intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào phát triển mô hình trường đại học thông minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuyết đa thông minh là một thành tố của lý thuyết giáo dục tối ưu tạo nên niềm tin giúp khơi nguồn những năng lực phong phú nhất ẩn sâu trong mỗi con người, tạo ra và định hướng cho những nguồn năng lực giúp thực hiện những mục tiêu mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào phát triển mô hình trường đại học thông minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. International Conference on Smart Schools 2022 VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ VÀO PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÔNG MINH TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 APPLICATION OF MULTIPLE INTELLIGENCE TO THE DEVELOPMENT OF INTELLIGENT UNIVERSITY MODEL IN THE CONCEPT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 TS. Đinh Văn Đệ Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh Email: dinhvande@lttc.edu.vn Keywords: TÓM TẮT: Thuyết đa thông minh, Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục nước ta đã có những thành tựu năng lực, giáo dục, đào tạo và và những bước phát triển đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ đáp ứng. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đạt được một số kết Multiple intelligence quả quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Việc theory, capacity, education, tìm kiếm phương pháp giáo dục mới để xây dựng mô hình đại học thông minh training and responsiveness. trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cần thiết hơn bao giờ hết. Thuyết đa thông minh là một thành tố của lý thuyết giáo dục tối ưu tạo nên niềm tin giúp khơi nguồn những năng lực phong phú nhất ẩn sâu trong mỗi con người, tạo ra và định hướng cho những nguồn năng lực giúp thực hiện những mục tiêu mong muốn. Thành công được khởi đầu từ niềm tin. Niềm tin khởi nguồn từ một nhận định hoặc từ một ý tưởng mà ta tự nghĩ ra. Thuyết đa thông minh là một chứng minh. ABSTRACT: In the past decades, our country's education has made remarkable achievements and development steps, making an important contribution to the task of raising people's knowledge, training human resources, fostering talents and achieving a some important results in the construction, protection and development of the country. Not content with what has been, Vietnamese education continues on the path of development, linear and sustainable development in which selective research methods, advanced teaching theories apply to teaching practice. Motivational teaching inspires passion to explore, learn and research to approach the modern scientific world. The theory of multiple intelligences is an optimal theory that creates a belief that helps to source the richest talents hidden deep in each person, creating and directing the resources to help achieve desired goals. Success begins with belief. Belief comes from a statement or from an idea that we come up with ourselves. The theory of multiple intelligences is a proof. 1. MỞ ĐẦU Những nghiên cứu về trí thông minh trước Howard Gardner Năm 1905, Alfred Binet (1857 - 1911) nhà Tâm lý học người Pháp lần đầu tiên đã phát minh ra bài kiểm tra IQ thực tế đầu tiên, đưa ra một bảng test làm thước đo về độ thông minh, với mục đích phân loại học sinh thành những nhóm tương đương về trí tuệ để thuận tiện cho việc đào tạo. Năm 1912, William Stern (1871 - 1938) nhà Triết học và Tâm lý học người Đức cho ra đời thuật ngữ IQ (intelligence quotient). Ông đã sử dụng thương số giữa Tuổi trí tuệ (phản ánh mức độ phát triển trí tuệ của một người) với Tuổi sinh học (tuổi thực tế của người đó) để tính toán sự phát triển trí tuệ của một cá nhân. Ông tin rằng sự khác biệt của từng cá nhân, chẳng hạn như trí thông minh, có bản chất rất phức tạp và không có cách nào dễ dàng để so sánh định tính các cá nhân với nhau. Các khái niệm như trí óc yếu ớt không thể được xác định bằng một bài kiểm tra trí thông minh duy nhất, vì có nhiều yếu tố mà bài kiểm tra không kiểm tra, chẳng hạn như các biến số về hành vi và cảm xúc. 64
  2. International Conference on Smart Schools 2022 Năm 1916, Lewis M. Terman (1877 - 1956), một nhà Tâm lý học ở trường ĐH Stanford. Ông được ghi nhận là nhà tiên phong trong lĩnh vực tâm lý giáo dục vào đầu thế kỷ 20. Ông cũng từng là chủ tịch của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ đã cải tiến cách tính này, bằng việc nhân thương số trên với 100 để bỏ bớt số lẻ sau dấu thập phân [6] và [8]. Tuổi trí tuệ Công thức tính chỉ số thông minh của ông: IQ = x 100 đã được công nhận và sử dụng rộng rãi. Tuổi sinh học Ông cũng hoàn thiện thêm từ bảng test của Binet để tạo nên bản trắc nghiệm Stanford-Binet được coi là bản gốc cho nhiều bài test IQ hiện nay. Cơ sở cho học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner Howard Earl Gardner (sinh ngày 11/7/1943) là một nhà tâm lý học phát triển người Mỹ và là giáo sư nghiên cứu về nhận thức và giáo dục. Ông là cha đẻ của thuyết đa trí tuệ; Theo Thuyết đa trí tuệ của Gardner, con người có nhiều cách xử lý thông tin khác nhau và những cách này tương đối độc lập với nhau. Lý thuyết này là một bài phê bình về lý thuyết thông minh tiêu chuẩn, trong đó nhấn mạnh mối tương quan giữa các khả năng, cũng như các biện pháp truyền thống như các bài kiểm tra IQ thường chỉ tính đến khả năng ngôn ngữ, logic và không gian [8]. Howard phản bác quan niệm truyền thống về khái niệm thông minh, vốn thường vẫn được đồng nhất và đánh giá dựa trên các bài trắc nghiệm IQ. Ông cho rằng khái niệm này chưa phản ánh đầy đủ các khả năng tri thức đa dạng của con người. Theo ông, ở trường, một học sinh giải quyết dễ dàng một bài toán phức tạp chưa chắc đã thông minh hơn học sinh khác loay hoay làm mãi không xong bài toán đó. Học sinh thứ hai rất có thể sẽ giỏi hơn trong các “dạng” thông minh khác. Lý thuyết “đa trí tuệ” của ông cho rằng, mỗi cá nhân hầu như đều đạt đến một mức độ nào đó ở từng “phạm trù” trong hệ thống các dạng thông minh. Mức độ này thấp hay cao thể hiện hạn chế hay ưu thế của cá nhân đó trong lĩnh vực này. Đặc biệt, mức độ này không phải là “hằng số” trong suốt cuộc đời của họ mà sẽ có thể thay đổi (nâng cao hay giảm đi) tùy vào điều kiện trau dồi. Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner lấy cơ sở từ những nghiên cứu của nhà phân tâm học Eric Erikson, nhà xã hội học David Riesman và nhà tâm lý và nhận thức học Jerome Bruner. Ông đã học khóa học về nghiên cứu bản năng của con người, đặc biệt con người suy nghĩ như thế nào. Trong học thuyết trí thông minh đa dạng, Gardner đã thiết lập được các yêu cầu cần thiết đặc trưng mà mỗi loại trí thông minh phải đạt được để có đủ điều kiện xác định đó là một loại trí thông minh hữu hiệu 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thuyết đa thông minh hay còn gọi là thuyết thông minh đa dạng do tiến sĩ Howard Gardner – Đại học Harvard công bố năm 1983, Howard Gardner đưa ra học thuyết về Trí thông minh đa dạng gồm 7 trí thông minh. Năm 1996 ông tiếp tục bổ sung thêm trí thông minh thứ 8 là Trí thông minh về tự nhiên sau thời gian nghiên cứu và qui hoạch thực nghiệm khả dĩ [6], và [8]. Năm 1999, ông chính thức thông báo với thế giới sẽ bắt tay tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển lý thuyết sự tồn tại loại thông minh thứ 9 là “thông minh hiện sinh”; Theo GS. Howard Gardner: “Trí thông minh hiện sinh là một trí thông minh đặc biệt, là cấu trúc hữu ích để đánh giá một trong những năng lực nổi trội của con người”. Sau hơn 20 năm nghiên cứu (ngày 08 tháng 7 năm 2020), Howard Gardner đã trả lời, trí thông minh hiện sinh vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chứng minh sự tồn tại của nó. Vậy trí thông minh hiện sinh chưa chính thức trở thành một loại hình thông minh trong thuyết đa trí tuệ; vì vẫn chưa đủ cơ sở liên quan đến thông số não bộ nên việc phân tích sinh trắc học cho biết các thông số não bộ chưa đủ cơ sở thể hiện sự tồn tại loại thông minh này. Thế giới loài người sở hữu những loại thông minh khác nhau như: thiên nhiên, ngôn ngữ, tiếp xúc, vận động, logic toán, thị giác, âm nhạc, nội tâm,... Những loại hình thông minh nêu trên được gọi chung là thuyết đa thông minh. Sự thông minh của con người không phải chỉ được đo bằng chỉ số IQ mà còn phụ thuộc 8 (tám) chỉ số thông minh trong thuyết đa thông minh. 65
  3. International Conference on Smart Schools 2022 H.1: Tám loại hình trí thông minh trong học thuyết của Howard Gardner Theo GS Gardner, trí thông minh được ông định nghĩa “là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa” và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua logic toán học hay khả năng xử lý nhanh một bài toán cần giải. Trí đa thông minh tùy thuộc vào cá nhân, không phải là hằng số mà là hàm toán học phi tuyến, có khả năng biến thiên đến vô cùng trong miền xác định tùy thuộc vào điều kiện trao dồi tri thức của mỗi người học. 2.1. Thuyết đa thông minh Khả năng học tập, biểu đạt trí tuệ và khả năng của mỗi người có thể biểu đạt qua 8 loại trí thông minh khác nhau: 1. Trí thông minh ngôn ngữ Trí thông minh bằng ngôn ngữ là lời nói thể hiện bằng từ ngữ, cách nói, cách diễn đạt hoặc chữ viết. Trí thông minh này bao gồm cả khả năng sử dụng ngôn ngữ hiệu quả để thể hiện bản thân và thông hiểu ngôn ngữ bao gồm các thành tố: ngôn ngữ chữ viết, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể. Những người thiên về trí thông minh ngôn ngữ thường giỏi đọc, viết, nói và lắng nghe để ghi nhớ, thích thảo luận và tranh luận, thường hay giải thích và có văn nói rất thiết phục. Người có trí thông minh này thường dùng sức mạnh ngôn ngữ để diễn thuyết và hùng biện. Đặc biệt, người có trí thông minh ngôn ngữ sẽ học ngoại ngữ giỏi nhờ vào trí nhớ từ vựng. 2. Trí thông minh giao tiếp xã hội Trí thông minh giao tiếp xã hội thể hiện khả năng tương tác xã hội, hướng ngoại, hợp tác, có sức ảnh hưởng và thuyết phục người khác. Nhạy cảm, đồng cảm, thân thiện, gần gủi, có tố chất lãnh đạo, tâm lý, trách nhiệm, có sức lôi cuốn, thấu hiểu và giàu lòng trắc ẩn. Là khả năng hiểu và làm việc được với những đối tượng khác; có khả năng cảm nhận và chia sẻ với tâm trạng, tính cách, cảm xúc, khí chất, ý định và mong muốn của những người khác một cách dễ dàng. Người có trí thông minh về giao tiếp xã hội có tính hướng ngoại, rất giàu lòng trắc ẩn và đầy tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, là người có sức lôi cuốn mọi người trong tổ chức, tập thể; thấu hiểu những người khác và nhìn ra thế giới bên ngoài bằng chính đôi mắt của những con người đó. Tóm lại, Trí thông minh giao tiếp xã hội thể hiện khả năng tương tác xã hội, hướng ngoại, hợp tác, có sức ảnh hưởng và thuyết phục người khác. Nhạy cảm, đồng cảm, thân thiện, gần gủi, có tố chất lãnh đạo, tâm lý, trách nhiệm, có sức lôi cuốn, thấu hiểu và giàu lòng trắc ẩn. 3. Trí thông minh âm nhạc Là trí thông minh thiên về các kỹ năng nhận biết và sáng tác âm điệu, cao độ và nhịp điệu; cảm nhận, thưởng thức và biểu diễn âm nhạc. Năng lực này có khả năng tạo ra các tiết tấu, nhịp điệu, ghi nhớ giai điệu, bài hát. Đây là vùng trí tuệ với các giai điệu, âm nhạc và thính giác. Trí thông minh này thường rất nhạy với âm thanh, nhịp điệu và âm vực. Trí thông minh về âm nhạc có trong tiềm thức của mọi người, người có khả năng nghe tốt, có thời gian cho âm nhạc, biết hát theo giai điệu và nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính xác và sáng suốt của các giác quan. Thông minh âm nhạc song song với thông minh về ngôn ngữ. Dưới góc độ âm nhạc, người thông minh về âm 66
  4. International Conference on Smart Schools 2022 nhạc sẽ truyền tải nội dung bằng ngôn ngữ âm nhạc. 4. Trí thông minh thể chất Thông minh về thể chất hay còn gọi trí thông minh vận động là khả năng sử dụng cơ thể hoặc một phần cơ thể con người để giải quyết vấn đề, ra hiệu hay biểu đạt cảm xúc bao gồm cả khả năng của trí não điều khiển các hoạt động đó để vân động các cơ nhỏ và sự phối hợp cơ bắp toàn thân. Người có trí thông minh vận động là những người thực hành, nhạy cảm, thường xuyên muốn vận động cơ thể của họ và có “phản ứng bản năng” với các tình huống, sự vật; thể hiện khả năng điều khiển thuần thục các chuyển động của cơ thể. 5. Trí thông minh về không gian Thông minh về không gian hay còn gọi trí thông minh thị giác - không gian là phạm trù liên quan đến phương pháp suy nghĩ bằng hình ảnh, hình tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo lại những góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan sinh động. Người có năng lực về trí thông minh thị giác - không gian có khả năng vẽ ra hay phác họa những ý tưởng của họ dưới dạng hình ảnh, đồ họa, cũng như họ có khả năng tự định hướng bản thân trong không gian 3 chiều một cách dễ dàng. Trí thông minh này thể hiện ở khả năng cảm nhận, hình dung ra thế giới hình ảnh - không gian dưới nhiều góc độ. Ngoài ra dạng người này còn có khả năng ghi nhớ hình ảnh, video, hình ảnh tuyệt vời. 6. Trí thông minh về tự nhiên Là khả năng nhận biết và đánh giá mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên. Thuyết thông minh về thiên nhiên giúp cho con người nhận thức, phân loại và rút ra được những đặc điểm của môi trường. Thông minh về thiên nhiên bao gồm việc quan sát sâu sắc về môi trường tự nhiên xung quanh và có khả năng để phân loại những thứ khác nhau tốt. Nó có thể thực hiện bằng cách khám phá thiên nhiên, làm cho bộ sưu tập cho các loài, nghiên cứu chúng, và nhóm chúng lại với nhau. 7. Trí thông minh nội tâm Kiểu người có trí thông minh nội tâm là người dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của chính bản thân mình, phân biệt được nhiều trạng thái tình cảm bên trong và vận dụng chính những hiểu biết về bản thân mình để làm phong phú thêm và vạch ra con đường cho cuộc đời mình; thường thích trầm tư suy nghĩ để nhận thức và đánh giá những điểm mạnh yếu của bạn thân Là người luôn trầm tư suy nghĩ ở trạng thái tĩnh lặng, là người có tính độc lập mạnh mẽ, tính thẳng thắn cao độ và cực kỳ tự giác, tính kỷ luật; quan điểm, lập rường, tự lập cao; thích làm việc một mình, độc lập hơn là làm việc chung với người khác, nhóm; hướng nội với khả năng suy ngẫm nội tâm, lập kế hoạch và quản lý lập luận, hiểu ngôn ngữ nội tâm. Họ có ý thức tự giác cao và có khả năng hiểu được cảm xúc, mục tiêu và động cơ của bản thân. Người có trí thông minh nội tâm dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của chính bản thân mình, phân biệt được trạng thái tình cảm bên trong và sử dụng chính những hiểu biết về bản thân mình tô đậm dường hướng cho cuộc đời mình. 8. Trí thông minh logic – toán học Thông minh logic - toán học khả năng lập luận, phân tích, tổng hợp và tìm ra bản chất và quy luật của các vấn đề liên quan về số học, suy diễn các trình tự và tư duy theo phương hướng nguyên nhân – kết quả. Khả năng suy luận, khả năng hiểu các vấn đề trừu tượng, khả năng xác định nguyên nhân, xâu chuỗi các sự kiện. có khả năng phát hiện, suy diễn ra các trình tự, lý do và tư duy logic tốt. Trí thông minh này có mối liên quan chặt chẽ với những ý tưởng khoa học và toán học, khả năng tạo ra các giả thuyết, tìm ra các mô hình số học hoặc quy tắc dựa trên các khái niệm trên lý trí trong cuộc sống. Những người có trí thông minh này thường nổi trội với các hoạt động trừu tượng hoặc những con số, nơi khả năng toán học ít hơn khả năng suy luận. Đây cũng là vùng nhận dạng mẫu trừu tượng, tư duy khoa học và điều tra, và khả năng để thực hiện các tính toán phức tạp. Ngài Ken Robinson từng nói: “Tiềm năng con người cũng như tài nguyên thiên nhiên, được chôn vùi rất sâu. Bạn phải nổ lực tìm kiếm chứ nó không nằm ngay trên bề mặt. Bạn thậm chí phải tạo ra hoàn cảnh để nó có thể được bộc lộ”. Mỗi chúng ta đều hội đủ tám trí thông minh nêu trên nhưng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào khí chất của mỗi người. Một số trí thông minh trong thuyết đa trí tuệ phát triển mạnh hơn và có thể không mạnh, tuy nhiên thế mạnh – yến này không phải là vĩnh viễn, chúng có thể thay đổi tùy vào mức độ luyện tập, thúc đẩy và phát huy. 2.2. Thực trạng của giáo dục nước ta hiện nay 67
