Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 16-27<br />
<br />
Vô tư và nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của<br />
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng<br />
trong việc giải quyết vụ án hình sự<br />
Trần Thu Hạnh*<br />
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam<br />
Nhận ngày 22 tháng 4 năm 2013<br />
Chỉnh sửa ngày 16 tháng 5 năm 2013; chấp nhận đăng ngày 14 tháng 6 năm 2013<br />
<br />
Tóm tắt: Bài viết phân tích và xây dựng khái niệm “sự vô tư” trong lĩnh vực tư pháp hình sự.<br />
Thông qua đó làm rõ nội hàm cũng như ý nghĩa của nó đối với việc giải quyết vụ án hình sự khách<br />
quan, công bằng. Nếu sự vô tư là nền tảng thì nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố<br />
tụng, người tham gia tố tụng hình sự tạo ra thiết chế bảo đảm để sự vô tư được thực thi khi tiến<br />
hành tố tụng. Bài viết tập trung làm rõ cơ chế bảo đảm thực thi nguyên tắc này.<br />
<br />
1. “Sự vô tư” trong lĩnh vực tư pháp hình sự*<br />
<br />
vô tư. Cặp phạm trù này hoán đổi cho nhau ở<br />
trong mối quan hệ biện chứng nguyên nhân - kết<br />
quả, ở hoàn cảnh, điều kiện này thì vô tư là<br />
nguyên nhân nhưng ở tình huống khác nó lại là<br />
kết quả của thiên vị. Vô tư còn gắn với một hệ<br />
quả mang tính tất yếu là không đòi phải trả ơn,<br />
không đòi hỏi hỏi bất kỳ lợi ích nào mà hành<br />
động chỉ nhằm mang lại sự công bằng, thể hiện sự<br />
nghĩa hiệp vốn có trong nhân cách người quân tử<br />
hoặc khách quan trong việc đánh giá sự việc như<br />
vốn dĩ nó có không thiên lệch, không tô hồng hay<br />
bôi đen. Như vậy, vô tư được xem xét ở hai khía<br />
cạnh: Thứ nhất, nếu là hành động mang tính “vật<br />
chất” thì đó là hành động không vì vụ lợi, hướng<br />
tới mục đích cao thượng theo kiểu Lục Vân Tiên<br />
“khi thấy bất bình giữa đường chẳng tha”. Hành<br />
động vô tư, cao thượng được trọng nể ở mọi xã<br />
hội và trở thành truyền thống của dân tộc Việt<br />
Nam. Thứ hai, vô tư được đề cập đến trong việc<br />
xem xét, đánh giá, kết luận về một sự việc, một<br />
<br />
a. Vô tư là một khái niệm chỉ trạng thái chủ<br />
quan của con người khi thực hiện một hoạt động<br />
xã hội nào đó có thể là hành động mang tính “vật<br />
chất” hoặc hoạt động tư duy của con người. Từ<br />
điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa vô tư như sau:<br />
“1. Không nghĩ đến lợi ích riêng tư. Sự giúp đỡ<br />
hào hiệp, vô tư. 2 Không thiên vị ai cả. Một trọng<br />
tài vô tư. Nhận xét một cách vô tư, khách quan”.<br />
Theo đó, một người khi hành động không xuất<br />
phát, không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân mình<br />
hoặc lợi ích của những người khác mà mình quan<br />
tâm, hoặc bị phụ thuộc vào ý thức chủ quan của<br />
mình hay một chủ thuyết nhất định. Đối lập với<br />
vô tư là phạm trù thiên vị, nếu vô tư thì không<br />
thiên vị và đã thiên vị thì do kết quả của sự không<br />
<br />
_______<br />
*<br />
<br />
ĐT: 84-4-7547512<br />
E-mail: tranthuhanh72@yahoo.com<br />
<br />
16<br />
<br />
T.T. Hạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 16-27<br />
<br />
con người, một quá trình nào đó. Đây là hoạt<br />
động tư duy của con người không những đòi hỏi<br />
tinh thần nghĩa hiệp mà còn cần phải có tri thức<br />
cũng như bản lĩnh thì người ta mới có thể vô tư<br />
trong các nhận xét, đánh giá, kết luận của mình.<br />
Người vô tư trong hoạt động tư duy thường được<br />
đánh giá cao trong lĩnh vực hoạt động của mình,<br />
rộng ra là sự thừa nhận của xã hội như một khẳng<br />
định về uy tín, năng lực, phẩm chất của một con<br />
người. Vô tư bao giờ cũng dẫn đến hệ quả là có<br />
thái độ khách quan đối với sự vật và hiện tượng<br />
được xem xét, nói khác đi ở đây con người đã làm<br />
được việc tưởng chừng như rất đỗi bình thường<br />
nhưng rất vĩ đại là logic chủ quan đã phù hợp với<br />
logic khách quan của sự vật. Chân lý đã được<br />
nhận thức, xác lập trong trường hợp này. Vô tư<br />
phẩm chất cần thiết cho mọi con người, mọi lĩnh<br />
vực đời sống nhưng nó đặc biệt có ý nghĩa trong<br />
nghiên cứu khoa học, nếu người làm khoa học<br />
không vô tư sẽ không thể tìm ra những qui luật<br />
vận động của thế giới vật chất và ý thức mà kết<br />
quả của nó là tạo ra sự văn minh của nhân loại để<br />
“biến con người từ vương quốc tất yếu đến vương<br />
quốc tự do” như Ăngghen đã nói.<br />
b. Nếu như trong khoa học sự vô tư, khách<br />
quan mang đến sự sáng tạo cho con người thì sự<br />
vô tư trong hoạt động của người làm công tác<br />
quản lý nhất là của thẩm phán và những người<br />
tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ<br />
án lại mang đến sự công bằng, dân chủ cho<br />
những người liên quan và cho cả xã hội. Những<br />
giá trị mà nền tư pháp mang đến cho xã hội phụ<br />
thuộc chủ yếu vào sự vô tư của người tiến hành<br />
tố tụng, do chỉ có thái độ vô tư của những người<br />
cầm cân nảy mực mới có nhận thức khách quan<br />
về những tình tiết của vụ án, bản án và các<br />
quyết định họ đưa ra mới khách quan, đúng<br />
người, đúng tội, mới làm cho người có tội và xã<br />
hội tâm phục, khẩu phục. Đó cũng là lý do giải<br />
thích cho hiện tượng trong nhà nước thần<br />
quyền, phong kiến hà khắc, mất dân chủ,<br />
<br />
17<br />
<br />
chuyên chế nhưng vẫn có những ông quan xử<br />
án khách quan, công bằng mà đến ngày nay<br />
nhân dân vẫn ngưỡng mộ. Sự vô tư của thẩm<br />
phán và những người tiến hành tố tụng vì thế có<br />
ý nghĩa vô cùng quan trọng không những chỉ<br />
trong quá trình giải quyết vụ án mà còn trong<br />
việc thực thi công lý, bảo đảm quyền con<br />
người, xây dựng nhà nước pháp quyền. Giải<br />
thích về sự vô tư trong hoạt động tư pháp đã<br />
được Tòa án tối cao liên bang Hoa Kỳ diễn giải<br />
như sau[1]: Thứ nhất, sự vô tư được hiểu là<br />
không có sự thiên vị, làm lợi hoặc làm bất lợi<br />
cho một bên trong vụ tranh chấp (“lack of bias<br />
for or against a party to a dispute”). Sự vô tư<br />
trong trường hợp này bảo đảm cho mỗi bên<br />
trong vụ việc rằng thẩm phán sẽ áp dụng các<br />
quy định pháp luật đối với họ giống như thẩm<br />
phán áp dụng cho phía còn lại của vụ việc. Thứ<br />
hai, sự vô tư cũng được hiểu là thẩm phán,<br />
người có trách nhiệm giải quyết vụ việc không<br />
có thiên kiến, hay định kiến ủng hộ hay chống<br />
lại một quan điểm, một vấn đề pháp lý trong vụ<br />
việc từ trước khi giải quyết vụ việc đó (“lack of<br />
a bias for or against particular issues”, hay<br />
“lack of preconception in favor of or against a<br />
particular legal view”). Thứ ba, tuy nhiên, Tòa<br />
án cũng cho rằng yêu cầu một thẩm phán không<br />
được có chính kiến, quan điểm từ trước về bất<br />
cứ vấn đề pháp lý nào đặt ra trong vụ việc là<br />
một điều rất khó khả thi. Do vậy, theo Tòa án,<br />
điều quan trọng để bảo đảm sự vô tư có thể<br />
được đáp ứng là thẩm phán phải có một thái độ<br />
cởi mở ("open-mindedness"). Theo Tòa án,<br />
phẩm chất này không cấm đoán thẩm phán có<br />
quan điểm từ trước về một vấn đề pháp lý đặt ra<br />
trong vụ việc cụ thể, mà đòi hỏi thẩm phán phải<br />
sẵn sàng xem xét đến những quan điểm đối lập<br />
hay khác biệt, sẵn sàng chấp nhận có thể thay<br />
đổi những định kiến đó[2].<br />
Từ những phân tích trên có thể hiểu: sự vô<br />
tư trong lĩnh vực tư pháp là xem xét, đánh giá,<br />
<br />
18<br />
<br />
T.T. Hạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 16-27<br />
<br />
giải quyết tranh chấp không thiên vị, khách<br />
quan bảo đảm sự công bằng, công lý giữa các<br />
bên liên quan của người có trách nhiệm giải<br />
quyết vụ án.<br />
<br />
máy công quyền nói chung. Bảo đảm sự vô tư<br />
của tư pháp chính là một yêu cầu quan trọng<br />
với quyền của mỗi cá nhân có quyền được xét<br />
xử một cách công bằng.<br />
<br />
Định nghĩa này không những chỉ ra nội hàm<br />
của sự vô tư mà thông qua đó làm nổi bật vai<br />
trò, ý nghĩa của sự vô tư trong lĩnh vực tư pháp<br />
hình sự. Đó là: (a) Sự vô tư của người tiến hành<br />
tố tụng, người tham gia tố tụng nền tảng của<br />
việc thực thi công lý; (b) Sự vô tư của người<br />
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng là yêu<br />
cầu tất yếu của sự tôn trọng và bảo vệ quyền<br />
con người trong nhà nước pháp quyền; (c) Sự<br />
vô tư của người tiến hành tố tụng, người tham<br />
gia tố tụng: điều kiện để tạo dựng niềm tin của<br />
cộng đồng vào hoạt động tư pháp; (d) Sự vô tư<br />
của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố<br />
tụng: Yêu cầu tất yếu của nhà nước pháp quyền<br />
[3]. “Sự vô tư của tư pháp, hay cụ thể hơn là<br />
của những người tiến hành tố tụng (đặc biệt là<br />
thẩm phán) và những người tham gia tố tụng là<br />
người phiên dịch, người giám định không chỉ<br />
thể hiện ở việc thực tế họ phải không có định<br />
kiến, thiên kiến hay thiên vị gây lợi hay bất lợi<br />
cho bên này hay bên kia của vụ việc. Quan<br />
trọng không kém là trong việc thực hiện chức<br />
năng của mình, họ phải có những bảo đảm<br />
khách quan, có những biểu hiện khách quan để<br />
chứng tỏ sự vô tư đó, loại bỏ tất cả những nghi<br />
ngờ có căn cứ về sự vô tư của họ”[3].<br />
<br />
Từ những nội dung trên, có thể thấy yêu cầu<br />
bảo đảm sự vô tư của hoạt động tư pháp, kết<br />
hợp với những yêu cầu khác, như bảo đảm sự<br />
độc lập, khách quan của tư pháp là những yêu<br />
cầu không thể tách rời, mang tính thiết yếu của<br />
một nhà nước pháp quyền.<br />
<br />
Sự vô tư của tư pháp là điều kiện cơ bản,<br />
tiên quyết để có một quy trình tố tụng công<br />
minh, chính xác, đúng người đúng tội, đúng<br />
pháp luật. Hơn nữa, sự vô tư và những biểu<br />
hiện vô tư của tư pháp cũng là một yếu tố nền<br />
tảng để tạo dựng, củng cố niềm tin của những<br />
người tham gia tố tụng là người bị tạm giữ, bị<br />
can, bị cáo, người bị hại, người có quyền và<br />
nghĩa vụ liên quan…cũng như của cả cộng<br />
đồng xã hội nói chung vào hoạt động của hệ<br />
thống các cơ quan tư pháp nói riêng và của bộ<br />
<br />
2. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những<br />
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố<br />
tụng hình sự<br />
a. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người<br />
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng<br />
trong luật tố tụng hình sự là một trong những<br />
nguyên tắc nền tảng của hoạt động tư pháp hình<br />
sự. Đến nay, nguyên tắc này đã được thừa nhận<br />
trong tuyệt đại đa số pháp luật các quốc gia,<br />
được ghi nhận trong hầu hết các văn kiện pháp<br />
lý quốc tế về quyền con người.<br />
Theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí thì bảo<br />
đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng, người<br />
tham gia tố tụng trở thành nguyên tắc cơ bản<br />
của Luật tố tụng hình sự do việc “xác định sự<br />
thật khách quan và giải quyết vụ án khách quan,<br />
đảm bảo công bằng là đòi hỏi tất yếu của tố<br />
tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền xã hội<br />
chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi điều tra, truy tố, xét<br />
xử thường có sự không “cân bằng”, không bình<br />
đằng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, người<br />
tiến hành tố tụng với bị can, bị cáo và những<br />
người tham gia tố tụng khác do một bên là đại<br />
diện cho công quyền với đầy đủ sức mạnh của<br />
quyền lực, pháp luật, một bên là những người bị<br />
nghi là phạm tội không có những sức mạnh và<br />
điều kiện như vậy”[4]. Do vậy, cần thiết lập<br />
một cơ chế bảo đảm sự vô tư của những người<br />
<br />
T.T. Hạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 16-27<br />
<br />
đại diện công quyền cũng như chống lại sự lạm<br />
quyền của họ khi tiến hành giải quyết vụ án<br />
trong luật tố tụng hình sự. Việc vô tư của người<br />
tiến hành tố tụng có ý nghĩa quan trọng góp<br />
phần vào việc giải quyết vụ án một cách khách<br />
quan nên Luật tố tụng hình sự coi bảo đảm sự<br />
vô tư của người tiến hành tố tụng, người phiên<br />
dịch, người giám định là nguyên tắc cơ bản. Sự<br />
vô tư của những người này phụ thuộc vào ý<br />
thức chủ quan nhưng đồng thời còn chịu tác<br />
động của nhiều yếu tố khách quan nên bên<br />
cạnh việc giáo dục, nâng cao đạo đức đối với họ<br />
cần có cơ chế pháp lý đề ngăn ngừa khả năng<br />
dẫn đế sự không vô tư khi tiến hành tố tụng. Cơ<br />
chế này phải được qui định cụ thể, rõ ràng trong<br />
luật tố tụng hình sự làm cơ sở pháp lý cho việc<br />
ngăn ngừa sự không vô tư của người tiến hành<br />
tố tụng, người phiên dịch, người giám định, phù<br />
hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội<br />
phạm và tâm lý, đạo đức truyền thống mỗi quốc<br />
gia. “Cơ chế cũng cần tạo một thủ tục chặt chẽ<br />
nhưng đơn giản, thuận tiện cho việc thay đổi<br />
người tiến hành tố tụng, người phiên dịch,<br />
người giám định bằng việc để cho họ tự mình từ<br />
chối tiến hành tố tụng khi có những căn cứ luật<br />
định, cơ quan có thẩm quyền chỉ quyết định<br />
thay đổi khi những người này không tự nguyện.<br />
Sự chủ động từ chối tham gia tố tụng của người<br />
tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người giám<br />
định trong trường hợp này thể hiện sự hiểu biết<br />
và tôn trọng pháp luật của đội ngũ cán bộ trong<br />
các cơ quan tư pháp, đồng thời làm đơn giản<br />
hoá thủ tục tố tụng cũng như gánh nặng cho các<br />
cơ quan tiến hành tố tụng” [4].<br />
Trong quy định pháp luật, trong học thuyết,<br />
cũng như trong án lệ các nước hoặc quốc tế<br />
không phải luôn luôn có cách tiếp cận, giải<br />
