intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm phổi (J18)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Viêm phổi (J18)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, xử trí cấp cứu, điều trị ngoại trú và theo dõi bệnh nhi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm phổi (J18)

  1. VIÊM PHỔI (J18) 1. ĐẠI CƯƠNG Viêm phổi là tình trạng tổn thương nhu mô phổi. Viêm phổi bao gồm: viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy và áp-xe phổi. 2. CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP 2.1. Do vi sinh Các tác nhân thường gặp theo tuổi Sơ sinh 1-6 tháng 6-12 tháng 1-5 tuổi Hơn 5 tuổi Nhóm B Virus Virus Virus Virus Streptococcus Streptococcus Streptococcus M.pneumoniae M.pneumoniae Enteric gram pneumonia pneumonia S.pnuemoniae S.pnuemoniae âm Haemophilus Haemophilus C.pneumoniae C.pneumoniae RSV influenza influenza Staphylococcus Staphylococcus aureus aureas Moraxella Moraxella catarrhalis catarrhalis Chlamydia trachomatis Ureaplasma urealyticum Ho gà 2.2. Không do vi sinh - Hít sặc thức ăn, dịch dạ dày, chất béo, chất bay hơi, dị vật… - Miễn dịch. - Thuốc, chất phóng xạ. 43
  2. 3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Lâm sàng 3.1.1. Giai đoạn khởi phát - Nhiễm siêu vi hô hấp trên: ho, sổ mũi, sốt nhẹ, hoặc - Triệu chứng nhiễm khuẩn: sốt cao, lạnh run, nhức đầu, quấy khóc ở trẻ nhỏ. - Triệu chứng tiêu hóa: ói, biếng ăn, chướng bụng, tiêu chảy. 3.1.2. Giai đoạn toàn phát - Triệu chứng không đặc hiệu như trên. - Triệu chứng tại phổi: + Ho: lúc đầu ho khan, sau đó ho đàm, trẻ nhỏ có thể không ho. + Khò khè: thường gặp viêm phổi do siêu vi hay tác nhân không điển hình. + Đau ngực: thường trong viêm phổi có biến chứng. + Suy hô hấp: § Thở nhanh: dấu hiệu nhạy nhất. § Khó thở, thở rên, thở co kéo cơ hô hấp phụ, phập phồng cánh mũi, tím tái. 3.2. Khám - Tìm dấu hiệu nặng: tím tái, không uống được, li bì khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng nặng. - Thở nhanh: + Trẻ < 02 tháng: nhịp thở ≥ 60 lần/phút. + Trẻ 02 tháng đến < 12 tháng: nhịp thở ≥ 50 lần/phút. 44
  3. + Trẻ 12 tháng đến < 05 tuổi: nhịp thở ≥ 40 lần/phút. + Trẻ ≥ 05 tuổi: nhịp thở ≥ 30 lần/phút. - Tăng công hô hấp: co lõm ngực, phập phồng cánh mũi, thở rên, đầu gật gù. - Nghe phổi: ran nổ, ran ẩm, rì rào phế nang giảm, âm thổi ống, rung thanh tăng… - Chú ý những triệu chứng ngoài phổi gợi ý tác nhân: nhọt da, viêm cơ, viêm xoang, viêm tai giữa… 3.3. Cận lâm sàng - Huyết đồ, CRP: gợi ý tác nhân gây viêm phổi do vi trùng hay virus. - X quang ngực thẳng: không làm thường quy. Chỉ định khi: + Viêm phổi nặng. + Viêm phổi cần nhập viện. + Tiền căn viêm phổi tái phát. + Loại trừ viêm phổi (trẻ từ 03-36 tháng) có sốt ≥ 39oC kèm bạch cầu tăng (> 20.000/mm3), trẻ lớn (< 10 tuổi) có sốt > 38oC và bạch cầu > 15.000/mm3. + Loại trừ nguyên nhân khác gây suy hô hấp: dị vật, suy tim, hít… 45
