intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về bái viết của ông Chính Ngọ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

62
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG CHÍNH NGỌ NHÂN ĐỌC BÀI “CẦN THIẾT CÓ MỘT NỀN LÝ LUẬN PHÊ BÌNH NHIẾP ẢNH HIỆN ĐẠI” CỦA NHÀ NCLLPB NHIẾP ẢNH CHU CHÍ THÀNH Qua hộp thư điện tử ngày 6 tháng 7 năm 2006, nhiều bạn ảnh đã được biết ý kiến của ông về một vấn đề cập nhật trong đời sống nhiếp ảnh: Chất lượng của lý luận phê bình, ảnh hưởng của việc định hướng trong sáng tạo ảnh nghệ thuật. Hy vọng việc đăng ý kiến của ông Chu Chí Thành, nhà NCLLPB nhiếp ảnh trong Hội thảo LLPB...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về bái viết của ông Chính Ngọ

  1. Về bái viết của ông Chính Ngọ VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG CHÍNH NGỌ NHÂN ĐỌC BÀI “CẦN THIẾT CÓ MỘT NỀN LÝ LUẬN PHÊ BÌNH NHIẾP ẢNH HIỆN ĐẠI” CỦA NHÀ NCLLPB NHIẾP ẢNH CHU CHÍ THÀNH Qua hộp thư điện tử ngày 6 tháng 7 năm 2006, nhiều bạn ảnh đã được biết ý kiến của ông về một vấn đề cập nhật trong đời sống nhiếp ảnh: Chất lượng của lý luận phê bình, ảnh hưởng của việc định hướng trong sáng tạo ảnh nghệ thuật. Hy vọng việc đăng ý kiến của ông Chu Chí Thành, nhà NCLLPB nhiếp ảnh trong Hội thảo LLPB Nhiếp ảnh tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/1/2006 sẽ phần nào thỏa mãn nguyện vọng của ông Chính Ngọ. “Mong bài đến tay anh em nhiếp ảnh trong và ngoài Hội nhằm cùng nhau góp ý kiến thêm để xây dựng nền nhiếp ảnh” (ông Chính Ngọ) CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC VÀ TỰ DO SÁNG TÁC Chu Chí Thành
  2. 1. Về khái niệm chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong nhiếp ảnh. - Theo ông Vũ Đức Tân: “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thì tinh thần của nó không có gì khác là hướng tới một tương lai tốt đẹp, nhân bản, vì con người và đã có lúc người ta biến hiện thực xã hội chủ nghĩa như một cách tô hồng. Cách hiểu này đã làm giảm giá trị của nó và có hại cho văn nghệ”. Có một giai đoạn dài chúng ta đã nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa một cách máy móc và lệch lạc, đã có ảnh hưởng tới sáng tác, chẳng khác nào tự chói buộc ta trong những khuôn mẫu khô cứng. Có lẽ vì lý do này mà Vũ Đức Tân muốn đề nghị bỏ từ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thay bằng chủ nghĩa hiện thực, nhưng nội dung không có gì thay đổi. Ông viết “Khái niệm này (chủ nghĩa hiện thực) tương đối bền vững và được thử thách trong lịch sử nghệ thuật. Vì vậy tôi coi xu hướng này là xu hướng chủ đạo trong nhiếp ảnh Việt Nam hiện nay”. (trang 3). Đồng tình với quan điểm này có ông Lê Cường trong bản tham luận: Bàn về sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, ông viết: “… thời kỳ gần 20 năm đổi mới trong các văn kiện (của Đảng) không thấy ghi một dòng nào yêu cầu văn nghệ sĩ và những người yêu văn học nghệ thuật phải sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội
  3. chủ nghĩa”. Để cho người đọc, người nghe yên tâm hơn, ông viện dẫn đến Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xem lại toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn học, nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không thấy người nói, bàn về yêu cầu văn nghệ sĩ phải sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa”. Từ những lập luận trên, ông đưa ra kết luận: “Những gì văn kiện Đại hội Đảng không ghi, không yêu cầu, ta phải theo mà nhận thức và sáng tạo”. Nếu chỉ có vậy thì quá đơn giản, và văn học nghệ thuật trong 20 năm vừa qua không phải tốn giấy mực, văn nghệ sĩ miễn trao đổi bàn bàn. Sự thật có đúng như kiến giải của ông Lê Cường không; điều này cần phải bàn lại. Về vấn đề này ông Nguyễn Đức Chính viết: “Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, từ cuộc vận động cách mạng vô sản ở Nga là sự kế thừa và phát triển hợp qui luật của các truyền thống hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cũng là mô tả chân thực cụ thể điển hình trong mối quan hệ xã hội con người nhưng hiện thực xã hội chủ nghĩa còn đề cập đến sự phát triển lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai” (Trang 6 tài liệu đầu tư). Sự mô tả trên không có gì phải bàn thêm. Nhưng khi vận dụng sang nhiếp ảnh thì lại có điều không ổn. Ông viết: “ảnh báo chí là phần
  4. ngọn của những gì được chụp từ phương pháp nghệ thuật xã hội chủ nghĩa. Bỏ ảnh báo chí ra thì cũng là loại trừ nhiếp ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa, chỉ còn lại những ảnh “khoảnh khắc đẹp” tầm phào, phi hiện thực, hình thức chủ nghĩa” (trang 12 tài liệu đã dẫn). Ông Nguyễn Đức Chính là người bảo vệ phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhưng lập luận như vậy liệu có thuyết phục nổi người xem hay không. Nếu ông quan niệm rằng: ảnh báo chí là phần ngọn của những gì được chụp từ phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, thì phải chăng ông đồng nhất phương pháp công tác phóng viên ảnh thông tấn báo chí, cách thể hiện của ảnh báo chí với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một. Khi ông viết: ảnh báo chí là ngọn còn gốc của nó là hiện thực xã hội chủ nghĩa thì quả thực rất khó hiểu bởi lẽ hai vế này không logic, không thể gắn kết với nhau như cội với cành được. Phóng viên ảnh bằng lao động nghiệp vụ tạo ra các bức ảnh báo chí. Lao động của họ là lao động của nhà nhiếp ảnh báo chí, theo phương pháp phóng viên ảnh báo chí, nhằm phản ánh sự kiện, sự việc con người, các hiện tượng xã hội và thiên nhiên để thông tin kịp thời cho người xem, phương pháp thể hiện của họ là phương pháp phóng sự, ghi thực chứ không phải là phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, ở nước ta nhiều bức ảnh được chụp theo phương pháp ghi thực, vốn là một bức ảnh báo chí khi nó có giá trị tài liệu và giá trị tư