thích và áp dụng giống nhau về nguyên tắc này.<br />
Từ nhận thức, quan niệm khác biệt này, các<br />
nước có thể có những cách tiếp cận, biện pháp<br />
<br />
19<br />
<br />
khác nhau nhằm bảo đảm yêu cầu của nguyên<br />
tắc này trong lĩnh vực tố tụng hình sự.<br />
Tiếng La tinh từ lâu đã tồn tại khái niệm<br />
“Nemo judex in re sua - Nul n’est juge en sa<br />
propre cause” (Không ai có thể là quan tòa trong<br />
vụ việc của chính mình). Theo các học giả châu<br />
Âu hiện nay thì “Quyền được yêu cầu xét xử<br />
thấu đáo đối với việc cáo buộc hình sự bởi một<br />
tòa án độc lập và vô tư được coi là biểu tượng<br />
của ý tưởng về dân chủ trong tiến trình tố<br />
tụng”[5]. Vì thế, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư<br />
trong tố tụng hình sự được ghi nhận trong Hiến<br />
pháp, được coi như những yếu tố cấu thành của<br />
nhà nước pháp quyền. Hầu hết các văn bản pháp<br />
luật của thế giới và Liên minh châu Âu (Tuyên<br />
ngôn Thế giới về nhân quyền 1948 - Điều 10;<br />
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính<br />
trị 1966 (Điều 14; Hiến chương Liên minh châu<br />
Âu về các Quyền cơ bản của con người - Điều<br />
47; Công ước châu Âu về quyền con người năm<br />
1950 - điều 6 /1; án lệ của Tòa án Công lý Cộng<br />
đồng châu Âu; v.v… đều thống nhất rằng nguyên<br />
tắc độc lập và vô tư là các thành tố cấu thành nên<br />
một Tòa án công bằng, công lý.<br />
Là một trong những nguyên tắc lâu đời ở<br />
châu Âu, nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tố<br />
tụng cùng với quan niệm về công lý, quan niệm<br />
về vô tư đã hình thành. Hình ảnh nữ thần công<br />
lý - với dải băng bịt mắt - theo các tác giả châu<br />
Âu: không phải bởi nữ thần bỏ qua không nhìn<br />
vào vụ việc thực tế, mà chỉ bởi vì không muốn<br />
bị ảnh hưởng bởi những nhân tố bên ngoài khả<br />
dĩ làm sai lệch việc xét xử. Mặc dù được thừa<br />
nhận từ lâu trong thực tiễn pháp luật châu Âu,<br />
nhưng theo các học giả châu Âu, rất khó đưa ra<br />
một định nghĩa về nguyên tắc đảm bảo sự vô tư<br />
của người tiến hành tố tụng và người tham gia<br />
tố tụng, bởi lẽ: (a) Ngay nội hàm khái niệm “vô<br />
tư” đã là rộng và khó xác định; (b) Nguyên tắc<br />
vô tư nằm trên ranh giới khá “mỏng manh” với<br />
các nguyên tắc gần gũi nó như: độc lập xét xử,<br />
<br />
20<br />
<br />
T.T. Hạnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 16-27<br />
<br />
trung lập. Theo tác giả Giuseppe Tarzia, Giáo<br />
sư Đại học Milan (Ý) [11], trong xét xử,<br />
nguyên tắc chung của mọi quốc gia tiến bộ là:<br />
thẩm phán phải thực sự vô tư và độc lập. Sự vô<br />
tư thể hiện ở vị trí độc lập của người thẩm phán<br />
- thường đã được quy định ngay trong Hiến<br />
pháp - và trong sự không ràng buộc của người<br />
thẩm phán đối với các lợi ích vật chất hay tinh<br />
thần. Theo Burkhard HESS, Giáo sư Đại học<br />
Heidelberg, Liên Bang Đức thì nguyên tắc bảo<br />
đảm sự vô tư được hiểu là, các đương sự phải<br />
có quyền được xét xử bởi một bên độc lập,<br />
không thiên vị và không định kiến [6].<br />
Theo án lệ của tòa án nhân quyền châu Âu,<br />
và theo học thuyết pháp lý phổ biến trên thế<br />
giới, sự thiếu vô tư của người tiến hành tố tụng<br />
thể hiện ở hai góc độ: hoặc là thiếu vô tư chủ<br />
quan, có nghĩa là sự thiếu vô tư, độc lập trong<br />
tư tưởng của người thẩm phán - tuy nhiên có<br />