  4. 3.4. Chẩn đoán xác định - Khi có triệu chứng nhiễm trùng hô hấp: sốt, ho, thở nhanh, co lõm ngực, thở rên, phập phồng cánh mũi và dấu hiệu thiếu oxy máu. - Khám phổi bất thường kèm tổn thương trên X quang phổi. - WHO sử dụng nhịp thở nhanh là tiêu chuẩn duy nhất để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ bị ho hoặc khó thở ở các nước đang phát triển có tỷ lệ viêm phổi cao. 3.5. Phân độ nặng Viêm phổi nhẹ Viêm phổi nặng Nhiệt độ < 38,5oC Nhiệt độ ≥ 38,5oC Khó thở nhẹ hoặc không khó thở Khó thở trung bình-nặng Tăng nhịp thở nhưng ít hơn Nhịp thở > 70 lần/phút ở nhũ ngưỡng khó thở trung bình-nặng nhi, > 50 lần/phút ở trẻ lớn Co lõm ngực nhẹ hoặc không co Co lõm ngực trung bình-nặng lõm Thở rên Không thở rên Phập phồng cánh mũi Không phập phồng cánh mũi Ngưng thở Không ngưng thở Thở nông nhiều Thở nông nhẹ Tím tái Màu da bình thường Tri giác thay đổi Tri giác bình thường Không ăn hoặc mất nước Ăn bình thường, không ói Nhịp tim tăng Nhịp tim bình thường Thời gian phục hồi da ≥ 2 giây Thời gian phục hồi da < 2 giây SpO2 < 92% SpO2 ≥ 92% Chẩn đoán phân biệt: suyễn, dị vật đường thở, bệnh phổi bẩm sinh, suy tim, tim bẩm sinh, bệnh cơ tim, bệnh chuyển hóa... 46
  5. 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập cấp cứu Suy hô hấp độ 2 trở lên. 4.2. Chỉ định nhập viện - Trẻ nhỏ hơn 02 tháng. - Vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc. - Viêm phổi nặng. - Viêm phổi có biến chứng. - Có bệnh kèm theo: tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, rối loạn nhận thức, đột biến gen. - Nghi ngờ hoặc xác định viêm phổi do vi khuẩn có độc lực mạnh như: S.aureus hoặc Streptococcus nhóm A. - Điều trị ngoại trú thất bại: tình trạng không cải thiện hoặc nặng hơn sau 48-72 giờ. - Nhà xa hoặc không có điều kiện theo dõi. 4.3. Điều trị ngoại trú 4.3.1. Nguyên tắc điều trị - Đánh giá đúng mức độ nặng nhẹ của bệnh. - Dùng kháng sinh phù hợp (dựa vào lâm sàng, lứa tuổi). - Đánh giá tình trạng lâm sàng sau 48 đến 96 giờ điều trị. 47
  6. 4.3.2. Lựa chọn kháng sinh Lứa tuổi Kháng sinh 2 tháng-5 Ưu tiên: tuổi - Amoxicillin 90 mg/kg chia 3 lần (tối đa 4 g), 07-10 ngày Nếu bệnh nhân dị ứng Penicillin hoặc Beta lactam. - Azithromycin Ngày 1: 10 mg/kg/ngày Ngày 2 đến ngày 5: 5 mg/kg/ngày - Clarithromycin 15 mg/kg/ngày chia 2 lần (tối đa 1 g/ngày), 7-10 ngày - Cefuroxime 30 mg/kg/ngày chia 2 lần, 7-10 ngày 5 tuổi-16 - Azithromycin tuổi Ngày 1: 10 mg/kg/ngày (tối đa 500 mg/ngày) Ngày 2 đến ngày 5: 5 mg/kg/ngày (tối đa 250 mg/ngày) 4.4. Điều trị triệu chứng - Hạ sốt. - Thuốc giảm ho: siro nguồn gốc thảo dược, tránh dùng thuốc ho có chứa codein cho trẻ dưới 6 tuổi. 5. TÁI KHÁM - Theo hẹn: sau 02 ngày. - Dấu hiệu tái khám ngay: khi bé có một trong những dấu hiệu sau: tím tái, li bì, bỏ bú hoặc không uống được, khó đánh thức, thở mệt hơn, bệnh nặng hơn. 6. CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI TẠI NHÀ - Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. - Cho trẻ uống nhiều nước. 48
  7. - Tiếp tục cho bé bú ăn như bình thường. - Theo dõi các dấu hiệu cần tái khám ngay. 7. PHÒNG NGỪA - Tiêm chủng theo lịch. - Rửa tay thường xuyên. - Tránh khói thuốc lá. 49
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2