YOMEDIA
ADSENSE
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
439
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đối với bài học này chúng ta có thể sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ cho toàn bộ bài học.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ
- Bản đồ giáo khoa. BÀI 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, PHẠM VI LÃNH THỔ (Địa lý lớp 12, ban cơ bản) Đối với bài học này chúng ta có thể sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ cho toàn bộ bài học. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này cho riêng mục 1 và 2 sẽ trực quan và có hiệu quả hơn. A- MỤC TIÊU BÀI HỌC, PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau khi học xong mục 1 và mục 2, học sinh cần: 1. Mục tiêu kiến thức. - Xác định được vị trí đị lý, hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ đất nước. 2. Kỹ năng. - Xác định được trên Bản đồ hành chính Việt Nam hoặc Bản đồ hành chính Đông Nam Á, vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam. 3. Thái độ, hành vi. - Củng cố long yêu quê hương, đất nước, sẵn sang xây dựng và bảo vệ tổ quốc. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. - Phương pháo hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ. - Phương pháo thảo luận nhóm. - Phương pháp đàm thoại gợi mở. - Phương pháp giảng giải. III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Bản đồ hành chính các nước Đông Nam Á. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bản đồ giờ các khu vực trên Trái Đất. 1
- Bản đồ giáo khoa. B- PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ. I. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VIỆT NAM. 1. Nội dung bản đồ. - Bản đồ thể hiện vị trí tiếp giáp, trụ sở chính của 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. - Vị trí tiếp giáp, đường biên giới trên đất liền với các nước láng giềng. 2. Các yếu tố toán học. - Bản đồ sử dụng phép chiều hình nón đứng đồng góc, hai cát tuyến với hai vĩ tuyến 11o và 21o Bắc. - Hệ thống kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy tại điểm cực Bắc. - Hệ thống vĩ tuyến là những đường trong đồng tâm. 3. Phương pháp thể hiện. - Bản đồ xử dụng phương pháp nền chất lượng là chủ yếu. Các đơn vị hành chính được phân biệt với nhau bằng những nền mầu khác nhau, các nền mầu cạnh nhau không qua tương phản nhau. - Ngoài phương pháp nền chất lượng, Bản đồ hành chính Việt Nam còn sử dụnh phương pháp ký hiệu, phương pháp ký hiệu tuyến tính… II. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH ĐÔNG NAM Á. 1. Nội dung bản đồ. - Bản đồ thể hiện các múi giờ trên Trái Đất. - Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15o kinh tuyến (1h) – như các múi cam. - Múi giờ số 0 bắt đầu từ múi giờ có kinh tuyến số 0 (đài thiên văn Grinuych -Anh)chạy qua chính giữa. Các múi giờ tiếp theo được đánh số theo chiều quay của Trái Đất. - Đường đổi ngày quốc tế: là đường kinh tuyến 1080, đi qua Thái Bình Dương. Nếu vượt qua kinh tuyến này theo chiều từ Tây sang Đông thì phải trừ đi một ngày, và từ Đông sang Tây thì cộng thêm một ngày. 2
- Bản đồ giáo khoa. - Trên lý thuyết, các múi giờ có hình dáng, kích thước như nhau ở mọi nơi, nhưng trên thực tế các múi giờ rất khác nhau về cả hình dạng và đọ rộng, những lãnh thổ trên cùng một múi lý thuyết có giờ khác nhau. - Trên Bản đồ cac khu vực giờ trên Trái Đất, Việt Nam nằm trong múi giờ số 7. 2. Các yếu oó toán học. - Bản đồ sử dụng phép chiếu hình trụ đứng. - Hệ thống kinh – vĩ tuyến không được biểu hiện. 3. Phương pháp thể hiện. - Sử dụng phương pháp nền chất lượng để phân biệt các khu vực giờ (múi) khác nhau trên lục địa. C- HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC TRI THỨC BẢN ĐỒ. I. Hoạt động trên lớp. * Hoạt động 1. - Tìm hiểu vị trí địa lý. - Hình thức: Cả lớp. Bước 1. GV treo Bản đồ hành chính Việt Nam và Bản đồ hành chính Đông Nam Á lên bảng. Bước 2. GV yêu cầu HS: Quan sát bản đồ trên bảng, trình bày đặc điểm vị trí địa lý nước ta theo dàn ý sau: + Vị trí so với khu vực Đông Nam Á + Các điểm cực (cực Bắc, Nam, Đông, Tây), địa điiểm, toạ độ địa lý. + Các nước tiếp giáp trên đất liền. + Các nước tiếp giáp trên biển. Chú ý: Để trả lời câu hỏi về vị trí tiếp giáp, các điểm cực của đất nước, các em nên dựa vào Bản đồ hành chính Việt Nam. Để trả lời câu hỏi về vị trí tiếp giáp trên biển, các em nên sử dụng Bản đồ hành chính Đông Nam Á. Bước 3. GV gọi một HS trả lời kết hợp chỉ trên bản đồ. Bước 4. GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 3
- Bản đồ giáo khoa. - Việt Nam năm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. - Hệ toại độ địa lý: + Cực Bắc: 23023’ B, tại Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang. + Cực Nam: 08034’ B, tại xóm Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau. + Cực Đông: 109024’Đ, tại Apachải, Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên. + Cực Tây: 1020109’Đ, tại Mũi Đôi, Vạn Hoà, Vạn Ninh, Khánh Hoà. - Việt Nam giáp Trung Quốc ở phía Bắc, phía Tây giáp Lào và Campuchia. - Việt Nam có chung đường biên giới trên biển với: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây và Thái Lan. Bước 4: GV treo Bản đồ giờ các khu vực trên Trái Đất lên bảng. Bước 5: Dựa vào Bản đồ giờ, hãy cho biết Việt Nam nằm trong múi giờ số mấy, giải thích và chỉ trên bản đồ? Chú ý: GV chỉ trên bản đồ và giải thích các ký hiệu: “+1”: Giờ sớm hơn giờ GMT. “-1”: Giờ muộn hơn giờ GMT. (giờ GMT là giờ tại kinh tuyến số 0). Dãy số ở mép trên bản đồ là thứ tự các múi giờ. Ký hiệu đồng hồ và số giờ ở mép dưới là giờ theo GMT. Giờ quốc gia= giờ GMT + múi giờ. Bước 6: Gọi một HS lên bảng trả lời. Bước 7: GV nhận xét và kết luận trên bản đồ, có giải thích và có ví dụ cụ thể. - Việt Nam nằm trong múi giờ số 7. Để HS hiểu rõ hơn có thể lấy một ví dụ như sau: Giờ GMT là 08h00, ngày 30/03/2009, hãy tính giờ Việt Nam trong cùng thời điểm? Trả lời:Giờ Việt Nam = giờ GMT + múi giờ = 08(h) + 7(múi) = 15h00 (cùng ngày). * Hoạt động 2: - Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ. - Hình thức: Nhóm. Trước khi chia nhóm, GV gọi một HS trả lời câu hỏi trong SGK: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết phạm vi lãnh thổ của mỗi nước thường bao gồm những bộ phận nào? 4
- Bản đồ giáo khoa. Trả lời: Phạm vi lãnh thổ của mỗi nước thường bao gồm ồm ba bộ phận: Vùng đất, vùng biển và vùng trời. Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ. Nhóm 1, 3: Hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1. Phiếu học tạp số 1: Dựa và bản đồ hành chính Đông Nam Á và kênh chữ trong SGK hãy hoàn thành nội dung sau: Vùng đất Việt Nam Diện tích Tiếp giáp Giáp Trung Quốc Giáp Lào Giáp Campuchia Đường bờ biển Hệ thống đảo và quần đảo Nhóm 2, 4: Hoàn thành phiếu học tập số 2 Phiếu học tập số 2: Dựa và bản đồ hành chính Đông Nam Á và kênh chữ trong SGK hãy hoàn thành nội dung sau: Vùng biển Việt Nam Diện tích Tiếp giáp Các bộ phận Nội thuỷ Lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng đặc quyền kinh tế Thềm lục địa 5
- Bản đồ giáo khoa. Bước 2: Các thành viên trong nhóm trao đổi, bổ sung và hoàn thiên nội dung. Bước 3: GV gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm, kết hợp chỉ trên bản đồ. Các thành viên khác trong nhóm bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức thông qua nội dung phản hồi phiếu học tập. Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1. Vùng đất Việt Nam Diện tích Vùng đất nổi Việt Nam có diện tích 331 212 km2 (2006) Tiếp giáp Giáp Trung Quốc Phía Bắc, đường biên giới dài 1400 km Giáp Lào Phía Tây, đường biên giới dài 2100 km Giáp Campuchia Phía Tây, đường biên giới dài 1100 km. Đường bờ biển Hình chữ S, dài 3260 km, từ Móng Cái (Quảng Ninh), đến Hà Tiên (Kiên Giang). Hệ thống đảo và quần Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, có hai quần đảo đảo lớn là qđ Trường Sa và Hoàng Sa Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2. Vùng biển Việt Nam Diện tích Vùng biển Việt Nam có tổng diện tích khoảng 1 triệu km2 Tiếp giáp Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Singapo, Inđônêxia, Thái Lan, Campuchia. Các bộ phận Nội thuỷ Tiếp giáp đất liền, phía trong đường cơ sở Lãnh hải Có chiều rộng 12 hải lý. Là đường biên giới quốc gia Vùng tiếp giáp lãnh hải Rộng 12 hải lý tính từ mép ngoài của lãnh hải 6
- Bản đồ giáo khoa. Vùng đặc quyền kinh tế Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Thềm lục địa Là phần ngầm dưới biển và long đất dưới đáy biển, thuộc phần lục địa kéo dài hoặc mở rộng, ở độ sâu 200m hoặc hơn nữa. Bước 4: GV giảng giải nhanh về vùng trời: Vùng trời là khoảng không gian bao trùm bên trên lãnh thổ (cả phần đất liền và vùng biển. Trong vùng trời Việt Nam có toàn quyền sử sụng vào mọi hoạt động). Chuyển ý: Với những đặc điểm về vị trí địa lý và lãnh thổ như trên có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên, kinh tế và xã hội của Việt Nam. Gv đi vào phần 3: Ý nghĩa của vị trí địa lý Việt Nam. 7
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn