Bài học này sẽ cung cấp kiến thức về vết thương bụng, bao gồm các cách phân loại, triệu chứng lâm sàng xuất hiện sớm và muộn. Chúng ta sẽ tập trung vào việc xử trí vết thương bụng tại tuyến y tế cơ sở, cung cấp những bước xử trí ban đầu cần thiết và quan trọng để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Vết thương bụng (Bệnh học cơ sở)
- Bài 70
VẾT THƯƠNG BỤNG
MỤC TIÊU
1. Trình bày được 3 cách phân loại vết thương bụng.
2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của vết thương bụng đến sớm và đến
muộn.
3. Trình bày được các bước xử trí vết thương bụng ở tuyến y tế cơ sở .
NỘI DUNG
Vết thương bụng là một cấp cứu ngoại khoa cần phát hiện và can thiệp sớm.
Nếu phát hiện và gửi đi chậm bệnh nhân sẽ chết vì mất máu và viêm màng bụng.
Hình 70.1. Vết thương bụng
1. Nguyên nhân
- Vết thương thường gặp trong thời bình do đâm chém nhau bằng dao, kiếm, lê,
vật sắc nhọn, trâu bò húc, ngã vào cọc…
- Trong thời chiến do mảnh bom, mìn, đạn, rốc két, lưỡi lê….
Hình 70.2. Các nguyên nhân gây vết thương bụng
2. Phân loại vết thương
Hình 70.3.Vết thương thành bụng Hình 70.4. Vết thương thấu bụng.
2.1. Vết thương thành bụng đơn thuần
Chiếm 30% trong các vết thương về ổ bụng. Làm tổn thương da, tổ chức dưới
da, cân cơ, màng bụng vẫn còn nguyên vẹn, có vết thương gọn sạch, có vết thương dập
250
- nát và bầm tím. Có vết thương bẩn có nhiều dị vật như đất cát mảnh quần áo…Trong
vết thương thành bụng bên và sau cần chú ý đến thận và đoạn ruột già ngoài phúc mạc.
2.2. Vết thương thủng màng bụng
2.2.1. Vết thương thủng màng bụng đơn thuần
- Các tạng trong ổ bụng còn nguyên vẹn.
- Vết thương hẹp nếu có mạc nối hay ruột lòi ra dẽ bị hoại tử do thắt.
- Vết thương rộng ruột lòi ra và dễ bị sốc.
2.2.2. Vết thương bụng có tổn thương nội tạng
* Tổn thương tạng đặc: Gan, lách, thận, tuỵ. Vết rách có thể nhỏ hoặc to, có loại
dập nát. Tạng đặc khi bị tổn thương chảy máu nhiều dễ gây sốc và tử vong.
* Tổn thương tạng rỗng: Dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, bàng quang. Khi bị
tổn thương dịch tiêu hoá và các chất cặn bã chảy vào ổ bụng gây viêm màng bụng.
* Tổn thương mạc treo: Mạc treo bị thủng hoặc đứt mạch máu nuôi dưỡng mạc
treo làm cho các đoạn ruột tương ứng thiếu máu nuôi dưỡng và dễ bị hoại tử.
2.3. Vết thương phối hợp
2.3.1. Vết thương bụng ngực
2.3.2. Vết thương bụng chậu hông: Tổn thương đi từ bụng tới chậu hông.
2.2.3.Vết thương chậu hông, bụng: Tổn thương đi từ chậu hông tới bụng.
3. Triệu chứng lâm sàng
3.1. Nếu bệnh nhân đến sớm
3.1.1. Triệu chứng toàn thân: Có hai hình thái:
- Có sốc: Vết thương làm tổn thương nặng các tạng trong ổ bụng.
- Không sốc: Khi vết thương chỉ ở phần mềm hoặc các tạng vẫn bình thường.
3.1.2. Triệu chứng cơ năng
- Đau: Đau từ nơi tổn thương sau đó lan khắp bụng.
- Nôn: Giai đoạn này chưa biểu hiện rõ.
- Bí trung đại tiện.
3.1.3. Triệu chứng thực thể
- Nhìn: Quan sát đầy đủ: Vị trí, kích thước, số lượng và tính chất của vết
thương xem ruột có bị lòi hay không, có dịch hay không khí chảy qua vết thương
không.
- Sờ nắn: Có phản ứng thành bụng.
- Gõ: Vùng đục trước gan mất (trong thủng tạng rỗng), gõ đục vùng hạ vị (là
hiện tượng chảy máu trong)
3.2. Giai đoạn muộn: Giai đoạn này triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn và có 2 hội chứng:
3.2.1. Hội chứng chảy máu trong
- Triệu chứng toàn thân có sốc.
- Triệu chứng cơ năng: Đau khắp bụng, nôn và bí trung đại tiện.
- Triệu chứng thực thể: Bụng chướng, phản ứng thành bụng gõ đục vùng
thấp , thăm túi cùng Douglas đau.
3.2.2. Hội chứng viêm màng bụng
- Triệu chứng toàn thân: Có hội chứng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc.
- Triệu chứng cơ năng: Đau lan toả khắp bụng, nôn và bí trung đại tiện hoàn
toàn.
- Triệu chứng thực thể:
+ Bụng chướng.
+ Co cứng thành bụng.
+ Gõ vùng đục trước gan mất.
251
- + Thăm túi cùng Douglas đau.
4. Xử trí
4.1. Chống sốc: - Ủ ấm, tiêm thuốc trợ lực, trợ tim.
- Tiêm thuốc kháng sinh.
4.2. Xử trí vết thương
- Nếu vết thương bụng ruột không lòi ra ngoài chỉ cần sát khuẩn quanh vết
thương rồi băng lại.
- Nếu ruột lòi ra ngoài không được nhét ruột vào trong bụng. Dùng bát vô
khuẩn úp lên rồi băng lại.
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi hết sốc.
LƯỢNG GIÁ
Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau:
Câu 1: Phân loại vết thương bụng:
A- Gồm 3 loại: Vết thương thành bụng đơn thuần, vết thương thủng màng bụng,
vết thương thủng nội tạng.
B- Gồm 3 loại: Vết thương thành bụng đơn thuần, vết thương thủng màng bụng,
vết thương phối hợp các tổn thương khác.
C- Gồm 2 loại: Vết thương thành bụng đơn thuần, vết thương phối hợp các tổn
thương khác.
D- Gồm 2 loại: Vết thương bụng – màng bụng. Vết thương phối hợp các tổn
thương khác.
Câu 2: Triệu chứng thực thể hội chứng vết thương bụng có chảy máu trong giai đoạn muộn:
A- Đau bụng, nôn, bí trung đại tiện, bụng chướng.
B- Bụng chướng, phản ứng thành bụng, gõ đục vùng thấp, thăm túi cùng Douglas đau.
C- Bụng chướng, có co cứng thành bụng, gõ trong, thăm túi cùng trước đau.
D- Bụng chướng, có co cứng thành bụng, mất vùng đục trước gan,
Câu 3: Hội chứng toàn thân viêm màng bụng trong vết thương bụng tới muộn:
A- Có sốc, có hội chứng mất nước - điện giải.
B- Đau lan toả khắp bụng, nôn và bí trung đại tiện hoàn toàn.
C- Có hội chứng nhiễm trùng hoặc nhiễm độc.
D- Bụng chướng, co cứng thành bụng, gõ đục vùng trước gan mất, thăm túi b
cùng Douglas đau.
Câu 4: Xử trí tại chỗ vết thương bụng không lòi ruột ra ngoài tại y tế cơ sở:
A- Chỉ cần sát khuẩn xung quanh vết thương rồi băng lại.
B- Rửa sạch vết thương, băng kín rồi chuyển tuyến.
C- Rửa sạch vết thương, rắc thuốc kháng sinh rồi băng lại.
D- Sát khuẩn xung quanh, rửa sạch vết thương, cắt lọc rồi khâu kín.
252