intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vẽ logo STK với Flash 5

Chia sẻ: Lac Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

139
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài thực hành đầu tiên này, bạn sẽ vẽ và tô màu cho logo STK như hình dưới sau đó tạo hiệu ứng lên logo này. Các bước thực hiện như sau: Trước tiên, hãy mở một file flash mới bằng cách nhấp chọn lệnh File New hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N. Sau đó, chọn View Grid Show Grid để hiển thị lưới cho dễ vẽ. Sau khi cho hiển thị lưới, nhấp chọn Insert New Symbol để tạo một Symbol mới. Hộp thoại Symbol Properties xuất hiện. Trên hộp thoại này, nhập tên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vẽ logo STK với Flash 5

  1. VẼ LOGO STK VỚI FLASH 5.0 Trong bài thực hành đầu tiên này, bạn sẽ vẽ và tô màu cho logo STK như hình dưới sau đó tạo hiệu ứng lên logo này. Độ khó: 3/10 Các bước thực hiện như sau: Trước tiên, hãy mở một file flash mới bằng cách nhấp chọn lệnh File > New hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + N. Sau đó, chọn View > Grid > Show Grid để hiển thị lưới cho dễ vẽ. Sau khi cho hiển thị lưới, nhấp chọn Insert > New Symbol để tạo một Symbol mới. Hộp thoại Symbol Properties xuất hiện. Trên hộp thoại này, nhập tên cho Symbol này là logo stk sau đó nhấp vào tùy chọn Graphic và nhấp nút OK. Màn hình làm việc của Symbol logo stk xuất hiện. Trên thanh công cụ, nhấp chọn công cụ Text (biểu tượng hình chữ A).
  2. Sau khi nhấp chọn công cụ Text, nhấp vào vùng Stage và nhập vào chữ “STK” sau đó nhấp chọn trở lại công cụ Arrow. Hãy đảm bảo rằng chữ STK vừa nhập vào đang được chọn sau đó nhấp chọn Window > Panels > Character từ thanh trình đơn hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + T để mở bảng Character. Trên bảng Character nhấp chọn font cho chữ STK là DT-Bahamas (Các bạn có thể chọn font tương đương nếu trên máy không có font này). Tiếp theo, bạn nhấp chọn cỡ chữ là 96, màu chữ là màu đỏ (#FF0000) sau đó nhấp chọn chữ B để chữ được in đậm.
  3. Sau khi thiết đặt xong các thông số trên bảng Character, dùng công cụ Arrow nhấp chọn chữ STK sau đó nhấp vào mục Scale trên thanh công cụ bổ sung để thu hẹp chiều cao của nó lại. Sau khi hiệu chỉnh xong, được kết quả như hình minh họa. Một lần nữa hãy đảm bảo rằng chữ STK đang được chọn, nhấp chọn Modify > Break Apart để phá vỡ các liên kết của chữ này. Sau khi chọn lệnh Break Apart, được kết quả như hình. Bây giờ, hãy đưa chuột vào vùng Stage và hiệu chỉnh chữ S có dạng như hình.
  4. Tiếp theo, tiến hành hiệu chỉnh chữ T. Cuối cùng, chúng ta sẽ hiệu chỉnh chữ K là chữ khó hiệu chỉnh nhất bằng cách thực hiện các bước sau: Trước tiên, nhấp chọn công cụ Subselect từ thanh công cụ. Sau đó, nhấp vào chữ K trong vùng Stage. Tiếp tục, nhấp chọn công cụ Pen từ thanh công cụ. Sau khi nhấp chọn công cụ Pen, đưa chuột vào các điểm neo trên chữ K sao cho con chuột có dạng ngòi viết với sự xuất hiện của dấu trừ ở góc dưới phải. Sau đó, nhấp vào các điểm neo này để xóa nó đi. Kết quả sau khi xóa sẽ có dạng như hình minh họa dưới:
  5. Tiếp theo, hãy xóa một số điểm neo nữa sao cho chữ K có dạng sau: Sau khi xóa đi các điểm neo cần thiết, nhấp chọn trở lại công cụ Subselect sau đó chọn View > Rulers để hiển thị thanh thước. Trong vùng Stage bạn hãy kéo hai đường Guide đứng và dùng công cụ Subselect đã chọn để hiệu chỉnh chữ sao cho nó có dạng như hình minh họa. Hoàn tất các hiệu chỉnh, nhấp chọn trở lại công cụ Arrow. Sau khi nhấp chọn công cụ Arrow, đưa chuột vào vùng Stage, hiệu chỉnh chữ K sao cho nó có dạng như hình dưới. Hoàn tất việc hiệu chỉnh chữ K, nhấp chọn công cụ Line. Sau khi chọn công cụ Line, nhấp vào ô màu vẽ và nhấp chọn màu đỏ từ bảng màu.
  6. Trong vùng Stage, nhấp kéo chuột đồng thời nhấn kèm phím Shift để vẽ một đường thẳng như hình minh họa. Tiếp theo, nhấp chọn Window > Panels > Stroke để mở bảng Stroke. Bảng Stroke xuất hiện, dùng công cụ Arrow nhấp chọn đường thẳng vừa vẽ sau đó thiết đặt các thông số trên bảng Stroke như sau: Kiểu nét vẽ là Solid, độ lớn nét vẽ là 3. Sau khi hiệu chỉnh thông số, đặt đường thẳng vào bên phải chữ K như hình minh họa. Tiếp theo, tiến hành nhân bản đường thẳng này thành nhiều đường. Nhắc lại: Có hai cách nhân bản một đối tượng Cách 1: Dùng lệnh Ctrl + C sau đó Ctrl + V.
  7. Cách 2 (thực hiện nhanh hơn): Nhấp chọn đối tượng muốn nhân bản sau đó nhấn Ctrl + kéo rê chuột. Sau khi hoàn tất việc nhân bản, dùng công cụ Arrow chọn tất cả các đường thẳng vừa tạo sau đó di chuyển cho chúng chồng lấp một chút vào phần cong của chữ K (xem hình minh họa dưới). Tiếp tục công việc, nhấp chọn công cụ Line sau đó vẽ một đường thẳng tương tự như trong hình minh họa. (Bạn có thể kéo hai đường Guide để vẽ đường thẳng có chiều cao bằng với chiều cao của chữ). Sau khi vẽ xong đường thẳng, nhấp chọn trở lại công cụ Arrow sau đó đưa chuột vào vùng Stage và hiệu chỉnh đường thẳng vừa vẽ thành đường cong sao cho đường cong này song song với đường cong của chữ K. Cũng bằng công cụ Arrow, nhấp chọn đường cong sau đó đặt nó chồng lên các đường thẳng như hình. Tiếp theo, bạn nhấp chọn tất cả các đoạn thẳng thừa bên phải đường cong vừa đặt vào và nhấn phím Delete trên bàn phím để xóa chúng đi. Sau khi xóa xong, tiếp tục chọn các đường cong nhỏ (phần chắn vùng màu trắng) sau đó cũng nhấn phím Delete để xóa nó đi. Khi đó, sẽ có kết quả logo stk như hình dưới:
  8. Logo STK trên đây sẽ được ứng dụng vào một bài thực hành tiếp theo trong sách này. Vì vậy bạn hãy tiến hành lưu lại bằng cách thực hiện các bước sau: Trước tiên, nhấp chọn lệnh File > Save từ thanh trình đơn hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+S. Hộp thoại Save As xuất hiện, bạn nhấp chọn thư mục lưu trữ file này ở mục Save in, đặt tên cho file lưu trữ là logo stk vào mục File name sau đó nhấp nút Save. Lưu ý: Trong bài tập này, logo STK được tạo trong một Symbol riêng biệt. Do đó, muốn nhập nó vào thư viện của một bài tập khác bạn hãy mở đồng thời thư viện của hai file flash (file logo stk đã lưu trước đó và file mới) sau đó nhấp chọn Symbol logo stk từ bảng thư viện của file logo stk vào bảng thư viện của file mới khởi tạo.
  9. Tuy nhiên, với bài tập này bạn có thể mở rộng thêm bằng cách tạo các chuyển động cho chữ STK. Sau đây là một số gợi ý thực hiện. Tạo chuyển động bằng cách ứng dụng lệnh Tweening Shape. Bước 1: Dùng lệnh Insert > New Symbol để tạo các Symbol dạng Graphic. Symbol S có nội dung là chữ Sưu Tầm. Symbol T có nội dung là chữ Thông Tin.
  10. Symbol K có nội dung là chữ Kỹ Thuật Mới. Bước 2: Dùng lệnh Insert > New Symbol để tạo Symbol dạng Movie Clip. Bạn đặt tên cho Movie Clip này là logo với 3 layer sau: Layer S: Bạn kéo Symbol logo stk đã tạo vào frame đầu tiên – dùng lệnh Break Apart sau đó xóa đi chữ T và chữ K. Tiếp tục dùng lệnh Tweening Shape để tạo chuyển động biến chữ S thành chữ Sưu Tầm. (Nhập chữ bằng cách dùng công cụ Text). Layer T: Bạn kéo Symbol logo stk đã tạo vào frame đầu tiên – dùng lệnh Break Apart sau đó xóa đi chữ S và chữ K. Sau đó dùng lệnh Tweening Shape để tạo chuyển động biến chữ T thành chữ Thông Tin. Layer K: Bạn kéo Symbol logo stk đã tạo vào frame đầu tiên – dùng lệnh Break Apart sau đó xóa đi chữ S và chữ T. Tiếp tục dùng lệnh Tweening Shape để tạo chuyển động biến chữ K thành chữ Kỹ Thuật Mới.
  11. Lưu ý: Sau khi kéo các Symbol S, T, K vào frame cuối cùng trên thanh Timeline phải dùng lệnh Break Apart hai lần trên mỗi Instance được đưa vào. Tạo chuyển động ứng dụng lệnh Tweening Motion trên lớp mặt nạ (Mask) Bước 1: Dùng lệnh Insert > New Symbol để tạo Symbol dạng Movie Clip. Bạn đặt tên cho Movie Clip này là mat na với 2 layer: Layer logo: Bạn kéo Symbol logo stk đã tạo vào frame đầu tiên. Sau đó, nhấp chọn frame 30 và nhấn phím F5 để chèn thêm frame. Layer mask: Bạn vẽ một hình Oval và đổ màu Radial. Sau đó dùng lệnh Tweening Motion để tạo chuyển động cho hình Oval di chuyển từ bên trái chữ S cho đến hết chữ K.
  12. Bước 2: Trên bảng Timeline, nhấp phải chuột trên layer mask sau đó chọn lệnh Mask từ menu. Trên đây là một số gợi ý thực hiện chuyển động cho bài tập vẽ logo này. Chúc bạn thành công!  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2