VĂN HÓA TRIỀU NGUYỄN
lượt xem 159
download
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn là một triều đại đánh dầu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VĂN HÓA TRIỀU NGUYỄN
- VĂN HÓA TRIỀU NGUYỄN KHÁI QUÁT LỊCH SỰ TRIỀU NGUYỄN I. Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn là một triều đại đánh dầu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19. Triều nhà Nguyễn có thể được chia ra hai giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn Độc lập và Giai đoạn bị đế quốc Pháp xâm lăng và đô hộ. Giai đoạn độc lập (1802-1858) là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn đang nắm toàn quyền quản lý đất nước, kéo dài 56 năm và trải qua 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức Gia Long và con trai Minh Mạng (1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam theo khái niệm kiểu Nho giáo. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những người kế tục Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) chọn chính sách đã lỗi thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Thiên chúa giáo, tôn giáo từ phương Tây. Giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ (1858-1945) là giai đoạn kể từ việc quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để biến Nam Kỳ thành thuộc địa. Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Giai đoạn này kết thúc khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị năm 1945. Văn hóa Việt Nam không ngừng biến đổi qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, tạo nên một góc nhìn khác đối với lịch sử dân tộc, không còn là lịch sử
- đấu tranh chống ngoại xâm, không phải là lịch sử khai hóa và phân chia lãnh thổ, mà là lịch sử hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống con người Việt Nam, được nhân dân xây dựng qua bao nhiêu thế hệ, thể hiện bản sắc riêng của mình. VĂN HÓA TRIỀU NGUYỄN II. 1. VĂN HỌC Thời Nguyễn đã để lại một khối lượng khổng lồ về văn học cả của Triều đình lẫn của dân gian nhất là dưới thời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức sau khi đã thành lập Quốc sử quán. Văn học nhà Nguyễn có thể chia làm các thời kỳ như sau: thời Nguyễn sơ, thời kỳ nhà Nguyễn còn độc lập và thời kỳ nhà Nguyễn thuộc Pháp. Thời Nguyễn sơ là thời kỳ của các nhà thơ thuộc hai nguồn gốc chính là quan của vua Gia Long và các cựu thần nhà Hậu Lê bất phục nhà Nguyễn. Tiêu biểu cho thời kỳ này là các tác giả: Phạm Quy Thích, Nguyễn Du, Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định. Nội dung tiêu biểu cho thời kỳ này là nói về niềm tiếc nhớ Lê triều cũ và một lãnh thổ văn chương Việt Nam mới hình thành ở phương Nam. Thời nhà Nguyễn độc lập là thời của các nhà thơ thuộc đủ mọi xuất thân trong đó có các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, và các thành viên hoàng tộc như Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm. Các nho sĩ thì gồm có Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Hà Tôn Quyền, Trương Quốc Dụng, Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ. Hai thể kiểu thơ chủ yếu của thời kỳ này là thơ ngự chế của các vị vua và các thi tập của nho sĩ. Thời nhà Nguyễn thuộc Pháp là thời kỳ ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử đương thời tác động rất lớn vào văn chương, các nhà thơ sáng tác nhiều về cảm tưởng của họ đối với quá trình Pháp chiếm Việt Nam. Tác giả tiêu biểu thời kỳ này gồmNguyễn Tư Giản, Nguyễn Thông, Nguyễn Khuyến, Dương Lâm, Nguyễn Thượng Hiền. Thời kỳ nhà Nguyễn, văn học phát triển trong cả Hán văn, lẫn một cách mạnh mẽ ở chữ Nôm với nhiều thành tựu lớn, trong đó tác phẩm chữ nôm tiêu biểu nhất là Truyện Kiều và Hoa Tiên. Hai thể theo được dùng phổ biết ở thời kỳ này là lục bát và lục bát gián cách, sử dụng một thứ tiếng Việt mới có một trình độ rất cao.
