intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VINH DANH LÀNG NGHỀBùi Văn Vệ người Thượng thôn, xã Yên Tiến, huyện ý Yên,

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

VINH DANH LÀNG NGHỀ Bùi Văn Vệ người Thượng thôn, xã Yên Tiến, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định (xưa thuộc Thượng thôn, làng Cát Đằng, huyện ý Yên, Nam Định). Tuổi niên thiếu, cậu bé Vệ đã tập tọng biết làm nghề sơn quang dầu do bố mẹ truyền lại. Người già trong làng kể lại rằng làng họ có nghề làm sơn ta tính đến nay đã có tới 5 - 7 đời. Nhà nghèo, chú bé Vệ vừa phải bế em, vừa tập “đổ nét” sơn để kiếm sống, giúp rập gia đình. Vì vậy, không mấy lúc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VINH DANH LÀNG NGHỀBùi Văn Vệ người Thượng thôn, xã Yên Tiến, huyện ý Yên,

  1. VINH DANH LÀNG NGHỀ Bùi Văn Vệ người Thượng thôn, xã Yên Tiến, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định (xưa thuộc Thượng thôn, làng Cát Đằng, huyện ý Yên, Nam Định). Tuổi niên thiếu, cậu bé Vệ đã tập tọng biết làm nghề sơn quang dầu do bố mẹ truyền lại. Người già trong làng kể lại rằng làng họ có nghề làm sơn ta tính đến nay đã có tới 5 - 7 đời. Nhà nghèo, chú bé Vệ vừa phải bế em, vừa tập “đổ nét” sơn để kiếm sống, giúp rập gia đình. Vì vậy, không mấy lúc cậu thiếu niên đã sớm trở thành chú “phó nhỏ”. Có lần, theo các bác phó cả, phó hai đi vẽ đám cho các làng, biết chú sáng dạ, có thể đảm đương được những việc của người lớn, bác phó cả đã mạnh dạn giao cho chú vẽ nét trang trí một quả trống của làng nọ. Mà nghệ thuật vẽ nét sơn - như ông nói “không phải chuyện đùa”! Vẽ phải vững tay, gần như phải “nín thở, bóp cò”. Đã vẽ là “xong”, không thể sửa được trên nền sơn nữa. Đề tài trang trí trên quả trống mà chú được giao là “Rồng bay - mây ám”. Một quả trống cái có đường kính lớn với chiều cao gần lút người. Rồng bố cục phải lượn vòng, khép kín hết chu vi thân tang trống. ấy thế mà chú đã hoàn thành không chỉ trót lọt, mà còn rất đẹp, rất đúng với tiêu chuẩn nhà nghề, nên đã được các bô lão trong làng chấp nhận thật hoan
  2. hỉ. Từ những việc làm tốt và sáng dạ buổi đầu, mỗi ngày lại nâng lên tay nghề một mức; càng làm chú càng chinh phục được cảm tình của các bác phó cả, phó hai. Hoàn thành tốt công việc, rồi làng vào đám khánh thành đồ tự khí mới, trong những mâm cỗ thưởng cho phường thợ khéo, chú “Phó Vệ” đã được các cụ “mời cậu phó trẻ” ngồi cùng mâm trên, mâm áp vách, lọt giữa chỗ các bác phó già với các chức sắc cao trong làng - những chánh tổng, lý trưởng, tiên thứ chỉ, kỳ hào, kỳ mục. Cùng với việc vẽ trang trí đồ thờ, Bùi Văn Vệ còn vẽ trang trí kiến trúc theo lối thủy mặc tranh tường màu nước và vẽ sơn quang dầu cột đình, trần đình, nội cung, tiền tế. Và đương nhiên, những tranh tường, tranh trần Bùi Văn Vệ vẽ, bao giờ cũng được vừa lòng dân làng và các chức sắc trong làng. Có được cái tài “bẩm sinh”, cộng với dòng máu “di truyền” như vậy, theo ông kể, “vì trước đó ba đời, cụ cố nội và bố đẻ tôi, đã từng được tuyển vào trong hiệp thợ sơn giỏi vô kinh đô Huế phục vụ cho vương triều nhà Nguyễn “. Mỗi lần trẩy kinh như thế những người thợ sơn phải làm việc liên tục hàng nửa năm ròng, từ đầu năm đến giữa năm, hoàn thành đủ và đẹp những đồ tế tự, đồ gia bảo cho nhà vua, kịp khi Vua ra tế Nam giao, mới coi là hoàn tất công việc. Vì vậy, ông nội ông, rồi bố ông, đã từng được thưởng “Cửu phẩm văn giai” của Nam triều nhà Nguyễn tặng. Rồi mỗi năm Phủ Giầy quê ông mở hội, gọi là Hội rước Thánh chầu mẫu với hàng ngàn, hàng vạn đệ tử từ thập phương nô nức kéo về, sặc
  3. sỡ đủ màu sắc trang phục, lễ hội của các ông Đồng, Bà Đồng. Gọi là hội Thánh, hội Mẫu, nhưng kỳ thực cũng là hội xuân, hội chợ quê ông. La liệt các mặt hàng mỹ thuật thủ công truyền thống từ khắp nơi đổ về khoe tài, chiêu hàng, chiêu khách. Nhiều nhất vẫn là đồ thờ, thứ nữa mới đến những đồ chơi, con giống và những đồ thực dụng. Từ pho tượng phật, tượng bụt bằng đất nung tô màu, đến cái lục lạc bằng sành lúc lắc leng keng cho trẻ. Từ bình đựng nước, đựng rượu bằng gốm nặn hình uyên ương điểm men màu lục, màu hồng, đến con gà trống đất tô màu sặc sỡ có gắn chiếc kèn ống sậy thổi được “te te - tu huýt” đến chuông đồng khánh bạc to nhỏ đủ loại được buộc những sợi chỉ thắm, chỉ điều. Nổi bật trong cái rừng hàng “hội chợ đấu xảo nghệ thuật dân gian” ấy là những đồ sơn bóng lộn - những bình hương cây nến, mâm mịch, đài rượu, ngai, khám thờ, những mâm bồng, mâm ăn, thúng sơn, hộp trầu, quả phù trang, đũa sơn... Tất cả đỏ rực, đen bóng, bật lên là những nét vẽ “đanh cước” thếp vàng, thếp bạc giả hoàn kim. ẩn hiện trên nền những vật phẩm ấy là những hình rồng tản văn, long ẩn, long cuốn thủy, long tranh châu, những tùng cúc, lan điệp, lan đằng đủ dáng, đủ vẻ. Tất cả những hình thù giàu có, độc đáo và choáng lộng ấy đều được tạo nên bằng những nan nứa ngâm, bỏ ruột, bỏ cật, ghép bằng sơn ta, vừa dai, vừa bền, lại vừa nhẹ. Chúng có thể thích nghi với mọi thử thách của thời tiết nhiệt đới nóng lạnh mà vẫn giữ được hình dáng không biến dạng, độ bền, độ đẹp. Kho báu này đều do đám thợ sơn tài khéo của làng Cát Đằng làm ra, trong đó có sự góp mặt đầy tự hào - mà giản dị đến khiêm tốn hết mực - của nghệ nhân tài hoa Bùi Văn Vệ.
  4. Phải đến tận nhà xem những vật phẩm nghệ thuật của nghệ nhân Bùi Văn Vệ ,rồi ta lại rảo bước đi xem một loạt những cơ sở hợp tác vẽ sơn ta của các lão nghệ nhân thôn Thượng, Cát Đằng; hay đến nhà những người thợ sơn ở xã Yên Tiến ; hoặc thợ chạm ở thôn La Xuyên, xã Yên Ninh, ý Yên, quanh vùng, ta mới thấy hết được ảnh hưởng sâu rộng của một nền mỹ thuật thủ công dân gian tiềm ẩn lâu đời đã hun đúc nên những tài năng trác tuyệt. Bùi Văn Vệ, cũng như những phường thợ bạn của ông, thực sự đã được nuôi dưỡng và lớn lên bằng những dòng sữa mát quê hương dân tộc dưới bóng tre làng. Rời làng Cát Đằng, trở về Hà Nội đứng trước những ngăn tủ kính trưng bày trang trọng của phòng mỹ thuật dân gian Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; hay gian hàng của Hội Mỹ thuật Việt Nam; của Công ty du lịch, cửa hàng của Công ty Mỹ thuật Hà Nội; cửa hàng của Sunhasaba, của Xưởng Mỹ thuật Quốc gia và tư nhân, đa phần ở các phố cổ, các Gallery nghệ thuật thời kinh tế thị trường, ta mới thấy hết được sự đối chiếu và cảm xúc nghệ thuật trong cái tương quan chung của mĩ thuật đô thị và nông thôn; của người nghệ sĩ mới và người nghệ nhân dân gian truyền thống. Còn gì thỏa mãn bởi vẻ đẹp giản dị mà “mê hồn”, khi ta được nhìn “trọn bộ” những chiếc thúng sơn với hàng chục chiếc to nhỏ đủ cỡ, theo kiểu lõm đáy, lõm nắp, dị dị bánh giầy”, chồng cao chất ngất như một tòa nhà tháp vàng choáng lộng bởi những vàng son, sơn then, vuông tròn, lục lăng, bát giác, hoặc những mẫu hộp phóng tác theo hình quả bí, quả dừa, quả cam v.v... Tất cả đều được chạy diềm, điểm gấm “cẩm quy”, gấm “nhẫn tự” theo lối “huỳnh dồi - gấm diễu”.
  5. Xen vào đó là những ô vẽ lan điệp, cúc trúc v.v... thật sống động. Đó là những nghệ thuật phẩm rực rỡ, cao sang mà vẫn gần gũi với đời sống thực của con người nghệ thuật dân dã, đích danh là nghệ thuật dân tộc. Mấy ai đã nghĩ rằng những sản phẩm nghệ thuật ấy lại ra đời từ bàn tay của người nghệ nhân luôn sống cuộc đời cần mẫn và giản dị đến thanh bạch, ngay sau lũy tre làng? Có giầu sang chăng là mấy ông chủ kinh doanh nội địa và xuất khẩu hàng đi Tây, đi Nhật... của thời kinh tế thị trường mở cửa. Nghệ thuật - cái trường tồn của đời sống tinh thần mà nhân loại luôn nuôi hy vọng, hướng về nó, từ lâu đời, chúng vốn là sản phẩm cao quý do bàn tay và khối óc của những con người lao động bình thường - những nghệ sĩ vô danh bình dân của làng nghề sáng tạo - họ rất vô tư không vụ lợi, lại là tác giả đích thực. Trần Thức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2