích: Khi tổ chức thí nghiệm cho trẻ cần xác định mục đích cụ thể của mỗi thí nghiệm. Mục đích thí nghiệm được cụ thể hóa bằng các nhiệm vụ. Nhiệm vụ thí nghiệm do giáo viên đặt ra hoặc do giáo viên giúp trẻ tự xác định. Nhiệm vụ phải 14
  5. PHAN T. THANH DIỄM - LÊ T. TUYẾT NHUNG - NGUYỄN BẢO PHÚC - NGUYỄN T. NA - NGUYỄN VĂN NGUYÊN SƠN - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH - TRẦN T. PHÚ rõ ràng, được xác định theo trình tự xác định. Việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi sự tìm tòi tích cực: phân tích, đối chiếu cái đã biết với cái chưa biết, đưa ra kết luận về nguyên nhân của hiện tượng, lựa chọn biện pháp giải quyết, các điều kiện và việc tổ chức thí nghiệm. - Xây dựng kế hoạch: Tùy từng loại thí nghiệm mà giáo viên xác định thời gian cần thiết để tiến hành thí nghiệm cho phù hợp. Có những thí nghiệm ngắn chỉ diễn ra trong khoảng 10 - 20 phút nhưng cũng có những thí nghiệm diễn ra trong khoảng thời gian dài. Giáo viên nên chọn các thời điểm thích hợp để cho trẻ quan sát. Về địa điểm nên tổ chức ở lớp học hoặc vườn trường. Về đồ dùng thí nghiệm: giáo viên nên chọn những nguyên vật liệu dễ tìm và sẵn có ở địa phương. Bước 2. Cách tiến hành - Dự đoán kết quả thí nghiệm: Giáo viên có thể cho trẻ dự đoán kết quả hoặc đưa ra những giả thuyết trước khi cho trẻ tiến hành thí nghiệm. - Tổ chức và hướng dẫn trẻ thực hiện thí nghiệm: Giáo viên có thể chia trẻ thành các nhóm để thực hiện thí nghiệm, giới thiệu và giao đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm. Giáo viên hướng dẫn quy trình tiến hành thí nghiệm. - Các nhóm thực hiện thí nghiệm, quan sát thí nghiệm đưa ra nhận xét và phân tích hiện tượng. - Giáo viên cho từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, so sánh với kết quả dự đoán ban đầu. Các trẻ khác nhận xét, góp ý. Bước 3. Kết luận - Giáo viên tổng kết, củng cố lại kiến thức của trẻ thông qua một trò chơi (giáo viên đưa ra, yêu cầu trẻ nói cách làm, tiến hành làm). Từ đó, trẻ nêu được cách vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống (Đỗ Thị Huệ, 2010). 2.2.4. Nội dung trong hoạt động khám phá khoa học có sử dụng phương pháp thí nghiệm Theo chương trình giáo dục mầm non mới, trẻ được khám phá khoa học về: Các bộ phận cơ thể người; Đồ vật, chất liệu; Thực vật và động vật; Một số hiện tượng tự nhiên: thời tiết, không khí, nước, ánh sáng, mặt trời mặt trăng (Bộ GD và ĐT, 2021). Các loại thí nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học: - Thí nghiệm với thực vật: Hạt này có nẩy mầm thành cây được không? Hạt nẩy mầm như thế nào? Hạt nào nẩy mầm được? Hạt nào không nẩy mầm được? Hoa có hút nước không? Vì sao hoa héo? Vì sao hoa tươi? Cành cây, lá cây có nẩy mầm không? Cây có cần nước, không khí, ánh sáng không? Cây này có sống được trên cạn, dưới ngước không? - Thí nghiệm với động vật: Con này thích ăn gì? Con này phản ứng với âm thanh, ánh sáng như thế nào? Con này dùng gì để bơi, bay, chạy? Con này sinh ra và lớn lên như 15
  6. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC KHÁM PHÁ... thế nào? Con này có sống được ở trên cạn, dưới nước không? Các con vật có cần thức ăn, nước uống, không khí không? - Thí nghiệm với các nguyên vật liệu của thiên nhiên và những đồ vật gần gũi ở xung quanh Với nước: nước trong suốt, nước chuyển màu, chuyển mùi, chuyển vị, nước có thể hòa tan, không hòa tan các chất, nước bốc hơi, nước đóng băng, nước và dầu cái gì nhẹ hơn… Với không khí: không khí có ở khắp nơi, không khí có trọng lượng, không khí cần cho sự sống và cháy… - Thí nghiệm với đồ vật: Vật nào chìm, vật nào nổi, các vật chìm như thế nào? Vật nào trong suốt? Vật nào đựng được nước? Vật nào tạo ra gió? Giấy và vải có gì khác nhau? (Lê Thị Vân, 2017). 2.2.5. Vận dụng phương pháp thí nghiệm “Sự nảy nầm của hạt” trong dạy học khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi Đề tài: Sự nảy mầm của hạt (thời lượng 30 - 35 phút) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trẻ biết sự phát triển của cây từ hạt, mầm cây có lá, cây trưởng thành ra hoa, kết quả. Biết những điều kiện cần thiết để hạt nảy mầm và phát triển: đất tơi xốp, độ ẩm, ánh sáng. - Trẻ biết cách trồng và chăm sóc cây. 2. Kĩ năng - Trẻ nhớ được quá trình nảy mầm và phát triển của cây - Trẻ biết quy trình gieo hạt (dùng xẻng xúc đất vào chậu, gieo hạt) - Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ định - Rèn kĩ năng đàm thoại rõ ràng. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động - Giáo dục trẻ biết yêu quý cây xanh, biết chăm sóc bảo vệ cây II. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của cô Mầm cải; Hạt giống (đậu xanh, đậu đen hoặc các loại rau); Đất, nước, chậu hoặc cốc nhựa nhỏ và bình tưới nước; Một vài chậu đã có hạt nảy mầm và cây con. Nhạc bài hát “Lá xanh”, “Em yêu cây xanh”. 2. Đồ dùng của trẻ Trang phục gọn gàng 16
  7. PHAN T. THANH DIỄM - LÊ T. TUYẾT NHUNG - NGUYỄN BẢO PHÚC - NGUYỄN T. NA - NGUYỄN VĂN NGUYÊN SƠN - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH - TRẦN T. PHÚ III. Tiến trình tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú Cô và trẻ vận động theo giai điệu bài hát “Lá Bài Lá xanh ạ. xanh” Quan sát sân trường và trả lời: Cây Cô hỏi trẻ lớp mình vừa nghe bài hát gì? xanh, cây hoa giấy, cây phượng ạ. Các con hãy quan sát xem sân trường mình Trả lời để cho bóng mát, bảo vệ môi có cây gì nào? trường và cho chúng ta quả. Thế các con có biết trồng cây để làm gì Suy nghĩ và trả lời cây rau, cây ớt, cây không? ổi cây mận, cây xoài… Các con hãy kể một số loại cây mà các con Trả lời phải trồng cây ạ. biết? Trả lời phải có hạt giống, đất, nước, Muốn có nhiều cây xanh hơn nữa thì chúng chậu đựng cây… ta nên làm gì? Lắng nghe Muốn trồng cây chúng ta phải chuẩn bị những gì? Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu xem cây được trồng như thế nào nhé. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nảy mầm của hạt Cô cho trẻ quan sát cây cải đã nảy mầm và Quan sát và trả lời đó là cây rau cải ạ hỏi là rau gì? Cây rau cải mầm có đặc điểm gì? Trả lời có thân, có lá. Cô trò chuyện về các bộ phận của rau sau đó Trẻ lắng nghe yêu cầu trẻ nhận xét. Quan sát và trả lời lá mầm màu xanh, Cô hỏi trẻ lá cây cải mầm như thế nào? hình trái tim, rất nhỏ. Trả lời có thân, rễ. Ngoài lá ra cây cải mầm còn có bộ phận nào nữa? Trả lời là cây cải mầm ạ Vừa rồi chúng mình quan sát cây gì? Trẻ lắng nghe Khái quát: Cây cải mầm cung cấp bữa ăn, cung cấp vitamin, chất xơ để cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Như vậy để có được thật nhiều rau cải mầm xinh xắn như thế này thì nó phải trải qua quá trình gieo hạt rất là thú vị đấy, bây giờ các bạn cùng nhìn xem cô gieo hạt nhé. 17
  8. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC KHÁM PHÁ... Nhìn xem cô có gì đây? Trả lời là hạt giống ạ Muốn hạt phát triển thành mầm cây thì ta Trả lời phải gieo hạt ạ. phải làm gì? - Cô gieo hạt cho trẻ quan sát: Cô xúc đất vào Trẻ quan sát. chậu, gieo hạt và tưới nước. Sau khi gieo hạt thì điều gì sẽ xảy ra? Cô Quan sát các chậu cây cô chuẩn bị sẵn cho trẻ xem chậu cây có hạt đã nảy mầm (cô và trả lời. chuẩn bị trước). Vậy chúng mình có muốn Trẻ trả lời có ạ. gieo hạt để trồng cây không? - Tổ chức và hướng dẫn trẻ thực hiện thí Trẻ quan sát, và làm thí nghiệm gieo nghiệm. hạt theo hướng dẫn của cô. Cô hướng dẫn trẻ về cách làm thí nghiệm: Nhóm 1: Chậu được để ngoài ánh Cho trẻ xúc đất vào trong chậu sau đó lấy hạt sáng mặt trời, tưới nước đều đặn; đã ngâm trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng ra và Nhóm 2: Chậu được để trong bóng tối hướng dẫn trẻ đặt hạt vào các chậu có sẵn đất, và không tưới nước. mỗi chậu khoảng 10 hạt. Cô chia trẻ thành 2 nhóm với cách chăm sóc các chậu hạt giống khác nhau. Các nhóm lên trình bày về các nội - Thảo luận nhóm dung mà nhóm mình quan sát và thảo luận. Các con dự đón xem chậu của nhóm nào hạt sẽ nảy mầm? (Cô lấy ra hai chậu đã chuẩn bị Nhóm 1: Sau khi gieo hạt ít ngày thì từ trước cho trẻ quan sát). hạt sẽ nứt vỏ, xuất hiện mầm trắng. Đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả thí Nhóm 2: Hạt sẽ không nảy mầm. nghiệm. Các trẻ khác nhận xét, góp ý. Trả lời vì thiếu nước và ánh sáng ạ. Tại sao hạt trong các chậu của nhóm 2 không nảy mầm? Các con thấy mầm cây như thế nào? Muốn Trả lời mầm cây nhỏ và màu trắng ạ. cây mau lớn thì mình làm gì? Muốn cây nhanh lớn thì phải chăm Như vậy hạt nảy mầm thì cần những điều sóc, tưới nước. kiện gì? Khái quát: Hạt nảy mầm được là nhờ được Trả lời cần có nước và ánh sáng để gieo xuống đất, có ánh sáng và được tưới nước phát triển. đầy đủ, ít lâu sau hạt mầm sẽ vươn lên khỏi mặt đất và một thời gian nữa hạt mầm sẽ phát triển thành cây non. Ngược lại, hạt không được chăm sóc đầy đủ (để trong bóng tối và không tưới nước) sẽ không nảy mầm được. 18
  9. PHAN T. THANH DIỄM - LÊ T. TUYẾT NHUNG - NGUYỄN BẢO PHÚC - NGUYỄN T. NA - NGUYỄN VĂN NGUYÊN SƠN - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH - TRẦN T. PHÚ Các con thấy hạt nảy mầm là giai đoạn thứ Trả lời giai đoạn 2 ạ. mấy của cây? Trả lời cây non sẽ phát triển thành cây Vậy từ cây non được chăm sóc phát triển trưởng thành. thành cây gì? Trả lời cây trưởng thành có nhiều lá, Cây trưởng thành sẽ có đặc điểm gì nhỉ? cành, hoa. Cô hỏi lại trẻ quá trình gieo hạt và cách chăm sóc cây. - Mở rộng Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây xanh, không ngắt lá bẻ cành. 3. Hoạt động 3. Trò chơi củng cố Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt” Vừa đọc bài “Gieo hạt” vừa làm các Tuyên dương, khen thưởng các cháu. động tác phù hợp. Kết thúc bài học cô và trẻ hát bài “Em yêu Hát và vận động bài “Em yêu cây cây xanh”. xanh”. 2.2.6. Kết quả vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học khám phá khoa học Chúng tôi thực nghiệm sư phạm sử dụng thí nghiệm “Sự nảy mầm của hạt” để giảng dạy hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non thực hành, Trường Đại học Quảng Nam với lớp lớn 1 (35 cháu) - dạy thực nghiệm và lớp lớn 3 (35 cháu) - dạy đối chứng (sử dụng phương pháp truyền thống hàng ngày, không sử dụng phương pháp thí nghiệm). Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm chúng tôi quan sát và hỏi trẻ để đánh giá về kiến thức, về kĩ năng và thái độ. Hình 1. Lớp lớn 1 – dạy thực nghiệm Hình 2. Lớp lớn 3 – dạy đối chứng 19
  10. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC KHÁM PHÁ... Hình 3. Trẻ đang thực hành làm thí nghiệm Hình 4. Trẻ quan sát và thảo luận về kết quả thí nghiệm 20
  11. PHAN T. THANH DIỄM - LÊ T. TUYẾT NHUNG - NGUYỄN BẢO PHÚC - NGUYỄN T. NA - NGUYỄN VĂN NGUYÊN SƠN - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH - TRẦN T. PHÚ Qua quan sát dự giờ tiết dạy thực nghiệm cho thấy trẻ rất hào hứng, sôi nổi, tích cực tham gia làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên. Về kiến thức: Ở lớp thực nghiệm trẻ được tham gia làm thí nghiệm nên trẻ rất hứng thú với tiết học, các trẻ hoạt động tích cực, tìm tòi, khám phá. Chính vì vậy trẻ nắm vững kiến thức các điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây. Còn ở lớp đối chứng do trẻ không trực tiếp làm thí nghiệm, trẻ chỉ theo dõi cô dạy qua hình ảnh, đồ vật nên trẻ không hình dung được những điều kiện nào cần để cho hạt nảy mầm. Về kĩ năng: Ở lớp thực nghiệm trẻ được học tập qua sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên, trẻ được thực hành, vận dụng vốn kiến thức mình có để tiến hành thí nghiệm. Vì vậy, trẻ nắm vững quy trình làm thí nghiệm, kĩ năng thực hành thí nghiệm của trẻ tốt, kĩ năng quan sát hiện tượng, so sánh, phân tích và giải thích hiện tượng ở trẻ tốt. Còn ở lớp đối chứng do trẻ không trực tiếp làm thí nghiệm nên trẻ không nắm được quy trình làm thí nghiệm, một số cháu còn lúng túng khi được hỏi về quy trình làm thí nghiệm. Về thái độ: Ở lớp thực nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ tích cực hoạt động với thái độ tốt. Còn ở lớp đối chứng sự tập trung chú ý chưa cao, trẻ bị phân tán và nói chuyện trong giờ học, rất ít trẻ chăm chú lắng nghe. 3. Kết luận Vận dụng phương pháp thí nghiệm trong dạy học khám phá khoa học cho trẻ là một trong những định hướng dạy học phù hợp với chương trình giáo dục mầm non mới “Trường học lấy trẻ làm trung tâm”. Hơn 80% trẻ tham gia trực tiếp làm thí nghiệm, hứng thú trong học tập, tích cực tìm tòi, khám phá. Trẻ nắm vững các bước làm thí nghiệm, kĩ năng thực hành thí nghiệm của trẻ tốt, kĩ năng quan sát hiện tượng, so sánh, phân tích và giải thích hiện tượng ở trẻ tốt. Giáo viên cần vận dụng phương pháp thí nghiệm một cách linh hoạt tùy thuộc vào nội dung kiến thức của chủ đề học tập và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường để giúp trẻ phát triển tính ham hiểu biết, học hỏi, có hứng thú hơn với các hoạt động khám phá. TÀI LIỆU THAM KHẢO Adbo, K., & Vidal Carulla, C. (2020). Learning About Science in Preschool: Play- Based Activities to Support Children’s Understanding of Chemistry Concepts. IJEC, 52, 17–35. https://doi.org/10.1007/s13158-020- 00259-3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Chương trình giáo dục mầm non – Văn bản hợp nhất số 01 về Chương trình giáo dục mầm non đã được Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành về việc hợp nhất nội dung Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 51 và Chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư 28 (ban hành kèm theo Thông tư số 01/VBHN- BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT). Đinh Thị Thu Hằng (2015). Thiết kế thí nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học cho 21