  5. International Conference on Smart Schools 2022 Nhà trường truyền thống, cận đại và hiện đại thường đánh giá một SV qua sự ghi nhớ, tái hiện một đơn vị hoc tập nào đó dù là đào tạo theo phương pháp truyền thống hay phương pháp tiếp cận năng lực. Theo Gardner, GV đánh giá người học thông qua một đến hai loại trí thông minh là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic/toán học mà thôi; cách đánh giá này không đảm bảo tính chính xác và tính khoa học [1]. Nhà trường đã bỏ rơi người học một số thiên hướng học tập tối ưu, vì ngoài trí thông minh về ngôn ngữ và logic/toán học người học còn có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp… Mặt khác, nhà trường hội tụ tất cả người học theo môt phương pháp và đường hướng chung cho một sự đánh giá và phán xét; trong khi đó, người học có thể học tốt hơn nếu được tiếp thu kiến thức bằng chính những thế mạnh về tính đa dạng, khí chất, niềm đam mê và hứng thú của mình. Nhà trường chưa xem trọng tính đa dạng về trí tuệ của mỗi người học, vì mỗi loại trí tuệ đều rất quan trọng và mỗi người học có nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau để phát huy năng lực học tập và nghiên cứu một cách thành công. Archimedes đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên”. Nhà trường hãy là nơi giúp đỡ, khơi gợi niềm đam mê, tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các đường hướng khác nhau cho các chủ nhân tương lai của xã hội. Hãy là đòn bẫy khích lệ để người học phát triển toàn diện. Vận dụng phương pháp dạy học ứng dụng thuyết đa thông minh vào giáo dục Việt Nam chưa phát triển rộng, các nhà sư phạm, các chuyên gia giáo dục đang tìm lời giải tối ưu cho vấn đề này. Thực nghiệm cho thấy, những kết quả mang tính khả dĩ việc vận dụng thuyết đa thông minh trong việc tổ chức dạy học bằng áp dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy học cổ điển, cận đại và hiện đại để tích cực hóa người học có thể chấp nhận được nhưng cần một số điều kiện cần và đủ để việc triển khai được thành công. Môi trường triển khai hoạt động dạy và học theo thuyết đa thông minh chưa đáp ứng yêu cầu; chưa có qui định mang tính pháp lý; mới xuất phát từ quan điểm tiếp cận hiện đại của một số GV, nhà quản lý và một số trường mang tính đặc thù chịu đổi mới. Trong kiểm tra đánh giá người học, GV hầu như chỉ căn cứ vào điểm số học tập các môn học để đánh giá sự thông minh của mỗi con người. Đây là nguyên nhân chủ yếu khi SV bị người thân hoặc thầy cô vô tình dán nhãn tiêu cực là yếu kém vì học tập chưa đạt điểm cao [2]. Nhà trường, gia đình và xã hội chưa chú tâm đến việc phát triển các loại trí thông minh khác ngoài ngôn ngữ và logic/toán học trong 08 thuyết đa thông minh, đặc biệt là thuyết hiện sinh hiện chưa được công nhận. Thuyết đa trí tuệ đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi nhà trường và GV coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi người học. Để giải quyết thực trạng trên, cần phải có giải pháp đồng với mục đích cuối cùng vì sự tiến bộ của người học. Cùng với phương pháp giảng dạy kết hợp thuyết đa thông minh để triển khai tường minh trong giáo dục và đào tạo. 2.3. Vận dụng thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner vào mô hình đại học thông minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Thomas Armstrong gửi thông điệp đến các bậc Phụ huynh và các nhà giáo: “Công việc của tôi, với tư cách là một nhà giáo dục, nhà tâm lý trong lĩnh vực trí thông minh đa dạng và tài năng tự nhiên của người học, được định hướng bởi niềm tin rằng mọi người đều được trời cho là những con người. Mỗi con người ra đời trên thế giới này đều có những tiềm năng độc nhất vô nhị mà nếu được nuôi dưỡng thích hợp, con người có thể góp phần làm cho thế giới tốt hơn. Thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ và thầy cô giáo là giải phóng những cản trở để những tài năng trời cho được công nhận, tôn vinh và nuôi dưỡng”. Giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt lõi đối với mỗi quốc gia, phát triển giáo dục phải đi đầu trong mọi lĩnh vực. Người Thầy cần phải xem trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi người học, mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi người học đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhà trường, thầy cô giáo, phụ huynh phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập và niềm đam mê theo các hướng khác nhau cho các con em là chủ nhân tương lai của xã hội [6]. Thuyết đa thông minh có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến phương pháp dạy và cách học. Thực tế khi được tác động đến nhiều vùng thông minh, người học có cơ hội phát huy những sở trường, sở đoản của bản thân với một môi trường học tập đáp ứng khả dĩ yêu cầu cơ bản việc học tập và nghiên cứu. Với triết lý giáo dục phát triển toàn diện năng lực cho người học, nên việc giảng viên vận dụng thuyết đa thông minh vào giảng dạy là cần thiết. Ở đó, người dạy khơi dậy niệm đam mê, năng lực và khát vọng cho người học, là dường hướng khai phóng để những tài năng của người học công nhận, tôn vinh và nuôi dưỡng; người học có đủ điều kiện, sở đoản và sở trường để vũ trang cho mình bằng những tri thức hiện đại là động lực cơ bản để phát triển toàn diện năng lực trên nền tảng lý thuyết giáo dục tối ưu đã được lồng ghép trong thuyết đa thông minh [5]. 68
  6. International Conference on Smart Schools 2022 Để vận dụng thuyết đa thông minh vào giáo dục thành công khi và chỉ khi người thầy tôn trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi người học. Mỗi loại trí tuệ có đặc tính và đặc điểm riêng của nó và mỗi người học chiếm lĩnh ít hay nhiều loại thông minh và có khuynh hướng khác nhau. Trách nhiệm gia đình và nhà trường giúp đỡ để người học phát triển tự nhiên theo thiên hướng của mình. Thuyết đa trí tuệ giúp GV đặt mình vào đúng hệ qui chiếu của giáo dục hiện đại, trước khi tiến hành dạy, GV xây dựng một “giản đồ tư duy”, suy ngẫm và chọn phương pháp dạy học đặt dưới nền tảng của phương pháp “Tập kích não” sao cho giờ giảng là hay nhất, là phù hợp nhất. Và GV hiểu tường minh vì sao phương pháp đó là hiệu quả hoặc chỉ hiệu quả với người học này mà không hiệu quả với người học khác. Vì vậy, trong một tiết giảng GV thay đổi phương pháp dạy học thường xuyên để đáp ứng sự hứng thú, tính đa dạng và khí chất của người học [1]. GV tự đặt mình vào vị trí người học để hiểu rõ về họ, hãy để cho người học hiểu nội dung học tập mà Thầy giáo dạy bằng cách riêng của họ; người học sẽ có niềm tin và sự hứng thú trong học tập và ghi nhớ bài. Hãy tạo mối quan hệ thường xuyên, thân thiện và bền vững với người học, để cho sự tương tác cá nhân luôn xuất hiện để thỏa mãn tính hiếu kỳ trong giờ dạy và học. Đôi khi dùng nội tâm để khai sáng người học bằng cách giao các bài tập để thử thách SV làm sao tạo sự kết nối giữa kinh nghiệm của bản thân với nội dung nghiên cứu của các môn học; viết những bài thu hoạch hay bài luận các chủ đề liên quan. Phương pháp này khuyến khích SV suy nghĩ về phong cách học và quy trình học của riêng họ. Hãy để người học tự nhiên nhằm mục đích thu hút sự chú ý của những SV này để kết hợp thế giới bên ngoài vào bài giảng; phương pháp dạy học theo dự án (project-based learning) là lý tưởng. Tạo cơ hội cho học sinh tương tác với môi trường bên ngoài giúp cho họ hứng thú với môn học đồng thời kích thích sự sáng tạo. Hãy tạo cho mỗi người học mỗi niềm đam mê, hứng thú học tập khác nhau; hãy kích thích người học tham gia quá trình học tập bằng những hướng dẫn, những động viên khích lệ kịp thời đề người học vượt qua sức ỳ tâm lý và tham gia học tập và nghiên cứu một cách trách nhiệm và chân thành. Nghiên cứu, vận dụng các phương thức để tích hợp thuyết đa thông minh với các môn học; thoạt tiên, GV vận dụng trí thông minh về nội tâm, tương tác cá nhân và thiên nhiên là những phương thức cơ bản để bắt đầu tiết học, đồng thời vận dụng triệt để 04 khí chất của con người vào từng thành viên của lớp học; đó là một trong những phương pháp khơi mở thuyết đa trí tuệ một cách dễ dàng và trực quan nhất cho người học. Có nhiều cách học và hiểu trong tiếp cận một vấn đề: Mỗi người trong chúng ta đều có cá tính, sở thích, thị hiếu khác nhau và có cách học khác nhau. Qua quan sát thực tế, Thầy/Cô giáo cần hiểu biết, đánh giá đúng những sự khác biệt này và biết người học có dạng nổi trội về mặt nào theo Thuyết đa trí tuệ và từ đó có thể phát triển các hoạt động dạy học phù hợp để phát triển năng lực của người học. Mỗi người học đều có những khả năng đặc biệt cần phải được phát hiện và bồi dưỡng trí thông minh và đo lường thỏa mãn phạm vi trí tuệ của họ. Xác định cách học và mong đợi sự hiểu biết tường minh về nội dung học từ phía người học là nhiệm vụ sư phạm của nhà giáo. Tiếp cận một vấn đề nghiên cứu, người học cần xác định mục tiêu, tiêu chí hay là chuẩn đầu ra mà xã hội chấp thuận. Trong dạy học, các mục tiêu học tập, mục tiêu bài học cần được xác định rõ ràng, có thể đo lường, lượng hóa được để có niềm tin trao quyền chủ động học tập cho người học. Vì vậy, các mục tiêu bài học cần trả về đúng quĩ đạo của nó chính là người học; Ở đó, người học vùa là khách thể và vừa là chủ thể của quá trình dạy học. Để tiếp cận với giáo dục hiện đại, các mục tiêu bài học, mục tiêu học tập cần phải đảm bảo nguyên tắc SMART- nguyên tắc viết mục tiêu học tập thông minh, mới và tối ưu. Viết mục tiêu bài học theo nguyên tắc SMART có hai nhiệm vụ quan trọng; một là, giúp người dạy tối ưu hóa phương pháp dạy học, dạy học hiệu quả tương thích nội hàm của chương trình đào tạo. Hai là, thông báo tường minh đến người học sẽ đạt những gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ sau khi hoàn thành một đơn vị học tập. Kết quả học tập phải thuộc về người học, minh bạch với cách học thông thạo, học tối ưu. S – Specific (chi tiết và cụ thể) – Khi viết mục tiêu bài học, cần sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, ngôn từ trong sáng và cụ thể. Giúp cho sự giao tiếp sư phạm giữa người dạy và người học dễ dàng và thuận lợi; người học sẽ tường kết quả đầu ra sau khi hoàn thành đơn vị học tập. Để viết được các mục tiêu chi tiết và cụ thể, giáo viên có thể tham khảo các động từ mô tả các cấp độ nhận thức theo thang phân loại của Bloom. M – Measurable (Đo được) – Khi viết các mục tiêu học tập phải mang tính vừa phải, nghĩa là xây dựng miền xác định sao cho người học thỏa mãn đáp ứng mục tiêu đặt ra và có đầy đủ năng lực thực hiện thành công các mục tiêu đó. Vậy, mục tiêu phải đo lường được, xác định được. Tiêu chí đo lường được, có thể thể hiện qua số lượng, nội hàm, tần suất, độ dài, độ khó, … 69
  7. International Conference on Smart Schools 2022 A – Attainable (có thể đạt được) – Đây là tính phù hợp, tính phân hóa khi viết mục tiêu học tập. Có bao nhiêu sinh viên trong một lớp học hay giảng đường thì có bấy nhiên năng lực và trình độ nhận thức; do đó, thay vì viết mục tiêu bài học cho toàn thể sinh viên, giảng viên lượng hóa ở góc độ người học và viết các mục tiêu học tập phù hợp, đảm bảo tất cả sinh viên trong lớp học đạt được. R – Result Oriented (hướng đến sản phẩm/kết quả) - Các kết quả đầu ra trong mục tiêu bài học cần được thể hiện dưới dạng một sản phẩm cụ thể thay vì những cách diễn đạt chung chung như “nắm được” “hiểu được” “Có thái độ tích cực… Dạng sản phẩm cụ thể có thể là bài thuyết trình, bài giải toán, thí nghiệm, thiết kế qui trình công nghệ, gia công cơ khí,… . T – Time-bound (giới hạn thời gian) – Mục tiêu bài học phải định mức thời gian để sinh viên hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu như mong đợi. Việc định ra giới hạn thời gian trong mục tiêu học tập giúp sinh viên và giảng viên xác định rõ nhiệm vụ thực hiện công việc giảng dạy và học tập theo thời gian qui định. Ngoài ra, thời gian còn là công cụ để phân hóa năng lực học tập và nghiên cứu của sinh viên. Hiện nay, viết mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, người ta thường sử dụng bảng phân loại mục tiêu giáo dục (dạy học) của Bloom, trong đó lĩnh vực kiến thức (Cognitive Domain) có 6 mức độ từ thấp lên cao: Biết, Hiểu, Vận dụng, Phân tích/ tổng hợp, Đánh giá (phân tích, tổng hợp sâu, độc lập) và Sáng tạo; phân loại mục tiêu giáo dục của Harrow cho lĩnh vực kỹ năng, gồm có 05 mức độ từ thấp lên cao: Bắt chước, Làm được (kỹ năng cơ bản bước đầu), Làm chính xác (kỹ năng thực hiện độc lập), Làm biến hoá (kỹ xảo tổng hợp), Làm thuần thục, tự động hoá (kỹ xảo bậc cao). Việc xác định mục tiêu về thái độ cũng được nghiên cứu và thực hiện dựa vào Bloom, với năm mức độ theo hướng tích cực. Viết mục tiêu về thái độ khó nhất, phức tạp. Thậm chí, có nhiều biểu hiện thái độ không nhất quán ở cùng một người học. Việc lượng hoá mục tiêu giáo dục thái độ cũng như xác định các chứng cứ để đánh giá thái độ là vấn đề hết sức phức tạp, là rất tương đối. Điều đó đòi hỏi phải có mục tiêu thái độ thông qua giao tiếp, quan sát, giao việc, giám sát thường xuyên và ở nhiều thời điểm khác nhau: Tiếp nhận, Đáp ứng, Lượng giá, Ý thức tổ chức và Đặc trưng/ Biểu hiện tính cách. Nội dung dạy học của thuyết đa thông minh được người dạy viết dưới dạng cốt lỏi, cô đọng. Tất cả kiến thức người học được đồng qui với mẫu số chung tối giản. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo năng lực người học, không bị giới hạn và ràng buộc qui định và tâm lý người ra đề thi và thỏa mãn mong đợi của thuyết đa thông minh. Không qui định cứng nhắc mang tính giáo điều để quyết định người học có thông minh hay không khi thông qua ghi nhớ tái hiện với điểm số của người chấm. Phong cách học tập: Để đáp ứng phong cách học tập của người học, các nhà sư phạm, nhà quản lý giáo dục đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo; đặc biệt không ngừng nâng cao chương trình đào tạo (CTĐT) để đáp ứng năng lực người học một cách hiệu quả nhất. Biết được người học luôn sở hữu đầy đủ các loại hình thông minh của Howard Gardner nên việc tìm kiếm, đề xuất một phong cách học tập có thể giúp người học phát triển đầy đủ các loại trí thông minh, đồng thời nhấn mạnh phương pháp phát huy tiềm năng trí tuệ theo năng lực của người học giúp họ thành công trong cuộc sống [7] và [8]. Định hướng và phát triển nghề nghiệp cho người học theo thuyết đa trí tuệ: Trong giáo dục, việc định hướng nghề nghiệp là một trong các thành tố quan trọng. Lấy thuyết đa thông minh làm hệ thống tiêu chuẩn; căn cứ vào năng lực của từng người học để xác định tiêu chí theo từng tiêu chuẩn làm đường hướng cho người học xây dụng mục tiêu về nghề nghiệp tương lai. Việc định hướng của Thầy là vô cùng quan trọng; ở đó, người học xác định cho mình miền khả dĩ và sẽ đặt hết khả năng và trí tuệ, thời gian và công sức cho việc học tập và nghiên cứu để đi đến thành công. Vận dụng thuyết đa thông minh trong giảng dạy lý thuyết: Điển hình của phương thức này là vận dụng thuyết đa thông minh dạy về khái niệm, dạy về cấu tạo một thiết bị kỹ thuật, dạy về nguyên lý kỹ thuật, dạy về vật liệu kỹ thuật, … Vận dụng thuyết đa thông minh trong giảng dạy tích hợp: Để nhận diện các bài dạy tích hợp phải thông qua hoạt động phân tích nghề. Hoạt động phân tích nghề được các nhà thiết kế chương trình xây dựng, ở đây giảng viên chỉ lựa chọn trong sơ đồ phân tích nghề ứng với mỗi công việc được xác định trong nghề là tên một bài giảng tích hợp. Các bài dạy tích hợp tập trung hướng đến hình thành các năng lực, phần lý thuyết trong bài dạy là kiến thức lý thuyết mới, phục vụ cho việc thực hành kỹ năng. Vận dụng thuyết đa thông minh trong giảng dạy thực hành: là vận dụng thuyết đa thông minh để dạy bài thiết kế/chế tạo, dạy kiểm tra giám định máy móc, thiết bị, dạy lắp đặt/lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị, dạy sửa 70
  8. International Conference on Smart Schools 2022 chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, … 2.4. Chuyển đổi số là nguồn động lực phát triển mô hình trường đại học ứng dụng thông minh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, cần phải thấy hết tiện ích, lợi thế của chuyển đổi số, từ đó có định hướng cho những tiện ích, lợi thế được thể hiện. Với giáo dục, đó là quản trị tốt hơn, người dạy thuận tiện hơn, việc học chất lượng hơn. “Nếu thực hiện tốt đây sẽ là cú hích làm thay đổi tư duy giáo dục, quản trị giáo dục, thay đổi nghề nghiệp của người dạy và hoạt động của người học. Hướng tới giải quyết những vấn đề mang tính bền vững, lâu dài trong ngành giáo dục”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Nâng cao chất lượng giáo dục: Ngày nay, các thành tựu công nghệ như Internet vạn vật IoT giúp tăng cường quản lý, giám sát trong các cơ sở giáo dục, theo dõi, quan sát hành vi của người học; Công nghệ dữ liệu lớn Big data giúp phân tích hành vi học tập của người học để có hỗ trợ, tư vấn phù hợp; hay Blockchain giúp xây dựng và phát triển hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo vụ của người học, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều cơ sở giáo dục, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm cá nhân của người học để đảm bảo niềm tin và thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch. Xây dựng và phát triển không gian và thời gian học linh động, thúc đẩy giáo dục mở - bình đẳng – cá thể hóa: Hiện nay, các khóa học trực tuyến đại chúng mở xuất hiện với các tên tuổi lớn trên thế giới như: Udacity, Coursera, edX, Udemy, FutureLearn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học tiếp thu nhanh chóng và làm chủ kiến thức một cách linh động, hiệu quả và thuận tiện mọi lúc, mọi nơi. Căn cứ này đã mở ra một nền giáo dục mới - giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, từ đó phát triển nhanh về kiến thức, nhận thức và tư duy trên nền tảng đa phương tiện (Trần Khánh Đức, 2020). Tăng tính tương tác, tính thực hành - ứng dụng: Ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường trong giáo dục để xây dựng nên các phòng thí nghiệm ảo, mô hình thực tế ảo với tính tương tác với người sử dụng, hay các cuốn sách AR, phần mềm Blippar nghiên cứu về khoa học vũ trụ,… giúp người học có những trải nghiệm hay thú vị, rộng mở, đa giác quan trên môi trường ảo, dễ hiểu, dễ nhớ và tìm tòi, hứng thú cho người học, đồng thời đẫy mạnh tính tương tác, thực hành và ứng dụng kiến thức ngay trong giảng đường. Chi phí đào tạo giảm: Với sự phát triển của Internet, các mô hình dạy học trực tuyến (e-learning) giúp giảm chi phí đào tạo. Theo đó, chi phí khóa học sẽ được giảm đến mức đáng kể. Cơ sở đào tạo tiết kiệm được chi phí trang bị cơ sở vật chất, chi phí chi trả cho giảng viên và chuyên gia; người học tiết kiệm học phí, chi phí sinh hoạt và tài liệu học tập và các phí khác, … Hành trang cùng với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào; giúp người quản lý tường minh về công tác dạy và học của cơ sở giáo dục mà minh lãnh đạo. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Cơ sở đào tạo vận hành tối ưu: Việc áp dụng công nghệ vào vận hành giúp quản lý giáo viên và học viên triệt để hơn, giảm tải, không phung phí, nâng cao hiệu suất và chất lượng làm việc của khối phòng, ban và đào tạo. Đánh giá kết quả học tập của người học là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ người học thông qua tài liệu hướng dẫn và đo lường sự tiến bộ: Sử dụng những đánh giá của người học kết hợp với việc phân tích các dữ liệu, giảng viên thực hiện quyền và nghĩa vụ nhà giáo cùng với sự quản lý lớp dạy để tiến hành điều chỉnh các kế hoạch giảng dạy sao cho thuận tiện và phù hợp với người học. Giảng viên xây dựng ngân hàng câu hỏi phù hợp cho từng đối tượng, sinh viên trả lời các câu hỏi của giảng viên thông qua các phần mềm kiểm tra đánh giá, từ đó giảng viên có thể đánh giá chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng sinh viên (Trần Khánh Đức, 2020).. 71
  9. International Conference on Smart Schools 2022 H.2: Sử dụng CNTT trong học tập Trong quá trình triển khai thực hiện, vận dụng linh hoạt các giải pháp sao cho hiệu quả tố nhất như: - Triển khai Chính phủ điện tử, hướng đến mục tiêu cuối cùng là Chính phủ số trong toàn ngành giáo dục. Trong đó chú trọng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, liên thông từ Trung ương đến giảng viên, cán bộ quản lý, nhà trường và đến từng địa phương đồng bộ với CSDL quốc gia, góp phần hình thành CSDL mở quốc gia. Từ đây, trên môi trường không gian mạng, ngành giáo dục phải thực hiện số hóa triệt để. Chỉ đạo hoạt động, điều hành, tập huấn, giao dịch, họp, sổ sách, học bạ, sổ điểm điện tử được thực hiện bằng văn bản điện tử, thay thế văn bản, tài liệu giấy. - Chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục phải được tuyên truyền, phổ biến, vận động nâng cao nhận thức và trách nhiệm, tường minh về tư tưởng với quyết tâm và ý chí cao xây dựng văn hoá số trong ngành giáo dục từ giảng viên, cán bộ quản lý, nhà trường và đến từng địa phương. - Cơ sở dữ liệu số chuyên ngành cần kết hợp với công nghệ như Big data, AI, Blockchain, … nhằm xây dựng các hệ thống thu thập thông tin đưa ra các dự đoán, dự báo chính xác và tạo ra phạm vi ứng dụng phù hợp đến từng người học. - Để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học trong chuyển đổi số toàn ngành giáo dục thì phải thúc đẩy phát triển học liệu số; xây dựng kho học liệu số, học liệu mở toàn ngành, liên thông, liên kết với kho học liệu quốc tế để đáp ứng kỳ vọng nhu cầu học tập, tự học và học tập suốt đời; tiếp tục tiếp cận đổi mới cách dạy và học với đường hướng ứng dụng công nghệ số, khuyến khích, phát triển các mô hình giáo dục đào tạo mới, thông minh dựa trên các nền tảng số, dần thu hẹp khoảng cách giữa các đối tượng học. - Tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau khi và chỉ khi hoàn thành đồng bộ cơ sở hạ tầng mạng, phục vụ cho công tác dạy và học được khả dĩ; nhanh chóng tuyên truyền và huy động các nguồn lực xã hội hóa cùng tham gia thực hiện cơ sở hạ tầng mạng. - Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo. Đặc biệt là bảo mật, an toàn thông tin và cách bảo vệ không bị tấn công mạng là rất cần thiết để tác nghiệp giáo dục trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục. - Xây dựng môi trường số kết nối, chia sẻ từ giảng viên, cán bộ quản lý, nhà trường và đến từng sinh viên thì mạng xã hội giáo dục phải có sự kiểm soát và định hướng thống nhất có tính pháp lý để triển khai có hệ thống các khóa học trực tuyến mở; bồi dưỡng và hổ trợ cho người dạy và người học một cách đồng bộ. Với những vấn đề được phân tích ở trên cho chúng ta thấy được rằng: chuyển đổi số trong giáo dục rất quan trọng. Từ những nội dung đã được chứng minh sẽ là đường hướng khả thi trong ngành giáo dục. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số sẽ giúp cho ngành giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển và tiệm cận với giáo dục thế giới. 72
  10. International Conference on Smart Schools 2022 3. KẾT LUẬN Để phát triển và vận dụng tối ưu Thuyết đa thông minh vào giáo dục nước ta hiện nay, người dạy phải vận dụng và giúp đỡ người học theo đúng thế mạnh của mỗi cá nhân và tường minh phương thức giảng dạy sao cho người học hôc tập và nghiên cứu tốt nhất. Từ qui hoạch thực nghiệm trong giáo dục cho ta những đều kiện cần và đủ để vận dụng thuyết đa thông minh vào giáo dục một cách khả dĩ như sau: Xây dựng môi trường học tập thiết thực đa dạng, tạo tâm lý thỏa mái cho người học trải nghiệm; Hãy đứng về góc độ của người học để áp dụng tiêu chí của người học vào hệ thống tiêu chuẩn của thuyết đa thông minh một các tối ưu với niềm tin tất cả người học đã được khai phóng bởi thuyết đa thông minh; Chấp nhận mọi đặc điểm về khí chất của người học, tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến phản hồi dù là ý kiến không bình thường của người học; Phát triển kỹ năng giao tiếp và tư duy sáng tạo, khuyến khích làm việc nhóm nhưng ủng hộ cách làm việc độc lập [9]. Bài viết trình bày một số nội dung liên quan đến thuyết đa thông minh; thực trạng giáo dục Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất một số giải pháp chung để thúc đẩy đổi mới trong GDĐT nói chung và cho từng người dạy nói riêng. Mỗi giải pháp đề xuất cần được tiếp tục nghiên cứu cụ thể, xây dựng kế hoạch lộ trình chi tiết, phân công tổ chức thực hiện hợp lý, đánh giá thử nghiệm đảm bảo hiệu quả khi triển khai phù hợp với thực tế đa dạng từng nơi và từng thời điểm hoàn cảnh khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Khánh Đức (2015), Năng lực và tư duy sáng tạo trong giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; [2]. Đinh Văn Đệ (2020), Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo tiếp cận năng lực trong dạy học ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí ở các trường cao đẳng, Luận án Tiến sĩ Sư phạm kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội; [3]. Trần Khánh Đức và các tác giả (2022), Khoa học tư duy và phát triển tư duy khoa học trong giáo dục & đào tạo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; [3]. Tank Yoshitaka (2020). Cải cách giáo dục Việt Nam – Liệu có thành hiện thực. NXB Phụ Nữ Việt Nam – Nguyễn Quốc Vương dịch; [4]. Trần Khánh Đức (2020). Lý luận và Phương pháp dạy học phát triển năng lực và tư duy sáng tạo. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; [5]. Nguyễn Thành Hải (2020). Giáo dục Stem/Steam – Từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo. NXB Trẻ; [6]. Thomas Armstrong (2011), Đa trí tuệ trong lớp học, Lê Quang Long dịch, NXB Giáo dục, TP. HCM; [7]. Nguyễn Xuân Lạc (2017), Nhập môn lý luận và công nghệ dạy học hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Thông tin trên mạng Internet: [8].http://bethongminh.vn/mida/howard-gardner-cha-de-cua-thuyet-tri-thong-minh-da-dang.html; [9].http://genecodevietnam.com/ly-thuyet-thong-minh-da-tri-tue/. 73
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2