  5. tưởng sâu sắc, giá trị thẩm mỹ cao được coi là những tác phẩm ảnh nghệ thuật. Ví dụ: bức ảnh Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê của Vũ Năng An. Hiên ngang của Vũ Tạo ghi lại một trận đánh trả máy bay Mỹ rất dũng mãnh của đơn vị pháo cao xạ giữa khói bom đạn, đất cát mịt mùng. Phúc Tân kêu gọi trả thù của Vũ Ba là hình ảnh một em nhỏ đau đớn khóc bên khu nhà mình bị bom Mỹ phá huỷ đang bốc cháy. Mẹ con ngày gặp mặt của Lâm Hồng Long nói về mẹ con người tử tù Lê Văn Thức nhờ có ngày giải phóng mới được đoàn tụ trong sung sướng đầy nước mắt. Vâng, gốc gác của những bức ảnh này là ảnh báo chí. Vì sao nó được đánh giá cao hơn hàng ngàn bức ảnh báo chí khác cùng thời? Rõ ràng nó là những bức ảnh có nội dung tốt và mang tính tài liệu cao, đồng thời có tính nghệ thuật đặc sắc. Những bức ảnh như vậy là hình ảnh tiêu biểu cho những con người cách mạng ở vào những thời điểm điển hình của sự kiện, sự việc, gắn liền với sự vận động của đất nước. Nhờ vậy nó được đánh giá là những tác phẩm ảnh tài liệu nghệ thuật tiêu biểu của một thời. Tuy nhiên không phải tất cả các loại hình ảnh nghệ thuật đều phải khuôn vào cách thể hiện của ảnh báo chí, hoặc đều là ảnh báo chí. Ngược lại không phải phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa trong nhiếp ảnh chỉ có một cách thể hiện như ảnh báo chí. Có sự đồng nhất hoặc đan xen nào đó trong phương pháp sáng tác giữa
  6. ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật thì chính sự giao thoa, xen kẽ, chồng khít lên nhau ở một số mảng đề tài, chủ đề, ở một số đối tượng thể hiện, mà rõ nhất là đề tài về cuộc sống xã hội, về chân dung con người. Ngoài sự gặp gỡ đó ra chủ nghĩa hiện thực XHCN trong nhiếp ảnh còn nhiều cách thể hiện khác, với ảnh báo chí cũng vậy nó cũng còn nhiều hình thức chuyển tải, thông tin khác và cách diễn đạt khác. Cũng là người chủ trương sáng tạo nghệ thuật nhiếp ảnh theo phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, ông Vũ Huyến nhắc lại lời nói của đồng chí Trường Chinh tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III năm 1967 ở Hà Nội: “Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác tốt nhất” và đương nhiên nó không phải là phương pháp duy nhất tức là bên cạnh nó còn những phương pháp sáng tác khác có thể vận dụng cho văn học nghệ thuật. Ông Vũ Huyến cho biết: “Nhiều người coi phương pháp này (hiện thực xã hội chủ nghĩa) là sự kết hợp giữa phương pháp hiện thực và phương pháp lãng mạn” ông không chấp nhận quan niệm cho rằng: Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa với sự tô hồng cuộc sống và ông cũng phản đối xu hướng nhìn xã hội là một màu đen tối, phản ánh cuộc sống theo kiểu bôi đen! Theo ông văn học nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật nhiếp ảnh vừa là phản ánh trung thực cuộc sống, đồng thời phải làm sao khơi dậy được lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho người xem qua các tác phẩm của mình.
  7. Ông nhấn mạnh: Với nghệ thuật nhiếp ảnh phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa vẫn còn có giá trị và chúng ta cần coi nó là phương pháp chủ yếu của nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam. Đồng tình với ý kiến khẳng định chủ nghĩa hiện thực XHCN trong sáng tác nghệ thuật nhiếp ảnh hiện nay ở Việt Nam là cần thiết gồm các phát biểu của các ông Hồ Hải, Mạnh Thường, Cao Phong, Đoàn Công Tính. Ông Đoàn Công Tính nói: Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ các nước XHCN bị thu hẹp lại. Nhưng các nhà nghiên cứu xã hội học ở Âu Mỹ vẫn đánh giá học thuyết Mác có