- Ở miền Nam Việt Nam, thành hình một lãnh thổ văn chương mới với nhiều nét độc đáo riêng so với các vùng cũ. Về nội dung, ngoài các nội dung văn chương mang đậm tư tưởng Nho giáo truyền thống thì số phận con người và phụ nữ cũng được đề cập đến. 2. KIẾN TRÚC Nhà Nguyễn đã đóng góp trong lịch sử Việt Nam một kho tàng kiến trúc đồ sộ, mà tiêu biểu là quần thể kinh thành Huế và nhiều công trình quân sự khác. Kinh thành Huế nằm ở bờ Bắc sông Hương với tổng diện tích hơn 500 ha và 3 vòng thành bảo vệ. Kinh thành do vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng năm 1805 và được Minh Mạng tiếp tục hoàn thành năm 1832 theo kiến trúc của phương Tây kết hợp kiến trúc thành quách phương Đông. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ. Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống thời Lý, Trần, Lê đồng thời tiếp thu tinh hoa của Mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam hóa. Huế cũng đã được hiện đại hóa bởi những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời vua Gia Long. Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính của công trình theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương ứng với ngũ phương. Thành Gia Định là một công trình là một cồn trình phòng thủ quân sự, được Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh xây dựng tại làng Tân Khai, huyện Bình Dương, đất Gia Định, sau này là Sài Gòn, kể từ ngày 4 tháng 2 năm 1790 theo kiến trúc hỗn hợp Đông-Tây, dựa trên một bản thiết kế của một người Pháp là Olivier de Puymanel. Thành được xây có 8 cạnh nên gọi là "Bát Quái". Thành còn có tên khác là "Thành Quy". Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Thời Minh Mạng đổi tên các cửa: phía nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa Củng Thần và cửa Vọng Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và cửa Tuyên Hóa. Ngày 18 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng,
- phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Dấu tích duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son. *DI SẢN Nhà Nguyễn đã để lại nhiều di sản cho dân tộc Việt Nam, một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như nhã nhạc cung đình Huế, quần thể di tích cố đô Huế, mộc bản. Giáo sư sử học Việt Nam Phan Huy Lê nhận xét rằng: Chưa có một thời kỳ lịch sử “ nào để lại cho dân tộc ba di sản văn hoá được thế giới công nhận và tôn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như vậy. ” Nhà Nguyễn cũng để lại hệ thống thư tịch khổng lồ; hệ thống giáo dục, kho lưu trữ chchâu bản; hàng ngàn đình, chùa, miếu, nhà thờ... trải dài từ Nam chí Bắc... Nhiều di sản trong số này có thời kỳ dài bị lãng quên và bị coi như một thứ "tàn dư của phong kiến thối nát”. 3. NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2003. Khi triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) lên kế vị, tình hình trên được cải thiện. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ổn định đã tạo điều kiện cho văn hoá nghệ thuật phát triển, đặc biệt dưới triều vua Minh Mạng (1820- 1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883), lúc này âm nhạc dùng trong
- các sự kiện diễn ra tại cung đình được chú trọng đầu tư hơn, nhã nhạc cung đình Huế thực sự nở rộ. Âm nhạc cung đình được nhà vua coi trọng và giao cho Bộ Lễ tổ chức nhiều loại âm nhạc cung đình. Bấy giờ triều đình quy định 7 thể loại âm nhạc: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại Triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung trung nhạc. Sử dụng trong các loại nhạc này là do các quan trong bộ Lễ biên soạn, có nội dung phù hợp với từng cuộc lễ của triều đình.
- 4. QUẦN THỂ CỐ ĐÔ HUẾ Lăng Khải Định. Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Phần lớn các di tích này hiện nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ như đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài từ thời điểm tiến hành khảo sát dưới triều vua Gia Long năm 1803 đến khi hoàn chỉnh triều vua Minh Mạng vào năm 1832. Phong cách kiến trúc và cách bố phòng khiến Kinh thành Huế thực sự là một pháo đài vĩ đại và kiên cố nhất từ trước đến nay ở Việt Nam mà một thuyền trưởng người Pháp là Le Rey khi tới Huế năm 1819 phải thốt lên: “Kinh Thành Huế thực sự là pháo đài đẹp nhất, đăng đối nhất ở Đông Dương, thậm chí so với cả pháo đài William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras do người Anh xây dựng”. 5. MỘC BẢN Dưới triều Nguyễn, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân phải tuân theo, để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử..., triều đình đã cho khắc nhiều bộ sách sử và các tác phẩm văn chương để ban cấp cho các nơi. Trong quá trình hoạt động đó đã
- sản sinh ra một loại hình tài liệu đặc biệt, đó là mộc bản. Đây là những tài liệu gốc độc bản.
- 34.555 bản khắc mộc bản đã giúp lưu lại những tác phẩm chính văn, chính s ử do triều Nguyễn biên soạn, các sách kinh điển và sách lịch sử. Ngoài giá trị về mặt sử liệu còn có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác. Nó đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở Việt Nam. Chính vì những tính chất quan trọng và giá trị cao mà trong thời kỳ phong kiến và các nhà nước trong lịch sử của Việt Nam đã rất chú tâm để bảo quản những tài liệu này. Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm ngược dùng để in ra các sách được sử dụng phổ biến dưới triều Nguyễn. Hiện 34.555 tấm mộc bản đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 - trực thuộc Cục Văn thư .935 quyển có nội dung rất phong phú và được chia làm chín chủ đề: lịch sử, đ ịa lý, quân s ự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo - tư tưởng - triết học, ngôn ngữ - văn t ự, chính tr ị - xã hội, văn hóa - giáo dục. Tài liệu mộc bản triều Nguyễn được hình thành chủ yếu trong quá trình hoạt động của Quốc sử quán triều Nguyễn (được thành lập năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng) tại Huế. Ngoài ra, tài liệu này còn bao gồm cả những ván khắc in được tập hợp từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được đưa vào Huế và lưu trữ ở Quốc Tử Giám (Huế) dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị. Từ năm 1960, Mộc bản triều Nguyễn được chuyển vào Đà Lạt. Đây là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội dung, đặc tính về phương pháp chế tác và những quy định rất nghiêm ngặt của triều đình phong kiến về việc ấn hành và san khắc. Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng. Để chế tác tài liệu mộc bản, Quốc sử quán đã phải tuyển nhiều thợ chạm khắc giỏi. Thợ khắc mộc bản được lựa chọn từ các địa phương trong cả nước có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, và kỹ thuật khắc được sử dụng thì hoàn toàn là thủ công. Những chữ được khắc lên mộc bản như chứa đựng tất cả tâm huyết của mỗi người thợ. Mỗi chữ Hán - Nôm trên mộc bản được khắc rất tinh xảo, sắc nét.
- Mỗi tấm mộc bản không những là một trang tài liệu quý giá mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Tài liệu mộc bản có nhiều tác phẩm quý hiếm như: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ..., ngoài ra còn có các tác phẩm Ngự chế văn, Ngự chế thi do các vị hoàng đế nổi tiếng như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức sáng tác. Ngày 30/7/2009, Mộc bản triều Nguyễn đã là tư liệu đầu tiên của Việt Nam được công nhận là "Di sản tư liệu thế giới"thông qua tại kỳ họp từ ngày 29/7 đến ngày 31/7/2009 tại thành phố Bridgetown (Barbados) của Ủy ban Tư vấn Quốc tế (IAC) thuộc UNESCO. Mộc bản triều Nguyễn đã chính thức được đưa vào chương trình "Ký ức thế giới" (Memory of the World Programme) của UNESCO. Mộc bản triều Nguyễn là loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm của Vi ệt Nam và hiếm có trên thế giới. 6. TRANG PHỤC Trang phục của các bậc đế thời Nguyễn đều là phục trang cao cấp, hàm chứa nhiều vấn đề lịch sử, văn hóa và mỹ thuật. Chất liệu các loại vải dùng để may áo mũ cho vua chúa, hoàng thân quốc thích đều là cao cấp. Triều đình thường đặt mua ở Trung Hoa hay các hộ dệt lụa vải riêng biệt cho cung đình các loại gấm vóc, sa nam, nhiễu lụa... Nhiều làng ngh ề truyền thống ở Việt Nam cũng tiến nộp các mặt hàng dệt chất lượng cao thay cho tiền thuế. Các loại vải thường dùng để may áo mũ cho đế hậu là: sa (để may áo bào), đoạn (may thường phục), tơ (để trang trí may bít tất), lụa (may áo thường triều, khăn choàng),... Trên áo mão thường đính vàng bạc, trân châu, kim cương... để tăng thêm giá trị và uy nghi. Hội điển cho hay trên chiếc mũ vua đ ội lúc thiết đại triều có đính 31 hình rồng bằng vàng tốt; 30 đóa hoa vuông có khảm ngọc, kim cương và trân châu đính kèm lên đến 140 hạt. Mũ của hoàng hậu có 9 con r ồng, 9 con phượng bằng vàng tốt. 9 miếng bồn khoan bằng bạc, 4 cái ống trâm bằng bạc có gắn 198 hạt trân châu và 231 hạt pha lê. Khăn bịt trán thì làm bằng đoạn có đính 8 sợi tơ màu thiên thanh, trong lót lĩnh đại tào màu vàng, trang sức 4 cái khuyên
- vàng tốt và 4 sợi dây tơ. Tất cả áo mũ, xiêm y, hài ủng của vua hậu cho đến phi tần, cung giai, tùy theo thứ bậc mà đính vàng bạc, trân châu nhiều hay ít nhưng cái nào cũng có. Về đề tài trang trí, sự phân chia thứ bậc theo chủ đề được tuân thủ nghiêm ngặt. Áo vua trang trí rồng, áo hoàng tử trang trí lân, áo hoàng hậu công chúa thêu hoa và chim phụng. Mũ đại triều của vua có 9 rồng hướng thiên bằng vàng; mũ hoàng hậu có 9 con rồng, 9 con phượng, mũ hoàng thái hậu chỉ thêu 9 con phượng, mũ của cung giai thì tùy theo thứ bậc mà có từ 1 chim phượng đến 7 chim phượng... Cũng là đề tài rồng nhưng rồng trên áo vua thì có 5 móng, rồng trên áo thái tử cũng có 5 móng nhưng chỉ là rồng mặt nạ, không được trang trí phi long hay hồi long chầu nhật, trong khi đó rồng trên áo thái tử lại chỉ có 4 móng. Và nếu trên áo vua, hậu trang trí những con rồngvới dáng vẻ uy nghi, đường bệ thì trên áo mũ của hoàng thân, tôn tước chỉ là những con mãng, con giao (hóa thân ở thứ bậc thấp hơn của rồng). Trên áo mão của Hoàng thái hậu và Hoàng hậu trang trí đồ án hoa đoàn phượng (là bông hoa tròn trong có hình hai con phượng), với những nét v ẽ, đường thêu rất sống động, công phu thì phượng hoàng trên áo của cung giai ch ỉ là những hình ảnh giản lược, cách điệu và số đồ trân bảo đính kèm cũng ít hơn. Chỉ có trên áo vua, hậu người ta mới trang trí thêm các hoa văn tứ thời, bát bửu, còn trên áo mão của vương tôn và cung giai, bát bửư được thay thế bằng những cổ đồ.Ngay cả chữ Hán trang trí trên áo mão cũng có sự phân biệt. Áo vua thường trang trí nổi các chữ Phúc, Lộc, Thọ đại tự theo lối chân hoặc triện, trong khi đó các chữ Phúc, Lộc, Thọ trên áo phụ nữ thường nhỏ hơn và dệt chìm trên mặt vải, không nạm trân châu hay thêu kim tuyến như trên áo mũ của vua. Nhìn trên phương diện mỹ thuật, mỗi một bộ trang phục của các bậc đế hậu thời Nguyễn chính là một tác phẩm nghệ thuật. Đó là sự kết hợp của nghệ thuật may thêu, hội họa với nghề kim hoàn. Phong cách trang trí mang một nét thuần Nguyễn từ các họa tiết rồng mây đến hồi văn thủy ba, chữ thọ... Những mô típ ấy đã xuất hiện rất nhiều trong trang trí cung đình Huế trên các chất liệu gỗ, đồng, vôi vữa, gốm sứ...cũng như việc trang trí trên các chất liệu khác, trang trí trên vải cũng có sự biến chuyển qua từng thời đại và mỗi giai đoạn lịch sử đã để lại những dấu ấn khó phai mờ trên các tác phẩm ấy. Trên ý nghĩa đó, trang phục của vua chúa
- nhà Nguyễn hiện tồn không chỉ dơn thuần là những bộ quần áo quý báu, những cổ vật vô giá mà còn là những tác phẩm nghệ thuật, những sử liệu bất thành văn rất cần thiết cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa thời Nguyễn trên đất Huế.
- 7. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG Nho giáo 7.1. Cũng giống như triều Lê, các vua Nguyễn lấy Nho giáo làm khuôn vàng thước ngọc cho việc cai trị và giáo dục. Tư tưởng chính thống được hàm chứa trong Ngũ kinh: Dịch, Lễ, Thi, Thư, Xuân Thu và sau đó là Tứ thư: Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học và Trung dung Tư tưởng Khổng giám còn được vua Minh Mạng đem áp dụng cho dân gian qua "mười điều huấn dụ". Trong đó đề cao những nguyên tắc của Nho giáo như tam cương ngũ thường cùng khuyên dân chúng sống tiết kiệm, giữ gìn phong tục, làm điều lành... Huấn dụ này được chuyển đến các làng xã địa phương để t ừ đ ấy truyền bá trong dân chúng. Vua Gia Long cho lập văn miếu tại các trấn để thờ Khổng Tử, lập Quốc Tử giám ở Kinh đô để dạy cho các con quan và sĩ tử. Nhà vua cho mở các khoa thi đ ể chọn người tài ra làm quan. Tất cả mọi thần dân đều được tham dự các cuộc thi. Khoa thi hương đầu tiên được tổ chức ở Bắc Thành vào năm 1807. Đến đời Minh Mạnh thì khoa thi hội được tổ chức, cứ ba năm một lần. Chương trình học nặng nề tư tưởng Nho giáo, văn chương thơ phú được đề cao mà những vấn đề thực tế ích quốc lợi dân thì không được đề cập. Phật giáo 7.2. Các vua của triều Nguyễn tôn trọng đạo Phật. Năm 1815, vua Gia Long cho tu bổ lại chùa Thiên Mụ. Năm 1826 vua Minh Mạng cho dựng lại chùa Thành Duyên. Chùa này ở cửa biển Tư Hiền (Thừa Thiên), được lập nên dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu và bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh. Năm 1830, vua Minh Mạng triệu tập các cao tăng về kinh đô để kiểm tra đạo học. Nhà vua cùng bộ Lễ chọn đ ược 53 vị chân tu rồi cấp cho họ giới đao và độ điệp. Năm 1844, vua Thiệu Trị, theo di chúc của vua Minh Mạng cho dựng một ngôi tháp cao bảy tầng ở chùa Thiên Mụ, đặt tên là Từ Nhân Tháp (sau này đổi thành Phước Duyên Bảo Tháp). Cũng trong năm ấy ngôi chùa Diệu Đế nổi tiếng ở Huế được dựng lên. Vua Tự Đức cũng quan tâm đến đạo Phật. Các chùa công như chùa Thiên Mụ, Giác Hoàng đều có cao tăng trụ trì, được gọi là tăng cương. Vị này có lương bổng của triều đình và có
- nhiệm vụ dạy cho tăng chúng việc tu học. Nhà vua còn ban ruộng đất cho các chùa lớn để cày cấy tăng gia. Ngoài ra, các vua triều Nguyễn cũng chú ý tu bổ lại các lăng tẩm đền đài xưa như đền Hùng Vương ở Vĩnh Phú, đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, Lăng và miếu thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình... Đạo Thiên Chúa 7.3. Đạo Thiên Chúa dưới thời Nguyễn bị hạn chế nặng nề. Vua Gia Long không đàn áp tôn giáo này, nhưng các vua sau thì cấm đạp cương quyết. Thừa sai và tín độ bị giết không ít. Hải quân Pháp lấy cớ ấy, thị uy ở cửa biển Đà Nẵng ba lần dưới thời vua Thiệu Trị, nhưng không làm thay đổi được chính sách cấm đ ạo của các vua Nguyễn. 8. LỄ HỘI Sử sách triều Nguyễn đều ghi nhận chúng như là những cuộc lễ mang tính quốc gia, do Nhà nước Trung ương đứng ra tổ chức và thực hiện. Có hàng chục cuộc lễ lớn nhỏ khác nhau được cử hành hàng năm ở đất Thần kinh. Chúng đã được triều đình quy định rất chặt chẽ và nghiêm túc, thậm chí được ghi thành điển lệ. Từ vua quan đến dân chúng, từ hoàng gia đến bá tánh đều phải tuân thủ những điển lệ nghiêm ngặt ấy. Các sử sách bấy giờ đã ghi rõ tên gọi, nội dung và ý nghĩa của các cuộc lễ để nhấn mạnh tầm quan trọng của triều đình trong thể chế chính trị và sinh hoạt văn hoá của nhà nước quân chủ. Các lễ hội dưới triều Nguyễn cũng đã được ghi chép, tường thuật, phản ánh qua một số sách báo, phim ảnh do các tác giả người Tây phương và người Việt sống vào cuối thể kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX để lại, đặc biệt nhất là qua Tập san Đô Thành Hiếu cổ. Người được triều đình giao cho nhiệm vụ đứng ra tổ chức các lễ hội là Bộ Lễ, một trong Lục Bộ thời Nguyễn sơ. Nhưng, có một số các đại lễ còn liên quan ít nhiều đến nhân sự và công việc của các Bộ khác, các cơ quan hành chánh thuộc phủ Thừa Thiên và cả đến một số đơn vị hành chánh thuộc các tỉnh trong nước. Theo những tư liệu chính thống của triều Nguyễn, các lễ hội cung đình bấy giờ được chia làm 2 loại: loại Tiết lễ và loại Tế tự.
- • Loại Tiết lễ: gồm các kỳ triều hội hàng tháng (Lễ Đại triều ở điện Thái Hoà, Lễ Thường triều ở Điện Cần Chánh); 3 cuộc lễ Đại tiết hàng năm (Tết Nguyên đán vào ngày đầu năm âm lịch, Tiết Đoan dương vào ngày mồng 5 tháng 5, Tiết Vạn thọ vào ngày sinh nhật của vua); Lễ tế Tiên nông ở khu ruộng Tịch điền vào mùa hạ; Lễ Ban sóc (phát lịch năm sau vào tháng chạp năm trước); Lễ Đăng quang (Vua lên ngôi); Lễ đại táng (đưa đám vua)… • Loại Tế tự: gồm Lễ tế Trời Đất ở Đàn Nam Giao; Lễ tế Xã Tắc (Xã là Thần đất và Tắc là Thần lúa; Lễ tế Liệt miếu (những miếu thờ tổ tiên của các vua triều Nguyễn); Lễ tế Thế miếu (nơi thờ các vua Nguyễn quá cố); Lễ tế Văn Miếu (nơi thờ Khổng Tử)… Ngoài ra, triều đình còn cử hành các lễ hội thường kỳ và bất thường kỳ sau đây: Lễ Tiến Xuân ngưu vào ngày Lập xuân; Lễ Thanh minh; Lễ Trùng cửu; Ngày Hổ quyền; Lễ Phất thức; Lễ Thánh thọ (sinh nhật Hoàng Thái hậu), Lễ Tiên thọ (sinh nhật Hoàng Thái phi), Lễ Thiên xuân (sinh nhật Hoàng Thái tử), lễ Thiên thu (sinh nhật Hoàng hậu); Lễ Hưng quốc Khánh niệm (ngày mồng 2 tháng 5 âm lịch); v.v… Trong tất cả các lễ hội cung đình ấy đều có phần âm nhạc đi kèm. Một số lễ hội quan trọng còn có cả các tiết mục ca và múa. Như vậy, các lễ hội cung đình ngày xưa ở Kinh đô Huế là rất phong phú và đã từng diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau ở miền núi Ngự sông Hương.
- CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA TRIỀU NGUYỄN Họ tên: Nguyễn Phương Hoa Lớp: K57 Quản trị kinh doanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
143 năm vương triều Nguyễn
0 p | 624 | 234
-
143 NĂM VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN (1802-1945)
7 p | 330 | 127
-
Chuyện thâm cung bí sử triều Nguyễn
11 p | 286 | 48
-
MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN (DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI)
6 p | 258 | 45
-
Mộc bản triều Nguyễn, kho sử liệu vô giá
10 p | 180 | 38
-
khoa cử và các nhà khoa bảng triều nguyễn: phần 1
426 p | 175 | 27
-
Văn hóa Huế - Kế thừa văn hóa Thăng Long, kết tinh ở thế kỷ XIX
7 p | 159 | 15
-
Chính sách của vương triều Nguyễn đối với dân tộc Khmer ở Nam Bộ
11 p | 131 | 11
-
Không gian văn hóa triều Nguyễn trong tiểu thuyết Từ Dụ Thái Hậu của Trần Thùy Mai
7 p | 37 | 9
-
Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX (Khảo sát qua hệ thống đề thi Đình các đời vua Minh Mệnh, Thiệu Trị)
16 p | 113 | 8
-
Chính sách giao lưu văn hóa của triều Nguyễn với Trung Quốc (giai đoạn 1802-1884)
5 p | 66 | 8
-
Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn: Phần 1
154 p | 29 | 5
-
Đặc điểm địa danh sông nước các tỉnh Nam Kì dưới triều Nguyễn
9 p | 52 | 4
-
Vua Minh Mệnh và những vấn đề của văn hóa triều Nguyễn
8 p | 11 | 3
-
Chính sách của triều Nguyễn đối với Thiên chúa giáo
8 p | 59 | 2
-
Nghiên cứu ý nghĩa hình tượng cá trong văn hóa - mỹ thuật triều Nguyễn
16 p | 10 | 1
-
Xác định lại hệ thống dàn nhạc trong nhã nhạc triều Nguyễn
8 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn