YOMEDIA
ADSENSE
Viêm hô hấp trên (J06)
3
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu "Viêm hô hấp trên (J06)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về tổng quan viêm hô hấp trên (J06); cảm thường - định nghĩa, nguyên nhân, chẩn đoán, biến chứng, điều trị, chỉ định nhập viện, phòng ngừa; viêm họng cấp - định nghĩa, nguyên nhân, chẩn đoán, biến chứng, điều trị, chỉ định nhập viện, phòng ngừa. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viêm hô hấp trên (J06)
- VIÊM HÔ HẤP TRÊN (J06) 1. TỔNG QUAN Vùng hô hấp trên được định nghĩa là đường thở tính từ thanh quản trở lên, bao gồm các bộ phận: mũi, xoang, hầu, họng và thanh quản. Hai bệnh lý đường hô hấp trên thường gặp là cảm thường và viêm họng cấp. 2. CẢM THƯỜNG 2.1. Định nghĩa - Cảm thường là tình trạng viêm cấp tính và tự giới hạn của đường hô hấp trên do virus, đặc trưng bởi: sốt, ho, đau họng, hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi. - Trẻ nhỏ hơn 06 tuổi có thể bị 06-08 đợt bệnh/năm, mỗi đợt kéo dài trung bình 14 ngày. Trẻ lớn hơn có thể bị 02-04 đợt/năm, mỗi đợt trung bình 05-07 ngày. 2.2. Nguyên nhân Gây thêm Virus Chiếm tỷ lệ Mùa bệnh khác Rhinovirus (hơn 30-50% Quanh năm, 100 serotypes) đỉnh điểm tháng 9 và tháng 3-4 RSV 5% Tháng 9- Viêm tiểu phế tháng 3 quản Influenza virus 5-15% Mùa đông, Cúm, viêm đỉnh điểm thanh quản, tháng 2 viêm phổi 20
- Parainfluenza 5% Tháng 9- Viêm thanh virus tháng 1 quản Adenovirus < 5% Tháng 9- Sốt viêm tháng 5 họng-viêm kết mạc-hạch to Enterovirus < 5% Quanh năm, Viêm màng (Echovirus, đỉnh điểm não không Coxackievirus) mùa hè nhiễm khuẩn, viêm loét miệng Coronavirus 10-15% Tháng 11- Viêm phổi, tháng 2 viêm thanh quản Human Không rõ Cuối đông, Viêm phổi, metapneumovirus đầu xuân viêm phế quản 2.3. Chẩn đoán - Chẩn đoán dựa trên lâm sàng là chủ yếu. Triệu chứng thường đỉnh điểm ở ngày thứ 3, sau đó giảm dần. - Triệu chứng gồm: + Sốt chủ yếu ở trẻ nhỏ, ít gặp ở trẻ lớn. + Nghẹt mũi. + Chảy mũi. + Đau họng. + Ho có thể kéo dài đến 02-03 tuần sau khi các triệu chứng trên đã giảm. - Chẩn đoán phân biệt: viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, dị vật ở mũi, ho gà, bất thường cấu trúc mũi, cúm, viêm họng và amydale do vi trùng. 21
- 2.4. Biến chứng Nghĩ đến khi sốt không giảm sau 03 ngày, chảy mủ tai, chảy mũi đục mủ, triệu chứng trầm trọng hơn hoặc kéo dài tới ngày 10 không giảm, xuất hiện ran ở phổi. - Viêm tai giữa. - Viêm xoang. - Viêm phổi. - Khởi phát cơn suyễn. 2.5. Điều trị Bệnh thường nhẹ và tự giới hạn, điều trị triệu chứng và hỗ trợ là chủ yếu. 2.5.1. Điều trị hỗ trợ - Uống đủ nước để loãng nhầy. - Giữ không khí đủ độ ẩm, ăn uống đồ ấm giúp cảm thấy dễ chịu. - Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý. - Có thể bổ sung thêm Vitamin C tối thiểu 200 mg/ngày. 2.5.2. Điều trị triệu chứng - Hạ sốt, giảm đau với Paracetamol hoặc Ibuprofen. - Nghẹt mũi và chảy mũi: + Ưu tiên phương pháp hỗ trợ hơn là dùng thuốc. + Nhỏ mũi hoặc xịt mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 9‰. + Nếu triệu chứng chảy mũi làm trẻ khó chịu có thể dùng thuốc kháng Histamin thế hệ 1: Chlorpheniramin, Dexchlorpheniramin, promethazin, 22
- hoặc thuốc kháng histamin thế hệ II: Loratadin, Cetirizine, Desloratadine, Fexofenadine. - Ho: + Uống đủ nước, tránh để khô niêm mạc. + Thuốc ho có nguồn gốc thảo dược có thể làm giảm mức độ và tần suất ho. + Không sử dụng thuốc ức chế ho trung ương vì nguy cơ nhiều hơn lợi ích. 2.6. Chỉ định nhập viện Chỉ định nhập viện khi có biến chứng nặng: viêm phổi nặng, viêm tai giữa nặng, viêm tai xương chũm. 2.7. Phòng ngừa - Bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc và giọt bắn. - Rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay lên mũi miệng. - Che miệng khi ho bằng khuỷu tay hoặc ho vào khăn. - Thường xuyên vệ sinh bề mặt, vật dụng hay tiếp xúc. - Chích ngừa cúm hằng năm. 3. VIÊM HỌNG CẤP 3.1. Định nghĩa Viêm họng là tình trạng viêm của niêm mạc họng, biểu hiện bằng phù nề, đỏ, xuất tiết, có thể có loét hoặc bỏng nước. Viêm họng có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, ô nhiễm, khói thuốc, hóa chất, dị ứng và cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý toàn thân như Kawasaki, Lupus, 23
- hội chứng Stevens-Johnson…Ở đây chỉ bàn về viêm họng do nguyên nhân nhiễm trùng. 3.2. Nguyên nhân Virus Vi trùng Adenovirus Streptococcus pyogenes Coronavirus (Group A streptococcus) Cytomegalovirus Arcanobacterium Epstein-Barr virus haemolyticum Enterovirus Fusobacterium necrophorum Herpes simplex virus Corynebacterium diphtheriae Human immunodeficiency virus Neisseria gonorrhoeae Human metapneumovirus Group C streptococci Influenza virus Group G streptococci Measles virus Francisella tularensis Parainfluenza virus Chlamydophila pneumoniae Respiratory syncytial virus Chlamydia trachomatis Rhinoviruses Mycoplasma pneumoniae Trong đó 2 nguyên nhân quan trọng nhất là virus chiếm 80% và Streptococcus nhóm A. 3.3. Chẩn đoán 3.3.1. Triệu chứng - Sốt. - Đau/rát họng. - Mệt mỏi. - Đau cơ. 3.3.2. Khám - Niêm mạc họng đỏ, phù nề, xuất tiết, có thể có loét. - Amydale sưng to. 24
- - Hạch cổ to, đau. Triệu chứng của viêm họng do virus và Streptococcus nhóm A thường trùng lắp, khó phân biệt trên lâm sàng. Điểm McIsaac là một công cụ tiên đoán khả năng viêm họng do Streptococcus nhóm A. Triệu chứng Điểm Điểm Khả năng viêm McIsaac họng liên cầu nhóm A Nhiệt độ > 38oC 1 0 17% Không ho 1 1 23% Hạch trước cổ 1 2 34% sưng căng Amydale to hoặc 1 3 50% xuất tiết 3-14 tuổi 1 ≥4 68% 3.3.3. Cận lâm sàng - Công thức máu. - Phản ứng CPR. - Test nhanh tìm kháng nguyên Streptococcus nhóm A. 3.4. Biến chứng - Viêm họng cấp do siêu vi có thể tạo yếu tố thuận lợi cho: + Viêm tai giữa do vi trùng. + Viêm xoang do vi trùng. - Viêm họng cấp do Streptococcus nhóm A có thể gây: + Áp-xe thành sau họng, quanh họng. + Thấp khớp cấp. + Viêm cầu thận cấp. 25
- 3.5. Điều trị Nguyên tắc: điều trị triệu chứng hoặc điều trị với kháng sinh nếu có bằng chứng nhiễm trùng. 3.5.1. Điều trị triệu chứng Giảm đau, hạ sốt với: - Paracetamol 10-15 mg/kg uống mỗi 06-08 giờ. - Ibuprofen 5-10 mg/kg uống mỗi 06-08 giờ. - Có thể dùng viên ngậm chứa Menthol, Benzocaine giúp giảm đau. 3.5.2. Kháng sinh - Viêm họng do Streptococcus nhóm A có thể tự cải thiện sau 05 ngày mà không cần điều trị. Điều trị kháng sinh giúp cải thiện sớm triệu chứng và ngăn biến chứng thấp tim, thấp khớp, tuy nhiên không ngừa được viêm cầu thận cấp. - Kháng sinh điều trị viêm họng do Streptococcus nhóm A: Thuốc Liều Thời gian Amoxicillin 50 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày 10 ngày Penicillin V 250 mg x 2 lần/ngày cho trẻ < 27 kg 10 ngày 500 mg x 2 lần/ngày cho trẻ ≥ 27 kg Bệnh nhân dị ứng Penicillin Cephalosporins Dùng khi dị ứng Penicillin nhẹ, 10 ngày không sốc phản vệ Erythromycin 40 mg/kg/ngày 10 ngày Clarithromycin 15 mg/kg/ngày chia 2 lần 10 ngày Azithromycin Ngày 1 liều 10 mg/mg 5 ngày Ngày 2-5 liều 5 mg/kg Clindamycin 20 mg/kg/ngày chia 3 lần 10 ngày 26
- - Nếu không đáp ứng Amoxicillin hoặc Penicillin V có thể dùng Amoxicillin-Clavulanate hoặc nhóm Cephalosporin. 3.6. Chỉ định nhập viện - Sốt cao không hạ được. - Biến chứng áp-xe thành sau họng, quanh họng. - Khi có biến chứng: nhập viện theo chỉ định của bệnh biến chứng. 3.7. Phòng ngừa - Thường xuyên rửa tay sạch sẽ. - Ăn uống vệ sinh. - Điều trị dự phòng nhiễm Streptococcus nhóm A cho người có tiền căn thấp khớp cấp để tránh thấp khớp thứ phát. Xem thêm bài thấp khớp cấp. 27
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn