intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vị trí chiến lược của Tây Nguyên

Chia sẻ: Abcdef_37 Abcdef_37 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

332
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ Việt Nam và Đông Dương” Từ xưa đến nay, khi nghiên cứu về Việt Nam, người ta thường đánh giá Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có giá trị rất lớn về mặt quân sự, kinh tế, chiến lược. Cha ông từ xa xưa đã nhận định vùng Tây Nguyên quan trọng tới mức nếu ai chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được Việt Nam và Đông Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vị trí chiến lược của Tây Nguyên

  1. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011        Vị trí chiến lược của Tây Nguyên “Ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ Việt Nam và Đông Dương” Từ xưa đến nay, khi nghiên cứu về Việt Nam, người ta thường đánh giá Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có giá trị rất lớn về mặt quân sự, kinh tế, chiến lược. Cha ông từ xa xưa đã nhận định vùng Tây Nguyên quan trọng tới mức nếu ai chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được Việt Nam và Đông Dương. Sau này, người Pháp, người Mỹ và thế giới cũng nhận thức được vị trí yết hầu của khu vực này với câu nói nổi tiếng: Đây là “nóc nhà của Đông Dương”. Vùng đất này liền kề ngã ba Đông Dương, cho nên khi chiếm lĩnh được khu vực này thì cũng dễ dàng chiếm lĩnh được toàn bộ Đông Dương. Việc này được chứng minh rất rõ. Trong kháng chiến chống Pháp, Bắc Bộ mới là chiến trường chính. Nhưng khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ, ta mở 7 chiến dịch ở 7 khu vực, trong đó, có một trận rất lớn được mở ở Tây Nguyên để bẻ gãy binh đoàn 100 của Pháp. Sau đó ta mới làm trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong kháng chiến chống Pháp, Tây Nguyên có vị trí quan trọng như vậy. Người Mỹ ngay khi vào Việt Nam đã nắm bắt được vị trí chiến lược của Tây Nguyên và tập trung tinh lực mạnh vào đây. Các tướng lĩnh Sài Gòn được giao nhiệm vụ chỉ huy ở khu vực này đều là những tướng sừng sỏ trận mạc nhất. Có biết bao trận đánh mà chúng ta chưa thể giành lại được Tây Nguyên và cuộc chiến tranh cứ kéo dài mãi tới 20 năm. Buôn Ma Thuột – đòn mở đầu trúng huyệt Mùa xuân năm 1975, khi hạ quyết tâm chiến lược để tổng tiến công, tổng nổi dạy ở Miền Nam, Bộ Chính trị có cuộc họp hết sức quan trọng. Tổng Bí thư Lê Duẩn nêu vấn đề: Chúng ta phải “điểm huyệt” ở đâu? Và ông đã nói: phải “điểm huyệt” Buôn Ma Thuột. Vì nếu điểm huyệt được Buôn Ma Thuột, toàn bộ miền Nam sẽ rung 1  chuyển, dẫn đến rút lui chiến lược ở Huế, Đà Nẵng, và đó là thời cơ để chúng ta thần tốc, thần tốc và thần tốc giải phóng miền Nam. Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn   
  2. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ 2011        Trong chiến dịch Tây Nguyên, để bảo đảm chắc thắng trong trận then chốt Buôn Ma Thuột, từ ngày 4/3/1975, ta đã tiến công quy mô vừa và nhỏ ở Pleiku và Kontum để nghi binh, cắt đường 19, đường 21 nối với đồng bằng khu 5, ngày 8/3 đánh chiếm Thuần Mẫn, cắt đứt đường 14 giữa Pleiku và Buôn Ma Thuột; ngày 9/3 đánh chiếm khu Đức Lập, Núi Lửa làm cho Buôn Ma Thuột bị cô lập hòan toàn. 2 giờ sáng ngày 10/3, ta tập trung một lực lượng mạnh, hiệp đồng binh chủng đánh thẳng vào Buôn Ma Thuột, mở đầu chiến dịch Tây Nguyên, cũng là mở cửa đột phá của cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975. Đến ngày 24/3, chiến dịch Tây Nguyên kết thúc, ta giải phóng toàn bộ vùng chiến lược Tây Nguyên. Cái tài tình của chiến dịch là ta đã chọn và điểm trúng huyệt trọng yếu của địch, làm vỡ thế trận ngay từ đầu, từ thất bại về chiến dịch trở thành thất bại về chiến lược. (Sưu tầm) 2  Biên tập viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn   
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2