intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Việt võ đạo (Quyển 1: Nội công nhập môn): Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Vovinam - Việt võ đạo (Quyển 1: Nội công nhập môn" phần 2 tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Các phương pháp điều tức; Các bài bản khí công dưỡng sinh và nội công võ gia; Khí công dưỡng sinh tiên thiên khí; Nội công võ gia - hậu thiên khí; Nội công võ gia - tiểu và đại chu thiên; Khí công dưỡng sinh đả thông nhâm - đốc mạch; Nội công võ gia - tứ hợp khí; Nội công võ gia trình độ thượng thừa. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Việt võ đạo (Quyển 1: Nội công nhập môn): Phần 2

  1. Chương 11 Các phương pháp Điều Tức (Các phương pháp Hít - Thở) I. Tổng quan Khí Công dưdng sinh Đ iều Tức: Là các phương Nội Cong Vỗ Gia .......... ........................................................ pháp tập luyện Hít và Thở. Các kiến thức căn bản CQuyến 2) Hít - Thở là một chức năng tự - — =3 ----------------- nhiên và tự động của con người từ Các nguyên tẳc căn bản (Quyển 1) lúc sinh ra đời. Nhưng nó không đểu đặn mà tùy thuộc vào cách Điêu Ngoại (Quyển 3) Đièu Nội (Quyển 1) Điêu thê hoạt động của mỗi người. Tác động cơ thê và huyệt đạo Điều thân Tập ngồi Tám thê dục - pỉnrơììg pháp Các tư thế tập Khi công Thí dụ khi ngủ, không như xoa bóp và bâỉtt htn ệr Điều lực Điều ý người ta tưởng, nhịp độ thở rất Tác động thê ỉực Cácphương pháp tập trung tư Tập võ hoặc tập dưỡìig sinh tường - Ý dẩn khi thất thường. Cũng như khi ăn, tập Điều thực Điều tàm Tác động sinh ỉực Phương pháp tu luyện Tâm võ, vui, buồn, đọc sách v.v... Các Ẩn-uông, dinh dưõĩig, Thần- Tìm về Tắm Gôc Vùamine, kỉìoàng chât... nhịp thở sẽ thay đổi tùy theo sự đòi Điêu sinh Điêu tức Tác động nhân sinh Tập thở hỏi năng lượng của cơ thể hoặc tùy Ngủ, nghĩ ngơi, ìàni việc, giãi Các phương pháp hứ-thỡ trí, du lịch % đinh, xã hôi... ia theo tâm lý trong lúc hoạt động. Hít - Thở tuy là một hoạt động Tập Khí Công (Quyển 1) tự nhiên, nhưng có tác dụng mật thiết đến sức khỏe con người, Hình 24
  2. KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH - NỘI CÔNG VÕ GIA VOVINAM - VIỆT v õ ĐẠO không những vể cơ thể, tâm thần mà luôn cả các trạng thái cảm xúc. Ngược lại, tùy theo cách Hít - Thở, người ta sẽ trở thành thư giãn hoặc căng thẳng (stress), bình tĩnh hay giận dữ, lạc quan hay bi quan, hăng hái hay chán nản... Ngoài ra, dưới sự ảnh hưởng của cảm xúc, thí dụ như trạng thái căng thẳng, thì hơi thở sẽ không đểu đặn và làm gia tăng nhịp đập của tim ềNhưng nếu ta biết nới lỏng tâm tư, làm chủ được cảm xúc thì tim sẽ lắng xuống và sẽ phù hợp với sức khỏe con người. Khi ta biết đưa dưỡng khí ( 0 2) vào cơ thể, tức có nghĩa biết đưa năng lượng sống cung cấp cho cơ thể, một việc ảnh hưởng mạnh đến não, bộ nhớ và khả năng trí tuệ. Biết Hít - Thở sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và những thử thách vì nó là liều thuốc nhiệm màu của sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Chính vì thế khi tập Khí Công thì phải biết làm chủ nhịp độ Hít - Thở của mình, bởi Hít - Thở, ngoài công dụng dẫn dưỡng khí, cung cấp năng lượng cho cơ thể và thải thán khí ra ngoài, còn là cách thu hút Khí của vũ trụ để bồi tác cho Chân khí và quan trọng nhất là làm chủ được hệ Hô hấp của chính mình. Không biết Hít - Thở trong Khí Công, tức có nghĩa không làm chủ được hệ Hô hấp của mình thì khó có thể thành công. Trong Ngũ Tạng của con người: Tâm (Tim), Can (Gan), Tỳ (Lá lách và ỉá mía), Phế (Phổi), Thận (Thận), tất cả đểu hoạt động theo lối “tự động”, do hệ Thần kinh Thực yật (système nerveux végétati// vegetative nervous system) điểu khiển và đứng ngoài lý trí hoặc ý chí của con người. Nhưng đặc biệt Tạng Phổi là tạng duỵ nhất hoạt động theo 2 lối: vừa tự động và vừa do ý chí điểu khiển. Nếu người ta không chú ý, thì nó sẽ tự động, nhưng nếu có lý trí can thiệp thì phần tự động sẽ tạm ngưng và nhường cho ý chíề Nhưng 99% trong cuộc sống hằng ngày, con người thường bán khoán cho hệ Thần kinh Thực vật tự động điều chỉnh như các loài động vật khác. Còn lý trí thì thỉnh thoảng mới sử dụng một vài lần hoặc chẳng bao giờ ý thức được cái khả nảng trời cho quí báu này. Bởi nó là cửa ngõ để lý trí con người theo đó kết nối và làm chủ các tạng khác trong cơ thể chính mình. Ngoài ra vê' phương diện sinh lý, não luôn luôn có 2 hệ thống, đó là: hệ Giao cảm (système orthosympathique/sympathetic nervous sỵstem) và hệ Đối Giao cảm (système parasympathique/parasympathetic nervous system). Hai hệ này có công 142
  3. QUYỂN 1: NỘI CÔNG NHẬP MÔN dụng điểu chỉnh sự cân bằng của cơ thể, trong đó có hệ thống Hít - Thở (Phổi, Tim, Huyết). Hệ Giao Cảm có công dụng kích thích Tim, Phổi và Huyết hoạt động mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong những trường hợp như: căng thẳng, nguy hiểm, lo lắng, sợ hãiẽ hoặc tập võ, thể dục, chạy bộ, leo cẩu .. thang.Ế Ngược lại, hệ Đổi Giao cảm có công dụng làm giảm xuống. Người ta có ể thể thí dụ tương tự như trong trường hợp lái xe chẳng hạn: Nếu nhấn ga thì là Giao cảm và nếu đạp thắng thì là Đổi Giao cảm. Tuy nhiên, trong cơ thể con người thường hay thiếu sự cân bằng giữa 2 hệ này. Nếu trong trường hợp tập võ hoặc thể dục thì là chuyện bình thường bởi do sự đòi hỏi năng lượng của cơ bắpẻNhưng nếu do sự khó khăn của đời sống như: Lo lắng, khổ sở, tức tối, thù hằn, buồn khổ... thì lập tức làm gia tăng hệ Giao cảm, đưa con người bước vào trạng thái bấn loạn, tim đập thất thường và hệ Đối Giao cảm bị giảm xuống một cách đáng lo ngại. Chính vì thế tập Hít - Thở không những có mục đích làm chủ hệ Hô hấp và hệ Tâm lý mà còn đưa đến sự cân bằng sinh lý của cơ thể theo ý chí hoặc lý trí. Và đó cũng là công việc đẩu tiên của người tập Khí Công. Không Điều Tức được, thì không bao giờ thành công. Ilẵ Các lối Điều Tức Theo quan điểm Khí Công Võ gia Vovinam - Việt Võ Đạo thì có 2 lối Hít - Thở như sau: > Thở tự nhiên hằng ngày, gọi là thở vô thức. Tức không do “ta” chủ động mà do hệ Thần kỉnh Thực yật điêu khiển. > Thở Nội Công gọi là thở ý thức. Tức do “ta” chủ động và điểu động, theo những phương pháp đã được nghiên cứu. Lối thở ý thức này có 4 cách sau đây: • Nạp Khí: Hít khí trời thẳng vào bụng hoặc ngực, tùy theo phương pháp Thở Bụng hay Thở Ngực. • Vận Khí: Truyền khí từ một nơi này đến một nơi khác trong cơ thể. • Tàng Khí: Tập trung khí vào một huyệt hoặc một khu vực nào đó trong cơ thể. • Xả Khí: Thở ra, thót bụng hoặc ngực lại, đưa hơi thở ra ngoài. 143
  4. KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH - NỘI CÔNG v õ GIA VOVINAM - VIỆT v õ ĐẠO • Bế Khí: Nín thở hoặc ngừng thở trong một thời gian nhất định. Các lối thở này hỗn hợp lại và ghép với nhau thành các phép thở như sau: > Phép Thở 2 Thì: nếu chỉ Nạp và xả. > Phép Thở 3 Thì: nếu chỉ Nạp - Vận - xả. > Phép Thở 4 Thì (lối 1): nếu Nạp - Vận - Bế/Tàng - Xả. > Phép Thở 4 Thì (lối 2): nếu Nạp - Vận/Tàng - Xả - Bế. Ị||ế Nguyên tắc Điều Tức Tương quan giữa Điêu Tức và nội tạng Việc Hít - Thở, ngoài chức năng mang Dưỡng khí (0 2 và thải Thán khí ) (C 02 để cung cấp năng lượng cho cơ thể, còn có những ảnh hưởng trực tiếp đến ), các nội tạng khác như: Tim, Phổi, Thận, Gan, Tỳ... bởi Hít - Thở kích thích Tim và Phổi hoạt động theo nhịp của Hít - Thở và truyền Huyết, Khí và các chất dinh dưỡng đến khắp cơ thể. Nhưng trong Huyết có rất nhiều chất độc như Thán khí (COJ hoặc cặn bã, dư thừa của các chất dinh dưỡng như: Vitamin, khoáng chất... thì Gan, Lá lách, Lá mía và Thận phải thanh lọc, điều hòa để cơ thể được hoàn chỉnh, đáp ứng đúng nhu cầu đòi hỏi của cơ thể. Chính vì thế tất cả mọi hoạt động của Ngũ Tạng và Lục Phủ đểu dựa trên nhịp Hít - Thở. Dưới đây là bảng đo lường và so sánh giữa hoạt động Hít - Thở so với Tim, Phổi và Thận. Sự đo lường này được dựa trên căn bản của một người 60 tuổi, cao 1,60 m, có nhịp tim 70 lần/phút và huyết áp 110. Theo bảng đối chiếu dưới đây cho thấy rằng nhịp thở trung bình của con người là: Hít vào gồm 2 giây và thở ra cũng 2 giây. Như vậy một chu kỳ Hít - Thở là 4 giây và trong một phút trung bình là 15 chu kỳ. Như vậy trong vòng 60 năm (một đời người), thì ta phải Hít - Thở hơn 473 triệu chu kỳ và tim phải đập hơn 2,2 tỷ lần! 144
  5. QUYỂN 1: NỘI CÔNG NHẬP MÔN Phổi Tim Thận Hít-Thở Loc huyết Thải nước tiểu Nhịp tim Bơm huyết (lít) (Chu kỳ) Ệ (lít) (lít) 1 phút 15 70 5 0,13 0,00 1 tiếng 900 4 200 300 8 0,06 1 ngày 21 600 100 800 7 200 180 1,50 1 tháng 648 000 3 024 000 216 000 5 400 45 1 năm 7 884 000 36 792 000 2 628 000 65 700 548 10 năm 78 840 000 367 920 000 26 280 000 657 000 5 475 60 năm 473 040 000 2 207 520 000 157 680 000 3 942 000 32 850 Một nguyên tắc hiển nhiên thứ đến mà ai cũng biết, đó là các nhịp độ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể cũng tăng - giảm tương đương theo nhịp Hít - ThởếNếu càng sử dụng nhiều, thì càng sớm hư mòn (trừ hệ Não), chính vì thế mới có nguyên lý: Sinh, Trưởng, Tử, Hóa. Nếu chu kỳ Hít - Thở tăng thì Tim và Huyết cũng tảng theo. Nhịp độ của Tim và Huyết tăng thì các hoạt động của Thận, Gan, Phổi, Tỳ, cơ bắp, nước miếng, huyết áp..ểcũng tảng theo. Ngược lại nếu chu kỳ Hít - Thở giảm, thì tất cả những hoạt động khác cũng giảm theo. Đó là qui luật cung - cầu và ảnh hưởng trực tiếp của việc Hít - Thở đối với những bộ phận khác trong cơ thể. Thử nghiệm bài toán Hít và Thở Nếu chúng ta thử trắc nghiệm một bài toán nhỏ như sau: Theo bản đối chiếu ở trên thì người ta có: • Một chu kỳ Hít - Thở là 4 giây. • Trong một phút là 15 chu kỳ và tim sẽ phải đập 70 lần. • Và nếu cứ đểu đặn như vậy, thì năm 60 tuổi sẽ phải Hít - Thở hơn 473 triệu chu kỳ và tim phải đập hơn 2,2 tỷ lần! 145
  6. KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH - NỘI CÔNG v õ GIA VOVINAM - VIỆT võ ĐẠO Nhưng nếu chúng ta điểu chỉnh được Hít - Thở như sau: • Hít- Thở chậm hơn 1 giây trong 1 chu kỳ, tức 5 giây trong 1 chu kỳ, thay vì 4. • Thì trong một phút sẽ là 12 chu kỳ và tim sẽ đập chậm lại 14 nhịp, tức chỉ còn 56 lần. • Như vậy trong 60 nảm, người ta sẽ tiết kiệm được hơn 94 triệu chu kỳ Hít - Thở và tim sẽ tiết kiệm được hơn 441 triệu lần và tuổi thọ sẽ tăng lên từ 15 đến 18 năm, tức 75/78 tuổi thay vì 60 tuổi. Phổi Tim Thận Hít-Thở Bơm huyết Loc huyết Thải nước tiểu Nhịp tim (Chu kỳ) (lít) ễ (lít) (lít) 1 phút 12 56 4 0,10 0,00 1 tiếng 720 3 360 240 6 0,06 1 ngày 17 280 80 640 5 758 150 1,50 1 tháng 518 400 2 419 200 172 731 4491 45 1 năm 6 307 200 29 433 600 2 101 559 54 641 548 10 năm 63 072 000 294 336 000 21 015 590 546 405 5 475 60 năm 378 432 000 1 766 016 000 126 093 542 3 278 432 32 850 Tuy nhiên đó là về mặt lý thuyết, bởi không phải ai lúc nào cũng tập Khí Công trong vòng 60 năm liên tiếp, mà chỉ có thể từ 10 đến 40 năm. Nhưng, nếu ta tập trong vòng: - 10 nảm thì tuổi thọ sẽ tảng thêm 3 năm. - 20 năm thì sẽ tảng 6 năm. - 30 năm thì sẽ tăng 9 năm. Bài toán trắc nghiệm này không có mục đích khuyến khích mọi người tập Khí Công để tăng tuổi thọ, mà chỉ chứng minh rằng chỉ cần tập Điều Tức mà thôi (chưa cần tập Khí Công) là đã có ảnh hưởng tốt đến các bộ phận trong cơ thể, tăng tuổi thọ và cho sức khỏe con người nói chung. 146
  7. QUYỂN 1: NỘI CÔNG NHẬP MÔN Ngoài ra, nếu chu kỳ Hít - Thở và nhịp tim xuống thấp thường xuyên, tức không tập thể thao hoặc vận động thể dục, như vậy không hẳn là đã tốt. Bởi tuyệt đại đa số những người tập võ hoặc thể dục thể thao thường xuyên, họ có một hệ Hô hấp dồi dào và trái tim bển bỉ. Ngoài ra khi hệ Hô hấp và nhịp tim tảng lên cao khi luyện tập thì lại xuống rất thấp sau khi nghỉ ngơi. IV. Phương pháp 1: Tạp đếm nhẩm theo đòng hô Khả năng đầu tiên của Điểu Tức là phải làm chủ được thời gian trong lúc tập. Chúng ta có thể dùng đồng hổ để đo lường, nhưng rất tiếc không thể xem đồng hồ trong lúc tập Khí Công. Bởi khi tập thì phải tập trung tinh thần và trong đa số các trường hợp phải nhắm mắt. Chính vì thế chúng ta phải tập đếm nhẩm để tự điều chỉnh nhịp độ Hít - Thở một cách đểu đặn, tự động, theo đúng phương pháp. l ễ Rà soát các điểu kiện luyện tập (Chương 7, Mục V) và các nguyên tắc căn bản Điểu Thân (Chương 8, Mục III). 2. Áp dụng phương pháp thở bằng bụng (Chương 7, Mục IV), một cách bình thường, nhẹ nhàng và khoan thai. 3. Cách đầu tiên: Đếm theo đồng hồ, mắt mở. Để đồng hồ trước mặt, tập đếm nhẩm theo từng giây. Tức có nghĩa mỗi giây đếm một lần. Cách đếm: “không một”, “không hai” “không ba”... “không chín”, “không mười”, , cc J X.* A - » ((1___ • ___ A , ) ) «1 __ Ạ ,)) «1 A' A . » T ^ I ___ , __ 1_ / _ _ / mười m ộ t... hai một .ịễ ba m ộ t... bốn một .ẵ Phương pháp này có . mục đích mỗi lần đếm là đúng 1 giây và cho phép ta làm quen cách đếm nhẩm theo giây đồng hồếNếu ta tập khoảng từ 10 đến 20 phút là sẽ quen và sẽ đếm chính xácế Bởi bộ não chúng ta sẽ lưu lại trong bộ nhớ “nhịp” của giây đổng hồ rất nhanhể 4. Cách thứ hai: Đếm theo đồng hổ. Mắt mở và nhắm lại mỗi phút. Cũng tương tự như phương pháp đầu. Nhưng cứ thay phiên nhau, nhắm và mở mắt cách nhau 60 giây (1 phút). Phương pháp này cho phép ta làm quen cách đếm nhẩm khi mắt nhắm. Vì “nhịp đếm” khi mở mắt là theo đồng hồ. Nhưng khi nhắm mắt thì chỉ dựa trến “nhịp đếm” của tâm thức. Phương pháp này cho phép ta so sánh và điều chỉnh sự chính xác của cách đếm nhẩm khi nhắm mắt. 5. Cách thứ ba: Đếm với mắt nhắm hoàn toàn. Cũng tương tự như phương pháp thứ 2. Nhưng nhắm mắt và đếm nhẩm 3 phút (180 giây) sau đó kiểm 147
  8. KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH - NỘI CÔNG v õ GIA VOVINAM - VIỆT v õ ĐẠO lại xem có chính xác hay không. Nếu không đúng thì phải điều chỉnh lại cho đến khi nào hoàn chỉnh mới thôi. Cứ như vậy tăng dần lên 5 phút (300 giây), 10 phút (600 giây) và 15 phút (900 giây). LƯU ý: Không nên xem thường hoặc đốt cháy giai đoạn, bởi sự sai lệch thời gian sẽ đưa đến sự sai lệch nhịp thở. Sai nhịp thở sẽ đưa đến rối loạn và rối loạn là kẻ thù của Khí Công. V. Phương pháp 2: Luyện thở luân phiên trái - phải Phương pháp Hít - Thở luân phiên trái - phải là phương pháp có mục đích điểu hòa hệ Não, nơi điểu khiển 2 hệ: thẩn kinh giao cảm (système orthosympathique/ sympathetic nervous system) và thần kinh đối giao cảm (systèmeparasympathique/ parasympathetic nervous system), vốn là 2 hệ làm gia tảng hoặc giảm hệ thống Hít - Thở (Tỉm, Phổi, huyết). Điều đặc biệt ở đây là ta làm ngược lại, tức có nghĩa không để cho Não điểu khiển mà ta dùng các phương pháp Hít - Thở để điểu hòa ngược lại hệ Não, một cách gián tiếp tiến đến việc điểu hòa được hệ tâm lý và sinh lý của chính ta. Điểu đầu tiên là ta phải biết rằng, trên cơ thể con người, đa sổ, bao giờ cũng có một “cặp” như: 2 tay, 2 chân, 2 mắt, 2 mũi, 2 hàm răng, 2 môi, 2 tai, 2 thận, 2 ngọc hành (nam), 2 nhũ (nữ), 2 mạch máu (tĩnh và động mạch), 2 buồng phổi... nhưng mâu thuẫn thay, cả 2 không bao giờ sinh hoạt đồng đểu hoặc bằng nhau! Thí dụ 90% thuận tay phải (tay phải khỏe hơn và khéo hơn), nhưng cũng có 10% thuận tay trái hoặc người ta thường nghe rõ bên phải hơn so với bên trái hoặc mắt phải chính xác hơn so với bên trái V.V.. Riêng lỗ mũi cũng thế! Dung lượng không khí thông qua 2 mũi không đổng đểu và mỗi mũi đều có một công dụng khác nhau! Trời sinh ra con người có 2 lỗ mũi không phải để cho vui hoặc cho đẹp mà mỗi lỗ mũi đều có một công dụng đặc biệt của nó. Mũi trái có công dụng làm tảng dung lượng không khí phía bên Phổi trái và hỗ trợ bán cầu Não trái. Ngược lại mũi phải cũng thế. Điểu này đã được bác sĩ Kaiser chứng minh vào năm 1895 rằng khi ta Hít - Thở, thì lỗ mũi trái và phải phổng to lên khác nhau, nhưng luân truyền một cách liên tục và đồng đều. Đến năm 1981, bác sĩ Debra Werntz chứng minh được rằng sự khác biệt này có liên quan mật thiết đến việc hỗ trợ 2 khối Não trái và phải, sau đó được các khoa học 148
  9. QUYỂN 1: NỘI CÔNG NHẬP MÔN gia chứng minh rằng có tương quan trực tiếp đến sự cân bằng của 2 hệ: Giao cảm và Đối Giao cảm. Chính vì thế, nếu ta biết điểu chỉnh hoặc điểu hòa được dung lượng không khí thông qua mũi trái hoặc phải, tức có nghĩa áp dụng phương pháp Hít - Thở luân truyền trái - phải, thì một cách gián tiếp ta cân bằng được 2 hệ: Giao cảm và Đối Giao cảm. Sự trực tiếp hỗ trợ 2 khối Não trái và phải, đưa con người trở thành cân bằng, tâm thần hài hòa, tâm tư trầm lặng. Phương pháp này là phương pháp không thể thiếu đổi với các võ gia khi tập luyện Khí Công bởi thường hay bị thiếu cân bằng trong lúc tập luyện võ công hoặc đối với những người có cảm xúc mạnh; không xóa bỏ được những tình cảm như: hận thù, tức tối, bực tức, cao ngạo, chán nản, thối chí, buồn bã V .. .V 5ẵl. Phương pháp 2, Trình độ 1: Điểu Tức luân phiên trái - phải 1. Rà soát các điểu kiện luyện tập (Chương 7, Mục V) và các nguyên tắc căn bản Điểu Thân (Chương 8, Mục III). 2. Không áp dụng phương pháp uốn cong đầu lưỡi lên hàm trên để nối 2 huyệt Ngân Giao và Thừa Tương. 3. Áp dụng lối thở bằng bụng (Chương 7, Mục IV) theo phép 3 thì (Nạp, Bế, Xả) một cách bình thường, nhẹ nhàng và khoan thai. 4. Áp dụng tư thế ngồi ghế (Điêu Thân, Chương 8, Mục VI). 5. Tập trung tư tưởng đếm nhẩm: Nạp (4 giây), Bế (4 giây), Xả (4 giây) đều đặn và bằng nhau. 6. Áp dụng Nạp trái - Xả p h ả i; Nạp phải - Xả trái: Dùng tay phải, đưa ngón tay chỏ và ngón giữa đặt lên huyệt Ấn Đường. Ngón cái dùng để bịt mũi phải và ngón đeo nhẫn dùng để bịt lỗ mũi trái. Ngón út không sử dụng (Xem Hình 39). Nạp trái - Xả phải ^ Khởi đầu thở hết ra bằng 2 mũi. Sau đó dùng ngón cái bịt mũi phải. Nạp (4 giây) bằng mũi trái (Xem Hình 39, hình 1). ^ Bế (4 giây), dùng ngón cái và ngón đeo nhẫn, bịt cả 2 mũi trong lúc Bế. 149
  10. KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH - NỘI CÔNG v õ GIA VOVINAM - VIỆT v õ ĐẠO Hình 39 > Xả (4 giâyX bằng mũi phải, cùng lúc buông ngón cái nhưng ngón đeo nhẫn vẫn bịt mũi trái (Xem Hình 39, hình 2 jề Nạp phải - Xả trái Tiếp tục > Nạp (4 giây) bằng mũi phải (Xem Hình 39, hình 2). > Bế (4 giây), dùng ngón cái và ngón đeo nhẫn, bịt cả 2 mũi trong lúc Bếế > Xả (4 giây), bằng mũi trái, cùng lúc buông ngón đeo nhẫn, nhưng ngón cái vẫn bịt mũi phải. (Xem Hình 39, hình Ì jỆ 7. Cứ như thế, tiếp tục Hít - Thở luân truyền Nạp trái - Xả phải, rồi Nạp phải-Xả trái trong vòng 10 lần thì tạm ngưng. Như vậy tổng cộng ta Nạp trái-Xả phải 5 lần và Nạp phải - Xả trái 5 lầnế 8. Thời gian tập luyện để có kết quả là 3 ngày. Mỗi ngày 2 lần và mỗi lần tối thiểu 30 phút. 5.2. Phương pháp 2, Trình độ 2: Điều Tức luân phiên 9 thì Phương pháp này là phương pháp thường được các nhà sư Tây Tạng tập luyện trước khi bước vào thiền định hoặc tập luyện các lối động công, có mục đích chuẩn bị Tâm và Thân được hài hòa, cân bằng và khả năng làm chủ mọi cảm xúc. 150
  11. QUYỂN 1: NỘI CÔNG NHẬP MÔN Áp dụng tất cả các nguyên tắc như phương pháp thứ nhất cũng như cách bịt mũi trái - phải. Ngoại trừ dùng tư thế ngồi xếp bằng (Điều Thân, Chương 8, Mục VII) thay vì ngồi ghế. l ẵBa thì đầu tiên (1, 2, 3): Nạp trái - Xả phải > Nạp (4 giây) bằng mũi trái, bịt mũi phải (.Xem Hình 39, hình 2). > Bế (4 giây), bịt cả 2 mũi trong lúc Bế. > Xả (4 giây) bằng mũi phải, bịt mũi trái (Xem Hình 39, hình 1). Tiếp tục như vậy thực hiện thêm 2 lẩn. Tổng cộng 3 lầnỂ 2. Ba thì kế tiếp (4, 5, 6): Nạp phải - Xả trái > Nạp (4 giây) bằng mũi phải, bịt mũi trái (Xem Hình 39, hình 2). > Bế (4 giâyX bịt cả 2 mũi trong lúc Bế. > Xả (4 giày) bằng mũi trái, bịt mũi phải {Xem Hình 39, hình 1). Tiếp tục như vậy thực hiện thêm 2 lần. Tổng cộng 3 lần. 3. Ba thì cuổi cùng (7, 8, 9): Nạp cả hai - x ả cả hai > Buông tay xuống, không cần bịt mũi nữa. > Nạp (4 giây) bằng 2 mũi. > Bế (4 giây). > Xả (4 giây) bằng 2 mũi. Tiếp tục như vậy thực hiện thêm 2 lần. Tổng cộng 3 lần. 4. Cứ như thê thêm 2 lần nữa. Tổng cộng gồm 3 lần và 27 thì. 5. Thời gian tập luyện để có kết quả là 3 ngày. Mỗi ngày 2 lần và mỗi lần tối thiểu 30 phút. 6. Nếu tập đúng thì sễ có những biểu hiện như: > Hơi thở vận truyền dễ dàng từ mũi, ngực, xuống bụng và ngược lại khi thở ra. > Tim và nhịp thở sẽ đều đặn không rối loạn. 151
  12. KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH - NỘI CÔNG v õ GIA VOVINAM - VIỆT v õ ĐẠO > Tinh thần thoải mái, dễ chịu, có cảm giác nhẹ nhàng, sảng khoái, cao thượng. > Tập trung tinh thần dễ dàng, bước ra ngoài mọi sự chi phối của cảm xúc. > Sau một thời gian tập luyện sẽ có khả năng làm tan biến mọi phức tạp, buổn phiền, tức tối trong giây lát như ta cởi áoắ > Ngủ ngon, sáng thức dậy thì tinh thần minh mẫn và sáng suốt. VI. Phương pháp 3: Tạp thở đêu đặn theo chu kỳ 6Ế Phương pháp 3 - Trình độ 1: Luyện thở 2 thì, 8 giây một chu kỳ 1. 1. Rà soát các điều kiện luyện tập (Chương 7, Mục V) và các nguyên tắc căn bản Điều Thân (Chương 8, Mục III). 2. Áp dụng phương pháp uốn cong đầu lưỡi lên hàm trên, nổi huyệt Ngân giao (VG28) với huyệt Thừa Tương (VC24), (Xem Chương 7, Mục i l ẻ Phụ * chú cong lưỡi nối Nhâm - Đốc mạch đúng cách). 3. Áp dụng lối thở bằng bụng (Chương 7, Mục IV) theo phép 2 thì (Nạp và Xả) một cách bình thường, nhẹ nhàng và khoan thai. 4. Áp dụng tư thế ngồi ghế (Điều Thân, Chương 8, Mục VI). Đặt đồng hổ bên cạnh để theo dõi thời gian tập luyện. 5. Tập trung tư tưởng đếm nhẩm: Nạp (4 giây), Xả (4 giây) đểu đặn và bằng nhauẳ Lưu ỷ, đừng để ta phải đếm nhấm theo nhip thở mà phải thở theo nhíp đếm. Không nhanh quá và cũng không chậm quá. Đừng hấp tấp hoặc lo lắng, sẽ gây cảng thẳng và sẽ ảnh hưởng đến nhịp thở. Ạ N: Nạp: Hít vào thuộc về Dương, màu đỏ. X: Xả: Thở ra, thuộc về Âm, màu xanh. Hình 28 152
  13. QUYỂN 1: NỘI CÔNG NHẬP MÔN 6. Nếu trong lúc đang Hít - Thở và đếm nhẩm, bất ngờ bị tạp niệm xen vào làm rối loạn, thì phải ngưng ngay. Tập trung tinh thần trở lại và tập lại từ đầu. 7. Tập như vậy trong vòng 3 phút (đếm nhẩm 180 lần). Sau đó kiểm lại đổng hồ xem có đúng hay sai. Nếu sai thì điều chỉnh lại cách đếm nhẩm và thở. Sau đó tăng dần lên 5 phút (300 giây), 10 phút (600 giây) và 15 phút (900 giây). 8. Phương pháp thứ 3 này tiếp tục được áp dụng theo các tư thế: - Nằm (Xem Điều Thân, Chương 8, Mục VIII). - Ngổi xếp bằng (Xem Điều Thân, Chương 8, Mục VII). - Đứng (Xem Điều Thân, Chương 8, Mục V). Lưu ý: Lối đứng này rất khó, bởi khi nhắm mắt thì thân người hay bị đảo. Như thế có nghĩa bộ Não điểu khiển sự cân bằng các bắp thịt bị chi phối và khả năng tập trung tinh thần chưa đạt trình độ. 9ế Thời gian tập luyện để có kết quả là 2 tuần lễ hoặc 15 ngàyềMỗi ngày 2 lần và mỗi lần tối thiểu 30 phútễ Nếu tập đúng thì sẽ có những biểu hiện như: - Hơi thở vận truyền dễ dàng từ mũi, ngực, xuống bụng và ngược lại khi thở ra. - Mắt sáng, nhìn rõ hơn và nhìn xa hơn. - Nếu trời nóng trên 25 độ, sẽ lấm tấm mồ hôi, nhưng lại cảm thấy mát. - Tinh thần thoải mái, dễ chịu, có cảm giác hạnh phúc, hoan hỉệ - Cảm giác sức khỏe thâm hậu và cơ thể thích hoạt động. - Ãn ngon miệng, dễ tiêu. - Ngủ ngon, sáng thức dậy không uể oải. Nếu tập sai thì sẽ có những biểu hiện như: - Hít - Thở khó khăn, tức ngực, tim đập nặng nề. - Mắt mờ, nhìn không rõ hoặc mắt đỏ, cương phồng. - Nếu trời nóng trên 25 độ, sẽ lấm tấm mồ hôi và không thoải mái. 153
  14. KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH - NỘI CÔNG v õ GIA VOVINAM - VIỆT v õ ĐẠO - Tinh thần băn khoăn, lo lắng, hoặc cáu kỉnh. - Cảm giác mệt mỏi, muốn nghỉ, nằm và lười biếng. - Ăn đắng miệng, khó tiêu. - Khó ngủ, sáng thức dậy uể oải muốn ngủ tiếpễ 6.2. Phương pháp 3 - Trình độ 2: Luyện thở 2 thì, 12 giây một chu kỷ 1. Rà soát các điểu kiện luyện tập (Chương 7, Mục V) và các nguyên tắc cản bản Điểu Thân (Chương 8, Mục III). 2ệ Áp dụng phương pháp uốn cong đầu lưỡi lên hàm trên, nối huyệt Ngân Giao (VG28) với huyệt Thừa Tương (VC24), (Xem Chương 7, Mục IJ.ệPhụ chú cong ỉưỡi nối Nhâm - Đốc mạch đúng cách). 3. Áp dụng lối thở bằng bụng (Chương 7, Mục IV), theo phép 2 thì (Nạp và Xả) một cách bình thường, nhẹ nhàng và khoan thai. 4. Áp dụng tư thế ngồi ghế (Điều Thân, Chương 8, Mục VI). Đặt đồng hồ bên cạnh để theo dõi thời gian tập luyện. 5ẳ Tập trung tinh thẩn đếm nhẩm: Nạp (6 giây), Xả (6 giây) đểu đặn và bằng nhau. Tức có nghĩa thở phép 2 thì, 12 giây thay vì 8 giây như trình độ 1Ề 6. Trình độ 2 này tiếp tục được áp dụng theo các tư thế: > Nằm (Xem Điều Thân, Chương 8, Mục VIII). > Ngồi xếp bằng (Xem Điều Thân, Chương 8, Mục VII). > Đứng (Xem Điều Thân, Chương 8, Mục V). N: Nạp: Hít vào, đếm nhẩm 6 giây. X: Xả: Thở ra, đếm nhẩm 6 giây Hình 29 154
  15. QUYỂN 1: NỘI CÔNG NHẬP MÔN 7. Thời gian tập luyện để có kết quả là 2 tuần lễ hoặc 15 ngày. Mỗi ngày 2 lần và mỗi lần tối thiểu 30 phút. 6.3. Phương pháp 3 - Trình độ 3: Luyện thở 2 thì, 20 giây một chu kỳ l ệ Rà soát các điểu kiện luyện tập (Chương 7, Mục V) và các nguyên tắc cản bản Điểu Thân (Chương 8, Mục III). 2. Áp dụng phương pháp uốn cong đẩu lưỡi lên hàm trên, nối huyệt Ngân Giao (VG28) với huyệt Thừa Tương (VC24), (Xem Chương 7, Mục II: Phụ chú cong lưỡi nối Nhâm - Đốc mạch đúng cách). 3. Áp dụng lối thở bằng bụng (Chương 7, Mục IVX theo phép 2 thì (Nạp và Xả) một cách bình thường, nhẹ nhàng và khoan thai. 4. Áp dụng tư thế ngồi ghế (Điều Thân, Chương 8, Mục VI). Đặt đồng hồ bến cạnh để theo dõi thời gian tập luyện. 5. Tập trung tư tưởng đếm nhẩm: Nạp (10 giây), Xả (10 giây) đểu đặn và bằng nhau. Tức có nghĩa thở phép 2 thì, 20 giây thay vì 12 giây như trình độ 2. 6. Đây là trình độ trung bình của phương pháp thứ 3 mà mọi người phải đạt được. Một trình độ cho phép ta thở 5 lần ít hơn so với bình thường. Nếu không đạt được trình độ này thì khó có thể tiếp tục luyện tập Khí Công. 7. Thời gian tập luyện để có kết quả là 1 tuần lễ hoặc 7 ngày. Mỗi ngày 2 lần và mỗi lần tối thiểu 30 phút. Nếu tập thành công phương pháp trình độ 3 này thì mới tiếp tục tập trình độ 4. A N: Nạp: Hít vào, đếm nhẩm 10 giây. X: Xả: Thở ra, đếm nhẩm 10 giây. Hình 30 155
  16. KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH - NỘI CÔNG v õ GIA VOVINAM - VIỆT võ ĐẠO 6.4. Phương pháp 3 - Trình độ 4: Luyện thở 2 thì, 40 giây một chu kỳ 1. Rà soát các điều kiện luyện tập căn bản (Chương 7, Mục V) và các nguyên tắc căn bản Điểu Thân (Chương 8, Mục III). 2. Áp dụng phương pháp uốn cong đầu lưỡi lên hàm trên, nối huyệt Ngân Giao (VG28) với huyệt Thừa Tương (VC24), (Xem Chương 7, Mục II'ằPhụ chú cong lưỡi nối Nhâm - Đốc mạch đúng cách). 3. Áp dụng lối thở bằng bụng (Chương 7, Mục IV), theo phép 2 thì (Nạp và Xả) một cách bình thường, nhẹ nhàng và khoan thai. 4. Áp dụng tư thế ngồi ghế (Điều Thân, Chương 8, Mục VI). Đặt đồng hồ bên cạnh để theo dõi thời gian tập luyện. 5. Tập trung tư tưởng đếm nhẩm: Nạp (20 giây) và Xả (20 giây) đểu đặn và bằng nhau. Tức có nghĩa thở phép 2 thì, 40 giây gấp đôi trình độ 3. 6ể Lưu ý: Đâỵ là trình độ cuối của phương pháp thứ 3, không nến kéo dài quá 40 giây cho một chu kỳ, bởi dài quá sẽ thiếu dưỡng khí, gây chóng mặt hoặc tim đập chậm quá sẽ ảnh hưởng đến cường độ huyết áp. Chính vì thế, nếu ta bi huyết áp thấp thì không nẻn tâp trình đô này. 7. Thời gian tập luyện để có kết quả là 1 tuần lễ hoặc 7 ngày. Mỗi ngày 2 lần và mỗi lần tối thiểu 30 phút. Nếu tập thành công phương pháp thứ 3, trình độ 4 này thì mới tiếp tục tập phương pháp thứ 4ẻ
  17. QUYỂN 1: NỘI CÔNG NHẬP MÔN 6.5. Tóm lược Sự khác biệt giữa các chu kỳ Hít - Thở theo thời gian của phương pháp thứ 3. 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 Trình độ 1 Trình độ 2 Trình độ 3 Trình độ 4 Hình 32 Ghi chú quan trọng: Trên đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa 4 trình độ của phương pháp 3. Qua bảng so sánh này cho ta thấy phương pháp luyện tập Điều Tức theo một tiến trình chậm chạp và từng bước, có mục đích điểu hòa và thay đổi chu kỳ Hít - Thở một cách đều đặn, nhẹ nhàng giữa Não - Phổi - Tim, sau đó các nội tạng này sẽ ảnh hưởng mạnh đến cường độ hoạt động của Lục phủ - Ngũ tạng cũng như toàn cơ thể. Để đạt được khả nảng này, chúng ta không nên đốt cháy giai đoạn vì Não - Phổi - Tim có thể chấp nhận sự thay đổi này do ý chí của ta quá mạnh. Nhưng những bộ phận khác, không do lý trí điểu khiển mà do hệ Thần kinh Thực vật “tự động” chỉ huy, nên chưa chắc đã “đồng ý” hoặc hòa đồng theo. Chính vì thế, chúng ta phải để cho hệ Thẩn kinh Thực vật “làm quen” dần với những thay đổi này, nến phải kiên nhẫn và theo một tiến trình chậm chạp, từ từ; nếu không sẽ đưa đến bấn loạn cũng như có sự mâu thuẫn giữa Ý chí và hệ Não tự độngẾ 157
  18. KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH - NỘI CÔNG v õ GIA VOVINAM - VIỆT v õ ĐẠO VI ỊễPhương pháp 4: Nạp ngắn, xả dài Mục đích của phương pháp thứ 4 là kiểm soát và làm chủ nhịp thở cũng như nhịp tim, sự lưu thông huyết mạch. Lúc Nạp (bằng mủi) thì ngắn, nhanh và mạnh để thu hút dưỡng khí vào Phổi thật nhiều, chính vì thế phải thở theo lối thở ngực và sau đó khi Xả thì ngược lại, bằng cổ họng, dài, chậm và nhẹ. Lưu ý: Phương pháp này là phương pháp Điểu Tức dành cho các Võ gia, nến các Võ gia phải tập luyện thành công phương pháp này thì mới có thể luyện nội công sau này. 7.1. Phương pháp 4, Trình độ 1: Nạp ngắn, Xả dài, 15 giây 1 chu kỳ 1. Phương pháp này chỉ tập sau khi luyện thành công các phương pháp 3. 2. Rà soát các điểu kiện luyện tập (Chương 7, Mục V) và các nguyên tắc căn bản Điểu Thân (Chương 8, Mục III). 3. Không áp dụng phương pháp uốn cong đầu lưỡi lên hàm trên để nối 2 huyệt Ngân Giao và Thừa Tương. 4. Áp dụng tư thế ngồi ghế (Điều Thân, Chương 8, Mục VI). Đặt đồng hồ bên cạnh để theo dõi thời gian tập luyện. 5. Áp dụng lối thở bằng ngực (Chương 7, Mục IV), theo phép 2 thì, nhưng Nạp bằng mũi và Xả bằng miệng. Nạp bằng mũi: 5 giây, ngắn, nhanh và mạnh. Xả bằng miệng: 10 giây, nhưng dài, chậm và nhẹễ Tổng cộng 15 giây một chu kỳ. Tất cả đểu phải khoan thai, không hấp tấp và nóng vội. Lưu ỷ, đừng để ta phải đếm nhấm theo nhip thỏ mà phải thở theo nhip đếm. Không nhanh quá và cũng không chậm quá. Đừng hấp tấp hoặc lo lắng, sẽ gây căng thẳng và sẽ ảnh hưởng đến nhịp thở. N (Nạp) bằng mũi (5 giây): Ngắn, Nhanh và Mạnh. X (Xả) bằng cổ họng (10 giây): Dài, Chậm và Nhẹ. Hình 33 158
  19. QUYỂN 1: NỘI CÔNG NHẬP MÔN 6. Nếu trong lúc đang Hít - Thở và đếm nhẩm, bất ngờ bị tạp niệm xen vào làm rối loạn, thì phải ngừng ngay. lạp trung tinh thẩn trở lại và tập lại từ đầuế 7. Thời gian tập luyện để có kết quả là 1 tuần lễ hoặc 7 ngày. Mỗi ngày 2 lần và mỗi lần tối thiểu 30 phút. 8. Phương pháp này tiếp tục được áp dụng theo các tư thế: > Nằm (Xem Điều Thân, Chương 8, Mục VIII). > Ngồi xếp bằng (Xem Điều Thân, Chương 8, Mục VII). 7.2. Phương pháp 4, Trình độ 2: Nạp ngắn, Xả dài, 30 giây 1 chu kỳ 1. Phương pháp này chỉ tập sau khi luyện thành công trình độ l ẽ 2. Áp dụng các nguyên tắc trình độ 1: từ Mục 1 đến Mục 4. 3. Áp dụng lối thở bằng ngực (Chương 7, Mục IV), theo phép 2 thì, Nạp bằng mũi: 10 giây, ngắn, nhanh và mạnh. Xả bằng cổ họng, dài gấp đôi: 20 giây, nhưng dài, chậm và nhẹ. Tổng cộng 30 giây một chu kỳ. 4. Trình độ 2 này rất khó nên phải kiến nhẫn. Nếu bị chóng mặt, nhức đầu hoặc khó thở, tức có nghĩa chưa đủ trình độ, thì phải tập lại trình độ 1 cho đến khi nào thuần và nhuyễn, không chóng mặt thì mới tập trình độ 2 này. 5. Thời gian tập luyện để có kết quả là 2 tuần lễ hoặc 15 ngàyếMỗi ngày 2 lần và mỗi lần tối thiểu 30 phút. 6. Đặc biệt đối với các Võ gia nên chú tâm luyện thành công trình độ 2 này, bởi nó sẽ trợ giúp hữu hiệu cho sự bển bỉ của hệ Hô hấp và ta không bị mệt hoặc “hụt hơi” khi phải xuất thế hoặc sử dụng nhiều khí lực. N (Nạp) bằng mũi (10 giây): Ngắn, Nhanh và Mạnh. X (Xả) bằng cổ họng (20 giây): Dài, Chậm và Nhẹ. Hình 34 159
  20. KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH - NỘI CÔNG v õ GIA VOVINAM - VIỆT võ ĐẠO N: Nạp 5 giây, đều nhẹ nhàng. B: Bế 5 giây không thở. X: Xả 5 giây, đều nhẹ nhàng. Hình 35 7ề Phương pháp này tiếp tục được áp dụng theo các tư thế: > Nằm (Xem Điều Thân, Chương 8, Mục VIII). > Ngồi xếp bằng (Xem Điểu Thảny Chương 8, Mục VII). VIII. Phương pháp 5: Nạp - Bế - xả và Nạp - xả - Bế Phương pháp thứ 5 này, khác hẳn với 4 phương pháp trước, không những Nạp và Xả, mà có thêm Bế (nín thở). Tức có nghĩa thêm một nhịp giữa hít - thở và cả 3 đều có thời gian đồng đều nhau trong một chu kỳ. Mục đích là để kiểm soát và làm chủ nhịp thở cũng như nhịp tim với một trình độ cao hơn. Không những dùng ý chí để điểu chỉnh Hít - Thở theo ngắn-dài, nhanh - chậm, mạnh - nhẹ, đều đặn - thất thường, mà còn ngưng lại. 8.1. Phương pháp 5, Trình độ 1: Luyện thở 3 thì, Nạp - Bế - Xả l ế Phương pháp này chỉ tập sau khi luyện thành công các trình độ dưới. 2. Rà soát các điểu kiện luyện tập (Chương 7, Mục V) và các nguyên tắc căn bản Điểu Thân (Chương 8, Mục III). 3. Phải tập thành công phương pháp: Tìm vê' ngũ tạng (Điều Thân, Chương 8, Mục XI). 4ẳ Áp dụng phương pháp uốn cong đầu lưỡi lên hàm trên, nối huyệt Ngân Giao (VG28) với huyệt Thừa Tương (VC24) và thót hậu môn lại, giúp 2 huyệt Trường Cường (VG01) và Hội Âm (VC01) kết nối (Xem Chương 7, Mục JJệPhụ chú cong lưỡi nối Nhâm - Đốc mạch đúng cách). - 5. Áp dụng tư thế ngồi ghế (Điều Thân, Chương 8, Mục VI). Đặt đồng hồ bên cạnh để theo dõi thời gian tập luyện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2