intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đổi mới đối ngoại

Chia sẻ: Cao Văn Tùng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

158
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất nước Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược, lưng dựa vào lục địa châu Á, mặt hướng ra Biển Đông và Thái Bình Dương mênh mông. Là ngã ba, ngã tư của các nền văn minh lớn, của những con đường giao thương trọng yếu của nhân loại, dân tộc ta sớm có quan hệ với các nước, bạn bè không ít, kẻ nhòm ngó cũng nhiều. Chính vì lẽ đó, trong suốt cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước của dân tộc, đường lối, chính sách đối ngoại luôn đóng vai trò quan trọng cả trong thời chiến cũng như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đổi mới đối ngoại

  1. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong đổi mới đối ngoại Ngày 28/12/2011. Cập nhật lúc 10h 5' PHẠM GIA KHIÊM* Đất nước Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược, l ưng d ựa vào lục địa châu Á, m ặt h ướng ra Biển Đông và Thái Bình Dương mênh mông. Là ngã ba, ngã t ư c ủa các n ền văn minh l ớn, của những con đường giao thương trọng yếu của nhân loại, dân t ộc ta s ớm có quan h ệ v ới các nước, bạn bè không ít, kẻ nhòm ngó cũng nhi ều. Chính vì l ẽ đó, trong su ốt cu ộc tr ường chinh dựng nước và giữ nước của dân tộc, đường l ối, chính sách đ ối ngoại luôn đóng vai trò quan trọng cả trong thời chiến cũng như thời bình, nhi ều khi có tác đ ộng tr ực ti ếp t ới th ịnh suy, tồn vong của dân tộc. Bước sang kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi s ự ph ụ thu ộc l ẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ, quan hệ quốc t ế ngày càng đan xen ph ức t ạp, v ừa hợp tác vừa đấu tranh, vai trò của ngoại giao càng trở nên quan trọng h ơn. Cũng nh ư nhi ều quốc gia khác, cùng với việc tăng cường nội lực, Việt Nam luôn luôn ch ủ đ ộng mở rộng quan hệ đối ngoại. Trong nhiệm vụ chung đó, nhất là trong th ời kỳ đ ổi m ới, ngo ại giao Vi ệt Nam đứng trước yêu cầu phải tìm tòi sáng t ạo, đổi mới t ư duy, góp ph ần cùng v ới các m ặt tr ận khác dưới sự lãnh đạo của Đảng đưa đất nước ra khỏi tình trạng b ị bao vây cô l ập, m ở r ộng và từng bước đưa quan hệ với các đối tác đi vào chi ều sâu v ới hi ệu qu ả h ợp tác ngày càng cao, tạo dựng môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi nh ất cho s ự nghi ệp xây d ựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế gi ới. Để làm tốt nhiệm vụ quan trọng đó, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đ ổi m ới đã k ế th ừa tinh hoa ngoại giao của cha ông ta được đúc kết qua suốt chi ều dài hàng ngàn năm l ịch s ử. Đó là khát vọng và lòng yêu chuộng hòa bình, là t ư t ưởng hòa hi ếu, là tri ết lý “đem đ ại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Đó cũng là ý chí s ắt đá b ảo v ệ đ ộc l ập, ch ủ quyền thiêng liêng được khẳng định t ừ bản Tuyên ngôn đ ộc l ập đ ầu tiên c ủa dân t ộc: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Trong kho tàng tinh hoa ngoại giao ấy của dân tộc, sáng lấp lánh t ư t ưởng ngoại giao H ồ Chí Minh, một hệ giá trị phong phú và sâu sắc, bao hàm nhi ều bài h ọc quý giá đ ối v ới công tác đối ngoại. Ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới đã k ế th ừa và v ận d ụng nhu ần nhuy ễn phong cách, bản sắc và những giá trị bền vững của t ư tưởng ngoại giao c ủa Bác. M ột trong những bài học giá trị nhất mà Người để lại cho ngoại giao Vi ệt Nam và đ ược áp d ụng linh hoạt, hiệu quả trong thời kỳ đổi mới chính là “dĩ bất biến ứng vạn bi ến”. Sáu từ ngắn gọn này là bài học nằm lòng trong công tác đối ngoại từ khi Bác dặn dò Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi Người đi Pháp tháng 5-1946. Ngắn gọn, nhưng không đơn giản bởi việc vận dụng bài học này trong sự biến chuyển “muôn hình vạn trạng” của thời cuộc đòi hỏi sự khôn khéo và tầm nhìn sâu rộng. Câu này hiểu theo nghĩa đen là lấy cái không đổi (bất biến) để ứng phó với muôn vàn thay đổi (vạn biến). Cái bất biến, cái không thay đổi trong đối ngoại là nguyên tắc, là phương châm, là kim chỉ nam bất di bất dịch. Yếu tố bất biến xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam là lợi ích quốc gia dân tộc, mà độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, sức mạnh và vị thế quốc gia chính là những nội hàm quan trọng nhất. Bác đã nhấn mạnh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã ý thức sâu sắc, tiếp thu triệt để nguyên tắc này, đồng thời có sự phát triển đặc biệt quan trọng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Không đối lập mà luôn luôn phải song hành với cái bất biến c ủa nguyên t ắc đ ối ngo ại, là cái vạn biến của cách ứng phó tài tình, khéo léo, linh hoạt tr ước m ọi tình hu ống có th ể x ảy ra, như ông cha ta hay nói “tùy cơ ứng biến”. Hay nói cách khác, nh ư trong quân s ự thì tr ước một mục tiêu phải có nhiều phương án tấn công, hay như trong toán h ọc thì m ột bài toán khó phải có nhiều cách giải. Nghĩa là chỉ xác định đ ược nguyên t ắc b ất bi ến không thôi ch ưa đ ủ, mà còn phải biết vận dụng sáng tạo và nắm bắt th ời cơ đ ể có nhi ều cách ứng phó k ịp th ời trước thiên biến vạn hóa của tình hình. Nhìn l ại nh ững b ước phát tri ển c ủa công tác đ ối ngoại hơn 20 năm qua, có thể thấy đó là một quá trình đ ổi m ới không ng ừng, là s ự b ổ sung liên tục giữa lý luận và thực tiễn, là sự tham chi ếu ch ặt chẽ gi ữa tính b ất bi ến c ủa m ục tiêu chiến lược và sự linh hoạt trong thực thi sách lược. Định hình chính sách, phá bao vây cấm vận
  2. Trước thềm đổi mới, có thể nói đất nước ta rơi vào giai đoạn khó khăn nh ất k ể t ừ khi T ổ quốc thống nhất: khủng hoảng kinh t ế - xã hội trầm trọng và kéo dài; các th ế l ực thù đ ịch không ngừng chống phá; đất nước bị bao vây cấm vận. Ba m ươi năm kháng chi ến tr ường kỳ và gian nan, Đảng và Bác đã xác định mục tiêu rất rõ ràng: “Dù ph ải đ ốt cháy c ả dãy Tr ường Sơn cũng phải giành cho được độc lập” 1. Khi độc lập đã ở trong tay, non sông đã thu về m ột mối, Đảng ta, với tầm nhìn chiến lược, lại xác định rõ con đ ường ph ải đi ti ếp c ủa cách m ạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng ch ủ nghĩa xã h ội trên ph ạm vi toàn qu ốc. Nhưng vào những thời điểm chuyển tiếp của lịch s ử, đất nước nào, dân t ộc nào cũng ph ải đối diện với những khó khăn, thử thách nhất định. Từ th ời chi ến chuy ển sang th ời bình, Vi ệt Nam cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách th ức trong l ựa ch ọn các bi ện pháp, b ước đi để đạt mục tiêu cuối cùng. Chính ở thời đi ểm nh ạy cảm và cam go này, Đ ảng đã v ận dụng sáng tạo triết lý “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Bác đ ể trên c ơ s ở cái b ất bi ến là l ợi ích quốc gia dân tộc, đã tìm tòi, thử nghiệm và cuối cùng có nh ững quy ết sách sáng t ạo đ ể đ ưa dân tộc Việt Nam vươn nhanh hơn, vững chắc hơn trên con đ ường tiến t ới “sánh vai v ới các cường quốc năm châu” như Bác hằng mong ước. Kết tinh của nh ững quy ết sách đó là công cuộc đổi mới - một từ thuần Việt nhưng ngày nay đã trở nên ph ổ bi ến và đi vào nhi ều ngôn ngữ phổ thông của thế giới. Trong công cuộc đổi mới toàn diện này, đổi mới đối ngoại là một b ộ phận h ữu c ơ không th ể tách rời. Đây là một quá trình đổi mới mang tính t ất y ếu khách quan, xu ất phát t ừ yêu c ầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ m ới, phù h ợp v ới th ời cu ộc, v ới t ư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh vì độc lập dân t ộc và ch ủ nghĩa xã h ội. Tháng 12-1986, Đ ại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chính th ức đ ặt c ơ s ở cho đ ổi m ới t ư duy và chính sách đối ngoại khi khẳng định chúng ta cần “ra s ức k ết h ợp s ức m ạnh c ủa dân t ộc v ới sức mạnh của thời đại”. Đây là tiền đề quan trọng cho s ự đổi mới nh ận th ức, quan đi ểm v ề việc giải quyết những vấn đề tranh chấp, phá vỡ thế bao vây c ấm v ận, c ải thi ện quan h ệ v ới các nước láng giềng, các nước lớn trong những năm ti ếp theo. Trên tinh thần ấy, Nghị quyết Trung ương 13 khóa VI năm 1988 đã xác định nhiệm vụ đối ngoại trong tình hình mới là “giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế”, nhấn mạnh chính sách “thêm bạn bớt thù”, đa dạng hoá quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi. Nghị quyết phản ánh