  12. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC KHÁM PHÁ... trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. Tạp chí Khoa học xã hội nhân văn và Giáo dục, 5(1), 82-89. Đỗ Thị Huệ (2010). Sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh theo hướng phát huy tính tích cực. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường ĐHSP II Hà Nội. Nguyễn Thị Ngà (2019). Phát triển năng lực tư duy cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học. Luận án Tiến sĩ Lí luận và Lịch sử giáo dục (mã số: 9140102), Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội (Tiếng Việt). Trần Thị Viêt Nhi, Nguyễn Tuấn Vinh, Trần Thị Kim Nhung, Lê Thị Nhung (2021). Thực trạng giáo dục khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non công lập miền Trung. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục Hungary 11, 360-371. Doi: 10.1665/063.2021.00075. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2014). Phương pháp tổ chức hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Hoàng Phê (chủ biên 2006). Từ điển Tiếng Việt, Nhà Xuất bản Đà Nẵng. Hoàng Thị Phương (2015). Hướng dẫn giáo viên mầm non tổ chức thí nghiệm khám phá tự nhiên vô sinh cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi. Tạp chí khoa học giáo dục, số 118, 9- 11. Hoàng Thị Phương (2020). Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non làm quen với môi trường xung quanh. Nhà xuất bản ĐHSP Hà nội. Trần Thị Thanh (1994). Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Bộ GD và ĐT, Trung tâm Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Hà Nội. Lê Thị Vân (2017). Giáo trình phương pháp khám phá khoa học và môi trường xung quanh. Tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Quảng Bình. Watters, J. J, Diezmann, C. M, Grieshaber, S J, & Davis, J M (2000). Enhancing science education for yuong children: A Contemporary intiative.. Australian Journal of Early Childhood, 26(2), 1–7. APPLICATION OF EXPERIMENTAL METHODS IN TEACHING SCIENCE DISCOVERY FOR 5-6 YEAR- OLD CHILDREN IN PRACTICE NURSERY SCHOOL OF QUANG NAM UNIVERSITY PHAN THI THANH DIEM, LE THI TUYET NHUNG, NGUYEN BAO PHUC, NGUYEN THI NA, NGUYEN VAN NGUYEN SƠN, NGUYEN HOANG LAN ANH Quang Nam University TRAN THI PHU University of Technology anh Education - The University of Da Nang Abstract: There are many methods in teaching preschool children to discover 22
  13. PHAN T. THANH DIỄM - LÊ T. TUYẾT NHUNG - NGUYỄN BẢO PHÚC - NGUYỄN T. NA - NGUYỄN VĂN NGUYÊN SƠN - NGUYỄN HOÀNG LAN ANH - TRẦN T. PHÚ sciences, but the experimental method always creates excitement for children, stimulating activeness, developing curiosity and desire for learning, stimulating discovery, developing observation, judgment and intellectual capacity, and more importantly, educating the right attitude towards nature and society. The article presents some related concepts, contents, requirements and procedures of experimental methods which are used in scientific discovery activities and applied in teaching the lesson "The Germination of Seeds”. Research results show that children are excited, lively and interested in practical experimental lessons. This result is the premise and motivation for teachers to continue applying experimental methods to teaching scientific discovery activities. Keywords: Experiment, experiment design, scientific discovery, preschool children. 23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2