intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm ống thận cấp (Bệnh học cơ sở)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ tập trung vào viêm ống thận cấp, một bệnh lý thận cấp tính nguy hiểm. Chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân chính gây ra bệnh, từ nhiễm trùng đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến chức năng thận. Bài học cũng sẽ mô tả các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh, và cuối cùng là hướng dẫn cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe thận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm ống thận cấp (Bệnh học cơ sở)

  1. Bài 14 VIÊM ỐNG THẬN CẤP MỤC TIÊU 1. Trình bày được các nguyên nhân chính của viêm ống thận cấp. 2. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của viêm ống thận cấp 3. Trình bày được cách hướng dẫn và giáo dục phòng bệnh cho người bệnh. NỘI DUNG I . ĐẠI CƯƠNG Viêm ống thận cấp là một hội chứng suy thận do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và đều dẫn đến tổn thương, thoái hoá ống thận. Triệu chứng đặc trưng là vô niệu và U rê huyết cao. II. NGUYÊN NHÂN 1. Ngộ độc 1.1. Thuốc - Kháng sinh (các loại Polymicin, gentamicin) - Sunfamit - Iốt cản quang để tiêm tĩnh mạch chụp X quang 1.2. Hoá chất thường dùng - Còn Mêtylic - Tetrachlorua cacbon - Thuỷ ngân, Bismut 1.3. Độc tố sinh vật - Mật cá trắm, cá mè - Mật cóc 2. Sốc 2.1. Sốc do giảm thể tích máu - Sau mổ, chấn thương - Bỏng rộng - Mất nước theo đường tiêu hoá 2.2. Sốc do nhiễm khuẩn, nhiễm độc 2.3. Sốc tim do suy tim cấp 2.4. Do tan máu - Truyền nhầm nhóm máu - Nhiễm ký sinh trùng (sốt rét) - Nhiễm khuẩn máu 3. Dị ứng (quá mẫn): Penicilin, Rifampycin, Sunfamit. III. TRIỆU CHỨNG Là bệnh cảnh của suy thận cấp thường diễn biến qua 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn khởi đầu Là giai doạn tấn công của tác nhân gây bệnh, nhanh hay chậm tuỳ theo từng nguyên nhân. 55
  2. 2. Giai đoạn đái ít - vô niệu - Lượng nước tiểu giảm dần dưới 500ml/ngày rồi vô niệu, bệnh nhân không có nước tiểu hoặc thông đái cả ngày cũng chỉ có vài giọt đến 5 - 10ml. Có hội chứng kèm tăng U rê máu: Rối loạn tiêu hoá (nôn, ỉa lỏng). - Kích thích vật vã, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp thở, nhịp tim nhanh hay chậm, huyết áp không cao hoặc cao vừa. Trong giai đoạn này làm xét nghiệm thấy: - Nước tiểu có Protein, hồng cầu, bạch cầu, U rê niệu giảm. - U rê máu tăng, Creatinin tăng, Kali máu tăng, Natri máu giảm. 3. Giai đoạn đái nhiều: Nước tiểu lúc đầu đục, sau trong, số lượng tăng dần có thể 3 - 4 lít/ngày nhưng U rê máu và Creatinin vẫn tăng và U rê niệu vẫn giảm do khả năng cô đọng của ống thận chưa hồi phục, bệnh nhân có thể chết do U rê máu cao. 4. Giai đoạn phục hồi: Nước tiểu trong, các rối loạn về sinh hoá và chức năng thận dần dần trở về bình thường: U rê máu và Creatinin máu giảm dần, bệnh nhân ngày càng cảm thấy dễ chịu và khỏi hẳn không để lại di chứng. IV. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG Bệnh diễn biến qua 4 giai đoạn như đã nêu trên. Trong quá trình đó, có thể gây biến chứng. - Phù não gây những cơn co giật. - Phù phổi cấp. - Truỵ tim mạch. Tiên lượng bệnh ngày nay nói chung là tốt nếu được điều trị sớm và hợp lý. Phương pháp lọc máu ngoài thận đã làm giảm tỷ lệ tử vong xuống rất nhiều. Nếu tiến triển tốt bệnh nhân khỏi hẳn không để lại di chứng. Tuy nhiên, chức năng thận phục hồi chậm trong vài tháng. V. ĐIỀU TRỊ Phương hướng điều trị gồm các bước sau: 1. Chế độ ăn uống - Ăn ít đạm và nhiều chất có năng lượng bằng Glucid và Lipid. - Không ăn thức ăn nhiều Kali như rau, quả. - Hạn chế muối và nước, ngày chỉ dùng 500 - 700ml nước. 2. Chống rối loạn điện giải và toan máu: bằng dung dịch Natricacbonat 1.4%. 3. Chống sốc: Truyền dung dịch đẳng trương 5% (không quá 1lít/24h), tốt nhất là đo áp lực tĩnh mạch trung tâm và theo dõi lượng nước tiểu để tính lượng dịch có thể truyền. 4. Chống vô niệu: Dùng lợi tiểu mạnh, ít độc (Furosemit, lasix). Nếu có dấu hiệu mất nước và tụt huyết áp phải bù dịch và nâng huyết áp trước khi dùng. 5. Chống bội nhiễm: Phải thận trọng khi dùng kháng sinh, đặc biệt là đối với người già. 6. Điều trị đặc hiệu: Nếu nhiễm độc kim loại nặng thì dùng BAL (nên dùng sớm trong giai đoạn đầu). 7. Lọc máu ngoài thận (lọc màng bụng, thân nhân tạo) là biện pháp tốt nhất để hạ Kali máu. 56
  3. VI – PHÒNG BỆNH - Tuyên truyền phổ biến về việc thận trọng khi sử dụng thuốc, nhất là một số thuốc giảm đau liều lượng và tính chất chưa rõ rệt. - Phòng và điều trị sốc tích cực. - Phải thận trọng khi truyền máu, phải kiểm tra, đối chiếu kỹ nhóm máu trước khi truyền. LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày nguyên nhân của viêm ống thận cấp? 2. Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của viêm ống thận cấp? 3. Trình bày nguyên tắc điều trị suy thận cấp 57
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2