YOMEDIA
ADSENSE
Việt Nam giàu năng lượng biển
82
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nước ta có bờ biển dài trên 3.200 km, đứng thứ 32 trong tổng số 156 quốc gia có biển. Do đó nước ta có tiềm năng năng lượng biển rất lớn, đặc biệt phải kể đến hai nguồn năng lượng khả quan nhất đó là gió và sóng. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu " Việt Nam giàu năng lượng biển". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Việt Nam giàu năng lượng biển
- Việt Nam giàu năng lượng biển Viết bởi Tamnhin.net Thứ tư, 01 Tháng 2 2012 14:46 Nước ta có bờ biển dài trên 3.200 km, đứng thứ 32 trong tổng số 156 quốc gia có biển. Do đó nước ta có tiềm năng năng lượng biển rất lớn, đặc biệt phải kể đến hai nguồn năng lượng khả quan nhất đó là gió và sóng. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu, Tư vấn Môi trường biển thuộc Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là chuyên gia lão luyện về động lực học biển ở nước ta. Ông đã dành cho phóng viên cuộc phỏng vấn ngắn về tiềm năng năng lượng biển ở Việt Nam. Nước ta có bờ biển dài trên 3.200 km, đứng thứ 32 trong tổng số 156 quốc gia có biển. Nhưng liệu tiềm năng năng lượng biển của Việt Nam có tương xứng với chiều dài không và hành trình nghiên cứu khai thác nguồn lợi đó đã tiến đến đâu, thưa Tiến sĩ? Chúng tôi vừa thực hiện xong đề tài cấp nhà nước về nghiên cứu các nguồn năng lượng, chủ yếu là đề xuất các giải pháp trên vùng biển Việt Nam. Đó là đề tài mang mã số KC. 09.19/0610 “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng các nguồn năng lượng biển chủ yếu và đề xuất các giải pháp khai thác”. Như chúng ta đã biết, mặc dù trước đây chúng ta vẫn được coi là một nước có nguồn năng lượng rất lớn như than, dầu. Nhưng đến nay ta đã biết là các nguồn này đã cạn kiệt, chúng ta vừa phải nhập than của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cho nên đề tài của chúng tôi có mục tiêu chính là tìm ra nguồn năng lượng mới có khả năng tái tạo, không gây ô nhiễm không khí rồi đề ra các biện pháp khai thác. Nói về năng lượng biển thì tất cả các nguồn năng lượng tái tạo như là gió, sóng, thủy triều, dòng chảy và năng lượng nhiệt biển, kể cả năng lượng bức xạ trên biển, đều là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Nhưng do thời gian và kinh phí có hạn nên chúng tôi tập trung vào các nguồn năng lượng biển chính là năng lượng gió trên biển, năng lượng sóng trên biển và năng lượng bức xạ trên biển. Ở trên biển thì năng lượng gió có tiềm năng rất lớn so với năng lượng gió trên đất liền. Nếu biết khai thác gió trên biển thì chúng ta sẽ có một nguồn năng lượng dồi dào hơn rất nhiều so với trên đất liền.
- Chúng ta cũng biết, gió sinh ra sóng. Hai nguồn năng lượng này có sự tương quan với nhau. Vùng nào có nguồn năng lượng gió mạnh thì chắc chắn sóng sẽ mạnh. Tuy nhiên, công nghệ khai thác năng lượng gió và năng lượng sóng khác nhau. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy có hai nguồn năng lượng khả quan nhất đối với chúng ta. Thứ nhất là năng lượng gió, thứ hai là năng lượng sóng. Năng lượng gió có thế mạnh là đã được nghiên cứu khá lâu đời. Công nghệ của nó phát triển rất mạnh, tuốc bin gió đã có các loại thế hệ ba và công suất tới 20 MW, rất lớn. Trong khi năng lượng sóng mới phát triển nhưng sóng có tiềm năng rất lớn. Đặc biệt, chúng ta có vùng bờ biển rất dài, cho nên cả hai nguồn năng lượng đấy là hai nguồn năng lượng chính. Mỗi nguồn năng lượng có một thế mạnh nhưng trước mắt theo chúng chúng tôi đánh giá thì có lẽ chúng ta sẽ khai thác nguồn năng lượng gió trước, xong rồi mới đến năng lượng sóng. Khai thác các nguồn năng lượng truyền thống, chúng ta gây ô nhiễm rất lớn đối với môi trường. Năng lượng tái tạo chẳng phải hoàn toàn không gây ô nhiễm mà là gây ô nhiễm rất ít đối với không khí và biển. Xin Tiến sĩ cho biết cụ thể hơn ưu thế về năng lượng biển ở từng khu vực của nước ta? Sau khi nghiên cứu, tiến hành đo đạc hiện trường rồi tính toán, chúng tôi xây dựng bản đồ và chúng tôi phát hiện hai vùng có tiềm năng năng lượng sóng, gió lớn nhất là vùng giữa Vịnh Bắc Bộ, ví dụ đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ. Vùng lớn hơn nữa là ngoài khơi của Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận). Theo tiêu chí đánh giá năng lượng của Tổ chức Khí tượng thế giới, Vịnh Bắc Bộ được coi là vùng có năng lượng gió tốt, còn vùng ven bờ Nam Trung Bộ thì được xếp hạng rất tốt. Tiềm năng sóng cũng tương tự như vậy. Nếu khai thác năng lượng gió biển ở Việt Nam thì chắc chắn phải xây dựng trang trại năng lượng gió ở hai vùng đấy. Trang trại khai thác gió Nhưng nên khai thác ở bờ biển Nam Trung Bộ trước. Bởi vì gió ở trên biển mạnh hơn nhưng muốn làm được một cái chân đế có máy phát điện bằng sức
- gió thì việc xây dựng ở dưới biển tốn kém hơn nhiều so với trên đất liền. Cho nên vùng ven bờ Nam Trung Bộ chắc chắn sẽ được khai thác đầu tiên. Về năng lượng thủy triều thì chúng ta có hai vùng khả quan. Thứ nhất là Quảng Ninh, có thủy triều lên đến 4 mét. Thứ hai là ở Đồng bằng Nam Bộ, thủy triều vào khoảng 3 mét. Nhưng thực ra thủy triều 3 hoặc 4 mét nước thì cũng không tự tạo ra dòng điện để đưa vào lưới điện được mà còn cần những yếu tố khác nữa. Chúng tôi cho rằng ở Việt Nam năng lượng thủy triều nên được khai thác dưới dạng cục bộ, ví dụ những nhà máy năng lượng nhỏ để phục vụ cho từng đảo. Chúng ta chưa thể sớm khai thác năng lượng thủy triều ở quy mô công nghiệp. Tiến sĩ và các cộng sự đã áp dụng phương pháp gì để nghiên cứu tiềm năng năng lượng biển ở Việt Nam, kết quả đạt được như thế nào? Về phương pháp thực hiện đề tài thì chúng tôi có nguyên lý nghiên cứu cơ bản, tức chúng tôi đo đạc, thực nghiệm, sau đó tính toán và kết quả cuối cùng là đánh giá tiềm năng thể hiện trong các tập bàn đồ. Ví dụ, tập bản đồ tiềm năng năng lượng gió, năng lượng sóng, năng lượng bức xạ, năng lượng thủy triều trên biển. Công việc của chúng tôi rất tỉ mỉ. Chẳng hạn, gió biến đổi ở độ cao khác nhau cho nên muốn nghiên cứu được năng lượng gió thì chúng tôi phải đo ở các tầng khác nhau. Kể cả sóng cũng như vậy, chúng tôi phải đi đo sóng trong các mùa khác nhau thì mới có kết quả chính xác. Từ góc độ số liệu đo được chúng tôi đã điều chỉnh các mô hình tính toán và chúng tôi thu thập các chế độ gió trong mạng lưới khí tượng toàn cầu. Từ đấy chúng tôi đã tính toán, xây dựng các tập bản đồ tiềm năng năng lượng gió, tiềm năng năng lượng sóng, năng lượng thủy triều ở trên Biển Đông và đặc biệt là chi tiết ven bờ Việt Nam. Chúng tôi mới thực hiện được các nghiên cứu cơ bản, đưa ra tập bản đồ tiềm năng, đánh giá các vùng có tiềm năng lớn nhất, còn đến khi khai thác thì chúng ta phải có những nghiên cứu chi tiết hơn. Mặc dầu vậy công việc của chúng tôi rất quan trọng vì những nhà đầu tư khi muốn xây dựng các trạm tạo năng lượng từ gió thì sẽ phải tham khảo các bản đồ của chúng tôi để biết được vùng nào là có tiềm năng nhất.
- Về công nghệ khai thác thì chúng ta đang áp dụng công nghệ nước ngoài, thí dụ Đức là nước sản xuất tua bin rất mạnh. Các thiết bị của chúng ta đều nhập từ Đức. Theo tôi nghĩ thì hiện giờ đã có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu của chúng tôi rồi. Bởi vì năng lượng gió trên biển bao gồm cả bờ biển cho đến trên mặt biển, nhất là hiện giờ ở bờ biển Nam Trung Bộ đã có trang trại khai thác, khai thác năng lượng gió rất lớn và những trang trại ấy nằm trên bờ biển. Cho nên các nhà đầu tư ngay từ bây giờ đã có thể ứng dụng được các tài liệu của chúng tôi. Còn năng lượng sóng biển thì cần một thời gian nữa, khoảng 10 năm, may ra chúng ta mới có thể có được các trang trại khai thác sóng tương tự như trang trại khai thác gió hiện nay. Tôi cho là việc áp dụng mỗi một công nghệ mới đòi hỏi sự quá độ cũng như nhận thức của các nhà quản lý, nhân dân và các nhà khoa học và các công trình nghiên cứu như của chúng tôi. Thế nên tôi cho rằng sự phát triển của chúng ta cũng phù hợp với lịch sử. Hiện giờ chúng ta có một số trang trại khai thác gió đã được nối mạng và đã đưa nguồn năng lượng đó vào lưới điện quốc gia. Việt Nam (VN) cần sớm thức tỉnh trước nguồn năng lượng xanh khổng lồ trên một triệu kilomet vuông biển, với công suất thương mại có thể gấp hàng trăm lần tổng nhu cầu công suất điện cả nước vào năm 2020. Các nguồn điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng biển ở VN có thể đạt tới hàng triệu kw, đồng thời còn hạn chế được các thiên tai trên biển. Tại các vùng hải đảo, hệ thống năng lượng biển còn giúp giám sát chủ quyền quốc gia. VN đã và đang triển khai tại vùng ven biển các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh với công suất gần 500 megawatt (MW)/20km2. Nếu nhân rộng ra hàng trăm nghìn kilomet vuông biển nông, riêng nguồn phong điện trên biển, có thể thu được hàng ngàn gigawatt (GW) điện, mỗi GW tương đương 1.000 MW. Tính toán sơ bộ cho thấy, chỉ cần khai thác 10% diện tích biển nông, chúng ta cũng đã có thể đạt được công suất phong điện gấp 100 lần nhà máy thủy điện Sơn La (công suất thủy điện Sơn La là 3.600 MW). Phát biểu tại hội thảo kinh tế xanh diễn ra ở tỉnh Quảng Ninh sáng 46, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Bùi Cách Tuyến cho hay, chỉ riêng nguồn
- năng lượng gió ở các vùng đảo xa VN đã là 2.7004.500 kwh/m2/năm, trong khi ở vùng ven biển là 1.7004.200 kwh/m2/năm. Phát triển phong điện trên biển và các năng lượng khác sẽ làm gia tăng giá trị từng kilomet vuông biển, song hành cùng các ngành kinh tế biển truyền thống như hàng hải, đánh bắt hải sản. Và khi phát triển các dạng năng lượng xanh mới trên biển sẽ tạo ra những không giandiện mạo sinh tồn mới, nhiều việc làm xanh mới. Đủng đỉnh Đáng tiếc, tốc độ đầu tư và khai thác nguồn năng lượng sạch vô tận này vẫn khá chậm so với những gì thế giới đang làm và so với tiềm năng của đất nước. Một trong những dấu hiệu điển hình là VN còn khá đủng đỉnh trong việc xem xét có nên gia nhập Nhóm Quốc tế về Năng lượng Đại dương (OES). OES được Ủy ban Năng lượng Quốc tế (IEA) thành lập năm 2001, có nhiệm vụ hỗ trợ, chuyển giao, thúc đẩy hợp tác quốc tế về các dự án điện biển cho các quốc gia có biển. Đến nay, OES đã có 20 quốc gia thành viên. Kể từ khi OES ra đời, việc đầu tư nghiên cứu các công nghệ khai thác năng lượng biển có nhiều tiến bộ vượt bậc. Thế kỷ 20, mới có một mô hình năng lượng biển cạnh tranh thành công, nhà máy điện thủy triều ở Rance (Pháp) năm 1967 công suất 240 megawatt (MW). Nhưng chỉ sau một thập niên đầu tiên của Thế kỷ 21, sau khi OES thành lập, đã có một dự án mang tên Sihwa của Hàn Quốc, năm 2011, với công suất 254 megawatt (MW), bằng 1/5 công suất nhà máy thủy điện Hòa Bình của VN. Mới đây nhất, tháng 42012, một công viên phong điện khác đi vào hoạt động như Walney của Anh Quốc công suất 367 MW. Cùng lúc, các dự án cỡ vài GW cũng đang được triển khai trên nhiều vùng đại dương. Dựa vào ưu tế của OES, Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand đều đặt mục tiêu, đến năm 2020, đưa tỷ lệ đóng góp của điện biển lên mức cao hơn rất nhiều lần so với chỉ tiêu của VN. OES giúp công nghệ điện biển liên tục được thương mại hóa với suất đầu tư/kw giảm nhanh, trở nên ngày càng cạnh tranh so với các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu khí, thủy điện, hạt nhân. Theo OES, đến năm 2050, ngành năng lượng đại dương thế giới sẽ tạo 160.000 việc làm, sản xuất ra 748 GW điện, giảm phát thải 5,2 tỷ tấn khí gây hiệu ứng nhà kính CO2 .
- Vậy mà, khi được mời tham gia OES, VN lại cho biết đang nghiên cứu lời mời. Đã đến lúc VN cần sớm tham gia các tổ chức quốc tế để có thể triển khai hiệu quả một chiến lược năng lượng xanh trên biển, làm cho ước mơ “rừng vàng, biển bạc” thành hiện thực. Nguồn năng lượng sạch khổng lồ trên biển Việt Nam 18/07/2012 09:46:59 Tương lai không xa, với việc làm chủ về công nghệ và năng lực vận hành khai thác, bờ biển và các vùng hải đảo của Việt Nam sẽ hình thành các cánh đồng điện gió và năng lượng mặt trời rộng lớn. Nguồn năng lượng khổng lồ này giúp Việt Nam đủ sử dụng cho nhu cầu trong nước, tiến tới xuất khẩu năng lượng hàng đầu khu vực ASEAN. Việt Nam có thể khai thác được nguồn năng lượng sạch từ biển khơi Nguồn năng lượng khổng lồ từ biển Tiến sĩ, kỹ sư Trần Văn Bình, một trí thức kiều bào có 12 năm làm việc tại Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt quốc gia DEMINEX/VEBA OIL (Đức) dẫn một khảo sát của Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá, Việt Nam có thể khai thác được nguồn năng lượng sạch từ biển khơi, nhiều gấp hơn 200 lần sản lượng điện nhà máy thủy điện Sơn La đang khai thác và gấp 10 lần tổng công suất điện dự báo của EVN cho toàn quốc vào năm 2020. Theo Tiến sĩ Bình, Nhà nước và Chính phủ nên tích cực hơn trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc ra đời các Hiệp hội chuyên ngành, như Hiệp hội Năng lượng Tái tạo Việt Nam. "Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chính những tổ chức của cộng đồng này sẽ làm tốt công việc tư vấn, đề xuất và góp ý về khung pháp lý cho ngành năng lượng tái tạo và xa hơn nữa tiến tới xây dựng hoàn chỉnh Bộ luật Năng lượng Tái tạo Việt Nam”. Ông cũng kiến nghị, chính phủ Việt Nam có chính sách hỗ trợ, nâng đỡ, trợ giá, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho những dự án (hiện vẫn còn nằm trên bảng vẽ) mau chóng trở thành hiện thực, để mục tiêu về một nền kinh tế hướng ra biển có khả năng đạt được như mong muốn, (sử dụng khoảng 11% năng lượng tái tạo vào năm 2050). Nhiều dự án năng lượng ven biển và ngoài khơi Đan Mạch là nước đứng đầu quan tâm tới các dự án "tăng trưởng xanh” tại Việt Nam, với khoảng 135 triệu USD vốn ODA viện trợ cho Việt Nam trong năm
- 2011 – 2012. Tiếp theo là Hoa Kỳ, với cam kết cấp tín dụng (khoảng 1 tỷ USD) từ Eximbank để đầu tư phát triển điện gió tại Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang cho giai đoạn 2011 – 2015. Việt Nam và Đức cũng ký một hiệp định tài chính trị giá 450 triệu Euro, trong đó có lĩnh vực môi trường. Các doanh nghiệp Đức cũng đánh giá nhiều tiềm năng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. "Dự án tổng thể năng lượng sạch và chiếu sáng quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK” là dự án trọng điểm quốc gia, bao gồm 6 hạng mục, được triển khai với quy mô lớn, trải dài trên 48 đảo và nhà dàn thuộc quần đảo Trường Sa – Việt Nam. Hiện dự án đã triển khai lắp đặt hơn 5.700 tấm pin năng lượng mặt trời, hơn 120 quạt gió, hơn 4.000 bình ắc quy, gần 1.000 bộ đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời chiếu sáng sân đường và tường kè... Ước tính, hệ thống đã cung cấp tổng năng lượng hơn 5.167Kwh/ngày (khoảng 155.000Kwh/tháng) cho toàn quần đảo Trường Sa. Theo Bộ Tư lệnh Hải quân, việc vận chuyển, lắp đặt thiết bị trong môi trường khắc nghiệt tại đảo xa là một trong những thử thách lớn đối với cán bộ, chiến sĩ hải quân. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và Solar BK hỗ trợ vốn và triển khai lắp đặt vận hành, chuyển giao công nghệ sử dụng cho các cán bộ kỹ thuật tại các đảo. Khi đi vào hoạt động, dự án không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng 24/24 giờ phục vụ chiến đấu và sinh hoạt cho quân và dân Trường Sa, mà còn góp phần quan trọng trong việc giảm phát thải CO2. Tiến sĩ Trần Văn Bình cho biết, tính tới cuối năm 2011, Việt Nam có khoảng 37 đề án do 31 nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành năng lượng. Trong số đó nhiều nhất là tại ven biển Bình Thuận và Ninh Thuận, tuy nhiên hiện mới chỉ có duy nhất một dự án tại huyện Tuy Phong của Bình Thuận được đưa vào hoạt động. Các dự án khác vẫn nằm trên bảng vẽ hoặc mới chỉ vừa dựng xong cột quan trắc. Năng lượng tái tạo từ biển > Nhiều hoạt động trong Tuần lễ biển và hải đảo TP Dựa vào Chiến lược Biển VN đến năm 2020, năng lượng biển đúng là đang bắt đầu được triển khai. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng nhiều nước đầu tư mạnh cho năng lượng biển, hoạt động triển khai ở nước ta vẫn chưa được tiến hành hệ thống.
- Theo TS. Dư Văn Toán (Viện Nghiên cứu Quản lý Biển & Hải đảo, Tổng cục Biển& Hải đảo Việt Nam), đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa có cơ quan đầu mối trong việc lập quy hoạch chiến lược phát triển năng lượng biển. Sự thật là, hiện tại, phát triển năng lượng biển ở VN mới chỉ ở giai đoạn sơ khai. Hầu như cái gì chúng ta cũng có nghiên cứu nhưng lại chỉ có một vài thông số cơ bản. Chẳng hạn, chúng ta có mấy thông số về mật độ của các dạng năng lượng biển. Tuy nhiên, các thông số để có những ứng dụng cụ thể phát điện trên biển thì lại chưa có. Nhiều cái “chưa” đáng chú ý khác nữa như chưa thực hiện quy hoạch, phân vùng năng lượng biển; chưa làm các cơ chế chính sách đặc thù của VN với năng lượng biển. Các nghiên cứu mới chỉ thực hiện ở mức đủ để được nghiệm thu, thông qua. Nhưng từ các đề tài khoa học công nghệ ấy, chưa thấy có triển khai ứng dụng, lắp đặt thiết bị phát điện nào đáng kể. Nghiên cứu, khai thác và sử dụng các dạng năng lượng tái tạo ở nước ta gần 30 năm qua chủ yếu tập trung vào thủy điện. Các dạng năng lượng khác chưa nghiên cứu đánh giá tiềm năng đầy đủ, cũng như chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, đầu tư đúng mức. Thờ ơ và chậm chạp với năng lượng tái tạo trong nghiên cứu có một phần nguyên nhân không nhỏ là không có động lực từ thị trường, không có cả dự án đặt hàng từ các nhà vạch chính sách, từ các nhà kinh doanh. Kế hoạch phát triển điện đến năm 2020 là ví dụ. Thật khó giải thích sự thờ ơ này của các nhà lập kế hoạch, các nhà đầu tư, cho dù các số liệu cụ thể về tiềm năng năng lượng tái tạo ở VN chưa được rõ ràng như ở nhiều nước. Dù chưa đến mức tường minh, các nghiên cứu ban đầu về năng lượng tái tạo VN cũng đủ để khiến những ai lo cho an ninh năng lượng của đất nước phải quan tâm. Tuần lễ Biển và Hải đảo năm 2012 sẽ diễn ra tại TP Vũng Tàu từ ngày 56 đến hết ngày 106 với tổng kinh phí khoảng 3,3 tỷ đồng. Trong khuôn khổ “Tuần lễ biển đảo Việt Nam”, sẽ có nhiều hoạt động như: Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Diễn đàn Thương hiệu Biển lần IV với chủ đề “Tiềm năng kinh tế sinh thái môi trường các đảo, quần đảo Việt Nam”, Diễn đàn Kinh tế biển Việt Nam lần III… Ngoài ra, từ 1 đến 86, tại đây cũng diễn ra Hội chợ “Kinh tế biển Việt Nam năm 2012” và triển lãm “Tiềm năng kinh tế và chủ quyền biển, đảo Việt Nam”.
- Đặc biệt, tối 86 sẽ có chương trình giao lưu nghệ thuật về biển đảo với chủ đề “Việt Nam mạnh về biển, làm giàu từ biển” được truyền hình trực tiếp trên VTV. Năng lượng biển của Việt Nam nhiều hay ít? Xem tin gốc Tamnhin.net 9 tháng trước 177 lýợt xem (Tamnhin.net) Nước ta có bờ biển dài trên 3.200 km, đứng thứ 32 trong tổng số 156 quốc gia có biển. Do đó nước ta có tiềm năng năng lượng biển rất lớn, đặc biệt phải kể đến hai nguồn năng lượng khả quan nhất đó là gió và sóng. Facebook Twitter 0 bình ch ọn Viết bình luận Lưu bài này Để trả lời câu hỏi này PV đã phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu, Tư vấn Môi trường biển thuộc Viện Cơ học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ông là chuyên gia lão luyện về động lực học biển ở nước ta. Nước ta có bờ biển dài trên 3.200 km, đứng thứ 32 trong tổng số 156 quốc gia có biển. Nhưng liệu tiềm năng năng lượng biển của Việt Nam có tương xứng với chiều dài không và hành trình nghiên cứu khai thác nguồn lợi đó đã tiến đến đâu, thưa Tiến sĩ? Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng (TS NMH): Chúng tôi vừa thực hiện xong đề tài cấp nhà nước về nghiên cứu các nguồn năng lượng, chủ yếu là đề xuất các giải pháp trên vùng biển Việt Nam. Đó là đề tài mang mã số KC. 09.19/0610 “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng các nguồn năng lượng biển chủ yếu và đề xuất các giải pháp khai thác”. Như chúng ta đã biết, mặc dù trước đây chúng ta vẫn được coi là một nước có nguồn năng lượng rất lớn như than, dầu. Nhưng đến nay ta đã biết là các nguồn này đã cạn kiệt, chúng ta vừa phải nhập than của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cho nên đề tài của chúng tôi có mục tiêu
- chính là tìm ra nguồn năng lượng mới có khả năng tái tạo, không gây ô nhiễm không khí rồi đề ra các biện pháp khai thác. Nói về năng lượng biển thì tất cả các nguồn năng lượng tái tạo như là gió, sóng, thủy triều, dòng chảy và năng lượng nhiệt biển, kể cả năng lượng bức xạ trên biển, đều là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. Nhưng do thời gian và kinh phí có hạn nên chúng tôi tập trung vào các nguồn năng lượng biển chính là năng lượng gió trên biển, năng lượng sóng trên biển và năng lượng bức xạ trên biển. Ở trên biển thì năng lượng gió có tiềm năng rất lớn so với năng lượng gió trên đất liền. Nếu biết khai thác gió trên biển thì chúng ta sẽ có một nguồn năng lượng dồi dào hơn rất nhiều so với trên đất liền. Chúng ta cũng biết, gió sinh ra sóng. Hai nguồn năng lượng này có sự tương quan với nhau. Vùng nào có nguồn năng lượng gió mạnh thì chắc chắn sóng sẽ mạnh. Tuy nhiên, công nghệ khai thác năng lượng gió và năng lượng sóng khác nhau. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy có hai nguồn năng lượng khả quan nhất đối với chúng ta. Thứ nhất là năng lượng gió, thứ hai là năng lượng sóng. Năng lượng gió có thế mạnh là đã được nghiên cứu khá lâu đời. Công nghệ của nó phát triển rất mạnh, tuốc bin gió đã có các loại thế hệ ba và công suất tới 20 MW, rất lớn. Trong khi năng lượng sóng mới phát triển nhưng sóng có tiềm năng rất lớn. Đặc biệt, chúng ta có vùng bờ biển rất dài, cho nên cả hai nguồn năng lượng đấy là hai nguồn năng lượng chính. Mỗi nguồn năng lượng có một thế mạnh nhưng trước mắt theo chúng chúng tôi đánh giá thì có lẽ chúng ta sẽ khai thác nguồn năng lượng gió trước, xong rồi mới đến năng lượng sóng.