thể phát hiện được thông qua các xử sự của<br />
thẩm phán tại phiên tòa; hoặc là thiếu vô tư<br />
khách quan - điều có thể nhận thấy thông qua<br />
các yếu tố về công việc, về vị trí của người<br />
thẩm phán đó. Yếu tố chủ quan khó nhìn nhận<br />
rõ, mà phải được suy luận thông qua cách xử sự<br />
của người thẩm phán. Trong khi đó yếu tố<br />
khách quan lại phụ thuộc vào thể chế, như quy<br />
định của pháp luật, tổ chức và hoạt động của cơ<br />
quan tư pháp.v.v. sao cho không tạo ra sự thiên<br />
vị hay định kiến ở người thẩm phán. Bởi vậy,<br />
sự không vô tư chủ quan chỉ có thể được suy<br />
luận và chứng minh; nhưng sự thiếu vô tư<br />
khách quan thì biểu hiện thông qua các yếu tố<br />
bên ngoài, có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên,<br />
không phải lúc nào sự phân biệt giữa chủ quan<br />
và khách quan cũng rõ ràng. Bởi vậy Professeur<br />
Frison-Roche đã cho rằng phải chăng nguyên<br />
tắc bảo đảm sự vô tư trong tố tụng là “sự khách<br />
quan trong sự chủ quan” “l’impartialité était<br />
l’objectivité dans la subjectivité”[7]. Pháp luật<br />
của các quốc gia châu Âu cũng thường quy định<br />
<br />
nội dung nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tố<br />
tụng thành hai nhóm: hoặc là các trường hợp<br />
thiếu vô tư một cách hiển nhiên (như giữa thẩm<br />
phán và một bên đương sự có mối quan hệ gia<br />
đình…), và các trường hợp thiếu vô tư theo suy<br />
đoán - lúc này buộc phải tìm các chứng cứ để<br />
kết luận về tính thiếu vô tư của thẩm phán.<br />
Dù quan niệm về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư<br />
trong tố tụng còn phức tạp, nhưng tất cả các học<br />
thuyết pháp lý đều thừa nhận rằng: sự vô tư là nền<br />
tảng cốt lõi của nền tư pháp và trở thành nguyên<br />
tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Một phiên tòa<br />
luôn bị coi là không hợp lệ nếu như không đảm bảo<br />
sự vô tư của người tiến hành tố tụng.<br />
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư trong tố tụng<br />
có quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc độc lập xét<br />
xử: Độc lập xét xử được thể hiện thông qua sự<br />
độc lập của thẩm phán, người tiến hành tố tụng<br />
trong mối quan hệ với những quyền lực khác,<br />
kể cả công quyền cũng như các quyền lực thực<br />
tế (truyền thông, chuyên gia, các bên đương<br />
sự). Nguyên tắc độc lập xét xử liên quan trực<br />
tiếp đến địa vị của những người tiến hành tố<br />
tụng. Trong khi đó, nguyên tắc vô tư lại liên<br />
quan nhiều hơn đến tổ chức và hoạt động nội bộ<br />
của tòa, của các cơ quan tiến hành tố tụng, đến<br />
phẩm chất cá nhân của người tiến hành tố tụng.<br />
Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những<br />
người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố<br />
tụng hình sự không hoàn toàn đồng nhất với<br />
nguyên tắc bảo đảm sự độc lập xét xử của thẩm<br />
phán và hội thẩm nhân dân. Sự khác nhau thể<br />
hiện ở: Thứ nhất, phạm vi chủ thể được áp dụng<br />
ở hai nguyên tắc là khác nhau. Thứ hai: nguyên<br />
tắc độc lập xét xử cần phải dựa trên nguyên tắc<br />
bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố<br />
tụng hoặc người tham gia tố tụng hình sự, bởi<br />
có vô tư thì thẩm phán mới độc lập xét xử. Một<br />
bộ phận quan trọng của nguyên tắc độc lập xét<br />
xử nằm trong các bảo đảm về sự vô tư của<br />
<br />