intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vàng da ứ mật (K71.0)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Vàng da ứ mật (K71.0)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, chẩn đoán xác định, điều trị trẻ vàng da ứ mật, biến chứng - tiên lượng, phòng bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vàng da ứ mật (K71.0)

  1. VÀNG DA Ứ MẬT (K71.0) 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa - Vàng da ứ mật là tình trạng tăng bilirubine trực tiếp trong máu > 1,0 mg/dL nếu bilirubin toàn phần < 5,0 mg/dL hay bilirubin trực tiếp trong máu > 20% bilirubin toàn phần nếu bilirubin toàn phần > 5 mg/dL. - Guidelines NASPGHAN 2017: tăng Bilirubine liên hợp (hoặc trực tiếp) > 1,0 mg/dL cần được xem như là bệnh lý và khuyến cáo đánh giá chẩn đoán. 1.2. Nguyên nhân Tắc nghẽn đường mật - Teo đường mật. - Nang ống mật chủ. - Sỏi mật hay bùn ống mật. - U/masses (inftrinsic and extrinsic). - Viêm xơ đường mật nguyên phát (PSC). - Thủng ống mật. Nhiễm trùng - Virus (HIV, Cytomegalovirus, Herpes, Rubella, Echovirus, Adenovirus...). - Toxoplasma. - Vi khuẩn (nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng huyết, giang mai). 83
  2. Bất thường bẩm sinh - Hội chứng Alagille. - Giảm sản ống mật gian thùy không phải hội chứng. - Bệnh Byler, PFIC. - Xơ gan bẩm sinh. - Bệnh Caroli. Rối loạn chuyển hóa - Galactosemia, Fructosemia, Glycogenesis. - Rối loạn chuyển hóa amino acid. - Tyrosinemia. - Rối loạn chuyển hóa lipid. - Rối loạn chuyển hóa tổng hợp acid mật. - Hội chứng Zellweger. - Thiếu α1-Antitrypsin. Khác - Bệnh nội tiết (suy giáp, suy tuyến yên). - Độc chất. - Thuốc. - Nuôi ăn tĩnh mạch. - Viêm gan sơ sinh vô căn. 2. LÂM SÀNG 2.1. Bệnh sử - Trước sinh: nhiễm trùng bào thai, kết quả siêu âm tiền sản (nang ống mật chủ hay các bất thường ở ruột). - Nhiễm trùng sơ sinh, đặc biệt nhiễm trùng tiểu. - Chế độ ăn: sữa mẹ hay sữa công thức có galactose. 84
  3. - Tăng cân: viêm gan sơ sinh và các bệnh chuyển hóa có thể gây chậm lớn. - Nôn ói: có thể gặp trong bệnh chuyển hóa, tắc ruột và hẹp môn vị. - Đi tiêu: chậm đi tiêu có thể gặp trong bệnh xơ nang, suy giáp; tiêu chảy có thể gặp trong bệnh lý nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, ứ mật trong gan tiến triển có tính gia đình. - Màu phân: phân bạc màu kéo dài. - Màu nước tiểu: tiểu sậm màu gợi ý vàng da tăng bilirubin trực tiếp. - Chảy máu bất thường: gợi ý rối loạn đông máu, thiếu vitamin K. - Tri giác: trẻ kích thích trong bệnh lý chuyển hóa hoặc nhiễm trùng huyết; li bì khó đánh thức có thể gặp trong bệnh lý chuyển hóa, nhiễm trùng huyết, suy giáp, suy tuyến yên. - Thuốc đã dùng. - Tiền căn gia đình (cha mẹ, anh chị em mắc bệnh tương tự), gợi ý các bệnh lý di truyền (xơ nang, thiếu α1- antitrypsin, ứ mật trong gan tiến triển có tính gia đình, hội chứng Alagille). 2.2. Khám lâm sàng - Dấu hiệu sinh tồn và các chỉ số đánh giá tăng trưởng (cân nặng, chiều cao, vòng đầu). - Tổng trạng: trẻ mệt mỏi gợi ý bệnh nhiễm trùng hoặc chuyển hóa, trong khi trẻ teo đường mật có tổng trạng tốt. - Đặc điểm chung: trẻ hội chứng Alagille có khuôn mặt đặc trưng với mắt cách xa nhau, khuôn mặt hình tam giác, mắt lõm sâu). 85
  4. - Soi đáy mắt: nhiễm trùng bào thai, bệnh tích tụ. - Âm thổi ở tim: có thể gặp trong teo đường mật hoặc hội chứng Alagille. - Khám bụng: báng bụng; tuần hoàn bàng hệ; kích thước, vị trí, mật độ của gan; kích thước và mật độ của lách; khối u ở bụng; thoát vị rốn. - Quan sát trực tiếp nước tiểu và phân để đánh giá màu sắc: nước tiểu sậm màu gợi ý tăng bilirubin trực tiếp; phân bạc màu gợi ý ứ mật. - Da: bầm máu hoặc xuất huyết điểm (rối loạn đông máu). 3. CẬN LÂM SÀNG 3.1. Đánh giá tổn thương tế bào gan và các rối loạn mật - Bilirubin toàn phần và trực tiếp. - ALT và AST, Alkaline phosphatase và Gamma- glutamyl transpeptidase trong huyết thanh. 3.2. Đánh giá chức năng gan - Prothrombin time và Partial thromboplastin times (PT, PTT). - Các yếu tố đông máu. - Albumin/huyết thanh, NH3/máu, cholesterol/máu, glucose/máu. 3.3. Tìm nguyên nhân nhiễm trùng - Công thức máu với tiểu cầu đếm. - Cấy máu, nước tiểu, vị trí khác nếu nghi ngờ. - Tìm siêu vi: HBsAg, TORCH, VDRL, EBV. 86
  5. 3.4. Chọc dò dịch ổ bụng: nếu có 3.5. Tìm nguyên nhân chuyển hóa - Tìm các chất khử trong nước tiểu (Reducing substances). - Định lượng α1-Antitrypsin và phenotype. - Test mồ hôi (sweat chloride analysis). - Tầm soát các chất chuyển hóa (amino acid nước tiểu và huyết thanh, các acid vô cơ trong nước tiểu). - Thyroxine, TSH, sắt, ferritine, acid mật trong nước tiểu và máu. - Đo hoạt tính galactose-1-uridyl transferase trong hồng cầu. 3.6. Xét nghiệm hình ảnh - Siêu âm bụng gan mật: được dùng như một xét nghiệm ban đầu giúp chẩn đoán vì không xâm lấn, dễ thực hiện, có thể phát hiện các bất thường cấu trúc của hệ gan mật. Hữu ích trong chẩn đoán nang ống mật chủ và giúp gợi ý chẩn đoán teo đường mật. - Xạ hình gan mật. - X quang các xương dài và xương sọ trong trường hợp nhiễm trùng bào thai, X quang ngực thẳng tìm bệnh phổi và tim. - Chụp hình đường mật qua da hoặc qua nội soi: ít được chỉ định. 87
  6. 4. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH 4.1. Các mốc quan trọng cần lưu ý - Trẻ sau 02 tuần tuổi vẫn còn vàng da phải được đánh giá khả năng vàng da bệnh lý, trừ trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn, tiêu phân vàng, tổng trạng tốt, gan lách không to, có thể chờ theo dõi thêm đến 03 tuần tuổi. - Vàng da ứ mật ở trẻ nhỏ có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng là cần phân biệt vàng da do ứ mật tại gan hay tắc nghẽn đường mật ngoài gan, trong đó hay gặp nhất là teo đường mật bẩm sinh. - Tiếp cận điều trị hai nhóm bệnh lý này hoàn toàn khác nhau. Nhóm tắc nghẽn đường mật ngoài gan cần phải can thiệp phẫu thuật và tiên lượng phụ thuộc thời điểm trẻ được làm phẫu thuật Kasai. Do đó, cần hoàn tất quá trình đánh giá bệnh nhân trước 08 tuần tuổi. - Trong trường hợp bệnh nhân xin về thu xếp nhập viện cần cho làm ngay bilan đánh giá ban đầu tại phòng khám, bao gồm: + Các xét nghiệm xác định ứ mật: Bil TP/TT, GGT, PAL. + Đánh giá tổn thương cơ quan: CTM, SGOT, SGPT, đạm máu, albumin máu, TG, cholesterol, ion đồ, ure, creatinin. + Giúp rút ngắn thời gian chờ xét nghiệm, tiết kiệm “thời gian vàng” cho bệnh nhi teo đường mật. 88
  7. 4.2. Lưu đồ tiếp cận đánh giá trẻ vàng da tại phòng khám Trẻ vàng da Có rối loạn dấu hiệu sinh tồn: SHH, Sốc, Hạ ĐH, Toan CH Có Không Nhập khoa Cấp cứu Trẻ < 2 tuần tuổi, bú mẹ hoàn toàn, gan lách không to Tiêu phân vàng Chú ý khả năng Nhiễm trùng huyết, NT tiểu, Galactosemia, Tyrosinemia, Tán huyết, bệnh Có Không RLCH khác Trẻ > 2 tuần tuổi Vẫn còn vàng da Có thể theo dõi thêm Tiêu phân bạc màu rõ sau 03 tuần tuổi đến 03 tuần tuổi Gan lách to rõ Không Có XN Bilirubin TP, TT, GT Tăng Bil trực tiếp Có Không Nhập viện Xem lưu đồ tiếp cận tăng Bil GT 89
  8. Coombs test Huyết đồ, HC lưới Nhóm máu Coombs test (+) Coombs test (-) Hội chẩn huyết học Hemoglobin Thấp Cao HC lưới Truyền máu thai - thai Truyền máu mẹ - thai Bình Tăng thường Chậm thắt dây rốn Nhẹ cân so với tuổi thai G6PD TSH, free T4 Hình dạng HC Bình thường Điện di Hb (nếu có gan lách to) Bất thường Trẻ < 10 tuần tuổi Bất thường Bú mẹ hoàn toàn Hội chẩn Nội tiết Bilirubin TP < 20 mg% Hội chẩn huyết học Nhiều khả năng Vàng da do sữa mẹ Điều trị ngoại trú Có thể theo dõi đến 10 tuần tuổi Nhập viện tìm nguyên nhân Vẫn còn vàng da sau 10 tuần tuổi 5. ĐIỀU TRỊ 5.1. Nhập cấp cứu: trẻ vàng da kèm dấu hiệu suy hô hấp, sốc, hạ đường huyết… 5.2. Nhập viện - Tất cả trẻ sau 02 tuần tuổi tăng bilirubin trực tiếp, sau khi hoàn tất 3 bước đánh giá ban đầu ở phòng khám, cần cho nhập viện để đánh giá các bước tiếp theo, nhằm phân biệt 90
  9. bệnh lý ứ mật tại gan hay tắc nghẽn đường mật ngoài gan (teo đường mật bẩm sinh). - Trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp > 20 mg% kéo dài hoặc vẫn còn vàng da sau 10 tuần tuổi. 5.3. Khám chuyên khoa: trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp nghi do bệnh lý huyết học hoặc nội tiết. 5.4. Điều trị ngoại trú - Trẻ vàng da có thể theo dõi ngoại trú khi: + Tăng bilirubin gián tiếp < 20 mg%. + Và: 02 tuần < trẻ < 10 tuần tuổi. + Và: bú mẹ hoàn toàn. - Hướng dẫn cho trẻ tiếp tục bú mẹ và theo dõi dấu hiệu vàng da nhân, không dùng thuốc. - Hướng dẫn thân nhân cách chăm sóc tại nhà: + Trẻ vàng da nghi do sữa mẹ vẫn tiếp tục bú mẹ, mẹ ăn uống bình thường. + Chẩn đoán nên ghi: “Vàng da tăng Bilirubine gián tiếp”, tránh thuật ngữ “Vàng da do sữa mẹ” gây hiểu nhầm cho thân nhân, làm bà mẹ hoặc gia đình không muốn cho trẻ bú mẹ nữa. - Hướng dẫn thân nhân theo dõi dấu hiệu cần tái khám ngay: + Trẻ có dấu hiệu vàng da nhân: lừ đừ, bú kém hoặc bỏ bú, ọc sữa nhiều, co gồng. + Trẻ đi tiêu phân trắng hoặc phân bạc màu. 91
  10. 5.5. Điều trị trẻ vàng da ứ mật 5.5.1. Nguyên tắc chung - Điều trị các nguyên nhân có thể điều trị được. - Điều trị các bệnh lý ngoại khoa: u nang đường mật, teo đường mật. - Điều trị biến chứng của ứ mật mạn tính. 5.5.2. Điều trị biến chứng của ứ mật mạn tính Kém hấp thu-suy dinh dưỡng - Cung cấp năng lượng tối ưu (125-150% nhu cầu bình thường). - Dùng MCT (medium chain triglycerides), giảm tỷ lệ LCT (long chain triglycerides). - Bảo đảm cung cấp đủ lượng acid béo cần thiết và đạm. - Bổ sung amino acids chuỗi nhánh. - Trẻ biếng ăn có thể đặt sonde dạ dày. Vitamin và các yếu tố vi lượng - Theo dõi định kỳ nồng độ các vitamin trong huyết thanh. - Cung cấp các vitamin tan trong mỡ (A, D, E và K). - Cung cấp các vitamin tan trong nước gấp 2 lần nhu cầu bình thường. - Điều chỉnh và phòng ngừa thiếu các chất khoáng và yếu tố vi lượng. Ngứa và xanthomata - Ursodeoxycholic acid 15-30 mg/kg/ngày chia 2 lần. - Rifampicin 7-10 mg/kg/ngày chia 2 lần. - Cholestyramine 4 g/gói (chia 1-4 lần/ngày). - Phenobarbital 15-45 mg/ngày chia 02 lần. 92
  11. - Ondansetron 2-8 mg/kg/ngày chia 02 lần. 5.5.3. Trường hợp bệnh gan tiến triển Cổ chướng - Kiêng muối Na 1-2 mEq/kg/ngày. - Spironolactone: 1-7 mg/kg/ngày chia 2-3 lần/ngày (tối đa 400 mg/ngày), có thể kết hợp với furosemid 1-2 mg/kg/ngày nếu kém đáp ứng, tối đa 6 mg/kg/ngày. Tác dụng phụ thường gặp là tăng kali máu và dị ứng da, nữ hóa tuyến vú ở nam giới sử dụng thuốc kéo dài. - Furosemide và spironolactone có tác dụng hiệp đồng tối ưu khi được sử dụng chung với tỷ lệ spironolactone: furosemide = 2,5:1. Tác dụng phụ: ngộ độc tai, canxi hóa thận, hạ natri, kali máu (tác dụng phụ phổ biến nhất). Không nên dùng furosemide đơn thuần. - Lợi tiểu thiazide: sử dụng duy trì, sau khi khởi đầu thành công với Spironolactone, có hoặc không thêm lợi tiểu quai. Liều dùng: khởi đầu 2-3 mg/kg/ngày. Tác dụng phụ: hạ kali máu, hạ đường huyết, viêm tụy. - Báng bụng kháng trị: xem xét nhập viện truyền albumin. Tăng áp tĩnh mạch cửa và xuất huyết do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản - Phòng ngừa: Propranolol 1-3 mg/kg/ngày, chia 2 lần/ngày. Liều tối đa 80 mg/ngày. - Nội soi (chích xơ, thắt tĩnh mạch). - Phẫu thuật tạo Shunt. - Ghép gan nếu có chỉ định. 93
  12. 6. BIẾN CHỨNG - TIÊN LƯỢNG Ngoại trừ các nguyên nhân có thể điều trị được và một số trường hợp viêm gan sơ sinh vô căn, hầu như các nguyên nhân còn lại đều đưa đến bệnh gan mạn tính. 7. PHÒNG BỆNH Tất cả trẻ sơ sinh vàng da kéo dài hơn 02 tuần sau sinh, cần được đánh giá loại trừ vàng da ứ mật. Mức độ Vấn đề chứng cứ Nên thử bilirubin trực tiếp trong máu nếu trẻ sơ sinh 1A còn vàng da sau 02 tuần (nếu bú bình), hoặc 03 tuần (nếu bú mẹ) Đo bilirubin huyết thanh phải luôn luôn chú ý cả 2 1A thành phần (tăng bilirubin trực tiếp hay gián tiếp) Tăng bilirubin trực tiếp (> 1,0 mg/dL, 17 mmol/L) 1A được xem là bệnh lý và cần được đánh giá nguyên nhân Việc thăm khám kỹ lưỡng là rất quan trọng trong 1A đánh giá trẻ sơ sinh bị vàng da. Chú ý gan to, lách to, và vẻ mặt dị hình của trẻ Quan sát màu sắc phân là một yếu tố quan trọng 1A trong thăm khám và theo dõi trẻ sơ sinh bị vàng da Siêu âm bụng có giá trị chẩn đoán 1 số nguyên IA nhân tắc mật ngoài gan (nang đường mật, sỏi mật), nhưng không có giá trị chẩn đoán teo đường mật (chỉ giúp khảo sát túi mật teo hay không có túi mật) Chụp hình đường mật lúc mổ kết hợp với sinh thiết IA gan được xem là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán teo đường mật 94
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2