- Khai thác các nguồn năng lượng truyền thống, chúng ta gây ô nhiễm rất lớn đối với môi trường. Năng lượng tái tạo chẳng phải hoàn toàn không gây ô nhiễm mà là gây ô nhiễm rất ít đối với không khí và biển. Xin Tiến sĩ cho biết cụ thể hơn ưu thế về năng lượng biển ở từng khu vực của nước ta? Sau khi nghiên cứu, tiến hành đo đạc hiện trường rồi tính toán, chúng tôi xây dựng bản đồ và chúng tôi phát hiện hai vùng có tiềm năng năng lượng sóng, gió lớn nhất là vùng giữa Vịnh Bắc Bộ, ví dụ đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ. Vùng lớn hơn nữa là ngoài khơi của Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận). Theo tiêu chí đánh giá năng lượng của Tổ chức Khí tượng thế giới, Vịnh Bắc Bộ được coi là vùng có năng lượng gió tốt, còn vùng ven bờ Nam Trung Bộ thì được xếp hạng rất tốt. Tiềm năng sóng cũng tương tự như vậy. Nếu khai thác năng lượng gió biển ở Việt Nam thì chắc chắn phải xây dựng trang trại năng lượng gió ở hai vùng đấy. Trang trại khai thác gió Nhưng nên khai thác ở bờ biển Nam Trung Bộ trước. Bởi vì gió ở trên biển mạnh hơn nhưng muốn làm được một cái chân đế có máy phát điện bằng sức gió thì việc xây dựng ở dưới biển tốn kém hơn nhiều so với trên đất liền. Cho nên vùng ven bờ Nam Trung Bộ chắc chắn sẽ được khai thác đầu tiên. Về năng lượng thủy triều thì chúng ta có hai vùng khả quan. Thứ nhất là Quảng Ninh, có thủy triều lên đến 4 mét. Thứ hai là ở Đồng bằng Nam Bộ, thủy triều vào khoảng 3 mét. Nhưng thực ra thủy triều 3 hoặc 4 mét nước thì cũng không tự tạo ra dòng điện để đưa vào lưới điện được mà còn cần những yếu tố khác nữa. Chúng tôi cho rằng ở Việt Nam năng lượng thủy triều nên được khai thác
- dưới dạng cục bộ, ví dụ những nhà máy năng lượng nhỏ để phục vụ cho từng đảo. Chúng ta chưa thể sớm khai thác năng lượng thủy triều ở quy mô công nghiệp. Tiến sĩ và các cộng sự đã áp dụng phương pháp gì để nghiên cứu tiềm năng năng lượng biển ở Việt Nam, kết quả đạt được như thế nào? Về phương pháp thực hiện đề tài thì chúng tôi có nguyên lý nghiên cứu cơ bản, tức chúng tôi đo đạc, thực nghiệm, sau đó tính toán và kết quả cuối cùng là đánh giá tiềm năng thể hiện trong các tập bàn đồ. Ví dụ, tập bản đồ tiềm năng năng lượng gió, năng lượng sóng, năng lượng bức xạ, năng lượng thủy triều trên biển. Công việc của chúng tôi rất tỉ mỉ. Chẳng hạn, gió biến đổi ở độ cao khác nhau cho nên muốn nghiên cứu được năng lượng gió thì chúng tôi phải đo ở các tầng khác nhau. Kể cả sóng cũng như vậy, chúng tôi phải đi đo sóng trong các mùa khác nhau thì mới có kết quả chính xác. Từ góc độ số liệu đo được chúng tôi đã điều chỉnh các mô hình tính toán và chúng tôi thu thập các chế độ gió trong mạng lưới khí tượng toàn cầu. Từ đấy chúng tôi đã tính toán, xây dựng các tập bản đồ tiềm năng năng lượng gió, tiềm năng năng lượng sóng, năng lượng thủy triều ở trên Biển Đông và đặc biệt là chi tiết ven bờ Việt Nam. Chúng tôi mới thực hiện được các nghiên cứu cơ bản, đưa ra tập bản đồ tiềm năng, đánh giá các vùng có tiềm năng lớn nhất, còn đến khi khai thác thì chúng ta phải có những nghiên cứu chi tiết hơn. Mặc dầu vậy công việc của chúng tôi rất quan trọng vì những nhà đầu tư khi muốn xây dựng các trạm tạo năng lượng từ gió thì sẽ phải tham khảo các bản đồ của chúng tôi để biết được vùng nào là có tiềm năng nhất. Về công nghệ khai thác thì chúng ta đang áp dụng công nghệ nước ngoài, thí dụ Đức là nước sản xuất tua bin rất mạnh. Các thiết bị của chúng ta đều nhập từ Đức.
- Theo tôi nghĩ thì hiện giờ đã có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu của chúng tôi rồi. Bởi vì năng lượng gió trên biển bao gồm cả bờ biển cho đến trên mặt biển, nhất là hiện giờ ở bờ biển Nam Trung Bộ đã có trang trại khai thác, khai thác năng lượng gió rất lớn và những trang trại ấy nằm trên bờ biển. Cho nên các nhà đầu tư ngay từ bây giờ đã có thể ứng dụng được các tài liệu của chúng tôi. Còn năng lượng sóng biển thì cần một thời gian nữa, khoảng 10 năm, may ra chúng ta mới có thể có được các trang trại khai thác sóng tương tự như trang trại khai thác gió hiện nay. Tôi cho là việc áp dụng mỗi một công nghệ mới đòi hỏi sự quá độ cũng như nhận thức của các nhà quản lý, nhân dân và các nhà khoa học và các công trình nghiên cứu như của chúng tôi. Thế nên tôi cho rằng sự phát triển của chúng ta cũng phù hợp với lịch sử. Hiện giờ chúng ta có một số trang trại khai thác gió đã được nối mạng và đã đưa nguồn năng lượng đó vào lưới điện quốc gia. http://tailieu.vn/tag/tailieu/t%C3%A0i%20nguy%C3%AAn%20ven%20bi %E1%BB%83n.html?page=2 Năng lượng gió Tiềm năng và triển vọng Posted: April 26, 2012, 11:08 am Tóm tắt Phong điện có ưu điểm không tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi trường và không khó chọn địa điểm như các nhà máy thủy điện. Các trạm phong điện có thể lắp đặt tại bất kỳ tại địa điểm nào gần nơi tiêu thụ điện, như vậy tránh được chi phí cho việc xây dựng đường dây tải điện. Các trạm phong điện đặt ở ven biển sẽ cho sản lượng cao hơn các trạm nội địa vì bờ biển thường có gió mạnh, công suất sẽ cao hơn. Giải pháp này giúp tiết kiệm đất xây dựng, đồng thời việc vận chuyển các thiết bị lớn trên biển cũng thuận lợi hơn đường bộ. Những mõm núi, đồi hoang không sử dụng được cho công nghiệp, nông nghiệp cũng là nơi lý tưởng để xây dựng một trạm phong điện, giải pháp này sẽ tiết kiệm chi phí xây dựng trụ đỡ cao. Bài viết này nhằm giới thiệu một vài ưu điểm của năng lượng gió, những lợi ích về mặt kinh tế và đề xuất một số khu vực xây dựng năng lượng gió cũng như tiềm năng phát triển bền vững ở Việt Nam trong
- tương lai. I. Giá thành của điện gió, liệu có đắt như định kiến? Cho đến tận những năm 1990, nhiều người vẫn cho rằng giá thành (bao gồm giá lắp đặt và vận hành) của các trạm điện gió khá cao. Nhưng ngày nay, định kiến này đang được nhìn nhận và đánh giá lại, đặc biệt khi quan niệm giá thành không chỉ bao gồm chi phí kinh tế mà còn gồm cả những chi phí ngoài (external cost – như chi phí về xã hội do phải tái định cư, hay về môi trường do ô nhiễm). Trong khi nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt đang bị coi là kém ổn định và có xu thế tăng giá, thì cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, giá thành của các trạm điện gió càng ngày càng rẻ hơn. Hệ thống năng lượng điện gió Thử lấy một ví dụ cụ thể để so sánh giá thành của điện gió và thủy điện. Nhà máy thủy điện Sơn La với 6 tổ máy, tổng công suất thiết kế là 2400 MW, được dự kiến xây dựng trong 7 năm với tổng mức đầu tư là 2,4 tỷ USD.Giá thành khi phát điện (chưa tính đến chi phí môi trường) là 70 USD/MWh. Như vậy để có được 1 KW công suất cần đầu tư 1.000 USD trong 7 năm. Trong khi đó theo thời giá năm 2003 đầu tư cho 1 KW điện gió ở nhiều nước Châu Âu cũng vào khoảng 1.000 USD. Đáng lưu ý là giá thành này giảm đều hàng năm do cải tiến công nghệ. Nếu thời gian sử dụng trung bình của mỗi trạm điện gió là 20 năm thì chi phí khấu hao cho một KWh điện gió là sẽ 14 USD. Cộng thêm chi phí thường xuyên thì tổng chi phí quản lý và vận hành sẽ nằm trong khoảng 48 – 60 USD/MWh tương đương với thủy điện, vốn được coi là nguồn năng lượng rẻ và hiệu quả. Theo dự đoán, đến năm 2020 giá thành điện gió sẽ giảm đáng kể, chỉ khoảng 600USD/KW, khi ấy chi phí quản lý và vận hành sẽ giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 30USD/MWh. Ở Việt Nam cũng đã có một dự án điện gió với công suất 50 MW, đó là nhà máy điện gió Phương Mai ở Bình Định phục vụ cho Khu Kinh tế Nhơn Hội. Tổng đầu tư giai đoạn 1 cho 50MW điện là 65 triệu USD, và giá bán điện dự kiến là 45 USD/MWh. Tiếc rằng tiến độ xây dựng nhà máy quá chậm chạp (mặc dù thời gian dự kiến xây lắp chỉ trong khoảng một năm), và vì vậy không thể đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án một cách chính xác để so sánh với giá thành của các nguồn năng lượng khác hiện có ở Việt Nam. II. Những lợi ích về môi trường và xã hội của điện gió:
- Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Để xây dựng một nhà máy thủy điện lớn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các rủi ro có thể xảy ra với đập nước. Ngoài ra, việc di dân cũng như việc mất các vùng đất canh tác truyền thống sẽ đặt gánh nặng lên vai những người dân xung quanh khu vực đặt nhà máy, và đây cũng là bài toán khó đối với các nhà hoạch định chính sách. Hơn nữa, các khu vực để có thể quy hoạch các đập nước tại Việt Nam cũng không còn nhiều. Song hành với các nhà máy điện hạt nhân là nguy cơ gây ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy. Các bài học về rò rỉ hạt nhân cộng thêm chi phí đầu tư cho công nghệ, kĩ thuật quá lớn khiến ngày càng có nhiều sự ngần ngại khi sử dụng loại năng lượng này. Các nhà máy điện chạy nhiên liệu hóa thạch thì luôn là những thủ phạm gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân. Hơn thế nguồn nhiên liệu này kém ổn định và giá có xu thế ngày một tăng cao. Khi tính đầy đủ cả các chi phí ngoài – là những chi phí phát sinh bên cạnh những chi phí sản xuất truyền thống, thì lợi ích của việc sử dụng năng lượng gió càng trở nên rõ rệt. So với các nguồn năng lượng gây ô nhiễm (ví dụ như ở nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) hay phải di dời quy mô lớn (các nhà máy thủy điện lớn), khi sử dụng năng lượng gió, người dân không phải chịu thiệt hại do thất thu hoa mầu hay tái định cư, và họ cũng không phải chịu thêm chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm. Ngoài ra với đặc trưng phân tán và nằm sát khu dân cư, năng lượng gió giúp tiết kiệm chi phí truyền tải. Hơn nữa, việc phát triển năng lượng gió ở cần một lực lượng lao động là các kỹ sư kỹ thuật vận hành và giám sát lớn hơn các loại hình khác, vì vậy giúp tạo thêm nhiều việc làm với kỹ năng cao. Tại các nước Châu Âu, các nhà máy điện gió không cần đầu tư vào đất đai để xây dựng các trạm tuabin mà thuê ngay đất của nông dân. Giá thuê đất (khoảng 20% giá thành vận hành thường xuyên) giúp mang lại một nguồn thu nhập ổn định cho nông dân, trong khi diện tích canh tác bị ảnh hưởng không nhiều. Cuối cùng, năng lượng gió giúp đa dạng hóa các nguồn năng lượng, là một điều kiện quan trọng để tránh phụ thuộc vào một hay một số ít nguồn năng lượng chủ yếu; và chính điều này giúp phân tán rủi ro và tăng cường an ninh năng lượng. III. Tiềm năng điện gió của Việt Nam: Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió. So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng Biển Đông Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại Biển Đông khá mạnh và thay đổi nhiều theo mùa .
- Trong chương trình đánh giá về Năng lượng cho Châu Á, Ngân hàng Thế giới đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Như vậy Ngân hàng Thế giới đã làm hộ Việt Nam một việc quan trọng, trong khi Việt Nam còn chưa có nghiên cứu nào đáng kể. Theo tính toán của nghiên cứu này, trong bốn nước được khảo sát thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất và hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia. Trong khi Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “tốt” đến “rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Campuchia là 0,2%, ở Lào là 2,9%, và ở Tháilan cũng chỉ là 0,2%. Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Tất nhiên, để chuyển từ tiềm năng lý thuyết thành tiềm năng có thể khai thác, đến tiềm năng kỹ thuật, và cuối cùng, thành tiềm năng kinh tế là cả một câu chuyện dài; nhưng điều đó không ngăn cản việc chúng ta xem xét một cách thấu đáo tiềm năng to lớn về năng lượng gió ở Việt Nam. Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện tích nông thôn có thể phát triển điện gió loại nhỏ. Nếu so sánh con số này với các nước láng giềng thì Campuchia có 6%, Lào có 13% và Thái Lan là 9% diện tích nông thôn có thể phát triển năng lượng gió. Đây quả thật là một ưu đãi dành cho Việt Nam mà chúng ta còn thờ ơ chưa nghĩ đến cách tận dụng. IV. Đề xuất một khu vực xây dựng điện gió cho Việt Nam: Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên toàn bộ lãnh thổ. Với ảnh hưởng của gió mùa thì chế độ gió cũng khác nhau. Nếu ở phía bắc đèo Hải Vân thì mùa gió mạnh chủ yếu trùng với mùa gió đông bắc, trong đó các khu vực giàu tiềm năng nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình, và Quảng Trị. Ở phần phía nam đèo Hải Vân, mùa gió mạnh trùng với mùa gió tây nam, và các vùng tiềm năng nhất thuộc cao nguyên Tây Nguyên, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, và đặc biệt là khu vực ven biển của hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới, trên lãnh thổ Việt Nam, hai vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60100m phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Gió vùng này không những có vận tốc trung bình lớn, còn có một thuận lợi là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió
- nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 67 m/s tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3 3,5 MW. Thực tế là người dân khu vực Ninh Thuận cũng đã tự chế tạo một số máy phát điện gió cỡ nhỏ nhằm mục đích thắp sáng. Ở cả hai khu vực này dân cư thưa thớt, thời tiết khô nóng, khắc nghiệt, và là những vùng dân tộc. Mặc dù có nhiều thuận lợi như đã nêu trên, nhưng khi nói đến năng lượng gió, chúng ta cần phải lưu ý một số đặc điểm riêng để có thể phát triển nó một cách có hiệu quả nhất. Nhược điểm lớn nhất của năng lượng gió là sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chế độ gió. Vì vậy khi thiết kế, cần nghiên cứu hết sức nghiêm túc chế độ gió, địa hình cũng như loại gió không có các dòng rối vốn ảnh hưởng không tốt đến máy phát. Cũng vì lý do phụ thuộc trên, năng lượng gió tuy ngày càng hữu dụng nhưng không thể là loại năng lượng chủ lực. Tuy nhiên, khả năng kết hợp giữa điện gió và thủy điện tích năng lại mở ra cơ hội cho chúng ta phát triển năng lượng ở các khu vực như Tây Nguyên vốn có lợi thế ở cả hai loại hình này. Một điểm cần lưu ý nữa là các trạm điện gió sẽ gây ô nhiễm tiếng ồn trong khi vận hành cũng như phá vỡ cảnh quan tự nhiên và có thể ảnh hưởng đến tín hiệu của các sóng vô tuyến. Do đó, khi xây dựng các khu điện gió cần tính toán khoảng cách hợp lý đến các khu dân cư, khu du lịch để không gây những tác động tiêu cực. V. Kết luận: Nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng, trong trung hạn Việt Nam cần tiếp tục khai thác các nguồn năng lượng truyền thống. Về dài hạn, Việt Nam cần xây dựng chiến lược và lộ trình phát triển các nguồn năng lượng mới. Trong chiến lược này, chi phí kinh tế (bao gồm cả chi chí trong và chi chí ngoài về môi trường, xã hội) cần phải được phân tích một cách kỹ lưỡng, có tính đến những phát triển mới về mặt công nghệ, cũng như trữ lượng và biến động giá của các nguồn năng lượng thay thế. Trong các nguồn năng lượng mới này, năng lượng gió nổi lên như một lựa chọn xứng đáng, và vì vậy cần được đánh giá một cách đầy đủ. Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển năng lượng gió. Việc không đầu tư nghiên cứu và phát triển điện gió sẽ là một sự lãng phí rất lớn trong khi nguy cơ thiếu điện luôn thường trực, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong khi đó, hiện nay chiến lược quốc gia về điện dường như mới chỉ quan tâm tới thủy điện lớn và điện hạt nhân những nguồn năng lượng có mức đầu tư ban đầu rất lớn và ẩn chứa nhiều rủi ro về cả mặt môi trường và xã hội.
- Nếu nhìn ra thế giới thì việc phát triển điện gió đang là một xu thế lớn, thể hiện ở mức tăng trưởng cao nhất so với các nguồn năng lượng khác. Khác với điện hạt nhân vốn cần một quy trình kỹ thuật và giám sát hết sức nghiêm ngặt, việc xây lắp điện gió không đòi hỏi quy trình khắt khe đó. Với kinh nghiệm phát triển điện gió thành công của Ấn Độ, Trung Quốc, và Philippin, và với những lợi thế về mặt địa lý của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển năng lượng điện gió để đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như giảm thiểu ô nhiểm môi trường. Liệu Việt Nam có thể “đi tắt, đón đầu” trong phát triển nguồn năng lượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào các quyết sách ngày hôm nay. Tài liệu tham khảo: Đặng Đình Thống, Lê Danh Liên. 2006. Cơ sở năng lượng mới và tái tạo. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Đặng Đình Thống và các tác giả. 2001. Giáo trình năng lượng mới đại cương. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Mai Loan. 2009. Lâm Đồng: Năm 2010 xây dựng nhà máy điện gió. Đọc từ: http://www.Tin247.com.vn . Đàm Quang Minh – Vũ Thành Tự Anh. 2006. Năng lượng gió của Việt Nam, tiềm năng và triển vọng. Đọc từ: http://www.tusach.thuvienkhoahoc.com.vn Tổng hợp. 2010. Năng lượng gió ở Việt nam: còn điều gì chưa thể?. Đọc từ: http://www.khoahocphothong.com.vn . Nguyễn Mạnh. 2009. Chớ coi thường năng lượng gió. Đọc từ:http://www.vneconomy.com.vn . Maheshwar Dayal. 1989. Renewable Energy, Environment and Development, Konark Pulishers PVTLTD, New Delhi. Kiều Đỗ Minh Luân Khoa Kỹ thuậtCông nghệMôi trường, Trường Đại học An Giang Tải báo cáo tại đây Dự kiến, vào đầu tháng 6/2005, những chiếc máy chưng cất nước ngọt từ nước biển bằng năng lượng mặt trời hoàn thiện đầu tiên sẽ được trưng bày tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và công nghệ này sẽ được chuyển giao để ứng dụng rộng rãi cho các vùng ven biển và hải đảo. Thạc sĩ Đặng Trần Thọ tác giả của công trình nói trên cho biết, ngoài những thí nghiệm ở Hà Nội
- Ứng dụng năng lượng mặt trời từ một vùng ven biển đã cho kết quả tốt, quy trình này đang được tiến hành thí nghiệm ở Hạ Long, Quảng Ninh. Thiết bị sử dụng nguồn năng lượng mặt trời – nhưng không phải là pin mặt trời để làm sôi nước biển trực tiếp. Hơi nước sẽ được ngưng tụ để biến thành nước ngọt, còn cặn muối được thải ra ngoài. Ông Thọ khẳng định, sau khi hoàn thiện, được nghiệm thu và tiến hành chuyển giao công nghệ, giá chiếc máy chưng cất nước ngọt này không quá đắt nên bà con nông dân vùng đảo, vùng ngập mặn, hay các tàu thuyền cỡ trung bình đều có thể dễ dàng mua được. Trước đây, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có công trình nghiên cứu tương tự. Tuy nhiên công suất chưng cất nước ngọt của công trình này không cao lắm. Trong tương lai, có thể sóng biển sẽ trở thành nguồn năng lượng vô giá của chúng ta, hơn cả năng lượng điện bây giờ. Điều này xảy ra khi một thiết bị phát điện hiệu quả hơn ra đời trong một dự án mang tên EUREKA WWEC (EW). Ông William Dick, Giám đốc công ty Wavebo, nói: ""Chúng tôi đã phát triển một thiết bị dành riêng cho thế hệ năng lượng mới. Loại năng lượng này sẽ dễ dàng khai thác được giống như các tuabin gió trên mặt đất. Đây sẽ là một nguồn năng lượng khổng lồ được khai thác từ Bắc Đại Tây Dương"". Công ty Wavebo là một công ty lớn của Ai Len đang là chủ của dự án mang đầy tính hoang tưởng này. Những người thực hiện EW đang tìm kiếm sự cấp phép thương mại cho công nghệ mới. Họ hy vọng sẽ tiến xa hơn trong việc triển khai công nghệ này trên biển. Ông Dick giải thích: ""Càng ở ngoài khơi, mức năng lượng khai thác được càng cao. Đó là bởi vì khi vào gần bờ, sóng sẽ mất dần năng lượng của mình"". Theo đó, trong lòng biển có chứa một nguồn năng lượng vô cùng lớn, nó tự sản sinh ra và mất đi. Điều này nghe có vẻ trái ngược với các định luật bảo toàn năng lượng. Nhưng đó là hiện tượng quan sát trực quan, còn về thực chất các con sóng mang năng lượng rất lớn từ ngoài khơi và mất dần trong quá trình đi vào bờ. Dự án EW định sẽ chuyển hoá nguồn năng lượng này thành dòng điện. Dựa theo nguyên mẫu của chiếc phao nổi, các nhà khoa học thuộc EW sẽ phát triển công nghệ của mình. Chiếc phao nổi truyền thống sẽ bập bềnh theo các con sóng. Thế nhưng, không giống như chiếc phao nổi truyền thống, công nghệ mới sẽ đẩy ngược lại với chiều sóng. Bằng cách này, thiết bị của EW hy vọng sẽ tận dụng được nguồn năng lượng của sóng.
- Tuy nhiên, thiết bị này cũng gặp phải vấn đề, có thể sẽ là vấn đề lớn nhất, đó là cách thu hồi năng lượng từ thiết bị này vẫn còn đang trong vòng luẩn quẩn. Thêm nữa, không biết thiết bị này có chịu đựng nổi các cơn sóng khủng khiếp ở ngoài khơi không. Ông Dick khẳng định: ""Wavebo chắc chắn sẽ tìm ra một giải pháp hiệu quả và rẻ tiền cho vấn đề này. Đây sẽ là bước đột phá về mặt công nghệ"". Ông Dick nói thêm: ""Sẽ đến ngày thiết bị này sẽ được ra đời để phù hợp với những cường độ sóng thông thường nhất. Đồng thời, nó phải tự động giảm mức hoạt động khi thời tiết thay đổi. Thiết bị đầu tiên sẽ mang tên Wavebo, sẽ rất hiệu quả và rẻ tiền để sử dụng trên các tàu đánh bắt xa bờ. Xa hơn nữa, nó có thể là nguồn năng lượng của tương lai"". (Mạnh Trường Theo Nature) Nguồn năng lượng khổng lồ trên biển Việt Nam Cập nhật ngày 18/09/2012,14:03:37 Các nguồn năng lượng không tái tạo như than, dầu mỏ, khí đốt đang dần cạn kiệt và trở nên khan hiếm. Các nhà khoa học đang trong quá trình nghiên cứu về những nguồn năng lượng mới, trong đó, dự tính toàn bộ năng lượng biển ước khoảng 152,8 tỷ kW. Loại năng lượng này lớn gấp hàng trăm lần năng lượng mà toàn bộ động thực vật cần để sinh trưởng trên trái đất.. Sóng biển có thể mang đến nguồn năng lượng vô tận Việt Nam có diện tích biển khoảng 1 triệu km2, trải dài 3.260 km dọc theo chiều dài đất nước là một yếu tố thuận lợi để phát triển năng lượng từ biển. Tiến sĩ Trần Văn Bình, một trí thức kiều bào có 12 năm làm việc tại Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt quốc gia DEMINEX/VEBA OIL (Đức) dẫn một khảo sát của Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá, Việt Nam có thể khai thác được nguồn năng lượng sạch từ biển khơi, nhiều gấp hơn 200 lần sản lượng điện nhà máy thủy điện Sơn La đang khai thác và gấp 10 lần tổng công suất điện dự báo của EVN cho toàn quốc vào năm 2020. Các nguồn năng lượng có thể khai thác từ nước biển: Nguồn năng lượng từ sóng biển
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn