Tài liệu "Viêm phế quản (J20)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhi. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Viêm phế quản (J20)
- VIÊM PHẾ QUẢN (J20)
1. ĐỊNH NGHĨA
Viêm phế quản là hội chứng lâm sàng gây ra do tình
trạng viêm cấp của khí quản và phế quản lớn.
Thường là do nhiễm virus, hiếm khi do nhiễm trùng.
2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP
2.1. Virus: nguyên nhân chủ yếu
- Thường gặp: Adenovirus, Influenza, Parainfluenza.
- Ngoài ra: RSV, Rhinovirus, Coxsackievirus, Herpes
simplex virus.
2.2. Vi trùng: rất hiếm
- Thường gặp: S.pneumonia, H.influenza, M.catarrhalis,
Clamydia pneumonia, Mycoplasma pneumonia.
2.3. Các nguyên nhân khác
- Dị ứng.
- Trào ngược dạ dày-thực quản.
- Nấm.
3. CÁCH TIẾP CẬN
3.1. Bệnh sử
- Tuổi khởi phát, thời gian khởi phát.
- Triệu chứng liên quan lúc ăn/bú.
- Triệu chứng kèm (sốt, khò khè).
33
- - Đặc trưng của ho: thời gian, các yếu tố làm giảm ho
hay kích thích khởi phát ho.
- Tiền căn:
+ Bệnh đường hô hấp, ho khò khè tái phát, ngạt, viêm
tai giữa, chậm lớn.
+ Tiền sử gia đình: suyễn, viêm phế quản, viêm xoang,
xơ hóa nang.
+ Môi trường tiếp xúc: khói thuốc, bếp củi, chất độc
hóa học, ozon.
3.2. Khám lâm sàng
- Tăng trưởng và phát triển.
- Triệu chứng về hô hấp:
+ Ran phổi, khò khè, ngón tay dùi trống.
+ Đau căng xoang, sưng nề, chảy mũi sau, viêm mũi,
viêm mũi dị ứng, polype mũi.
+ Lâm sàng cải thiện khi dùng thuốc giãn phế quản.
3.3. Cận lâm sàng: không chỉ định thường quy
- X quang phổi: khi nghi ngờ bội nhiễm hay cần chẩn
đoán phân biệt.
- Cấy đàm: khi bội nhiễm hay nghi ngờ vi trùng (không
thường gặp).
- Phân lập siêu vi thường khó, chỉ giúp ích cho mục
đích dịch tễ học.
3.4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán viêm phế quản cấp do siêu vi thường dựa
trên lâm sàng:
34
- + Hội chứng nhiễm siêu vi (sốt, ho, sổ mũi).
+ Không thở nhanh và không thở co lõm, phổi bình
thường hoặc có thể có ran ngáy ẩm to hạt.
- X quang phổi: hội chứng phế quản.
3.5. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm tiểu phế quản.
- Viêm phổi.
- Suyễn.
- Dị vật phế quản.
4. XỬ TRÍ
4.1. Chỉ định nhập cấp cứu: suy hô hấp độ 2 trở lên.
4.2. Chỉ định nhập viện: điều trị ngoại trú không cải thiện
hoặc có dấu hiệu bệnh nặng.
4.3. Điều trị ngoại trú: chủ yếu là điều trị triệu chứng
4.3.1. Điều trị triệu chứng
- Uống nhiều nước giúp thanh thải đàm nhớt dễ dàng.
- Hạ sốt: Paracetamol.
- Thuốc ho: khi bệnh nhân ho nhiều gây nôn ói, không
ăn uống được, không ngủ được. Có thể dùng các thuốc ho
thảo dược.
4.3.2. Điều trị đặc hiệu
- Kháng sinh: chỉ khi có bằng chứng nhiễm trùng.
- Thuốc dãn phế quản: khi có khò khè hay nghi ngờ
suyễn (phun khí dung Salbutamol liều 0,15 mg/kg lần, tối
thiểu 2,5 mg/lần, tối đa 5 mg/lần).
35
- 4.3.3. Theo dõi ngoại trú
- Tái khám sau 03-05 ngày nếu còn ho.
4.3.4. Dấu hiệu tái khám ngay
- Thở nhanh.
- Sốt cao khó hạ.
- Không ăn uống được, nôn ói nhiều.
- Có các dấu hiệu bệnh nặng khác.
4.3.5. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà
- Cho trẻ nghỉ ngơi.
- Làm sạch mũi.
- Uống nhiều nước.
- Không cho trẻ tiếp xúc khói thuốc lá.
- Giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát.
36