VẬN DỤNGWEBQUEST TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG<br />
NGƯỜI GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRUNG HỌC<br />
HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC 2<br />
NGUYỄN THỊ HÀ<br />
Trường Đại học Sư phạm –Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Dạy học bằng WebQuest là một trong những phương pháp dạy học<br />
dựa trên internet. Bài báo giới thiệu cách vận dụng phương pháp WebQuest<br />
trong dạy học chương Người giáo viên phổ thông trung học. Kết quả thực<br />
nghiệm cho thấy việc áp dụng WebQuest mang lại cho người học hiệu quả<br />
học tập, sự hứng thú, tự tin, chủ động học tập và cơ hội rèn luyện một số kĩ<br />
năng như làm việc với máy tính và mạng Internet, đọc và xử lí thông tin, làm<br />
việc nhóm.<br />
Từ khóa:WebQuest, dạy học dựa trên internet, người giáo viên phổ thông<br />
trung học<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ ý tưởng muốn tận dụng được những tài nguyên sẵn có ở trên mạng Internet, giúp<br />
người học tìm kiếm, khai thác và kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau với những<br />
quan điểm khác nhau để có được tri thức hữu ích cho riêng mình, Bernie Dodge đã đưa<br />
ra ý tưởng xây dựng WebQuest sử dụng thông tin trên Internet để hỗ trợ cho việc dạy<br />
học. Sau đó ông cùng Tom March xây dựng được nhiều WebQuest rất có ý nghĩa và đã<br />
ứng dụng vào dạy học rất hiệu quả.<br />
Hiện nay, việc ứng dụng WebQuest trên thế giới đã trở nên phổ biến. WebQuest không<br />
chỉ được sử dụng trong trường đại học mà cả ở một số trường phổ thông.<br />
Ở Việt Nam, phương pháp WebQuest còn khá mới mẻ. Bắt đầu từ năm 2009, phương<br />
pháp này được Tổ chức Hợp tác Phát triển và Hỗ trợ Kĩ thuật vùng Fla-măng, Vương<br />
quốc Bỉ (VVOB) giới thiệu rộng rãi đến giáo viên trong các đợt tập huấn về ứng dụng<br />
công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. Nhiều giáo viên đã đánh giá cao các lợi ích<br />
mà phương pháp mang lại. Tuy nhiên sau đợt tập huấn, rất ít kế hoạch bài dạy có sử<br />
dụng phương pháp WebQuest được thiết kế và sử dụng.<br />
Nhằm góp phần làm rõ cách sử dụng và hiệu quả của phương pháp trong dạy học nói<br />
chung và dạy học Giáo dục học nói riêng chúng tôi đã thiết kế và sử dụng WebQuest<br />
trong dạy học cho sinh viên các khoa cơ bản trường Đại học sư phạm –Đại học Huế.<br />
2. TỔNG QUAN VỀ WEBQUEST<br />
2.1. Khái niệm<br />
Với tư cách là một phương pháp dạy học, có thể định nghĩa WebQuest như sau:<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr. 87-98<br />
<br />
88<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HÀ<br />
<br />
WebQuest là một phương pháp dạy học, trong đó, người học tự lực thực hiện trong<br />
nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống thực tiễn. Những<br />
thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết (Internet links) do giáo<br />
viên chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám phá, kết quả<br />
học tập được người học trình bày và đánh giá. [1], [3]<br />
Để thực hiện, giáo viên cần xây dựng một trang web gọi là WebQuest. Thông qua trang<br />
WebQuest, người học chủ động tiếp cận chủ đề bài học và nhiệm vụ học tập, lập kế<br />
hoạch thực hiện theo tiến trình gợi ý bằng cách đọc và xử lí thông tin trực tuyến từ địa<br />
chỉ liên kết được giáo viên cung cấp, tự kiểm tra đánh giá theo các tiêu chí có sẵn.<br />
2.2. Thành phần<br />
Một WebQuest bao gồm sáu phần cơ bản. Nội dung các thành phần được trình bày<br />
trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Nội dung các thành phần của WebQuest<br />
Thành phần WebQuest<br />
1. Giới thiệu<br />
(Introduction)<br />
2. Nhiệm vụ (Task)<br />
3. Tiến trình (Process)<br />
4. Tài nguyên (Resources)<br />
<br />
5. Đánh giá (Evaluation)<br />
6. Kết luận (Conclusion)<br />
<br />
Mô tả<br />
Xây dựng một viễn cảnh, giới thiệu mục tiêu bài học<br />
Phân rõ nhiệm vụ thực hiện, thời gian yêu cầu, phân chia tổ<br />
nhóm, chỉ tiêu đánh giá.<br />
Hướng dẫn cách thức để đạt được mục tiêu, không cầm tay chỉ<br />
việc.<br />
Chỉ dẫn các nguồn tài liệu tham khảo chính, có giá trị trên<br />
Internet để người họctham khảo nhanh.<br />
Có thể cung cấp thêm tên các tài liệu tham khảo giấy hiện có<br />
trên thị trường hoặc trong thư viện.<br />
Lập và công bố chỉ tiêu đánh giá theo các tiêu chí: Hình thức,<br />
nội dung, tính chính xác, hoạt động nhóm.<br />
Có thể có hoặc không có kết luận, điều này tùy thuộc vào từng<br />
dự án đặt ra.<br />
<br />
2.3. Sử dụng WebQuest<br />
Sử dụng là quá trình tiến hành triển khai WebQuest. Quá trình này trải qua các bước sau:<br />
Bước 1: Chuẩn bị<br />
Đây là giai đoạn chuẩn bị kỹ lưỡng phương tiện dạy học của người giáo viên. Điều quan<br />
trọng là phải đảm bảo cho sinh viên có máy tính nối mạng để thực hiện WebQuest. Điều<br />
kiện lý tưởng là mỗi sinh viên sử dụng một máy. Với lớp học đông như ở các trường<br />
hiện nay, việc dạy học Giáo dục học với WebQuest thì điều kiện lý tưởng này khó thành<br />
hiện thực. Vì thế giáo viên có thể huy động máy tính từ phía sinh viên để đảm bảo mỗi<br />
nhóm làm việc có ít nhất một máy tính nối mạng. Giáo viên cũng có thể cho sinh viên<br />
thực hiện nhiệm vụ WebQuest ngoài giờ lên lớp để tận dụng phòng máy tính ở các thư<br />
viện, ở nhà.<br />
<br />
VẬN DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC...<br />
<br />
89<br />
<br />
Bước 2: Triển khai WebQuest tới sinh viên<br />
Ở giai đoạn này, người giáo viên cần phải thực hiện các công việc sau: Giới thiệu chủ đề<br />
cho sinh viên và giải thích rõ mục đích của WebQuest; nêu hình thức làm việc; phân phối<br />
các WebQuest tới sinh viên; kiểm tra WebQuest trên máy của sinh viên để so sánh với<br />
WebQuest đã thiết kế; nếu có thể, yêu cầu sinh viên hoàn thành WebQuest ở trên lớp.<br />
Bước 3. Sinh viên giải quyết nhiệm vụ<br />
Việc giải quyết nhiệm vụ có thể được thực hiện ngay trên lớp học hay ngoài giờ lên lớp.<br />
Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian nhất cho việc thực hiện. Nếu giáo viên sắp xếp<br />
được thời gian và phương tiện cần thiết thì có thể cho sinh viên làm việc ngay trong giờ<br />
lên lớp. Còn không thì có thể cho sinh viên thực hiện ngoài giờ lên lớp. Giáo viên cần<br />
có những hướng dẫn, trợ giúp kịp thời trong quá trình sinh viên thực hiện WebQuest<br />
ngay cả khi họ làm việc ngoài giờ lên lớp.<br />
Bước 4: Sinh viên báo cáo kết quả<br />
Các sinh viên, các nhóm làm việc báo cáo kết quả trước lớp. Họ phải đưa ra sản phẩm<br />
của mình và bảo vệ cho những lập luận của chính mình. Các thành viên khác có quyền<br />
được chất vấn và tranh luận. Giáo viên đóng vai trò là trọng tài trong khi sinh viên trình<br />
bày và tranh luận.<br />
Việc đánh giá kết quả cần được tiến hành ngay sau đó. Việc đánh giá khách quan và<br />
chính xác sẽ là yếu tố tạo động lực thúc đẩy sinh viên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ học<br />
tập ở những WebQuest sau này.<br />
Bước 5.Đánh giá<br />
Giáo viên cần tiến hành phỏng vấn hoặc sử dụng phiếu hỏi để tìm hiểu về hứng thú của<br />
sinh viên trong quá trình làm việc với WebQuest, những thuận lợi và khó khăn mà họ<br />
gặp phải, những ý kiến về việc có hay không thay đổi một vấn đề gì ở WebQuest, mong<br />
muốn trong tương lai. Qua đó giáo viên có cơ sở để bổ sung, thay đổi nhằm phát triển<br />
WebQuest.<br />
2.4. Thách thức của giáo viên và sinh viên khi dạy học với Webquest<br />
*Đối với giáo viên:<br />
Trong quá trình thiết kế và sử dụng WebQuest, người giáo viên có thể gặp những khó<br />
khăn nhất định. Nếu không vượt qua được, việc dạy học với WebQuest không phát huy<br />
được những ưu điểm của phương pháp, thậm chí từ bỏ việc sử dụng phương pháp trong<br />
dạy học. Những khó khăn đó là:<br />
Thứ nhất:Không phải nội dung bài học nào cũng lựa chọn được chủ đề để thiết kế<br />
WebQuest và lôi cuốn người học vào giải quyết nhiệm vụ. Thách thức với giáo viên là<br />
phải chọn lọc nội dung kiến thức bài học để xây dựng WebQuestsao cho có sức hấp dẫn<br />
để kích thích hứng thú của người học, giúp người học thu nhậnkiến thức sau khi thực<br />
hiện WebQuest.<br />
<br />
90<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HÀ<br />
<br />
Thứ hai:Việc dạy học bằng WebQuest chiếm nhiều thời gian của giáo viên từ khâu thiết<br />
kế đến khâu triển khai thực hiện. Mặc dù đã chọn được chủ đề thiết kế WebQuest,<br />
nhưng nếu không tìm được nguồn tài liệu trên Internet đủ để sinh viên giải quyết nhiệm<br />
vụ, lĩnh hội nội dung bài học thì chủ đề đó phải hủy bỏ. Sự hấp dẫn của WebQuest chủ<br />
yếu được tạo nên từ sự phong phú, đa dạng của nguồn tài nguyên. Để tìm đủ, làm phong<br />
phú nguồn tài nguyên cho WebQuest đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, đầu tư nhiều<br />
thời gian để tìm kiếm, xử lý và lưu giữ, kiểm tra thường xuyên.<br />
Thứ ba:Việc kiểm tra thường xuyên nguồn tài nguyên để đảm bảo đủ tài nguyên cho<br />
sinh viên thực hiện nhiệm vụ là công việc rất quan trọng. Tài nguyên trên Internet có thể<br />
bị thay đổi nên khi truy nhập sinh viên không xác định được thông tin, điều này sẽ khó<br />
khăn cho sinh viên khi thực hiện các nhiệm vụ của bài học; thậm chí sinh viên không<br />
thể giải quyết được nhiệm vụ.<br />
Thứ tư:Quá trình giải quyết nhiệm vụ của sinh viên chủ yếu diễn ra ngoài giờ lên lớp.<br />
Mỗi nhóm giải quyết nhiệm vụ sẽ có kế hoạch riêng của nhóm. Yêu cầu đặt ra cho giáo<br />
viên là phải theo dõi, ghi chép các hoạt động của người học (càng nhiều càng tốt) để<br />
đánh giá chính xác sự tự giác, tích cực và tiến bộ. Ngay trong quá trình thực hiện nhiệm<br />
vụ, tự đánh giá của sinh viên, giáo viên cần có thời gian để tư vấn, giải đáp thắc mắc,<br />
giúp đỡ kịp thời khi họ có nhu cầu. Đây là những việc khá khó khăn và chiếm nhiều<br />
thời gian của giáo viên.<br />
*Đối với sinh viên<br />
Để có được những lợi ích mà dạy học với WebQuest mang lại, sinh viên không thể làm<br />
việc theo thói quen và đóng vai trò thụ động như trong lớp học truyền thống; các em<br />
phải thay đổi suy nghĩ và vai trò, nhiệm vụ của mình trong học tập. Cụ thể như sau:<br />
Thứ nhất: Phải phá bỏ tính ỳ của tư duy, từ bỏ thói quen thụ động khi lên lớp.<br />
Thứ hai:Phải bỏ qua cái tôi để phối hợp với các thành viên trong nhóm hoàn thành tốt<br />
nhiệm vụ.<br />
Thứ ba: Phải thường xuyên tự đánh giá nhóm và bản thân để có sự tiến bộ.<br />
Thứ tư:Cần có sự sáng tạo cao độ để hoàn thành nhiệm vụ và tạo sản phẩm theo yêu cầu.<br />
Mặc dù dạy và học với WebQuest đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của cả giáo viên và sinh viên<br />
nhưng nó lại mang đến cho sinh viêncơ hội được rèn luyện và hình thành những kỹ<br />
năng mà thế kỷ 21 cần.<br />
3. VẬN DỤNG WEBQUEST VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG NGƯỜI GIÁO VIÊN PHỔ<br />
THÔNG TRUNG HỌC, HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC 2<br />
Chúng tôi sử dụng công cụ google Sites để xây dựng WebQuest Người giáo viên Phổ<br />
thông trung học tại địa chỉ https://sites.google.com/site/tlgiaoduchoc/giao-duc-phothong/nguoi-giao-vien-ptth. Trang WebQuest gồm 4 WebQuest con tương ứng với 4<br />
chủ đề: Thầy với chúng tôi, Thầy quyết định chất lượng giáo dục, Lớp học xưa và nay,<br />
Người thầy trong thơ ca, nhạc.<br />
<br />
VẬN DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC...<br />
<br />
91<br />
<br />
Bảng 2. Các thành phần của các WebQuest Người giáo viên Phổ thông trung học<br />
Chủ đề<br />
Thầy<br />
với<br />
chúng<br />
tôi<br />
<br />
Người<br />
thầy<br />
quyết<br />
định<br />
chất<br />
lượng<br />
giáo dục<br />
<br />
Lớp học<br />
xưa và<br />
nay<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Tác động của<br />
thầy mang<br />
tính<br />
toàn<br />
diện, mạnh<br />
mẽ, sâu sắc.<br />
Học trò là<br />
người cảm<br />
nhận rõ nhất.<br />
Trong giáo<br />
dục tất cả<br />
đều<br />
phải<br />
nhờ<br />
vào<br />
nhân cách<br />
người thầy.<br />
<br />
Vai<br />
trò,<br />
chức năng<br />
của người<br />
thầy đã thay<br />
đổi<br />
<br />
Nhiệm vụ<br />
Vào vai học sinh viết một lá<br />
thư cảm ơn thầy giáo cũ. Nội<br />
dung thư nói rõ:<br />
- Thầy dạy em tất cả.<br />
- Thầy ảnh hưởng tới em<br />
nhiều nhất.<br />
- Với em thầy là số 1.<br />
1. Vào vai nhà nghiên cứu<br />
giáo dục, hãy đưa ra những lý<br />
lẽ thuyết phục nhà quản lý<br />
giáo dục rằng phải đầu tư cho<br />
đội ngũ giáo viên mới mong<br />
đem đến sự thay đổi về chất<br />
cho giáo dục.<br />
Nội dung thuyết phục bao<br />
gồm:<br />
-Khái niệm chất lượng giáo<br />
dục.<br />
- Những yếu tố ảnh hưởng<br />
đến chất lượng giáo dục.<br />
- Thầy là người quyết định<br />
nội dung dạy học.<br />
- Thầy là người quyết định<br />
phương pháp, phương tiện<br />
dạy học.<br />
- Thầy là người khơi hứng<br />
thú, tạo động lực học tập.<br />
- Thầy là người đánh giá chất<br />
lượng giáo dục trước tiên.<br />
2. Trình bày sản phẩm trước lớp.<br />
3. Giải đáp thắc mắc. (nếu có)<br />
1. Dựng lại cảnh lớp học của<br />
thầy đồ và lớp học của thầy<br />
“Xitin” trước lớp.<br />
2. Chỉ ra sự thay đổi về vai<br />
trò của người giáo viên và<br />
chức năng mới mà người giáo<br />
viên ngày nay phải đảm nhận.<br />
<br />
Tiến trình<br />
- Đọc “Các câu chuyện giáo dục”<br />
để viết những gì thầy dạy trò.<br />
- Đọc “Những dòng tâm sự của<br />
học trò” để viết về kết quả tác<br />
động củathầy.<br />
-Đọc “Tâm sự của thầy giáo “mê<br />
học sinh cá biệt”” để thấy với trò,<br />
thầy giáo giỏi luôn là số 1.<br />
- Đọc “Bàn về chất lượng giáo<br />
dục” để lấy khái niệm chất lượng<br />
giáo dục, các yếu tố ảnh hưởng<br />
đến chất lượng giáo dục<br />
- Đọc “Buổi chào cở đầu tuần ở<br />
trường THPT Nguyễn Thái Bình”.<br />
- Đọc “Kinh nghiệm giảng dạy<br />
môn Đạo đức của Thầy Liêm, môn<br />
Thể dục của cô Châu”.<br />
- Đọc “Bí quyết “gây nghiện” học<br />
sinh với các môn học của các thầy<br />
cô giáo giỏi”.<br />
Lấy đó là chứng cứ cho những lập<br />
luận của bản thân<br />
<br />
1. Đọc kỹ tài liệu về “Lớp học thầy<br />
đồ” và “Lớp đặc biệt cái gì cũng<br />
đặc biệt”.<br />
2. Dựng kịch bản từ đoạn hội thoại<br />
trên lớp của 2 thầy với học sinh.<br />
3. Phân vai diễn lại cảnh dạy học<br />
của 2 thầy.<br />
4. Chỉ ra sự thay đổi trong vai trò<br />
của người giáo viên từ thầy đồ đến<br />
thầy Xitin; chức năng mới mà thầy<br />
Xitin đảm nhận.<br />
<br />