intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Việc lạm dụng âm Hán Việt trong dịch thuật từ tiếng Trung sang tiếng Việt ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Việc lạm dụng âm Hán Việt trong dịch thuật từ tiếng Trung sang tiếng Việt ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" trình bày nghiên cứu khảo sát các vấn đề thường gặp của sinh viên năm 3, năm 4 khoa Trung Quốc học tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH). Về các vấn đề lỗi sai về việc lạm dụng âm Hán Việt thường gặp trong quá trình dịch thuật từ tiếng Trung sang tiếng Việt và ngược lại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Việc lạm dụng âm Hán Việt trong dịch thuật từ tiếng Trung sang tiếng Việt ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆC LẠM DỤNG ÂM HÁN VIỆT TRONG DỊCH THUẬT TỪ TIẾNG TRUNG SANG TIẾNG VIỆT NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Nhật Tuyền*, Huỳnh Nhược Du, Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, Dương Kiết Sương, Dương Thục Hiền Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Diễm Thúy TÓM TẮT Bài viết trình bày nghiên cứu khảo sát các vấn đề thường gặp của sinh viên năm 3, năm 4 khoa Trung Quốc học tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH). Về các vấn đề lỗi sai về việc lạm dụng âm Hán Việt thường gặp trong quá trình dịch thuật từ tiếng Trung sang tiếng Việt và ngược lại. Trên cơ sở phân tích dữ liệu từ phương pháp điều tra, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu thông qua các mẫu phiếu điều tra được thu thập từ 11 sinh viên khoa Trung Quốc học. Từ kết quả phân tích cho thấy, phần lớn sinh viên vẫn đang gặp phải lỗi sai khi lạm dụng quá nhiều từ Hán Việt trong dịch thuật khiến cho bài dịch không rõ nghĩa. Thông qua kết quả đó nhóm nghiên cứu đã kiến nghị một số phương pháp cải thiện vấn đề dịch thuật. Từ khóa: biên dịch, dịch thuật, Hán - Việt, lạm dụng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự giao lưu trên nhiều phương diện văn hóa, kinh tế và chiến tranh giữa các dân tộc ở Châu Á, chữ Hán được du nhập và phổ biến rộng rãi, không những trong phạm vi người Hán mà được một số dân tộc xung quanh đã chấp nhận chữ Hán làm văn tự của chính họ, trong số đó có người Việt, người Triều Tiên, và người Nhật. Ba dân tộc trên nói ba thứ tiếng khác nhau mà cũng không thuộc họ ngôn ngữ với tiếng Hán nhưng đã mượn chữ Hán một cách quy mô. Đối với người Việt sau 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ, tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt, tuy nhiên trong những phạm vi triết học, chính trị, và kỹ thuật được người Việt vay mượn từ tiếng Hán rất nhiều. Từ Hán Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, phần thì bổ túc cho những từ ngữ không có trong tiếng Việt, ngoài ra gia tăng ngữ nghĩa thêm tinh tế. Nhu cầu dùng từ Hán Việt càng tăng cao trong thế kỷ XX, khi người Việt dùng chữ Quốc ngữ (chữ Latin) mà không muốn mất đi vốn từ vựng chữ Hán đã quen dùng trước đó, mà cách dễ nhất là dùng chữ Quốc ngữ để phiên âm các từ được viết bằng chữ Hán. Ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán Việt như: "lập trình", "vi mạch", "cộng hòa", v.v. 2160
  2. Từ Hán - Việt là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt. Tuy nhiên, không vì vậy mà người Việt chúng ta lại lạm dụng từ Hán - Việt quá mức, đánh mất bản sắc dân tộc. 2. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU Thực hiện bài nghiên cứu khoa học chủ đề “Việc lạm dụng âm hán việt trong dịch thuật từ tiếng Trung sang tiếng Việt” cho sinh viên Khoa Trung Quốc học Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích đầu tiên là nhằm tìm hiểu, phân tích thực trạng lạm dụng quá nhiều âm hán việt trong quá trình dịch thuật gây khó hiểu. Thứ hai là mức độ cần thiết và tầm quan trọng của việc trau chuốt từ ngữ trong dịch thuật. Từ đó, giúp sinh viên hiểu thêm về ý nghĩa của việc dùng từ hợp lí, nâng cao kĩ năng dịch thuật chính xác và hiệu quả của bản thân. 3. TỪ HÁN VIỆT LÀ GÌ, PHIÊN DỊCH LÀ GÌ? Từ Hán - Việt là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán - Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt. Từ vựng tiếng Việt rất đa dạng và phong phú trong đó được phân thành hai loại chính từ thuần Việt và từ mượn. Kho tàng từ vay mượn của tiếng Việt rất phong phú, chiếm phần lớn là bộ phận vay mượn tiếng Hán hơn 70% vốn từ tiếng Việt trong đó quan trọng nhất là lớp từ Hán Việt. Theo nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học Trung Quốc , tác giả Vương Lực đã chia từ ngữ Tiếng Việt thành hai loại là “Tiếng Việt” (nguyên văn 越语)và tiếng Hán Việt (汉越语). Trong đó từ và âm của Hán - Việt được chia thành 3 loại: tiếng Hán - Việt cổ, tiếng Hán - Việt và Hán ngữ Việt hóa. Cách phân loại của tác giả Vương Lực được hầu hết các nhà ngôn ngữ học Việt Nam tán thành và tiếp nhận, chỉ điều chỉnh lại tên gọi các loại cho phù hợp. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Một ngôn ngữ chung là yếu tố cơ bản của sự hình thành quốc gia. Con người sử dụng chung một ngôn ngữ để giao tiếp , chia sẻ tương tác thông tin tạo nên nền văn minh và sự phát triển cho xã hội. Tuy nhiên mỗi quốc gia đều có nền văn minh và ngôn ngữ của chính mình vì thế giữa các quốc gia không có chung ngôn ngữ để làm công cụ giao tiếp, trao đổi. Vì vậy khi các quốc gia khác nhau muốn giao tiếp phải thông qua người thành thạo cả hai ngôn ngữ để giao tiếp trao đổi quá trình này gọi là dịch thuật. Cụ thể “Dịch thuật” là chuyển đổi và lý giải những văn bản, lời nói trong một ngôn ngữ nào đó sang ngôn ngữ mà người đọc, người nghe có thể hiểu mà không làm biến đổi ý nghĩa của ngôn ngữ gốc. Ngoài ra, “Dịch thuật” là đem thông tin từ ngôn ngữ này diễn đạt sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi thông điệp từ ngôn ngữ gốc nhưng cũng phải phù hợp với văn phong, bối cảnh của ngôn ngữ mà mình dịch ra. Dịch thuật được chia ra là hai lĩnh vực: biên dịch và phiên dịch. Nhưng trong phần nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chúng tôi chỉ nghiên cứu sâu về biên dịch. Vì thế, quá trình biên dịch gồm hai gian đoạn: giai đoạn tìm hiểu và giai đoạn biểu đạt cùng với tám phương pháp dịch chính, bao gồm: dịch tương đương, dịch cụ thể, dịch trừu tượng (biến điệu), dịch thêm 2161
  3. vào, dịch bớt đi, dịch chuyển đổi từ loại, dịch tốt xấu (thoát ý), dịch chính phản. Ngoài ra còn có phương pháp dịch câu dài, số, đại từ nhân xưng, thành ngữ. 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT Dựa trên kết quả của các phiếu điều tra đối với đối tượng là của sinh viên năm 3 và năm 4 chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc, khoa Trung Quốc học, thuộc Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên đánh giá khách quan của nhóm nghiên cứu qua các bài khảo sát, có thể nhìn nhận thực trạng lạm dụng âm Hán Việt trong dịch thuật từ Tiếng Trung sang Tiếng Việt hoặc ngược lại. Kết quả phiếu điều tra được tham gia bởi 11 sinh viên bao gồm 6 sinh viên năm ba và 5 sinh viên năm tư. Vì vậy, kết quả này có thể phản ánh cơ bản vấn đề lạm dung âm Hán Việt trong dịch thuật từ Tiếng Trung sang Tiếng Việt của sinh viên. Những sinh viên được khảo sát có 73,7% sinh viên đã học qua môn “Tiếng Trung biên phiên dịch Viết”, có 27,3% chưa từng học qua môn “Tiếng Trung biên phiên dịch Viết”. Theo khảo sát, sinh viên có kinh nghiệm trong công việc biên phiên dịch từng làm công việc liên quan đến công việc biên dịch chiếm 44,40%, sinh viên chưa có kinh nghiệm trong công việc biên phiên dịch chiếm 55,60%. Vì vậy, có thể chứng minh rằng, vấn đề lạm dụng âm Hán Việt trong dịch thuật từ Tiếng Trung sang Tiếng Việt đều dựa vào kinh nghiệm học tập và làm việc. Tỉ lệ Tỉ lệ STT Câu hỏi SL đúng Phân tích sai (%) (%) Đối với câu hỏi này, đa phần số sinh viên đều trả 1 祸不单行 11 91 9 lời đúng, nhưng vẫn có sinh viên và 1 số ít bị nhầm lẫn dẫn đến sai nghĩa của thành ngữ. Khi dịch thuật thành ngữ này, sinh viên nắm rõ ý 2 他方求食 11 100 0 nghĩa của thành ngữ nên các đáp án đều ghi nhận đúng. Thành ngữ này đối với sinh viên ngành ngôn ngữ 3 安家立业 11 100 0 Trung tương đối quen thuộc nên sinh viên không bị nhầm lẫn khi dịch thuật. Do sự tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Trung 4 不分是非 11 100 0 nên sinh viên dễ dàng hiểu rõ nghĩa của thành ngữ, không hiểu sai về mặt ngữ nghĩa. Vì thói quen đảo nghĩa trong thành ngữ nên sinh 5 佛口蛇心 11 81.81 18.19 viên dễ bị nhầm lẫn về mặt ngữ nghĩa. 6 十全十美 11 100 0 Thành ngữ này tương đối quen thuộc trong thơ văn của người Việt từ xưa đến nay, nên sinh viên 2162
  4. hiểu rõ nghĩa của từ, không bị nhầm lẫn về mặt ngữ nghĩa. Thành ngữ này khi dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt có nét tương đồng nên nhận được nhiều câu trả lời đa dạng, về mặt ngữ nghĩa đều đúng. Tuy 7 天下无双 11 90.9 9.1 nhiên, do sự phong phú của tiếng Việt nên sinh viên dễ dàng bị nhầm lẫn sang thành ngữ có nghĩa tương tự. Do sự tương đồng của tiếng Việt và tiếng Trung 8 正大光明 11 100 0 nên sinh viên không bị nhầm lẫn về mặt ngữ nghĩa của thành ngữ. Về mặt ngữ nghĩa, các câu trả lời đều đúng. Tuy 9 兄弟 11 100 0 nhiên sinh viên vẫn còn bị lạm dụng âm Hán Việt khi dịch thuật thành “huynh đệ”. Theo đáp án ghi nhận thì sinh viên vẫn còn bị lạm 10 长辈 11 72.7 27.3 dụng âm Hán Việt và hiểu sai hoàn toàn ý nghĩa của từ. Khi dịch thuật từ này, sinh viên hay sử dụng văn phong Hán Việt là “cao khảo” thay vì là “thi đại 11 高考 11 82 18 học”. Trong tiếng Việt thì “cao khảo” không có ý nghĩa. Khi dịch thuật từ này từ Tiếng Việt sang tiếng Trung, có nhiều sinh viên đã dùng âm Hán Việt để 12 Tâm sự 11 82 18 dịch nghĩa của từ khiến cho từ ngữ dịch sang Tiếng Trung không phù hợp. Về mặt ngữ nghĩa thì các câu trả lời đều đúng. 13 Báo tin 11 100 0 Tuy nhiên, sinh viên vẫn còn lạm dụng âm Hán Việt để dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Trung. Đối với câu văn này, sinh viên mắc lỗi trong dịch 我愿意原谅 thuật đó là thêm từ ngữ không hợp lý và không 14 11 82 18 你 hiểu rõ nghĩa của cả câu khiến cho đáp án bị lệch đi so với nghĩa gốc. 他是我的学 Sinh viên vẫn còn dùng từ Hán Việt khi dịch thuật 15 11 100 0 长 thay vì dùng từ thuần Việt. Khi dịch thuật sinh 2163
  5. viên dùng từ “học trưởng” thay vì từ thuần Việt là “đàn anh”. Sinh viên nhầm lẫn khi sử dụng đại từ để dịch 他已经动手 thuật từ tiếng Trung sang tiếng Việt. Đại từ “anh 16 11 82 18 做作业了 ấy” đã được dịch thành “tôi” khiến cho câu văn bị sai về mặt ngữ nghĩa. Hiện trạng sử dụng âm Hán Việt vẫn còn bị lạm 他刚刚跟我 17 11 91 9 dụng khi sinh viên dùng từ “cáo biệt” thay vì từ 说告别了 thuần Việt là “tạm biệt” 为了给爸爸 治病,他们 Sinh viên sử dụng từ “gia sản”, đây là âm Hán 18 11 73 27 家变卖了所 Việt được dùng trong văn học xưa. 有家产 Đối với câu này, sinh viên hoàn toàn nắm được 我现金有点 19 11 100 0 ngữ cảnh và nghĩa của câu nên các đáp án nhận 不足 được đều đúng. Đoạn văn có bối cảnh rõ ràng cụ thể nên sinh viên có thể dễ dàng hình dung ngữ cảnh của đoạn văn 20 Đoạn văn 11 100 0 nên hạn chế được việc bị lạm dụng âm Hán Việt hay dịch sai nghĩa của đoạn văn. Từ kết quả trên cho ta thấy rằng, khi đưa ra các câu hỏi về các từ ngữ và thành ngữ đều nhận được các đáp án có nghĩa tương đồng và gần đúng. Khi đặt ra câu hỏi “Thành ngữ "祸不单行" khi dịch từ Tiếng Trung sang Tiếng Việt là gì?” thì ghi nhận 10 trả lời đúng chiếm 90,9% và 1 câu trả lời sai, chiếm 9.1% . “Thành ngữ “他方求食” khi dịch từ Tiếng Trung sang Tiếng Việt là gì?” thì thu về được 100% đáp án chính xác, câu “Thành ngữ "不分是非" khi dịch từ Tiếng Trung sang Tiếng Việt là gì?” thì nhận được nhiều đáp án đa dạng, nhưng đạt được 100% câu trả lời đúng. Theo đánh giá chủ quan của nhóm khảo sát cho rằng khi dịch thuật thành ngữ từ Tiếng Trung sang Tiếng Việt thì sinh viên ít bị lạm dụng âm Hán Việt hơn. Đối với từ ngữ thì theo khảo sát, các câu trả lời tương đối đa dạng và dễ bị lạm dụng âm Hán Việt, khi dịch từ “长辈”, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được 4 câu trả lời khác nhau là “Trưởng bối”, “Bề trên”, “Tiền bối”, “Đàn anh/chị”. Nhóm nghiên cứu ghi nhận 2 câu trả lời là “Trưởng bối” và “Bề trên” với ý nghĩa chỉ những người thuộc lớp trước, thế hệ đi trước có mối quan hệ thân thiết với chúng ta (người thân, thông gia, hàng xóm…). 2 câu trả lời “Tiền bối” và “Đàn anh/chị” thì nhóm nghiên cứu không cho rằng đây là câu trả lời đúng với câu hỏi mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra. Vì vậy, nhóm nghiên cứu ghi nhận được 72,7% câu trả lời đúng và 27,3% câu trả lời sai. Khi dịch từ “高考” thì có nhiều đáp án bị sai hoặc lạm dụng âm Hán Việt, nhóm nghiên cứu ghi nhận được đáp án “cao đẳng”, “thi cao đẳng” và “cao 2164
  6. khảo” và 7 đáp án thuần Việt “thi đại học”. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng đối với dịch thuật từ ngữ thì sinh viên dễ dàng dịch sai nghĩa của từ và bị lạm dụng âm Hán Việt nhiều hơn so với dịch thuật thành ngữ. Đối với dịch thuật đoạn văn: “黎清海在颁奖会上强调:市委市政府清醒地认识到自己在关心和培养 本市广大教师队 伍方面的责任和作用,努力创造最好的条件,让教师队伍——教育和培养事业的 主力军可以为国家和本市做出更大的贡献。 会上,胡志明市国家大学向111名为教育事业和胡志 明 市国家大学的发展做出杰出贡献的教师颁发了奖章。”, nhóm nghiên cứu thu về được 11 đáp án với ngữ nghĩa tương đồng và các đáp án đều đúng. Theo đánh giá khách quan của nhóm nghiên cứu cho rằng, khi dịch thuật đoạn văn từ Tiếng Trung sang Tiếng Việt sinh viên ít bị lạm dụng âm Hán - Việt hơn vì đoạn văn có ngữ cảnh rõ ràng, cụ thể khiến cho sinh viên có thể nắm bắt nội dung đoạn văn để dịch thuật. 5. TỔNG KẾT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Thông qua kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế chúng ta thấy rằng, việc lạm dụng từ Hán Việt trong dịch thuật là một vấn đề khó tránh khỏi. Sau khi khảo sát 44 sinh viên năm 3 và năm 4 tại trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đa số các sinh viên đều trả lời đúng câu hỏi của nhóm nghiên cứu đưa ra, từ đó chứng tỏ rằng nhóm nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nghiên cứu của nhóm. Mục đích đầu tiên là nhằm tìm hiểu, phân tích thực trạng lạm dụng quá nhiều âm hán việt trong quá trình dịch thuật gây khó hiểu. Thứ hai là mức độ cần thiết và tầm quan trọng của việc trau chuốt từ ngữ trong dịch thuật.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại những câu trả lời sai vì hiểu sai ý nghĩa do sự tương đồng về mặt phát âm, ngữ nghĩa, cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp giữa Tiếng Việt và Tiếng Trung và ngược lại và quan trọng nhất là vấn đề lạm dụng từ Hán - Việt, âm Hán - Việt trong dịch thuật. Xuất phát từ những lỗi sai trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp khắc phục các lỗi sai như sau: Thứ nhất, học hỏi từ thầy cô, bạn học hoặc những người xung quanh chúng ta. Thầy cô sẽ đưa ra những đáp án chính xác và hay hơn. Từ đó sinh viên có thể học hỏi cách dịch thuật dó. Bạn học đôi khi vẫn bị ảnh hưởng bởi âm Hán Việt, nhưng sẽ có những câu trả lời rất sáng tạo. Đây cũng là một cơ hội giúp sinh viên củng cố vốn từ. Thứ hai, đọc sách. Sinh viên có thể dành thời gian đọc các tác phẩm văn học của Việt Nam để từ đó mở rộng vốn từ hơn, hiểu rõ cách sử dụng từ vựng, xâm nhập bối cảnh cụ thể...., đây là một phương pháp rất hiệu quả cho các bạn lựa chọn ngành dịch thuật. Đọc sách giúp chúng ta nhận diện được các từ vựng hay, thuần việt hơn mà chúng ta trước đây chưa có cơ hội tiếp xúc. Thứ ba, tập tư duy, suy nghĩ bằng Tiếng Trung. Khi phải nói về một chủ đề, nội dung nào đó sinh viên hãy tập suy nghĩ về những nội dung đó bằng Tiếng Trung. Điều này sẽ giúp cải thiện trình độ ngôn ngữ của chúng ta rất nhiều. Qua đó, cũng sẽ giúp giảm các trường hợp sinh viên chịu ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ. Do bối cảnh lịch sử đất nước Việt Nam hơn một nghìn năm bị Trung Quốc đô hộ, tuy Việt Nam luôn giữ vững tôn chỉ “Hòa nhập chứ không hòa tan”, trong quá trình đó cũng tạo nên những giá trị đặc biệt và riêng thuộc về Việt Nam nhưng việc bị ảnh hưởng bởi tiếng Hán là một việc không thể tránh khỏi. Thói 2165
  7. quen này đã ăn sâu vào nếp sống, tư duy, suy nghĩ, tiềm thức của người Việt. Việc luyện tập để có thể làm giảm số trường hợp lạm dụng từ Hán Việt trong quá trình dịch thuật, đây là một quá trình không dễ dàng. Vì vậy, việc chúng ta cần làm là hạn chế hết mức có thể việc lạm dụng từ Hán - Việt, đồng thời cố gắng hạn chế những rủi ro trong quá trình chuyển ngữ của chúng ta đến mức thấp nhất. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng dịch thuật trong lĩnh vực biên phiên dịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 赵玉兰,越汉翻译教程。北京大学出版社 2. 谭志同,祁广,谋越汉翻译教程。世界图书出版公司 3. 梁远温,日豪,实用汉越互译技巧。民族出版社 4. Bài viết Khái lược về từ Hán - Việt (2020) đăng trên trang Trường THCS Nguyễn Tuấn Thiện - Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Hương Sơn Tỉnh Hà Tĩnh. 5. Webside: http://thcsnguyentuanthien.huongson.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-chuyen- mon/khai-luoc-ve-tu-han-viet.html 6. Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử - Nxb. Chính trị Quốc gia, 2006, Tập 3. Tr. 235. 7. Hồ Chí Minh: Toàn tập - Nxb. Chính trị quốc gia, 1995, Tập 5. Tr. 299. 8. Nguyễn Sông Lam, Bình Minh (tuyển chọn) - 120 câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nxb Thanh niên, 2010, tr 102. 9. Trần Đình Việt, Trần Đương... (Sưu tầm, biên soạn) - Bông hồng của Bác. Nxb Phụ nữ, 1985. Tr.148. 10. Vương Lực 王力 ̣(1948). Hán Việt ngữ nghiên cứu 漢越語研究 đăng trên Lĩnh Nam học báo 嶺 南學報, tập san học thuật của Khoa Trung văn Đại học Lĩnh Nam, Hương Cảng tập 9, kì 1. 2166
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2