tác dụng lớn nhất ở thế kỷ XX, viện Ga-lớp cũng có kết quả điều tra như vậy. Với văn học nghệ thuật chủ nghĩa hiện thực XHCN đã có nhiều đóng góp đáng kể cho nhân loại. Hãy nhìn lại kho tàng văn học nghệ thuật Xô Viết, văn học nghệ thuật CHDC Đức và các nước Đông Âu, cũng như nhiếp ảnh của họ, ta sẽ thấy sự vĩ đại trí thức của một phần nhân loại đã được kết tinh ở đây. Giờ đây chúng ta cần chắt lọc lại những cái hay của chủ nghĩa hiện thực XHCN. Theo tôi phương pháp này là sự kế thừa, kết tinh của các phương pháp sáng tác trước đó. Phương pháp tác hiện thực XHCN không bài bác các phương pháp sáng tác khác. Tóm lại trong hội thảo có 9 ý kiến xoay quanh vấn đề phương pháp
  8. sáng tác hiện thực XHCN thì có một ý kiến của ông Lê Cường đề nghị không nên dùng khái niệm này nữa. Ông Vũ Đức Tân thì phân vân. Còn 7 ý kiến khác vẫn khẳng định: ở nước ta chưa có phương pháp nào có thể có thể thay thế được phương pháp sáng tác hiện thức XHCN. Đây vẫn là phương pháp sáng tác tốt nhất. Đương nhiên ta phải hiểu nó đúng đắn, không tô hồng, không bôi đen hiện thực, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, thậm chí cả sai lầm trước đây để mở ra hướng phát triển đúng qui luật trong nhận thức, trong sáng tác cũng như trong lý luận phê bình, và trong xử thế của văn nghệ sĩ. 2. Vấn đề tự do sáng tác Khi bàn tới phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa thì phía các cây viết xác định quan điểm, phân tích nội dung, dẫn chứng thực tiễn, trích dẫn sách vở để bảo vệ quan điểm của mình. Trong khi đó phía sáng tác lại e rằng chúng ta nêu ra phương pháp sáng tác, công nhận nó, vận dụng nó trong lao động nghệ thuật thì sẽ vênh và trở thành áp đặt dẫn đến hạn chế sự sáng tạo. - Ông Bùi Minh Sơn nói: "Khi đi sáng tác, nhà nhiếp ảnh thường không nghĩ mình sáng tác theo phương pháp nào, mà chính là thấy gì hay, thấy gì lạ với mình thì nâng ống kính lên chụp". - Ông Đoàn Đức Minh phát biểu: Đối với tôi, sáng tác là một nhu cầu, một tình cảm với cuộc sống, bản thân người nghệ sĩ sẽ có hướng đi của
  9. riêng họ. Mọi ý tưởng trở thành tác phẩm, khi ta được tự do sáng tạo. - Ông Lam Thanh: Đem các chủ nghĩa áp đặt vào nhiếp ảnh là méo mó ngay. Ta đang bị châu Âu hóa theo các chủ nghĩa của họ. Trong khi đó từ xa xưa ông cha ta đã nói rất đơn giản, văn nghệ chỉ cần: chân, thiện, mỹ là đủ. - Ông Lê Hồng Linh: Theo tôi, với nghệ thuật tiêu chí cuối cùng là cái đẹp. Mình đi sáng tác đi theo phương pháp nào mà xuất phát từ tâm tính mình. - Ông Đức Huy: Dù sáng tác theo khuynh hướng nào, vấn đề cơ bản phải có con tim, cái tâm tốt sẽ tạo ra đạo đức nghề nghiệp tốt. Nếu cứ ép sáng tác theo khuynh hướng nào thì sẽ là gượng ép. Như vậy là có 5 nghệ sĩ bộc bạch được suy nghĩ của mình, họ gặp nhau ở một điểm sau: Nhà nhiếp ảnh không quan tâm mấy tới phương pháp sáng tác. Họ lo ngại đặt ra phương pháp sáng tác cho nghệ sĩ sẽ hạn chế hứng khởi sáng tạo, sẽ làm méo mó nghề nghiệp. Đây là loại ý kiến khá đông trong hội thảo. Trong khi đó có một số ý kiến khác nhấn mạnh tới tầm quan trọng của nhân sinh quan, thế giới quan của người nghệ sĩ, tức là nói tới quan điểm chính trị, nhận thức tư tưởng của người nghệ sĩ. - Ông Đoàn Công Tính nói: Nếu nhà nhiếp ảnh cầm máy ảnh lên đường đi sáng tác mà trong đầu anh ta không nghĩ đến việc sẽ chụp cái
  10. gì, tức là chuyến đi không có mục đích nghề nghiệp cụ thể. Còn khi gặp đối tượng chụp ảnh, anh ta dương ống kính lên bấm máy. Hãy hỏi trước đó sao anh không bấm máy đối tượng khác mà anh ta lại quyết định chọn đối tượng này? Sau chuyến đi anh ta lại chọn lựa trong số ảnh đã chụp, tìm ra bức ảnh anh ta yêu thích nhất để đăng báo, triển lãm, hoặc dự thi, thì đây có phải là bước tiếp theo của quá trình sáng tác không? Sự suy nghĩ lựa chọn chụp cái gì, sự cân nhắc quyết định dùng bức ảnh nào, không dùng bức ảnh nào là kết quả của quá trình cảm xúc và tư duy, quá trình đó là quá trình nhận thức. Do đó nếu không cần đến tư tưởng đi sáng tác, với cái đầu chống rỗng, thì không sáng tạo được tác phẩm. - Ông Vũ Huyến nói: "Mốt số nghệ sĩ vừa nói chúng ta đi sáng tác trong đầu không nghĩ đến mình phải sáng tác theo phương pháp nào mà chỉ theo cảm xúc, theo thói quen nghề nghiệp theo hứng thú cá nhân. Đúng là có người đã từng làm như vậy và họ còn tiếp tục như vậy. Nhưng chúng ta quên mất một điều nằm sâu kín trong ta rằng: Vì sao ta đi sáng tác, sáng tác nhằm mục đích gì, để đạt mục đích đó ta phải làm như thế nào? để giải đáp những câu hỏi đó, để đi tới một tác phẩm có giá trị về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện là quá trình của phương pháp sáng tác. Phương pháp sáng tác hiện thực XHCN chỉ khác các phương pháp hiện thực khác ở nó giúp tác giả nhìn ra bản chất của sự vật trong sự vận động chung mang tính qui luật của xã hội hoặc tự nhiên một cách khách quan, mà qui luật phát triển xã hội là
  11. hướng tới một mục đích cao cả, một ý tưưỏng tốt đẹp. Ví dụ: Bạn Đoàn Đức Minh vừa phát biểu: để chụp được bộ ảnh "Nỗi đau và nụ cười" về nạn nhân chất độc da cam và Đi-ô-xin, bạn đã sống cùng những nạn nhân đó, xem xét cuộc sống của họ, cách thể hiện tình cảm của họ để rồi chụp ra những tấm ảnh xúc động lòng người, chứ không chụp ra những bức ảnh làm người xem kinh hãi, rùng rợn. Bạn Minh ơi, cách làm việc của bạn, cách suy nghĩ trong sáng tác của bạn và kết quả bộ ảnh của bạn là nằm trong phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa đấy, có điều bạn không nghĩ tới mà thôi". Như vậy, từ vấn đề phương pháp sáng tác đã đụng đến vấn đề tự do sáng tác là vấn đề khá nhậy cảm với các nghệ sĩ. Trở lại ý kiến của các nghệ sĩ trong hội thảo Bùi Minh Sơn nói: "Nhà nhiếp ảnh cần tôn trọng tính khách quan của sự việc và con người. Trong nhiếp ảnh không cần dàn dựng". Đoàn Đức Minh tâm sự: Tôi đi vào chiến tranh bằng nỗi đâu khác. Vì chiến tranh đã lùi xa rồi. Năm 2001 tôi mới bước vào đề tài này, qua đau thương tôi muốn thức tỉnh lương tri con người... Còn với Đức Huy: Sáng tác cần một cái tâm, Lê Hồng Linh xác định: nghệ thuật phải vươn tới cái đẹp. Những ý kiến trên đều xoay quanh cái tâm, cái khách quan, cái đẹp và lương tri con người. Đây là những điều rất cơ bản của tâm hồn người
  12. nghệ sĩ. Nói về tự do sáng tác, về tính Đảng trong văn học, nhà văn Liên Xô - người duy nhất của các nước xã hôi chủ nghĩa trong thế kỷ XX được giải thưởng Noben. Ông Mi-khai-in Xô-lô-khốp tác giả của các cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới "Sông đông êm đềm" và "Đất vỡ hoang" viết: Tôi chỉ viết theo mệnh lệnh của trái tim, những trái tim tôi thuộc về nhân dân, thuộc về Đảng. Điều mà Xô-lô-khốp nói có gì khắc với phát biểu của chúng ta? Thật tuyệt vời không có gì khác biệt. Chúng ta nói đi chụp ảnh đều xuất phát từ cái tâm, cái tâm của riêng mình. Và cái tâm đó phải thuộc về nhân dân mình, đất nước mình và Đảng mình. Ở đây sẽ có ý kiến rằng: Tôi không phải là Đảng viên, không thể bắt tôi sáng tác theo nghị quyết của Đảng. Quả thực không có ai bắt ai sáng tác theo ai cả. Mà sáng tác là công việc tự do của người nghệ sĩ. Đây là một thực tế và cũng gần như một nguyên tắc, một quy luật của tư duy con người. Nhưng khi ta đặt tác giả, tác phẩm trong mối quan hệ xã hội thì rõ ràng các nghệ sĩ không thể tách ra khỏi những xung đột xã hội, không thể tách ra khỏi mối quan hệ chằng chéo của kinh tế, chính trị, đạo đức, không thể tách ra khỏi truyền thống văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới cũng như bạn đọc của mình. Trên bình diện ấy chúng ta tự hỏi: mình là ai, mình là gì, mình chụp ảnh vì ai, mình chụp ảnh để làm gì, thì tự nhiên chúng ta sẽ tìm ra con đường sáng tạo của riêng mình, tức là phương pháp sáng tác
  13. của mình. Mác và Ăng-ghen rất quan tâm đến việc giáo dục ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, làm sao vận động huấn luyện cho những người công nhân có ý thức giai cấp,có ý thức cách mạng, chuyển biến từ giai cấp tự nó sang giai cấp cho nó. Tức là từ tự phát sang tự giác cách mạng. Điều đó chắc cũng không có gì khác biệt với các nghệ sĩ chúng ta. Chúng ta phải vượt qua bước tự phát, trang bị cho mình cả lý luận và thực tiễn để tự giác, ý thức được mục đích sáng tác nghệ thuật của mình và phương pháp sáng tác thích hợp. Tôi thấy cần lưu ý tới phát biểu của nghệ sĩ Bùi Minh Sơn ông nói: "Trong nghệ thuật có hiện thực ấn tượng, hiện thực lãng mạn, hiện thực phê phán, có chủ nghĩa siêu thực, có hiện thực xã hội chủ nghĩa.v.v... Về nguyên tắc chúng ta không từ chối các phương pháp trên, còn ai tiếp nhận được cái nào thì tùy vào sở trường của người đó. Vấn đề là đừng sa vào hình thức chủ nghĩa quên mất nội dung và cần nhớ rằng "ảnh có chữ", "ảnh có nghĩa". Vâng, rõ ràng phương pháp rất quan trọng, nhưng nó không phải là cái cứu cánh cho sự sáng tạo. Càng không phải cái quyết định tư tưởng, nội dung tác phẩm. Vì phương pháp chỉ là phương tiện giúp người nghệ sĩ thể hiện sự nhận thức của mình, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình mà thôi. Bởi vậy Đảng ta không áp đặt các nghệ sĩ phải nhất thiết sáng tác theo một phương pháp nào, một khuôn mẫu nào. Tuy nhiên
  14. các nhà lý luận phê bình văn học nghệ thuật Mac-xit đã chứng minh được sức mạnh của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa và khuyên chúng ta nên sáng tạo theo phương pháp này, coi đây là phương pháp sáng tác tốt nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2