intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đào tạo và sử dụng trí thức ở nước ta hiện nay

Chia sẻ: Nguyễn Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức: Quan điểm của Hồ Chí Minh về người trí thức cách mạng; tầm quan trọng của việc đào tạo trí thức; đặc biệt là vấn đề phát huy năng lực sáng tạo của trí thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đào tạo và sử dụng trí thức ở nước ta hiện nay

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên<br /> <br /> 56<br /> <br /> VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH<br /> TRONG VIỆC ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG TRÍ THỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY<br /> Trương Văn Tuấn *<br /> Tóm tắt<br /> Bài viết giới thiệu một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức: Quan điểm của Hồ Chí Minh<br /> về người trí thức cách mạng; tầm quan trọng của việc đào tạo trí thức; đặc biệt là vấn đề phát huy năng<br /> lực sáng tạo của trí thức. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức là nền tảng tư tưởng cho Đảng, Nhà nước<br /> và nhân dân ta trong việc đào tạo và sử dụng trí thức đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước<br /> hiện nay.<br /> Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, trí thức, trí thức cách mạng.<br /> Abstract<br /> This article introduces some of the content of Ho Chi Minh’s ideology about the intellectuals: The<br /> views of Ho Chi Minh for the revolutionary intellectuals; the importance of the intellectual training;<br /> especially the problems in developing the innovative capacity of our intellectuals. Ho Chi Minh’s<br /> ideology about the intellectuals is the ideological foundation for our Party, our State and our people in<br /> the training and use of the intellectual to meet the requirements of our current national reform.<br /> Keywords: Ho Chi Minh’s ideology, intellectuals, revolutionary intellectuals.<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Dưới ánh sáng của sự nghiệp đổi mới do Đảng<br /> ta khởi xướng và lãnh đạo, đội ngũ trí thức nước ta<br /> đã tăng nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng<br /> và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển<br /> của đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của<br /> thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br /> đất nước và hội nhập quốc tế, đội ngũ trí thức còn<br /> bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy, học tập và vận dụng<br /> tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đào tạo và sử<br /> dụng trí thức hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng<br /> và cần thiết.<br /> 2. Nội dung<br /> Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu<br /> tiên trình bày một cách có hệ thống, toàn diện, sâu<br /> sắc vấn đề trí thức và đánh giá đúng vai trò, vị trí<br /> của người trí thức Việt Nam. Qua những bài viết,<br /> bài nói chuyện của Người với giới văn nghệ sĩ, các<br /> nhà giáo dục… chúng ta có thể khái quát nên một<br /> số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh<br /> về trí thức.<br /> 2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về người trí<br /> thức cách mạng<br /> Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trí thức là<br /> những “lao động trí óc yêu nước nhất, hy sinh nhất,<br /> gồm những người phụng sự nhân dân lao động, chí<br /> <br /> *<br /> <br /> công vô tư, gương mẫu trong công tác kháng chiến<br /> và kiến quốc” (1). Như vậy, với Hồ Chí Minh, lý<br /> tưởng, mục đích cuộc sống của trí thức mới là điều<br /> quan trọng nhất. Một người được coi là trí thức<br /> không phải chỉ do người đó có học vấn cao, mà<br /> quan trọng hơn hết, là phẩm chất và năng lực đó<br /> phải hướng đến phục vụ cho sự nghiệp cách mạng<br /> của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân.<br /> Trí thức Việt Nam có tinh thần yêu nước, tinh<br /> thần dân tộc rất sâu đậm. Phần lớn trí thức xuất<br /> thân từ công nhân, nông dân và tầng lớp lao động<br /> nên dễ dàng đồng cảm và chia sẻ với nỗi đau của<br /> những người dân mất nước, nỗi nhục của kiếp đời<br /> nô lệ. Trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta, những<br /> trí thức chân chính luôn gắn bó máu thịt với nhân<br /> dân, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù.<br /> Với tầm nhìn thông tuệ của một lãnh tụ cách mạng,<br /> một nhà hiền triết, Hồ Chí Minh đã “nhìn thấy”<br /> điều thiêng liêng đó trong tâm hồn người trí thức,<br /> đó là “tinh thần yêu nước cũng như các thứ của<br /> quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong<br /> bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất<br /> dấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của<br /> chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều<br /> được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải<br /> thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh<br /> thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực<br /> hành vào công việc yêu nước, công việc kháng<br /> chiến” (2).<br /> <br /> Thạc sĩ - Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> Số 11, tháng 12/2013 56<br /> <br /> Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên<br /> Đối với Hồ Chí Minh, hiền tài là nguyên khí<br /> của quốc gia. Người luôn cố gắng phát huy hết tài<br /> năng của trí thức, không bỏ sót một ai. Trong bài<br /> viết Anh hùng và chiến sĩ trí thức, Hồ Chí Minh<br /> đưa ra nhiều khái niệm rất phong phú về trí thức<br /> như: “chiến sĩ trí thức”, “trí thức Việt Nam chân<br /> chính”, “trí thức chân chính”, nhằm gắn vai trò<br /> của trí thức với nhiệm vụ cách mạng, đồng thời<br /> tôn vinh lao động của trí thức đối với đất nước.<br /> Trí thức phải là người chiến sĩ “hăng hái tham gia<br /> kháng chiến”, đó là tiêu chí của “người trí thức<br /> chân chính”… trong điều kiện kháng chiến chống<br /> đế quốc.<br /> Từ quan điểm của V.I. Lênin: “Trước sự liên<br /> minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản<br /> và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối nào<br /> đứng vững được” ( 3), đã được Hồ Chí Minh quán<br /> triệt, vận dụng vào hoàn cảnh, điều kiện nước ta.<br /> Người khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu<br /> của dân tộc” (4). Do vậy, “những người trí thức<br /> tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất<br /> quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì<br /> công việc của cách mạng sẽ khó khăn thêm nhiều”<br /> (5). Người chủ trương xây dựng khối đại đoàn kết<br /> Công - Nông - Trí thức, sức mạnh vô biên của cả<br /> dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân tố quyết<br /> định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nhờ đó,<br /> đội ngũ trí thức của nước ta với tư cách là một bộ<br /> phận quan trọng trong lực lượng cách mạng, đã có<br /> nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng<br /> dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cũng như trong sự<br /> nghiệp xây dựng đất nước.<br /> 2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về việc đào<br /> tạo trí thức<br /> Bồi dưỡng nhân tài, trí thức cho đất nước, rèn<br /> luyện các thế hệ cách mạng luôn là mối quan tâm<br /> hàng đầu của Hồ Chí Minh. Điều đó lý giải vì<br /> sao ngay sau khi đến Quảng Châu (Trung Quốc),<br /> Người đã tìm đến Tâm tâm xã, một tổ chức yêu<br /> nước tiến bộ của những người thanh niên trí thức<br /> tiểu tư sản Việt Nam để truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và chuẩn bị lực lượng nòng cốt tiến tới thành<br /> lập Đảng. Với tầm nhìn vượt thời gian, nhận thức<br /> sâu sắc ý nghĩa của việc chăm lo đào tạo đội ngũ<br /> trí thức, chỉ sau Lễ Tuyên ngôn độc lập 02/9/1945<br /> một ngày, Người đã đặt vấn đề nâng cao dân trí,<br /> chống giặc dốt là một trong ba nhiệm vụ cấp bách<br /> của Nhà nước cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh<br /> cùng với Đảng và Chính phủ ta đã cho mở lại các<br /> trường, ở các bậc học, đồng thời thành lập nhiều<br /> trường học mới để đào tạo những trí thức mới cho<br /> <br /> 57<br /> <br /> đất nước. Trong khói lửa ác liệt của cuộc kháng<br /> chiến chống đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh gửi nhiều<br /> thế hệ thanh niên ưu tú sang đào tạo tại các nước<br /> xã hội chủ nghĩa, và sau này, họ đã trở thành những<br /> nhà khoa học đầu đàn, là đội ngũ cốt cán của Đảng<br /> và Nhà nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp<br /> bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Người coi công tác<br /> đào tạo trí thức, nhân tài là “sự nghiệp trăm năm”<br /> của dân tộc ta, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng<br /> cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” (6).<br /> Trước lúc đi xa, một trong những điều canh cánh<br /> trong lòng được Người nhắc đến trong bản Di chúc<br /> là “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một<br /> việc rất quan trọng và rất cần thiết” (7).<br /> Trong quá trình đào tạo trí thức, ngoài yêu cầu<br /> không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên<br /> môn và khoa học, cần coi trọng giáo dục chính trị<br /> tư tưởng và đạo đức tác phong. Hồ Chí Minh rất<br /> quan tâm tới lý tưởng và mục đích học tập phấn đấu<br /> của người trí thức. “Học để làm gì? Học để phục<br /> vụ ai? ” (8). Theo Người, trước hết là: “học để làm<br /> việc”. Biết làm việc vừa là năng lực, nhưng xét<br /> sâu xa vừa là đạo đức, là biểu hiện văn hóa chính<br /> trị của mỗi người. Thứ hai, “học để làm người”.<br /> Nhà hoạt động chính trị có vai trò trách nhiệm<br /> hướng dẫn cho người khác, cho nhân dân, tức là<br /> gương mẫu, đòi hỏi và bắt buộc người khác làm<br /> tròn nghĩa vụ công dân. Nếu nhà hoạt động chính<br /> trị không biết “học để làm người” thì làm sao có<br /> thể hướng dẫn và gợi mở cho người khác. Thứ ba,<br /> “học để làm cán bộ”, tức là học để làm tròn chức<br /> trách của mình. Chỉ có học “biết làm việc”, “biết<br /> làm người” mới có thể “biết làm cán bộ” để phụng<br /> sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng<br /> sự Tổ quốc và nhân loại. Theo Người, chỉ có trả lời<br /> dứt khoát được hai câu hỏi đó, những trí thức trẻ<br /> mới có phương hướng và động cơ đúng đắn để học<br /> tập, rèn luyện và phấn đấu vươn lên. Hồ Chí Minh<br /> luôn mong muốn đào tạo những người trí thức<br /> cách mạng “vừa hồng, vừa chuyên”. “Hồng” như<br /> Người nói, là “vững về chính trị”, là những “con<br /> người biết dĩ bất biến, ứng vạn biến mà cái bất<br /> biến là độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là<br /> giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng<br /> con người”. “Chuyên” mà Người dặn là phải biết<br /> làm việc, phải có văn hóa, nắm vững khoa học, kỹ<br /> thuật, biết nghĩ, biết làm và làm có hiệu quả. Tóm<br /> lại, đó là những con người vừa có đức, vừa có tài,<br /> tài và đức thống nhất hữu cơ với nhau, đủ khả năng<br /> hiện thực hóa lý tưởng tốt đẹp của nhân dân ta.<br /> <br /> Số 11, tháng 12/2013 57<br /> <br /> Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên<br /> 2.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về việc sử<br /> dụng trí thức<br /> Là một trí thức đi làm cách mạng, Chủ tịch<br /> Hồ Chí Minh luôn gắn vai trò của trí thức với đất<br /> nước, dân tộc, luôn tìm cách khơi dậy tinh thần yêu<br /> nước và ý thức tự tôn dân tộc trong mỗi trí thức để<br /> họ có thể cống hiến cho nước nhà được nhiều nhất.<br /> Trong bài viết Nhân tài và kiến quốc,<br /> Hồ Chí Minh viết: “Nhân tài nước ta dù chưa có<br /> nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo<br /> phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng<br /> phát triển càng thêm nhiều” (9). Chữ “khéo” mà<br /> Người dùng chính là lời nhắc nhở về cái “tâm” và<br /> cái “tầm” của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Chủ<br /> tịch Hồ Chí Minh sử dụng nhân tài trí thức, trước<br /> hết bằng cách hiểu khả năng và nguyện vọng của<br /> họ. Người còn gợi ý cho người trí thức tự nhận<br /> thức, tự hiểu về mình. Điều đó xuất phát từ niềm<br /> tin đối với con người của chính bản thân Người,<br /> “mỗi con người đều có Thiện và Ác ở trong lòng.<br /> Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người<br /> nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần<br /> đi, đó là thái độ của người cách mạng” (10). Niềm<br /> tin ấy được Người đúc kết từ kinh nghiệm bản<br /> thân, cũng là từ kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng<br /> cán bộ. Niềm tin ấy trở thành điểm cốt lõi của tư<br /> tưởng nhân văn Hồ Chí Minh; cải tạo và nâng cao<br /> con người thì trước hết phải tin ở sức vươn lên<br /> của mỗi con người. Đây là điểm mấu chốt thành<br /> công trong công tác vận động trí thức của Chủ tịch<br /> Hồ Chí Minh.<br /> Tư tưởng trọng trí thức, trọng nhân tài của<br /> Hồ Chí Minh vì lợi ích tối cao của quốc gia dân<br /> tộc, không chỉ thể hiện ở các chủ trương, lời kêu<br /> gọi mà thông qua những việc làm công khai và thái<br /> độ trân trọng của Người đối với từng nhân cách cụ<br /> thể. Tin dùng, mạnh dạn trao cho người trí thức<br /> những chức vụ tương xứng với tài năng và đức độ<br /> của họ.<br /> Cách mạng tháng Tám (1945) thành công. Một<br /> trong những việc đầu tiên của Hồ Chí Minh là đi<br /> Tìm người Tài - Đức phục vụ cho sự nghiệp cách<br /> mạng của dân tộc. Trên Báo Cứu Quốc ngày 2011-1946, Người viết: “Nước nhà cần phải kiến<br /> thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài”. Người yêu<br /> cầu “các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào<br /> có người tài đức, có thể làm được những việc ích<br /> nước, lợi dân thì phải báo cáo cho chính phủ biết”<br /> (11). Trong bối cảnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc,<br /> trước những nghi ngờ, băn khoăn về việc Người<br /> sử dụng những “quan lại cũ” trong bộ máy Nhà<br /> nước mới, Người vẫn thể hiện sự trân trọng, đặt<br /> <br /> 58<br /> <br /> trọn niềm tin sắt đá đối với trí thức đủ thấy niềm<br /> tin của Người đối với con người to lớn đến độ nào.<br /> Chính vì vậy, nhà nước mới đã quy tụ được một<br /> đội ngũ nhân tài đông đảo, có trình độ cao, có trí<br /> thức Hán học như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế<br /> Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hòe,…; có trí<br /> thức Tây học như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng,<br /> Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khánh<br /> Toàn, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai,… Họ đều<br /> chung một ý chí, đó là đoàn kết dân tộc, chung tay<br /> góp sức xây dựng chế độ mới, bảo vệ độc lập dân<br /> tộc. Đây là cuộc “chiêu hiền đãi sĩ” đầu tiên trong<br /> chế độ mới của Hồ Chí Minh, trở thành bài học<br /> quý giá còn nguyên giá trị về sử dụng trí thức, hiền<br /> tài phục vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.<br /> Thực tiễn cho thấy, chính tầm tư duy chiến lược,<br /> nhạy bén, cách đánh giá con người chính xác, thấu<br /> tình đạt lý giữa đức và tài, cũng như cách sử dụng<br /> người trí thức không dựa vào nguồn gốc hay thành<br /> phần xuất thân, không phân biệt Đảng phái, quan<br /> điểm chính trị mà dựa vào khả năng cống hiến và<br /> lòng nhiệt tình cách mạng, lấy hiệu quả công việc,<br /> khả năng đóng góp với đất nước làm tiêu chí đánh<br /> giá, trọng dụng trí thức, vì thế trong điều kiện Nhà<br /> nước cách mạng còn non trẻ, Hồ Chí Minh đã trực<br /> tiếp xây dựng đội ngũ trí thức tài đức, tâm huyết,<br /> cống hiến hết mình cho đất nước. Biết bao trí thức<br /> với những tài năng, đức độ và cả những cá tính<br /> khác nhau đã đồng hành cùng dân tộc trong hai<br /> cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp<br /> và đế quốc Mỹ với sự tin dùng và ân cần chỉ bảo,<br /> chăm sóc của Người. Họ đã có sự nghiệp vẻ vang<br /> trong vinh quang của Tổ quốc Việt Nam.<br /> 2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục soi sáng<br /> công tác đào tạo và trọng dụng trí thức của<br /> Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước<br /> Thực tiễn 25 năm đổi mới của đất nước ta đã<br /> khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức trong<br /> sự nghiệp cách mạng của dân tộc và tầm quan<br /> trọng của việc phát huy vai trò của lực lượng đại<br /> biểu cho trí tuệ của dân tộc, nhân tố quyết định<br /> thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại<br /> hóa đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới<br /> của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại<br /> hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vấn đề đào tạo<br /> và phát huy năng lực sáng tạo của trí thức vẫn còn<br /> những hạn chế, bất cập. Do vậy, học tập và vận<br /> dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc đào tạo và<br /> sử dụng trí thức nước ta hiện nay có ý nghĩa rất<br /> quan trọng và cần thiết.<br /> Số 11, tháng 12/2013 58<br /> <br /> Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên<br /> Một là, đào tạo trí thức là góp phần nâng tầm<br /> trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước; đầu tư<br /> xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển<br /> bền vững.<br /> Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã<br /> có những chủ trương, chính sách quan trọng xây<br /> dựng đội ngũ trí thức để ngang tầm với sự nghiệp<br /> công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chẳng<br /> hạn, thực hiện Chiến lược giáo dục 2001 - 2010,<br /> nhất là Nghị quyết số 14/2005/NQ - CP ngày 0211-2005 của Chính phủ Về đổi mới cơ bản và toàn<br /> diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 –<br /> 2020; quy hoạch lại hệ thống đào tạo Đại học; đầu<br /> tư mạnh cho giáo dục - đào tạo, chi ngân sách đã<br /> tăng lên đáng kể (từ 12% năm 1990 lên 20% năm<br /> 2007); chủ trương xã hội hóa giáo dục đã đi vào<br /> cuộc sống, huy động được nhiều nguồn lực xã hội<br /> đầu tư cho giáo dục - đào tạo.<br /> Thực hiện quan điểm của Hồ Chí Minh về học<br /> tập suốt đời, nhằm tạo cơ hội học tập cho mọi đối<br /> tượng, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã sửa đổi Quy chế<br /> đào tạo nghiên cứu sinh. Theo Quyết định số 18<br /> - QĐ/BGD&ĐT ngày 8-6-2000 thì việc đào tạo<br /> Tiến sĩ không giới hạn bởi tuổi tác. Để đa dạng<br /> hóa nguồn lực trí tuệ theo xu hướng của thời đại,<br /> cùng với đào tạo trí thức ở trong nước, Đảng và<br /> Nhà nước ta chủ trương đào tạo trí thức ở nước<br /> ngoài, nhất là ở các nước có nền giáo dục - đào<br /> tạo, khoa học - công nghệ phát triển. Những chính<br /> sách, biện pháp trên đã góp phần khơi thông nhiều<br /> khó khăn, ách tắc trong công tác đào tạo, tạo điều<br /> kiện để đội ngũ trí thức tăng nhanh về số lượng,<br /> nâng lên về chất lượng, về cơ bản đáp ứng được<br /> những yêu cầu mới đặt ra của sự nghiệp cách mạng<br /> của nhân dân ta.<br /> Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch<br /> Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc<br /> yếu” (12), Đảng ta xác định mục tiêu “Xây dựng<br /> đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm<br /> trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng<br /> cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt<br /> động của hệ thống chính trị. Ðầu tư xây dựng đội<br /> ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững” (13).<br /> Hiện nay nước ta đang thiếu hụt nguồn nhân lực<br /> chất lượng cao, đó là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản<br /> lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp<br /> giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học - công<br /> nghệ đầu đàn, vì vậy nguy cơ “tụt hậu” xa hơn về<br /> kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên<br /> thế giới là vô cùng lớn. Đây chính là một trong<br /> những điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển nhanh và<br /> <br /> 59<br /> <br /> bền vững ở Việt Nam. Do vậy, Văn kiện Đại hội<br /> Đảng lần thứ XI đã khẳng định tầm quan trọng của<br /> công tác đào tạo trí thức, nguồn nhân lực chất lượng<br /> cao, là một trong ba khâu đột phá của Chiến lược<br /> phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020.<br /> Hai là, tạo môi trường thuận lợi, hoàn thiện<br /> chính sách để đội ngũ trí thức phát huy cao độ<br /> năng lực sáng tạo đóng góp hiệu quả vào sự<br /> nghiệp chung.<br /> Thứ nhất, tạo lập môi trường và thực thi dân<br /> chủ trong hoạt động của trí thức. Lao động của<br /> trí thức là lao động sáng tạo. Để trí thức có những<br /> phát minh, sáng kiến, Đảng và Nhà nước ta cần<br /> mở rộng dân chủ trong hoạt động khoa học. Theo<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là dân là chủ, dân<br /> làm chủ, dân chủ là của quý báu nhất, là chìa khóa<br /> vạn năng trong giải quyết mọi công việc. Vận dụng<br /> quan điểm trên đây của Người, Đảng ta chủ trương:<br /> “Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do<br /> tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của<br /> trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội<br /> công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và<br /> điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của<br /> trí thức” (14).<br /> Thứ hai, tạo hành lang pháp lý và điều kiện làm<br /> việc cho trí thức. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học<br /> theo hướng xóa bỏ cơ chế hành chính quan liêu,<br /> bao cấp, trao quyền chủ động cho các cơ sở nghiên<br /> cứu, đào tạo trong việc thiết lập và mở rộng liên<br /> doanh, liên kết để ứng dụng các thành tựu khoa<br /> học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Đại hội XI<br /> của Đảng nêu rõ, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ<br /> chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học,<br /> công nghệ. Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh<br /> phí Nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các<br /> nhiệm vụ khoa học công nghệ theo hướng lấy mục<br /> tiêu và hiệu quả của ứng dụng là tiêu chuẩn hàng<br /> đầu, chuyển giao các đơn vị khoa học công nghệ<br /> sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.<br /> Thứ ba, trọng dụng và tôn vinh nhân tài. Đây<br /> là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đặc<br /> biệt trong điều kiện hiện nay, khi mà sản phẩm<br /> của lao động chứa hàm lượng trí tuệ ngày càng<br /> nhiều thì việc Đảng và Nhà nước ta phải có những<br /> chủ trương, chính sách rất cụ thể, thiết thực khai<br /> thác tiềm năng của đội ngũ trí thức là một đòi hỏi<br /> cấp bách. Trong các chính sách đối với trí thức<br /> nói chung thì chính sách đãi ngộ và tôn vinh đúng<br /> mức với những đóng góp của họ cho công cuộc<br /> xây dựng đất nước có thể coi là quan trọng nhất để<br /> tập hợp, lôi cuốn họ lao động sáng tạo. Văn kiện<br /> Số 11, tháng 12/2013 59<br /> <br /> Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên<br /> Đại hội XI của Đảng, một lần nữa, chỉ rõ: “Có<br /> chính sách trọng dụng trí thức, đặc biệt đối với<br /> những nhân tài của đất nước” (15).<br /> Các văn bản của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra<br /> những cách thức trọng dụng và tôn vinh nhân tài<br /> cụ thể, phong phú bao gồm cả vật chất và tinh thần<br /> như: Giao cho các nhân tài làm chủ nhiệm chương<br /> trình, đề tài, tham gia nghiên cứu các nhiệm vụ<br /> khoa học trọng điểm của Nhà nước, Bộ, Ngành,<br /> địa phương; Tạo điều kiện thuận lợi về nhà ở,<br /> lương, điều kiện làm việc, kéo dài thời gian làm<br /> việc cùa các nhà khoa học; tôn vinh các nhân tài<br /> bằng nhiều danh hiệu, giải thưởng: Nhà giáo Ưu<br /> tú, Nhà giáo Nhân dân, Giải thưởng Hồ Chí Minh,<br /> Giải thưởng Nhà nước... dành cho những trí thức,<br /> văn nghệ sĩ có cống hiến đặc biệt xuất sắc. Kế thừa<br /> quan điểm của Hồ Chí Minh là không bỏ sót nhân<br /> tài, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương, chính sách<br /> thu hút, trọng dụng trí thức Việt kiều để họ có điều<br /> kiện mang tài trí của mình góp phần xây dựng đất<br /> nước giàu mạnh.<br /> Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã quan tâm<br /> sâu sắc và ngày càng nhận thức rõ vai trò sáng tạo,<br /> phát minh và phản biện xã hội của đội ngũ trí thức.<br /> Trên cơ sở đó, đội ngũ trí thức đã có nhiều đóng<br /> góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước,<br /> tạo điều kiện để Việt Nam ngang tầm thời đại, tiến<br /> bước vào thiên niên kỷ mới.<br /> 3. Kết luận<br /> Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng,<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh từ việc đánh giá đúng đắn<br /> vị trí, vai trò của trí thức cho đến việc đào tạo và<br /> trọng dụng đội ngũ trí thức phục vụ đắc lực cho<br /> sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân dân ta.<br /> Những hành động thực tiễn của Người đã toát lên<br /> những tư tưởng lớn, những tình cảm sâu sắc, tỏ<br /> <br /> 60<br /> <br /> rõ tầm trí tuệ và phẩm cách của một lãnh tụ thiên<br /> tài. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức là nền tảng<br /> tư tưởng, kim chỉ nam tiếp tục soi sáng cho Đảng,<br /> Nhà nước và nhân dân ta trong việc hoạch định<br /> một chiến lược lâu dài, bền vững xây dựng, phát<br /> triển đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu của công<br /> cuộc đổi mới đất nước hiện nay.<br /> Chú thích:<br /> (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc<br /> gia, Hà Nội, tập 7, tr.30-31<br /> (2) Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc<br /> gia, Hà Nội, tập 6, tr.172<br /> (3 ) V.I.Lênin: Toàn tập (2005), NXB Chính trị Quốc<br /> gia, Hà Nội, tập 40, tr. 218<br /> (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc<br /> gia, Hà Nội, tập 5, tr.155<br /> (5) Sđd, tập 5, tr.235<br /> (6) Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc<br /> gia, Hà Nội, tập 9, tr.228<br /> (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc<br /> gia, Hà Nội, tập 12, tr. 504<br /> (8) Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc<br /> gia, Hà Nội, tập 8, tr.127<br /> (9) Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc<br /> gia, Hà Nội, tập 4, tr.99<br /> (10) Sđd, tập 12, tr.567<br /> (11) Sđd, tập 4, tr.989<br /> (12) Sđd, tập 4, tr.16<br /> (13) Đảng Cộng sản Việt Nam (2008): Văn kiện Hội<br /> nghị 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính<br /> trị Quốc gia, Hà Nội, tr.90-91.<br /> (14) Đảng Cộng sản Việt Nam (2008): Văn kiện Hội<br /> nghị 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X, NXB Chính<br /> trị Quốc gia, Hà Nội, tr.92<br /> (15) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội<br /> đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia,<br /> Hà Nội, tr.49<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> Bùi Thị Ngọc Lan. 2002. Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam. 2008. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa X. NXB<br /> Chính trị Quốc gia. Hà Nội.<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam.2011.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.<br /> Nguyễn Khánh Bật. 2012. Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br /> theo tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.<br /> Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng. 2004. Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia. NXB Chính trị<br /> Quốc gia. Hà Nội.<br /> Nguyễn Đắc Hưng. 2005. Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.<br /> Nguyễn Văn Khánh. 2012. Nguồn lực trí tuệ Việt Nam - Lịch sử, hiện trạng và triển vọng. NXB Chính trị<br /> Quốc gia. Hà Nội.<br /> V.I.Lênin. 2005. Toàn tập. tập 40. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.<br /> Hồ Chí Minh. 2000. Toàn tập. tập 4,5,6,7,8,9,12. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.<br /> <br /> Số 11, tháng 12/2013 60<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2