một cách nhìn thực tiễn và toàn diện hơn của Đảng ta về tình hình thế giới và khu vực, về sự vận động của các xu thế lớn trong quan hệ quốc tế; đồng thời Nghị quyết cũng chỉ rõ: muốn giữ vững độc lập chủ quyền, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, nhất thi ết phải có sự ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, và rộng mở về quan hệ quốc tế. Là nghị quyết riêng đầu tiên của Bộ Chính trị về đối ngoại, Nghị quyết 13 đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng ta. Thực hiện những tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết 13, chúng ta đã dần dần tháo gỡ những trở ngại để từng bước khôi phục và bình thường hóa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn và các trung tâm chính trị trên thế giới. Có thể nói, những bước đi chủ động trong giai đoạn này đều xuất phát từ việc đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết trong hoạch định chính sách đối ngoại. Đây là một trong những bài học quý giá nhất của ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới. Bên cạnh việc đặt lợi ích quốc gia, dân tộc làm cơ sở quan trọng hàng đầu cho hoạch đ ịnh chính sách, còn phải kể đến một nhân tố bất biến thứ hai không kém phần quan trọng là niềm tin vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự sụp đổ của mô hình kinh tế tập trung bao cấp tại Liên Xô và Đông Âu, dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này không những làm chúng ta mất đi chỗ dựa quan trọng về chính trị và kinh t ế, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm trong nội bộ Đảng và nhân dân ta. Chính trong bối cảnh đó, những tư tưởng của đổi mới và thành quả của nó đem lại đã củng cố thêm ni ềm tin vững chắc của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa; t ạo động lực thúc đẩy chúng ta tiếp tục đổi mới sâu rộng hơn, mạnh dạn hơn trong những năm sau đó. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại Trong 5 năm đầu đổi mới (1986-1991), chúng ta đã đ ạt đ ược nh ững thành t ựu b ước đ ầu quan trọng: nguồn lương thực được bảo đảm; lạm phát đ ược kiềm chế; c ơ ch ế kinh t ế m ới bước đầu hình thành; sức sản xuất được phát huy khơi dậy tiềm năng và s ức sáng t ạo c ủa nhân dân. Tuy nhiên, hậu quả của khủng hoảng còn nặng nề; đ ời s ống nhân dân v ẫn còn nhiều khó khăn; dư chấn từ sự tan rã của hệ thống xã h ội ch ủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
  3. còn mạnh. Các thế lực thù địch lợi dụng s ự thoái trào của ch ủ nghĩa xã h ội ra s ức tìm cách tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta. Trên thế giới, Chiến tranh lạnh kết thúc và s ự bùng nổ m ạnh m ẽ c ủa cách m ạng khoa h ọc và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu rộng đến c ục di ện qu ốc t ế và khu vực. Hòa bình, hợp tác cùng phát triển tiếp t ục trở thành xu th ế l ớn trong quan h ệ qu ốc tế. Điều chỉnh chính sách để thích ứng với hoàn cảnh mới trở thành yêu c ầu c ấp thi ết đ ối v ới mọi quốc gia và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Trước tình hình ấy, tháng 6-1991, Đại hội Đảng toàn quốc l ần thứ VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên ch ủ nghĩa xã h ội (Cương lĩnh năm 1991), khẳng định Việt Nam sẽ “phát triển nền kinh t ế hàng hoá nhi ều thành ph ần theo đ ịnh h ướng xã hội chủ nghĩa”2. Sáu mươi mốt năm trước đó, Bác đã nhấn mạnh trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng: cách mạng cần dung nạp mọi giai t ầng xã hội, nh ưng vẫn phải bảo đảm tuyệt đối lợi ích vô sản. Cương lĩnh năm 1991 chính là s ản ph ẩm c ủa s ự linh hoạt và sáng tạo của Đảng trong hoàn cảnh mới, trong khi đặt l ợi ích qu ốc gia, dân t ộc lên hàng đầu, thực thi những bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đ ất nước và nh ững bi ến động của tình hình thế giới, khu vực. Sự phát triển quan trọng này của chính sách đối nội t ại Đại h ội VII là ti ền đ ề v ững ch ắc cho đổi mới mạnh mẽ của chính sách đối ngoại. Nếu như ở Đại hội VI, đ ổi m ới đ ối ngo ại m ới ở những bước đi ban đầu thì đến Đại hội VII, đa d ạng hóa, đa ph ương hóa quan h ệ đ ối ngo ại chính thức trở thành nội dung có t ầm quan trọng chiến l ược và không ng ừng đ ược hoàn thiện trong những giai đoạn tiếp theo. Việc Đại hội VII khẳng định “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” 3 là bước chuyển cơ bản, mở ra một chương mới trong quan hệ đối ngoại của đất nước ta. Ti ếp đó, Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (6-1992) khẳng định tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại là “giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và ch ủ nghĩa xã hội, đ ồng th ời ph ải r ất sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí và hoàn c ảnh c ủa n ước ta, cũng nh ư di ễn biến của tình hình thế giới, khu vực, phù hợp với t ừng đối t ượng ta có th ể quan h ệ” 4. Một lần nữa, nguyên tắc “dĩ bất biến ứng vạn biến” đã được vận d ụng để hình thành nên chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đa phương hóa là sẵn sàng quan h ệ v ới nhi ều đ ối tác; đa dạng hóa là sẵn sàng quan hệ ở nhiều lĩnh vực, d ưới nhi ều hình th ức, trên nhi ều c ấp đ ộ. Bởi vậy, có thể nói đa phương hóa, đa dạng hóa là m ột trong nh ững bi ện pháp h ữu hi ệu c ủa chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta để ứng phó với tình hình m ới ph ức t ạp và đ ầy biến động kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Ba thành công l ớn c ủa ngo ại giao năm 1995 - Việt Nam gia nhập ASEAN, ký Hiệp định khung hợp tác với EU và bình th ường hoá quan h ệ với Hoa Kỳ - là những kết quả trực tiếp của đường l ối đ ối ngoại đa d ạng hóa, đa ph ương hóa, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của quan hệ quốc t ế c ủa n ước ta th ời kỳ đ ổi mới. Chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa xuất phát t ừ ch ủ trương nh ất quán c ủa Đ ảng, Nhà nước ta là “Việt Nam muốn là bạn với t ất cả các nước”, “ph ấn đ ấu vì hoà bình, đ ộc l ập và phát triển” của Đại hội VII; nhưng bạn với ai trước, ai sau, ai thân, ai s ơ đòi h ỏi s ự linh ho ạt và nhạy bén; đa phương hóa, đa dạng hóa không có nghĩa là v ội vàng m ở r ộng h ết quan h ệ đối ngoại; mà thực hiện từng bước, lựa chọn t ừng đối tác, xác đ ịnh t ừng hình th ức quan h ệ phù hợp; và chúng ta đã triển khai chính sách này rất hi ệu quả, linh hoạt. Chúng ta không ch ỉ coi trọng tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, các nước l ớn, các nước khu v ực châu Á - Thái Bình Dương, các nước bạn bè truyền th ống, mà còn m ở r ộng quan h ệ v ới các n ước châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latinh, các nước công nghiệp phát tri ển ở châu Âu. Chúng ta không chỉ mở rộng quan hệ ngoại giao Nhà nước, mà còn tăng cường, c ủng c ố quan h ệ v ới các Đảng Cộng sản, công nhân, cánh tả, các đảng cầm quyền, các phong trào đ ộc l ập dân tộc, tiến bộ trên thế giới; phát huy s ức m ạnh t ổng thể c ủa ngoại giao Nhà n ước, đ ối ngo ại Đảng, đối ngoại Quốc hội và ngoại giao nhân dân trong vi ệc th ực hi ện nh ững m ục tiêu và nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng đã đề ra. Trong giai đoạn này, nội hàm “đa dạng hoá, đa ph ương hóa” không ng ừng đ ược làm rõ và mở rộng. Chúng ta không chỉ thiết lập và mở rộng quan hệ với các quốc gia, vùng lãnh th ổ, mà với cả các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính ph ủ, các t ập đoàn đa qu ốc gia; k ết h ợp chặt chẽ giữa ngoại giao song phương và đa phương, tích cực tham gia vào các c ơ ch ế h ợp
  4. tác quốc tế và khu vực, thể hiện vai trò của một thành viên có trách nhi ệm trong c ộng đ ồng quốc tế. Quan hệ quốc tế ngày càng rộng mở phải đi đôi với thực ch ất và hi ệu qu ả. Chính vì l ẽ đó, Đại hội Đảng lần thứ X (4-2006) đề ra nhiệm vụ quan trọng c ủa công tác đ ối ngo ại là “đ ưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, b ền v ững” 5. Chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá tiếp tục được đẩy mạnh, song ph ải có trọng tâm, trọng đi ểm, ph ải có sự gắn kết lợi ích và tầm nhìn chiến lược dài hạn m ới b ảo đ ảm quan h ệ phát tri ển ổn định, bền vững và tạo sự tin cậy lẫn nhau. Theo tinh thần đó, chúng ta đã thi ết l ập và nâng cấp quan hệ với những đối tác quan trọng như “Đối tác h ợp tác chi ến l ược toàn di ện” v ới Trung Quốc; “Đối tác chiến lược” với Nga, Ấn Độ; “Đối tác chi ến l ược vì hoà bình và ph ồn vinh ở châu Á” với Nhật Bản; “Đối tác hợp tác chi ến l ược” với Hàn Quốc; “Đ ối tác xây d ựng, hữu nghị và hợp tác nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng l ẫn nhau, hai bên cùng có l ợi” với Hoa Kỳ; “Đối tác toàn diện” với Ốtxtrâylia, Niu Dilân; “Quan hệ h ữu ngh ị truy ền th ống, hợp tác toàn diện và tin cậy cho thế kỷ XXI” với Pháp; “Đối tác vì s ự phát tri ển b ền v ững” v ới Đức; “Đối tác vì phát triển” với Anh; "Đối tác chi ến l ược h ướng t ới t ương lai" v ới Tây Ban Nha… Đây là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho quan h ệ giữa ta và các n ước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất. Đồng thời, chúng ta không ng ừng vun đ ắp “Quan h ệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện” với Lào, “Quan h ệ láng gi ềng t ốt đ ẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” v ới Campuchia, và “Quan h ệ đoàn kết, ủng hộ và hợp tác toàn diện anh em” với Cuba. Chủ động hội nhập khu vực và thế giới Sau mười năm đổi mới toàn diện (1986-1996), th ế và lực c ủa đ ất nước đã v ững m ạnh h ơn đáng kể. Ổn định chính trị - xã hội được giữ vững, kinh tế đ ược khôi ph ục và t ừng b ước phát triển vững chắc, quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế quốc t ế đ ược nâng cao, kh ả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế được tăng cường. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn phát sinh nhiều khó khăn, thách thức mới. Toàn c ầu hóa tr ở thành xu th ế khách quan với những tác động tích cực nhưng cũng kèm theo nh ững tác động tiêu c ực, h ợp tác và đ ấu tranh luôn đan xen trong quan hệ quốc tế; nhưng không m ột quốc gia nào có th ể đ ứng ngoài xu thế này. Kinh tế trở thành nhân tố quyết định s ức m ạnh t ổng h ợp c ủa m ỗi qu ốc gia và đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế. Cạnh tranh về th ị trường và v ốn đ ầu t ư ngày càng quyết liệt, đặt đất nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa h ơn v ề kinh t ế so v ới các qu ốc gia trong khu vực. Hàng loạt vấn đề an ninh phi truyền thống nảy sinh. Thay đ ổi chính sách c ủa các nước lớn và biến động của tình hình buộc chúng ta ph ải t ỉnh táo trong d ự báo và k ịp th ời trong điều chỉnh chính sách để thích nghi với hoàn cảnh mới. Nhận thức rõ xu thế tất yếu của thời đại, khi tiền đề chính trị đã sẵn sàng, Đ ảng ta đã h ướng trọng tâm đối ngoại sang hội nhập kinh t ế quốc tế nh ằm đ ẩy m ạnh k ết h ợp s ức m ạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo điều kiện thuận l ợi hơn nữa cho phát tri ển kinh t ế - xã h ội, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Xác định h ội nh ập là l ộ trình t ất y ếu c ủa phát triển, nhưng Đảng cũng ý thức rất rõ về những thách thức của h ội nh ập. M ở c ửa càng r ộng, hội nhập càng sâu thì sự ràng buộc về chính trị, ph ụ thuộc về kinh t ế, giao l ưu v ề văn hóa càng lớn; tiềm ẩn nhiều mối đe dọa phức t ạp và toàn diện. T ừ năm 1992, H ội ngh ị Trung ương 3 khóa VII đã khẳng định đa phương hóa, đa d ạng hóa ph ải đi đôi v ới “gi ữ v ững đ ộc lập tự chủ, tự lực tự cường”. Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII năm 1997 xác định rõ hơn h ội nhập quốc tế phải trên cơ sở “nâng cao ý chí tự lực t ự cường, gi ữ vững b ản sắc dân t ộc”: h ội nhập nhưng phải tự chủ về chính trị, tự cường về kinh t ế, an ninh, quốc phòng và gi ữ v ững bản sắc về văn hóa; hội nhập phải dựa trên cơ s ở nội l ực, kết h ợp nội l ực v ới ngo ại l ực, trong đó nội lực có vai trò quyết định. Đảng ta đã nâng tầm chính sách của Việt Nam từ “muốn là bạn” lên thành “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”6. Thực ra, sự đổi mới chính sách đối ngoại của Đảng là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh: Việt Nam “sẵn sàng làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”7. Trong khi thái độ “sẵn sàng” thể hiện cách tiếp cận chủ động hơn trong quan hệ đối ngoại, khái niệm “đối tác tin cậy” phản ánh sự thay đổi chiến lược trong tư duy đối ngoại, xuất phát từ nhận định sáng suốt và chính xác của Đảng rằng xu hướng hợp tác đang ngày càng chiếm ưu thế trong quan hệ quốc tế.
  5. Bước sang giai đoạn đẩy mạnh h ội nh ập, khi m ỗi bi ến đ ộng dù là nh ỏ nh ất c ủa tình hình cũng tác động đến l ợi ích quốc gia, dân t ộc, Đ ảng ta đã có nh ững đi ều ch ỉnh h ết s ức k ịp thời. Tháng 11-2001, B ộ Chính trị đã ra ngh ị quy ết riêng v ề h ội nh ập kinh t ế qu ốc t ế, xác định đây là sự nghi ệp của toàn dân, là quá trình v ừa h ợp tác v ừa đ ấu tranh và c ạnh tranh, có nhiều cơ hội và không ít thách th ức. Theo đó, chúng ta đã t ỉnh táo, linh ho ạt trong vi ệc xử lý tính hai mặt của hội nh ập và k ết hợp ch ặt ch ẽ gi ữa h ội nh ập v ới yêu c ầu gi ữ v ững an ninh quốc phòng, thông qua h ội nh ập đ ể tăng c ường s ức m ạnh t ổng h ợp, c ủng c ố ch ủ quyền và an ninh đất nước. Nh ững di ễn bi ến ph ức t ạp c ủa th ế gi ới sau s ự ki ện 11-9 đ ặt ra cho nước ta những thách thức mới v ề an ninh và phát tri ển. Đ ể ứng phó v ới nh ững chuy ển biến mới của tình hình, Hội nghị Trung ương 8 khóa IX (2003) đã ra Ngh ị quy ết v ề Chi ến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình m ới, trong đó đánh giá toàn di ện và sâu s ắc tình hình khu vực và thế giới, chỉ ra nh ững bài h ọc kinh nghi ệm v ề đ ối ngo ại, và nh ấn m ạnh kiên định mục tiêu độc lập dân t ộc g ắn li ền v ới ch ủ nghĩa xã h ội, l ấy vi ệc gi ữ v ững môi tr ường hòa bình và ổn định để phát tri ển kinh t ế - xã h ội là l ợi ích cao nh ất c ủa đ ất n ước. Ngh ị quyết đã đề ra phương châm xử lý linh ho ạt gi ữa đ ối tác và đ ối t ượng: trong m ỗi đ ối t ượng vẫn có thể có mặt cần tranh th ủ, hợp tác; trong m ột s ố đ ối tác có th ể có m ặt khác bi ệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta. Ngh ị quy ết này đánh d ấu m ột b ước chuy ển quan tr ọng trong tư duy, nhận thức của Đảng về tính đa d ạng và s ự đan xen gi ữa h ợp tác và đ ấu tranh trong quan hệ quốc t ế. Cùng với việc đẩy mạnh hội nhập quốc t ế, đặc bi ệt là trên lĩnh v ực kinh t ế, chúng ta đã ch ủ động kết hợp hài hòa giữa ngoại giao song phương và đa ph ương, đ ồng th ời duy trì đ ược s ự kiểm soát lộ trình hội nhập của đất nước, nhằm tranh thủ t ối đa ngoại l ực đ ể phát huy n ội lực. Ngoại giao kinh tế được triển khai mạnh mẽ và giành đ ược nhi ều thành t ựu quan tr ọng. Đến nay chúng ta đã có quan hệ thương m ại với trên 220 quốc gia và vùng lãnh th ổ, ký k ết được nhiều hiệp định thương mại/đầu tư song phương. Thế gi ới ngày nay bi ết đến Vi ệt Nam không chỉ là một dân tộc anh hùng, mà còn là đất nước giàu ti ềm năng v ề kinh t ế, th ương mại, đầu tư; là thành viên tích cực và trách nhiệm c ủa các t ổ ch ức qu ốc t ế nh ư Liên h ợp quốc (Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an khóa 2008-2009), T ổ ch ức Th ương m ại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Di ễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC)… Triển khai một nền ngoại giao toàn diện trong tình hình mới Hơn 20 năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã tạo nền tảng vững chắc về chính trị, kinh t ế, xã hội để chúng ta tiếp tục vững bước trên con đường xây dựng đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong thời gian t ới, tình hình thế giới tiếp tục thay đổi sâu sắc và khó lường; nhiều cơ hội đang mở ra cho nước ta, đồng thời khó khăn và thách thức cũng rất lớn. Mục tiêu phát triển đất nước đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục tìm tòi sáng tạo và đổi mới tư duy đối ngoại, rút ra những bài học kinh nghi ệm quý báu t ừ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, 80 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và hơn 20 năm đ ổi mới, đề ra chiến lược, sách lược đúng đắn, phát huy hiệu quả vai trò của ngoại giao trong thời bình, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Để không ngừng nâng cao sức mạnh tổng hợp của đất nước, chúng ta cần triển khai mạnh mẽ một nền ngoại giao toàn diện dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta cần triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại trên các lĩnh vực, mà trọng tâm là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hoá, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân; thông qua các kênh đối ngoại Đảng, Nhà nước, Quốc hội và đối ngoại nhân dân. Ngoại giao toàn diện trong tình hình mới thực chất là sự tiếp nối chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá với sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp, tạo nên bức tranh sinh động, đa dạng của ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới. * * * Tám mươi năm đất nước ta có Đảng và hơn 20 năm đổi m ới không ph ải là dài so v ới l ịch s ử Việt Nam, nhưng là quãng thời gian chứng kiến những trang s ử hào hùng c ủa dân t ộc, chứng kiến con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng l ợi này đ ến th ắng l ợi khác. H ơn 20 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn bám sát và vận d ụng linh hoạt t ư t ưởng H ồ Chí Minh
  6. vào công cuộc đổi mới nói chung và đổi mới t ư duy đối ngoại nói riêng. T ừ nh ững thay đ ổi nhận thức thời kỳ đầu đổi mới tới chính sách đa ph ương hóa, đa d ạng hóa và h ội nh ập kinh tế quốc tế là cả một chặng đường dài đầy khó khăn, th ử thách. Nh ưng ở b ất kỳ th ời đi ểm nào, nhìn vào quá trình đổi mới và những thành tựu của đ ối ngoại Vi ệt Nam, chúng ta luôn thấy tầm ảnh hưởng sâu sắc mang tính chiến lược của triết lý đ ược Bác đã ch ỉ ra. L ợi ích quốc gia dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã là ng ọn h ải đăng soi đ ường giúp Đ ảng ta đưa đất nước ra khỏi khó khăn, thử thách và vững b ước đi lên. Đ ổi m ới đã đáp ứng yêu c ầu phát triển cấp bách, lâu dài của đất nước và nguyện vọng tha thi ết c ủa nhân dân, đ ược c ộng đồng quốc tế hoan nghênh, phù hợp với xu thế của th ời đ ại. Vi ệc b ạn bè qu ốc t ế không d ịch ra bản ngữ mà gọi trực tiếp “Đổi mới” khẳng định m ột đi ều: Đổi mới đã đi vào t ừ v ựng th ế giới với tư cách một thắng lợi của dân t ộc Việt Nam trên m ặt trận xây d ựng và b ảo v ệ T ổ quốc. Nếu như cách đây hơn 20 năm, nhiều người trên thế giới ch ỉ bi ết đ ến Vi ệt Nam nh ư là một “cuộc chiến tranh”, thì ngày nay toàn thế giới đã bi ết đ ến Vi ệt Nam nh ư m ột đ ất n ước, một dân tộc anh hùng trong đấu tranh giành độc l ập dân t ộc và năng đ ộng trong xây d ựng đất nước, một mô hình phát triển thành công, m ột nền văn hóa đ ậm đà b ản s ắc, m ột thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trong thắng l ợi ấy, không th ể không kể đến những đóng góp của mặt trận đối ngoại. Càng tự hào, chúng ta càng th ấm thía h ơn những giáo huấn của Bác về công tác ngoại giao, luôn khắc sâu trong tim và kiên trì, sáng tạo vận dụng tư tưởng của Người, nhất là trong bối cảnh tình hình th ế gi ới còn di ễn bi ến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức mới với an ninh và phát tri ển của đ ất nước. 1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế. a. Thực hiện đại đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần. Trước hết là chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc; sức mạnh c ủa tinh th ần đoàn kết, của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tư do…chính sức mạnh đó đ ược l ịch s ử cách mạng Việt Nam chứng minh trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trong quá trình hoat động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn chú ý tổng kết thực tiễn dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác- Lênin, Người đã từng bước phát hiện ra sức mạnh vĩ đ ại ti ềm ẩn trong các trào lưu cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ, điển hình là cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Theo Người, đối tượng đoàn kết quốc tế rất rộng lớn. Đó là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao đ ộng ở chính qu ốc và các nước TBCN nói chung, đoàn kết với nước Nga XôViết và các nước dân chủ. Đ ặc bi ệt là đoàn k ết với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, thực hiện khối đại đoàn kết Vi ệt- Miên- Lào, trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ thực dân giành độc lập, tự do cho nhân dân mỗi nước. b. Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng. Thời đại mà HCM sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt thời kỳ t ồn t ại bi ệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng cho các dân t ộc, làm cho cận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người. Vì l ẽ đó, HCM cho rằng, Đảng phải lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh: chủ nghĩa yêu nước tri ệt đ ể không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Theo HCM, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, các Đảng Cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa Sôvanh…những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới.
  7. Như vậy, trong tư tưởng HCM, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế gi ới thực hi ện th ắng l ợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và của thời đại. Bởi lẽ, theo Người: Độc lập cho dân tộc mình đồng thời là độc lập cho dân tộc bạn, giúp bạn là tự giúp mình. 2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế a. Các lực lượng cần đoàn kết - Theo HCM các lực lượng cần đoàn kết là: + Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế + Phong trào đấu tranh GPDT + Phong trào hòa bình dân chủ thế giới - Đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới: Sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một đảm bảo vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Điều này được HCM thể hiện trong lời phát biểu của mình tại Đại hội Tua Tháng 12/1920: “Nhân danh toàn thể loài ng ười, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: các đ ồng chí hãy c ứu chúng tôi”. (HCMTT, tập 1, tr 23- 24, NxbCTQG, HN 2002). - Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: CNĐQ là kẻ thù c ủa nhân lo ại, chúng có âm mưu chia rẽ dân tộc, tạo sự biệt lập, đối kháng và thù ghét dân tộc, chủng t ộc…nhằm làm suy yếu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc đ ịa. Vì l ẽ đó, Người đã ki ến ngh ị Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm: “ Làm cho các dân tộc thuộc đ ịa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại đ ể đ ặt cơ sở cho một liên minh Phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong cái cánh của cách mạng vô sản”. - Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình dân chủ, t ự do và công lý: HCM cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết. Trong quá trình đó, đã g ắn cu ộc đ ấu tranh vì độc lập ở VN với mục đích bảo vệ hòa bình, tự do, công lý và bình đ ẳng đ ể t ập hợp và tranh th ủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, từ đó HCM đã khơi gợi l ương tri c ủa loài ng ười tiến bộ, tạo những tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành tinh, tích cực đấu tranh vì sự tiến bộ và phát triển của loài người. b. Hình thức đoàn kết Dựa trên cơ sở các quan hệ về địa lí- chính trị và tính chất chính trị xã hội trong khu v ực và trên thế giới, cũng như tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong mỗi thời kì. HCM đã t ừng bước xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết quốc tế tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các trào lưu cách mạng thời đại, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Trong mối quan hệ quốc tế, HCM luôn dành sự quan tâm đặc biệt đ ối với các dân t ộc trên bán đảo Đông Dương. Bởi lẽ, cả ba dân tộc đều là láng gi ềng gần gũi c ủa nhau, có nhi ều đi ểm tương đồng về lịch sử, văn hóa và cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp. Năm 1941, đ ể kh ơi dậy sức mạnh và quyền tự quyết của mỗi dân tộc. Người quyết định thành lập riêng bi ệt Mặt trận độc lập đồng minh cho từng nước Việt Nam, Lào, Cao Miên, tiến tới thành lập Đông Dương độc lập đồng minh và Mặt trận đoàn kết Việt- Miên- Lào nhằm phối hợp và giúp đ ỡ nhau cùng chi ến đ ấu, cùng thắng lợi. Đối với các nước khác, Người chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu ngh ị, h ợp tác nhiều mặt theo tinh thần “ vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Như vậy, trong tư tưởng đại đoàn kết, HCM đã định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận:
  8. + Mặt trận đại đoàn kết dân tộc + Mặt trận đoàn kết Việt- Miên- Lào + Mặt trận nhân dân Á- Phi đoàn kết với Việt Nam + Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với VN chống đế quốc xâm lược. 3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế a. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích có lý, có tình Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng giữa các nước chống đế quốc chủ nghĩa nhờ đặt cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chung của thời đại kết hợp l ợi ích c ủa cách mạng Vi ệt Nam với trào lưu cách mạng thế giới và nhận thức về nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghi ệp chung của loài người tiến bộ. Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền t ảng c ủa ch ủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình. - “Có lý”: phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, ph ải xu ất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới. - “Có tình”: là sự tôn trọng lẫn nhau, thông cảm, chia sẻ, trên tinh thần tình cảm của những người cùng chung lý tưởng, cùng chung mục tiêu đấu tranh, cùng hành động vì lợi ích chung. - “Có lý”, “có tính” vừa thể hiện tính nguyên tắc, vừa là một nội dung c ủa chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Nó có tác dụng rất l ớn trong vi ệc c ủng c ố kh ối đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân và của nhân dân lao đ ộng. Vì v ậy, Hồ Chí Minh luôn giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc và hòa bình trong công lý, tiến tới một nền hòa bình thật sự cho tất cả các dân tộc - “hòa bình trong đ ộc l ập t ự do”. Ch ủ t ịch Hội đồng Hòa bình thế giới Rômét Chanđra từng nói: “Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập, tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao…”. b. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường Theo Hồ Chí Minh đoàn kết quốc tế là tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế. Để đoàn kết quốc tế tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân t ố quy ết đ ịnh, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn l ực nội sinh. Vì v ậy, trong đ ấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”; “muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự mình giúp lấy mình đã”; và Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đ ỡ thì không x ứng đáng được độc lập”. Hồ Chí Minh cho rằng: muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế. Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ đúng đắn. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và kháng chi ến ch ống thực dân Pháp của Việt Nam là thắng lợi của đường lối đúng đắn và sáng t ạo c ủa Đ ảng và Ch ủ tịch Hồ Chí Minh, đến kháng chiến chống Mỹ thắng lợi với đường lối độc lập, tự chủ giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp hài hòa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. Kết luận: - Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược cách mạng, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, một đóng góp quan trọng vào cách mạng thế giới. Đây là đóng góp sáng tạo của HCM mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác- Lênin chưa đề cập tới.
  9. - Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của HCM là một đóng góp quan trọng vào kho tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới, làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin về công tác vận đ ộng và tổ chức quần chúng của Đảng Cộng sản. - Thực tiễn CMVN đã và đang chứng minh sức sống ký diệu của tư tưởng đại đoàn kết HCM, đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn th ử thách để tiến tới mục tiêu: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, trong quá trình lãnh đạo, Đ ảng ta đã kế thừa, v ận d ụng và phát triển đất nước rửa được cái nhục đói nghèo, lạc hậu, cái nhục t ụt h ậu xa h ơn v ề kinh t ế, khoa hoc, công nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, quyết tâm chấn hưng đất nước, không bỏ lỡ thời cơ, vận hội, phát huy tinh thần tự lực tự cường, đ ẩy lùi mọi nguy cơ, v ượt qua mọi thử thách, phát huy được tính năng động của mỗi người của cả cộng đồng. Trong điều kiện hiện nay, đại đoàn kết theo tư tưởng HCM đòi hỏi phải xây dựng được một Đảng cầm quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Trong khuôn khổ luật pháp, tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo… Muốn vậy, Đảng và Nhà nước phải chủ động xác định rõ các bước hội nhập quốc t ế trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Thực hiện chính sách mở cửa giao lưu, hợp tác, đa dạng hóa, đa phương hóa, củng cố khối đoàn kết với mọi lực lượng tiến bộ trên thế gi ới vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1